Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ngành luật thực hiện pháp luật thanh tra về kinh tế, xã hội trên địa bà...

Tài liệu Luận văn ngành luật thực hiện pháp luật thanh tra về kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện giồng trôm, tỉnh bến tre​

.PDF
80
1
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRƢƠNG THỊ TUYỀN UYÊN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THANH TRA VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRƯƠNG THỊ TUYỀN UYÊN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THANH TRA VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ MINH KHÔI TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu là trung thực, những kết quả nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP.HCM, ngày 24 tháng 6 năm 2018 Tác giả Trƣơng Thị Tuyền Uyên 2 LỜI CẢM ƠN Trước hết, cho phép tôi cảm ơn PGS.Đỗ Minh Khôi - Người đã toàn tâm, toàn ý hướng dẫn tôi về mặt khoa học để hoàn thành luận văn này. Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy, Cô của trường Đại học kinh tế TP.HCM, những người đã dành thời gian quý báu để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi nâng cao nhận thức và khả năng ứng dụng vào thực tiễn công việc. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô Phòng Đào tạo Viện sau Đại học trường Đại học kinh tế TP.HCM về những ý kiến đóng góp thẳng thắn, sâu sắc và giúp đỡ đầy nhiệt huyết để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo Thanh tra huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã kề vai sát cánh và thường xuyên động viên để tôi hoàn thành bản luận văn này. Với mong muốn nội dung luận văn sẽ có nhiều góp ích thiết thực cho thực tiễn công tác thanh tra kinh tế, xã hội huyện, tác giả rất mong nhận được nhiều góp ý quý báu từ Hội đồng khoa học, Quý Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp để công trình nghiên cứu này được hoàn thiện./. Xin trân trọng cảm ơn! 3 MỤC LỤC Trang Trang phục bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các bảng số liệu Danh mục hình vẽ Mở đầu ……………………………………… 12 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kt-xh của thanh tra huyện ......................... 18 1.1. Khái quát về chức năng, nhiệm vụ của thanh tra huyện ........................... 18 1.1.1. Khái niệm về công tác thanh tra .............................................................18 1.1.2. Cơ cấu, tổ chức hoạt động của thanh tra huyện ................................ .....18 1.1.3.Về vị trí, chức năng của Thanh tra huyện ………………………………19 1.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội ...............20 1.2.1. Khái niệm hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội .................................... ..20 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động thanh tra kinh tế xã hội ......................................21 1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn Thanh tra huyện ............................................. ........26 1.2.3.1.Về quản lý nhà nước về thanh tra .......................................................26 1.2.3.2. Đối tượng thanh tra, nghĩa vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra .............. 26 1.3. Nội dung công tác thanh tra KTXH ....................................................... ......27 1.3.1.Thanh tra công tác thu, chi ngân sách của huyện ................................. .....28 1.3.1.1. Khái niệm công tác thu, chi ngân sách ......................................... .........28 4 1.3.1.2. Nội dung hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách huyện ................ ........29 1.3.1.3.Đối tượng thanh tra ngân sách cấp huyện ..................................... ..........30 1.3.2. Thanh tra về công tác quản lý sử dụng đất đai .................................... ......31 1.3.2.1. Định nghĩa thanh tra công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện ...............................................................................................................................31 1.3.2.2. Nội dung và đối tượng thanh tra quản lý và sử dụng đất đai ......... .........31 1.3.3. Thanh tra công tác phòng, chống tham nhũng .................................... .......32 1.3.3.1. Định nghĩa phòng, chống tham nhũng .....................................................32 1.3.3.2. Thanh tra phòng, chống tham nhũng trên địa bàn huyện .............. ..........33 1.3.3.3. Về đối tượng thanh tra ..............................................................................34 1.3.3.4. Nội dung thanh tra phòng, chống tham nhũng ..........................................35 1.4. Phương thức, qui trình hoạt động thanh tra kinh tế xã hội ..................... ........35 1.4.1. Phương thức hoạt động ........................................................................ ........35 1.4.1.1. Thanh tra theo kế hoạch .............................................................................35 1.4.1.2. Thanh tra đột xuất .....................................................................................36 1.4.2. Quy trình thanh tra kinh tế, xã hội .................................................................37 1.5. Ý nghĩa kinh tế và quản lý nhà nước của hoạt động thanh tra kinh tế xã-hội của thanh tra huyện .................................................................................................. .....40 1.5.1. Ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp .............40 1.5.2. Ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế huyện …………………………….. 41 1.5.3. Ý nghĩa và vai trò trong quản lý nhà nước ……………………..………….41 Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre …………………………………………………………….45 2.1. Tình hình thực hiện hoạt động kinh tế - xã hội ở huyện Giồng Trôm …..….45 2.1.1. Khái quát chung về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm ……………………………………………………………………………………46 2.1.2. Khái quát về cơ quan hành chính nhà nước huyện Giồng Trôm …… …. 46 2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra KTXH huyện Giồng Trôm............................46 5 2.2.1. Đánh giá thực trạng về thanh tra KTXH trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội ở địa bàn huyện trong những năm gần đây..................................................................46 2.2.1.1. Thanh tra thu chi ngân sách huyện……………………………….. ….48 2.2.1.2. Sai phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.…………….. …52 2.2.1.3. Thanh tra PCTN tại các cơ quan tiếp xúc với dân thường xuyên........54 2.2.2. Tác hại của việc thực hiện hành vi sai phạm trong quản lý nhà nước ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội.................................................................. 54 2.2.3. Những hạn chế và bất cập trong công tác thanh tra KTXH ............56 2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập...............................................61 Chƣơng 3: Nhu cầu phƣơng hƣớng hoàn thiện hoạt động thanh tra .......63 3.1. Nhu cầu thực hiện công tác thanh tra kinh tế - xã hội ............................ 63 3.1.1. Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và định hướng về công tác thanh tra kinh tế xã hội cấp huyện ……………………………….. 63 3.1.2. Dự báo tình hình sai phạm, tham nhũng trên lĩnh vực kinh tế- xã hội trong thời gian tới ………………………………………………………............... 68 3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thanh tra kinh tế - xã hội trong quản lý nhà nước …………………………………………………………................ 69 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh tra kinh tế - xã hội trong quản lý hành chính nhà nước ………………………………………………. 70 Kết luận …………………………………………………………………… 76 Tài liệu tham khảo …………………………………………………...…… 78 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐND - Hội đồng nhân dân UBND - Ủy ban nhân dân Luật PCTN - Luật Phòng, chống tham nhũng Luật TT - Luật Thanh tra Luậ ĐĐ - Luật Đất đai TTV - Thanh tra viên ĐTTT - Đối tượng thanh tra NQ - Nghị quyết NĐ - Nghị định TT - Thông tư KH - Kế hoạch CT - Chỉ thị Ctr - Chương trình CB,CC - Cán bô, công chức XHCN - Xã hội Chủ nghĩa 7 DANH MỤC BIỂU SỐ LIỆU Biểu số 2.1: Tình hình sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Biểu số 2.2: Tình hình sai phạm trong quản lý tài chính, ngân sách nhà nước ở ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Bảng 2.3: Tình hình sai phạm trong lĩnh vực chi trả cho các đối tượng gia đình chính sách, người có công, người tàn tật, neo đơn... Biểu số 2.4: Tình hình sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Hành vi tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất đai 9 TÓM TẮT LUẬN VĂN Hoạt động thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra huyện đã căn cứ vào pháp luật thanh tra tiến hành thanh tra kinh tế -xã hội trên các lĩnh vực: công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thu chi ngân sách, công tác chi trả cho các đối tượng chính sách và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Chính gì vậy hoạt động thanh tra kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển của huyện nhà, thanh tra kinh tế xã hội tác động lên đối tượng thanh tra để thanh tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kinh tế, xã hội huyện nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như tính bền vững của các công trình, đảm bảo trật tự xã hội huyện có ý nghĩa góp phần trong việc phòng ngừa kéo giảm tình trạng tham ô, lãng phí, những trường hợp làm trái qui định pháp luật làm cảng trở sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Qua thực tiển công tác thanh tra tôi đã nghiên cứu và chọn ra đề tài để viết luận văn "Công tác thanh tra kinh tế -xã hội trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre". Về bố cục luận văn bao gồm 03 chương: Chương I: cơ sở lý luận và pháp lý về hoạt động kinh tế xã hội của thanh tra huyện. Trong chương I tôi đã làm rỏ các nội dung: về Khái quát về chức năng, nhiệm vụ của thanh tra huyện; Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thanh tra kinh tế -xã hội; Tổ chức hoạt động của Thanh tra huyện; Nội dung công tác thanh tra KTXH (Thanh tra công tác thu, chi ngân sách của huyện;Thanh tra về công tác quản lý sử dụng đất đai; Thanh tra các nội dung về phòng, chống tham nhũng ). Quy trình thanh tra kinh tế, xã hội; Ý nghĩa kinh tế và quản lý nhà nước của hoạt động thanh tra kinh tế xã-hội của thanh tra huyện. 10 Chương II: Thực trạng hoạt động thanh tra kinh tế, xã hội huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Đề tài đã làm rỏ các nội dung chính như: Tình hình thực hiện hoạt động kinh tế - xã hội ở huyện Giồng Trôm ; Thực trạng hoạt động thanh tra kinh tế- xã hội huyện Giồng Trôm (Đánh giá thực trang về thanh tra kinh tế xã hội trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội ở địa bàn huyện trong những năm gần đây;Tác hại của việc thực hiện hành vi sai phạm trong quản lý nhà nước ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội; Những hạn chế và bất cập trong công tác thanh tra kinh tế-xã hội; Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập; Chương III : Nhu cầu phương hương hoàn thiện hoạt động thanh tra bao gồm các nội dung chính như: Nhu cầu thực hiện công tác thanh tra kinh tế- xã hội ; Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thanh tra kinh tế-xã hội trong quản lý nhà nước; Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh tra kinh tế- xã hội trong quản lý hành chính nhà nước. Qua phân tích trên phương diện lý luận chúng tôi đã phần nào giúp người đọc hiểu được thế nào là thanh tra kinh tế xã hội cấp huyện trong quản lý hành chính nhà nước, đặc điểm cũng như vai trò của nó. Đồng thời từ việc đánh giá thực trạng quy định của pháp luật hiện nay về thanh tra huyện trong quản lý hành chính nhà nước chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này. Hi vọng, những giải pháp chúng tôi đưa ra trong khóa luận sẽ phần nào giúp ích cho quá trình hoàn thiện pháp luật về thanh tra kinh tế xã hội trong quản lý hành chính nhà nước đang đặt ra ở quản lý nhà nước cấp huyện. 11 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Thanh tra kinh tế - xã hội là một hoạt động quan trọng trong ngành thanh tra, là công cụ để quản quý nhà nước, góp phần thực hiện đúng chính sách pháp luật của nhà nước và cũng là mục tiêu phát triển KTXH, là công cụ PCTN. Hoạt động thanh tra kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, nhân dân về tầm quan trọng trong công tác thanh tra góp phần lớn vào công cuộc quản lý nền kinh tế, xã hội của nước ta; thanh tra kinh tế, xã hội đã đạt được những kết quả quan trọng, có những chuyển biến đáng ghi nhận trên các phương diện xây dựng thể chế, công khai minh bạch các hoạt động theo qui định pháp luật của các cơ quan, đơn vị, tổ chức…Việc tăng cường chỉ đạo, phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng lớn, được công luận đồng tình ủng hộ, qua đó có tác dụng răn đe, góp phần ngăn chặn tham nhũng, duy trì trật tự, kỷ cương xã hội, bước đầu củng cố niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác thanh tra. Đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt trong công cuộc đổi mới về chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, tư pháp, hoàn thiện pháp luật nhằm hồi nhập quốc tế để tạo tiền đề mục tiêu phát triển KTXH, Hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng chính vì vậy thông qua hoạt động thanh tra Đảng, Nhà nước ta đã tiến hành đổi mới, cải cách trên các lĩnh vực như: chế độ chính sách, quản lý thu chi ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần… Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, thanh tra kinh tế, xã hội trên huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre chưa đạt yêu cầu, nhiệm vụ của thanh tra. Các vụ việc sai phạm lách luật, tham nhũng vẫn còn xảy ra nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp hơn, diễn ra nhiều ngành, nhiều đơn vị ở địa phương gây bức xúc, bất bình trong xã hội. Đó là một thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong việc quản lý phát triển KTXH. Tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, 12 xã hội đang trở thành mối đe dọa về chính trị, trật tự và an toàn xã hội, thể chế bị xói mòn, qui chế, dân chủ bị phai nhạc, giá trị đạo đức xuống cấp, công lý trong xã hội lệch lạc, những điều đó sẽ làm cản trở đến đến các mục tiêu phát triển KTXH của đất nước ta nói chung và huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre nói riêng. Trước tình hình trên, để phân tích, đánh giá thực trạng về công tác thanh tra kinh tế -xã hội trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre và đề xuất kiến nghị sữa đổi bổ sung cơ chế cho phù hợp. Do đó, tôi đã chọn đề tài "Thực hiện pháp luật thanh tra về kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre" làm luận văn tốt nghiệp cho khóa học. Đề tài này tập trung đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất hệ thống giải pháp tăng cường về PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và Việt Nam hiện nay. Đề tài là kết quả nghiên cứu trên cơ sở vận dụng những kiến thức khoa học đã được học trong nhà trường với kinh nghiệm thực tiễn công tác của bản thân trong những năm qua. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Thanh tra KTXH của nhiều học giả, đặc biệt là một số Đề tài khoa học cấp Bộ: “ Thực trạng hoạt động thanh tra kinh tế-xã hội của thanh tra chính phủ trong thời gian qua, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thời gian tới” do ThS Ngô Văn Khánh chủ nhiệm đề tài; "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật Phòng, chống tham nhũng" do TS. Trần Ngọc Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ IV, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm; - Nhóm nghiên cứu về thanh tra và thanh tra chuyên ngành có một số công trình tiêu biểu như: Luận văn tiến sĩ Luật học: “Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước Việt Nam” của tác giả Phạm Tuấn Khải; Luận văn thạc sĩ Luật học: “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn 13 Kim (năm 2004); Đề tài khoa học cấp bộ: “Thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra bộ, ngành, chuyên ngành ở nước ta - những vấn đề đặt ra và giải pháp” của tác giả Phạm Văn Khanh năm 1997”; Đề tài khoa học "Xác định mức độ thất thoát trong đầu tư xây dựng" của Tổng Hội xây dựng Việt Nam. Một số bài báo viết về thanh tra kinh tế, xã hội: “ "Thực hiện pháp luật thanh tra về kinh tế -xã hội trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre" Tạp chí Cộng sản số ra ngày 11/2/2014; “Một số kết quả đạt được trong hoạt động thanh tra kinh tế xã hội của sở tài chính Bắc Giang giai đoạn 2011-2015”, số ra ngày 09/11/2016; “ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản số ra ngày 03/11/2016. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau và có những đóng góp nhất định trong định hướng chủ trương, chính sách, đề nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra KTXH. Từ các nghiên cứu trên ta thấy: - Các tác giả có nhận định về hoạt động thanh tra kinh tế, xã hội một cách tổng quát bàn về kết quả đạt được qua kiến nghị thu hồi và xử lý sai phạm, thường tập trung phân tích đánh giá chung chung ít đi sâu và đánh giá các mặc trái, kẻ hở của pháp luật tạo điều kiện cho tham nhũng xâm nhập sâu. - Các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mặt phương pháp luận là chủ yếu hoặc chỉ tập trung nghiên cứu trên phạm vi khá rộng. Đến nay, ở Bến Tre chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về hoạt động công tác thanh tra kinh tế-xã hội. Do vậy, cần có đề tài nghiên cứu về thanh tra KTXH huyện. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu công tác thanh tra kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, hứa hẹn khả năng áp dụng cụ thể cho địa phương. 3. Câu hỏi nghiên cứu Từ những thực trạng như đã nêu trên, chúng ta cần đi tìm hiểu và xem xét một số vấn đề sau đây: - Pháp luật thanh tra quy định như thế nào về thanh tra kinh tế xã hội? - Thực tiển áp dụng Luật thanh tra còn những vấn đề bất cập, hạn chế, khó khắn gì? 14 - Những giải pháp nào dể khắc phục những bất cập trong hoạt động thanh tra và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh tra kinh tế -xã hội trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. - Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện, công ty vốn nhà nước, công ty cổ phần. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến năm 2018. 5. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 5.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, pháp luật về hoạt động thanh tra kinh tế-xã hội, luận văn đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra kinh tế -xã hội trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre hiện nay. 5.2. Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu, làm rõ khái niệm, bản chất, đặc trưng; nguyên tắc, vai trò của hoạt động thanh tra kinh tế- xã hội; khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật thanh tra kinh tế-xã hội, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật thanh tra kinh tế -xã hội. - Đánh giá khái quát sự hình thành và phát triển của hoạt động thanh tra kinh tế-xã hội, thực trạng pháp luật về thanh tra kinh tế-xã hội, thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về thanh tra kinh tế-xã hội, làm rõ những vướng mắc, bất cập trong pháp luật về thanh tra và tổ chức thực hiện pháp luật thanh tra. - Luận văn giải quyết yêu cầu khách quan, quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật thanh tra hiện nay. 6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 6.1. Cơ sở lý luận 15 Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, với quan điểm lịch sử cụ thể, toàn diện để tiếp cận hệ thống và kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã được công bố để phân tích và tổng hợp lý thuyết, đánh giá thực trạng về hoạt động thanh tra kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin với những phương pháp nghiên cứu như: lịch sử cụ thể, phân tích - tổng hợp; luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp thu thập, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp xử lý số liệu… 7. Những điểm mới của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật thanh tra kinh tế-xã hội, vì vậy luận văn có một số điểm mới sau: - Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra kinh tế xã hội; đưa ra khái niệm, chỉ rõ đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về thanh tra kinh tế- xã hội và xác lập các tiêu chí hoàn thiện pháp luật thanh tra. - Chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập của pháp luật về thanh tra kinh tế -xã hội và tổ chức thực hiện pháp luật về thanh tra kinh tế- xã hội. - Xác lập các quan điểm và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra trong thời gian tới. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương I; Cơ sở lý luận về kinh tế-xã hội của thanh tra huyện Chương II: Thực trạng hoạt động thanh tra kinh tế-xã hội huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Chương III: Nhu cầu phương hướng hoàn thiện hoạt động thanh tra 16 17 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA THANH TRA HUYỆN 1.1 Khái quát về chức năng, nhiệm vụ của thanh tra huyện 1.1.1. Khái niệm về công tác thanh tra Thanh tra có nghĩa là “nhìn vào bên trong” thể hiện sự đánh giá, xem xét của một cá nhân, tổ chức từ bên ngoài đối với hoạt động của đối tượng nhất định, cũng là sự kiểm soát đối với đối tượng thanh tra trong một giới hạn nhất định. Hoạt động thanh tra nhân danh quyền lực của nhà nước để thực hiện quyền và nghĩa vụ nhất định, thông qua hoạt động thanh tra phát hiện, ngăn chặn, xử lý, kiến nghị những hành vi trái pháp luật. Theo Từ điển tiếng Việt (năm 1992) thì thanh tra là “kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”1. Từ định nghĩa trên cho thấy hoạt động thanh tra không đồng nhất với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ trong việc điều hành, quản lý. Hoạt động công tác thanh tra là dùng quyền lực của Nhà nước tác động đến đối tượng thanh tra. Từ đó mang lại kết quả thông tin một cách chính xác, khách quan, cụ thể và đưa ra đề xuất kiến nghị cho chủ thể quản lý đối tượng thanh tra, nhằm tiềm ra giải pháp xử lý thích hợp hơn. Thanh tra hoạt động dựa trên cơ sở của pháp luật, những qui định để xem xét tính hợp pháp và tính hợp lý. Theo qui định pháp luật thì “Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”2. Bản chất cuả hoạt động thanh tra không ngừng ở việc xem xét và phát hiện, ngăn chặn với những gì trái pháp luật quy định 3 để kiến nghị đề xuất hướng xử lý mà điều quan trọng là tìm ra được nguyên nhân sai phạm để đề Từ điển tiếng Việt Viện ngôn ngữ học NXB TP.HCM, TP.HCM 2002, Trang 838 khoản 1 điều 26 Luật Thanh tra năm 2010 3 Từ điển tiếng Việt NXBKHXH Hà Nội 1994 1 2 18 ra giải pháp ngăn chặn kịp thời. Nó không chỉ là phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm, mà thật sự cần thiết hơn là chỉ ra được cái đúng, cái sai và nguyên nhân dẫn đến sai phạm, Có như thế mới gọi là thanh tra là “tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. 1.1.2. Cơ cấu, tổ chức hoạt động của thanh tra huyện Thanh tra huyện có 06 biên chế (Chánh Thanh tra và 02 Phó Chánh Thanh tra). Chánh Thanh tra là người đứng đầu cơ quan Thanh tra huyện, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thủ trưởng cơ quan cùng cấp, đồng thời chịu trách nhiệm với thủ trưởng cơ quan cấp trên là Thanh tra tỉnh về nhiệm vụ được giao và các lĩnh vực mà thanh tra huyện phụ trách. CTT huyện là do Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm đúng tiêu chuẩn, nghiệp vụ do UBND tỉnh ban hành quyết định kèm theo quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm chánh, PCTT cấp tỉnh, huyện. 02 PCTT (01 phó phụ trách lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, 01 phó phụ trách lĩnh vực kinh tế) là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước thủ trưởng cùng cấp về nhiệm vụ được giao. 03 công chức là thanh tra viên được phân công phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ theo đề án vị trí việc làm. 1.1.3.Về vị trí, chức năng của Thanh tra huyện Thanh tra huyện Giồng Trôm trực thuộc UBND huyện và chịu sự điều hành, quản lý của UBND huyện. Nhiệm vụ, quyền hạn, để thực hiện hoạt động công tác thanh tra huyện không trùng lấp, chồng chéo với các cơ quan ban ngành khác tại Điều 27 LTT năm 2010 và Điều 16 NĐ 86/2011/NĐ-CP quy định thanh tra huyện có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: Hàng năm, Chánh thanh tra trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra theo kế hoạch; từng cuộc thanh tra có báo cáo kết quả, kết luận, kiến nghị xử lý đến chủ tịch UBND huyện 4. 4 Điều 27 Luật thanh tra năm 2010 và Điều 16 Nghị định 86/2011/NĐ-CP 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan