Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ngành luật pháp luật việt nam về hụi, họ, biêu, phường, và thực tiễn tạ...

Tài liệu Luận văn ngành luật pháp luật việt nam về hụi, họ, biêu, phường, và thực tiễn tại bến tre​

.PDF
60
1
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ĐINH QUỐC HIẾU PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG, VÀ THỰC TIỄN TẠI BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ĐINH QUỐC HIẾU PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG, VÀ THỰC TIỄN TẠI BẾN TRE Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐOÀN THỊ PHƢƠNG DIỆP Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đinh Quốc Hiếu – là học viên lớp Cao học Khóa 27 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “ Pháp luật Việt Nam về hụi, họ, biêu, phƣờng và thực tiễn tại tỉnh Bến Tre” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung đƣợc trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều đƣợc trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin đƣợc sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Đinh Quốc Hiếu TÓM TẮT LUẬN VĂN Hụi, họ, biêu, phƣờng có lịch sử phát triển từ lâu đời, mang tính tƣơng trợ trong hoạt động dân sự. Tuy nhiên, trƣớc thực trạng hiện nay, các tranh chấp về lĩnh vực này diễn ra nhiều, các hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm trong chơi hụi rất phức tạp. Trong khi so sánh về các thời kỳ lịch sử trƣớc, ở các quốc gia khác và ngay cả thời Việt Nam là Đông Dƣơng thuộc Pháp và chế độ Việt Nam Cộng hòa trƣớc 1975 ở miền Nam, việc giải quyết tranh chấp ít xảy ra. Luận văn lý giải tình trạng này về chế định Thừa phát lại có vai trò điều chỉnh hoạt động hụi, họ để giải quyết tranh chấp hữu hiệu; và tội danh trọng Luật Hình sự “Tội bội tín”. Chính những hạn chế chủ yếu này đã làm cho tình hình tranh chấp hụi xảy ra phổ biến và khó giải quyết. Do đó, luận văn đã đƣa ra những đề xuất về việc bổ sung thêm chức năng trong chế định Thừa phát lại và bổ sung thêm tội danh “Tội Bội tín” để phát huy tính tích cực của hụi, họ và hạn chế những tranh chấp, góp phần giữ ổn định xã hội. TỪ KHÓA Hụi tontine trust. Lập vi bằng lập đƣờng dây hụi. Thành kiến của xã hội với hụi họ. Thừa Phát Lại (process server). MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................... LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................................... 1 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu. ................................................................................. 2 3. Tình hình nghiên cứu. ................................................................................................ 3 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................ 3 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết.......................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài........................................................ 5 7. Cơ cấu của luận văn………………………………………………………………………….5 CHƢƠNG 1 ............................................................................................... 5 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƢỜNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỤI, HỌ, BIÊU PHƢỜNG. ......................................... 5 1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG ....................................................... 5 1.1.1. Khái niệm về hụi, họ, biêu, phường. ............................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm pháp lý của hụi, họ, biêu, phường. .................................................. 9 1.1.3. Chủ thể tham gia. ............................................................................................ 11 1.2. PHÂN LOẠI HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG. .......................................................... 12 1.2.1. Phân chia theo lãi suất . .................................................................................. 12 1.2.1.1. Hụi không có lãi (hụi heo): ...................................................................... 12 1.2.1.2. Hụi có lãi (hụi lời) ................................................................................... 12 1.2.2. Phân chia theo thời gian.................................................................................. 13 1 1.2.2.1. Hụi ngày. .................................................................................................. 13 1.2.2.2. Hụi tuần. ................................................................................................... 13 1.2.2.3. Hụi tháng (hụi trăng). .............................................................................. 13 1.2.2.4. Hụi quý (tam cá nguyệt). .......................................................................... 14 1.2.2.5. Hụi năm. ................................................................................................... 14 1.2.3. Phân chia theo mức độ tín nhiệm. .................................................................. 14 1.2.3.1. Hụi miệng. ................................................................................................ 14 1.2.3.2. Hụi giấy tờ. ............................................................................................... 14 1.2.4. Các loại phân chia khác. ................................................................................. 14 1.3. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG. ...................................................................................................................................... 15 1.3.1. Hình thức và nội dung của hụi, họ, biêu, phường. ......................................... 15 1.3.2. Lãi suất trong hụi. ........................................................................................... 16 1.3.3. Quyền và nghĩa vụ của những người tham gia hụi. ........................................ 18 1.3.4. Điều kiện có hiệu lực của hụi theo pháp luật hiện hành. ............................... 19 1.3.5. Quy định của pháp luật khi giải quyết tranh chấp hụi. .................................. 20 CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 27 TH C TI N P DỤNG C C QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƢỜNG TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 27 2.1. MỘT SỐ TRANH CHẤP HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG PHỔ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE. ................................................................................................ 27 2.1.1. Thống kê về các vụ tranh chấp hụi trên địa bàn. ............................................ 27 2.1.2. Các loại tranh chấp hụi tại Bến Tre. .............................................................. 29 2.1.2.1. Tranh chấp về lãi suất. ............................................................................. 29 2.1.2.2. Tranh chấp giữa hụi viên và chủ hụi........................................................ 30 2 2.1.2.3. Tranh chấp về sổ hụi. ............................................................................... 31 2.1.2.4. Tranh chấp về việc mua bán hụi giữa các thành viên trong dây hụi. ...... 32 2.2.2.5. Tranh chấp về thỏa thuận giữa các thành viên trong dây hụi. ................ 32 2.2.2.6. Nhận định về tính chất pháp lý về các tranh chấp hụi. ............................ 33 2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ HẠN CHẾ TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG VÀ KIẾN NGHỊ. ..................................................... 34 2.2.1. Vấn đề về tính chất trách nhiệm tài sản của các chủ hụi. ............................... 34 2.2.1.1. Trách nhiệm của chủ hụi .......................................................................... 34 2.2.1.2. Đối với hụi viên đã hốt hụi. ...................................................................... 34 2.2.1.3. Đối với hụi viên chưa hốt hụi. .................................................................. 35 2.2.2. Vấn đề về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong tranh chấp hụi. .............. 36 2.2.3. Vấn đề trách nhiệm liên đới trong giải quyết tranh chấp hụi. ........................ 38 2.3. NGUYÊN NH N CỦ NH NG VƯỚNG MẮC KHI GIẢI QUYẾT TR NH CHẤP HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG. ............................................................................ 39 2.3.1. Nguyên nhân bất cập về mặt xã hội. ............................................................... 39 2.3.2. Nguyên nhân từ hạn chế về quan điểm chính trị. ........................................... 40 2.3.3. Nguyên nhân về mặt pháp luật. ...................................................................... 40 2.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG. ............................. 42 2.4.1. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. ................................ 42 2.4.1.1. Kiến nghị về việc đăng ký doanh nghiệp tư nhân với các đường dây hụi lớn .......................................................................................................................... 42 2.4.1.2. Kiến nghị về việc lập vi bằng khi thành lập và tổ chức đường dây hụi. .. 42 2.4.1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hụi. ..................... 44 2.4.1.4 Kiến nghị về điều kiện kinh doanh hụi, họ, biêu, phường. ........................ 46 KẾT LUẬN .............................................................................................. 47 3 Tài liệu tham khảo ................................................................................. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật .............................................. 4 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Không cần thủ tục, không cần đầu tư vốn nhiều, mà có thể huy động một nguồn tiền lớn, đầu tư ít mà thu lãi cao, đó chính là sự hấp dẫn của hình thức giao dịch hụi, họ, biêu, phường. Chính vì sự hấp dẫn như vậy, nên hình thức giao dịch hụi, họ, biêu, phường ngày càng phổ biến trên phạm vi cả nước nói chung, và trên địa bàn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre nói riêng, cùng với sự phổ biến đó thì các tranh chấp về hụi, họ, biêu, phường ngày càng gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn từ 2013 cho đến nay. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre các tranh chấp về hụi, họ, biêu, phường mỗi năm lên đến trên 400 vụ án/ năm, chiếm tỉ lệ trên 50% trên tổng số các tranh chấp dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Bình Đại, với số tiền tranh chấp lên đến hàng tỷ đồng. Điều đáng lưu ý hơn là một bị đơn mà có đến hàng trăm nguyên đơn thưa kiện, các hình thức tranh chấp ngày càng phức tạp hơn (mua hụi, hụi giao dịch bằng vàng, vay mượn hụi….), một số cá nhân lợi dụng điều này để nhằm thông qua việc giao dịch hụi, họ, biêu, phường để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Đồng thời, hình thức giao dịch về hụi họ, biêu, phường còn rất sơ xài như là chỉ nói miệng với nhau, hay chỉ ghi vào giấy tay, hoặc sổ hụi, hay thậm chí là chỉ dựa vào chữ tín để giao dịch, điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho Tòa án khi giải quyết các tranh chấp này, đặc biệt là về vấn đề chứng cứ và chứng minh. Trong khi đó thực tế hiện nay, trình độ hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của những người tham gia hụi, họ, biêu, phường còn rất hạn chế, từ đó dẫn đến quyền và lợi ích pháp hợp pháp của người dân bị xâm phạm một cách đáng tiếc và nhiều khi xảy ra những tranh chấp mà lẽ ra có thể ngăn ngừa được. Bên cạnh đó các quy định của pháp luật về hụi, họ, biêu, phường còn rất ít so với các giao dịch dân sự khác, cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 471, và Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 của Chính phủ về hụi, họ, biêu, phường, đồng thời mới chỉ có những bài viết đề cập đến các khía cạnh nhất định của hụi, họ, biêu, phường và các công trình nghiên cứu về vấn đề hụi, họ, biêu, phường còn rất ít. 1 Với mong muốn tiếp cận sâu hơn về pháp luật Dân sự, và pháp luật về Hụi, họ, biêu, phường nói riêng, tôi chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về hụi, họ, biêu, phường và thực tiễn tại tỉnh Bến Tre” để nghiên cứu và trình bày trong Luận văn này. 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu. 2.1. Câu hỏi nghiên cứu: Về một hiện tượng kinh tế dân sự cần có nhiều câu hỏi cần thiết để nghiên cứu được đặt ra. Do vậy, Luận văn được thực hiện để trả lời các câu hỏi sau đây: - Pháp luật hiện hành đã đáp ứng cho sự điều chỉnh hụi họ phù hợp với kinh tế xã hội, với nhu cầu nhân dân hay chưa? - Cần khắc phục sửa đổi bổ sung pháp luật hiện hành ra sao cho phù hợp để hụi họ biêu phường có phát triển tích cực cho xã hội? Đó là các vấn đề cần đặt ra cho Luận văn này. 2.2. Giả thuyết nghiên cứu: Khi chọn đề tài về hụi, họ biêu, phường, vấn đề từ thực tiễn đặt ra là quan điểm chính trị thời kỳ bao cấp cho rằng đây là những tàn dư của chế độ phong kiến. Ngay cả vé số kiến thiết thời kỳ này cũng bị cấm và “chơi hụi” bị coi là tệ nạn xã hội, còn cờ bạc, số đề (một loại vé số tự chọn) bị coi là tội hình sự. Đặt giả định rằng, nếu hụi (họ, biêu, phường) có tác dụng tiêu cực, tác động xấu đến hoạt động kinh tế xã hội thì theo sự phát triển hợp lý của tự nhiên, các hiện tượng hụi họ này phải bị triệt tiêu và loại bỏ. Nhưng tại sao nó vẫn tồn tại dù bị lên án và bài trừ trong chế độ xã hội chủ nghĩa thời bao cấp. Như vậy, giả thuyết nghiên cứu rằng phải có sự tác động tích cực và bắt nguồn từ nhu cầu tất yếu của sự phát triển xã hội, hiện tượng hụi họ này mới tồn tại rất lâu đời. Dù cấm đoán thì hiện tượng hụi họ vẫn âm thầm diễn ra và khi thừa nhận nó trong luật, tất yếu sẽ phát sinh hiệu quả tích cực. Giả thuyết nghiên cứu quan trọng là các quy định của pháp luật hiện hành chưa đáp ứng đủ tình hình thực tiễn của xã hội phát triển. 3. Tình hình nghiên cứu. Từ trước đến nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như bài viết liên quan đến đề tài này chẳng hạn như: 2 - Hoàng Ngọc Tùng, Luận văn Thạc sĩ “Một số vấn đề pháp lý về hụi họ biêu phường”, Đại học Luật Hà Nội 2010; - Nguyễn Đình Giáp; Luận Văn tốt nghiệp 2010 “Hụi, họ, biêu, phường theo Pháp luật Dân sự Việt Nam- Lý luận và thực tiễn áp dụng” Đại học Luật TP.HCM. Công trình nghiên cứu của Hoàng Ngọc Tùng đề cập đến các khía cạnh pháp lý chung nhất của hụi, họ, biêu, phường. Còn công trình của Nguyễn Đình Giáp về hụi họ biêu phường nói chung trên toàn quốc; chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về vấn đề hụi họ trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Trong thời kỳ bao cấp, các nghiên cứu về hụi, họ, biêu, phường chỉ theo quan điểm áp đặt là xóa bỏ nó, thiếu các luận cứ khoa học. Đến khi Bộ Luật Dân sự 1995 ra đời cũng không thừa nhận hụi, họ, biêu, phường; nên cũng không có công trình nghiên cứu nào. Khi Bộ Luật Dân Sự 2005 có quy định về hụi, họ biêu, phường; thì mới có một vài luận văn thạc sĩ nghiên cứu khái quát chung chung với phạm vi toàn quốc. Trong khi, hụi họ, biêu, phường mang tính phổ biến, không chỉ ở nhiều nước phát triển thành Bảo hiểm xã hội mà ngay cả các địa phương, quy mô nhỏ lẻ khác nhau và tên gọi khác nhau. Các thuật ngữ “Hụi” là phương ngữ Nam Bộ, “phường” là ở miền Bắc trong việc góp vốn kinh doanh, “họ” là kiểu tương trợ trong tộc họ, “biêu” là phương ngữ ở một số vùng cao miền Bắc. Cho nên, các nghiên cứu trước đây về hụi, họ, biêu, phường đã rất ít mà còn khái quát, chưa đi vào cụ thể của địa phương. Do vậy, đề tài “Hụi, họ, biêu, phường- Pháp luật và thực tiễn tại tỉnh Bến Tre” là đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ và chưa có tài liệu nào trên mạng để tham khảo. Riêng trên địa bàn tỉnh Bến Tre, thì chưa có một công trình nghiên cứu hay bài viết nào đề cập đến vấn đề tranh chấp hụi, trong khi đó ngày càng có nhiều các tranh chấp hụi phát sinh trên phạm vi các huyện trong tỉnh. Vì vậy với mong muốn góp phần nhỏ bé vào nhiệm vụ xây dựng một môi trường pháp lý nước nhà lành mạnh và khoa học. Hi vọng Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu pháp luật có liên quan - và là sự gợi ý, hướng dẫn cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật hụi, họ, biêu, phường trên địa bàn huyện Bình đại, tỉnh Bến Tre nói riêng và trên phạm vi cả nứoc nói chung. 4. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài: 3 Phạm vi nghiên cứu đề tài trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về hụi, họ, biêu, phường của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Trong đó có sự liên hệ với những quy định của pháp luật trong thời kỳ trước đó. Đồng thời, tác giả nghiên cứu về đề tài hụi, họ, biêu, phường chủ yếu từ các vụ tranh chấp trên địa bàn huyện Bình đại, tỉnh Bến Tre. Việc nghiên cứu đề tài này đựơc giới hạn trong phạm vi từ năm 2013 cho đến nay. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Thứ nhất, nhằm tìm hiểu lý luận và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hụi, họ, biêu, phường từ đó có cái nhìn tổng quan hơn, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của bản thân về đề tài nghiên cứu. Thứ hai, tìm hiểu thực tiễn về hụi, họ, biêu, phường trên địa bàn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre nhằm tìm ra những hạn chế, vướng mắt về mặt pháp luật và thực tiễn khi giải quyết tranh chấp. Thứ ba, nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập về mặt pháp luật và thực tiễn. Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực hụi, họ, biêu, phường góp phần gắn kết lí luận vào thực tiễn cuộc sống. Thứ tư, nghiên cứu vấn đề hụi, họ, biêu, phường là ý kiến nhằm mong muốn góp một phần nhỏ trong việc tuyên truyền pháp luật và tạo cho mọi người một sự quan tâm thích đáng đối với các quy định của pháp luật về hụi, họ, biêu, phường đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay. 5. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết. Trong Luận văn này, tác giả dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Về các phương pháp khoa học, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp thống kê sau khi thu thập số liệu về các hồ sơ vụ án về thực tiễn tại tỉnh Bến Tre. 4 + Phương pháp phân tích, tổng hợp, tính chất văn hóa lịch sử của hụi, họ, biêu, phường. + Phương pháp so sánh, đối chiếu. Phương pháp này sử dụng xuyên suốt trong quá trình viết Luận văn nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài. Qua nghiên cứu lý luận cũng như tìm hiểu thực tiễn về giao dịch hụi, họ, biêu, phường tác giả hi vọng luận văn đã giải quyết và đóng góp được những vấn đề sau: Tác giả làm rõ một số khái niệm, thuật ngữ thường gặp và việc phân loại hụi, họ, biêu, phường để thuận tiện trong việc tiếp cận và nghiên cứu đề tài. Từ đó nêu lên những bất cập, bức xúc về chính sách của nhà nước trong giải quyết tranh chấp hụi họ, từ đó nêu lên một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực hụi, họ, biêu, phường. 7. Cơ cấu luận văn: Cơ cấu luận văn viết thành hai chương. Chương 1: Lý luận chung về hụi, họ, biêu, phường và quy định của pháp luật Việt Nam về hụi, họ, biêu, phường. Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hụi, họ, biêu, phường trong giải quyết các tranh chấp trên địa bàn tỉnh Bến Tre và kiến nghị. CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƢỜNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PH P LUẬT VIỆT NAM VỀ HỤI, HỌ, BIÊU PHƢỜNG. 1.1. KH I NIỆM VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƢỜNG. 1.1.1. Khái niệm về hụi, họ, biêu, phƣờng. Khái niệm về hụi, họ, biêu, phường. Điều 471, Bộ Luật Dân Sự năm 2015 quy định về Họ, hụi, biêu, phường như sau: “1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản 5 theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. 2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này. 4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.” Quy định này thực ra, là giữ nguyên quy định tại điều 279, Bộ Luật Dân Sự 2005 và được hướng dẫn tại nghị định 144/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định hướng dẫn về họ. Về góc độ văn hóa, theo Từ điển Hán Việt của tác giả Đào Duy nh, “hụi” là cách phát âm trại từ chữ “hội” (會), theo đó, từ thời xưa, những nhóm người kinh doanh tự nguyện tập hợp nhau lại và tổ chức tương trợ tiền bạc cho nhau để làm ăn. Còn “phường” (坊) cũng vậy nhưng trong một đơn vị địa phương giữa những người cùng buôn bán. Còn từ “họ” (族) trong chơi họ nghĩa là việc tương trợ này trong một tộc họ, thường ở miền Bắc, Còn “bưu” cũng mang ý nghĩa tương tự nhưng ít phổ biến hơn vì chỉ dùng thuật ngữu này ở một số vùng miền núi miền Bắc và miền Trung. 1 Hụi, họ, biêu, phường là một loại giao dịch về tài sản theo tập quán hình thành từ rất lâu trong đời sống của nhân dân ta ở khắp tất cả các miền. Có thể thấy rằng, hụi, họ, biêu, phường, là một hình thức tương trợ lẫn nhau trong dân gian hình thành từ lâu đời nay, theo đó sẽ có một, nhóm người cùng nhau thỏa thuận việc chôi hụi, để chọn ra một người có trách nhiệm làm “chủ hụi” người này sẽ có trách nhiệm như trưởng nhóm thu phần góp hụi của các thành viên còn lại, những người tham gia hụi mà không phải là chủ hụi thì được gọi là hụi viên. Bên cạnh đó còn có hình thức một cá nhân sẽ tự lập ra các dây hụi và kêu gọi những người khác cùng tham gia chơi hụi, và người này mặc nhiên làm chủ hụi. Các thành viên tham gia chơi hụi (bao gồm cả chủ hụi và hụi viên) sẽ cùng nhau luân phiên hốt hụi, tức là các hụi viên cùng nhau góp tài sản vào dây hụi và lần lượt từng hụi viên sẽ được lĩnh phần tài sản này cho đến khi dây hụi kết thúc. Việc góp hụi 1 - Theo Từ điển Hán Việt, Tác giả Đào Duy nh, , Nxb Khai Trí năm 1965 6 có bằng tiền, vàng, gạo…. Việc hốt hụi được thực hiện thông qua bốc thăm hoặc bỏ lãi. Số hụi viên tham gia chơi hụi và số tài sản góp vào dây hụi do các thành viên tự thỏa thuận với nhau, hoặc do chủ hụi quy định dựa trên sự đồng ý của hụi viên. Một người có thể tham gia một hay nhiều phần trong cùng một dây hụi. Ví dụ: Bà là người tổ chức dây hụi mệnh giá 1.000.000 đồng, bà kêu gọi được 20 hụi viên tham gia chơi 30 phần hụi (có hụi viên tham gia 2 phần hụi trong cùng dây hụi này), hụi mở theo tháng, đến tháng bà A sẽ thông báo cho các huị viên để tham gia bỏ phiêu hốt hụi, ai là người được hốt hụi sẽ được lãnh số tiền là 1.000.000 đồng X 30 phần hụi là 30.000.000 đồng, sau đó người này sẽ phải hàng tháng đóng số tiền 1.000.000 đồng cho bà A và sẽ không được bỏ phiếu hốt hụi cho đến khi dây hụi này kết thúc. Việc bỏ phiếu hụi này có thể là bỏ phiếu ghi tiền lãi, ai lãi cao nhất sẽ được hốt hụi hoặc bốc số thứ tự. Hiện nay phổ biến nhất là việc bỏ phiếu hốt hụi bằng hình thức bỏ phiếu ghi tiền lãi, ví dụ vào kì hốt hụi bà B bỏ phiếu ghi tiền lãi là 200.000 đồng cho dây hụi này (số tiền cao nhất trong tất cả các phiếu) thì bà sẽ được hốt hụi sau đó thì bà sẽ đóng cho bà 1.000.000 đồng mõi kì hụi cho đến khi dây hụi này mãn. Đối với các hụi viên khác chưa hốt hụi thì sẽ đống số tiền là 1.000.000 đồng – số tiền bỏ phiếu hốt hụi theo từng lần khui hụi (ví dụ ở kì hốt hụi này là 200.000 đồng) như vậy số tiền này là tiền lãi của các hụi viên khi chưa hốt hụi. Thông qua ví dụ này ta có thể khái quát một số thuật ngữ trong hụi, họ,biêu, phường như sau: Phần hụi: Là số lượng tài sản mà mõi thành viên tham gia vào dây hụi phải góp theo thỏa thuận ban đầu, một người có thể tham gia một hoặc nhiều phần hụi trong cùng một dây hụi. Phần hụi là tài sản có thể giao dịch được. Dây hụi: Là thuật ngữ được dùng khá phổ biến, để dùng chung cho tất cả các hụi viên trong một kì hụi, ví dụ như hụi mệnh giá 500.000 đồng gồm 30 hụi viên mõi tháng khui một lần, như vậy dây hụi là một khái niệm tổng quan trong đó bao gồm phần hụi của các hụi viên Kỳ mở hụi: Là thời đểm mà các bên tham gia chơi hụi đã cùng nhau thỏa thuận để xác định người được lĩnh hụi trong dây hụi, thông qua hình thức mà các bên đã thỏa thuận với nhau từ trước như bỏ phiếu ghi tiền lãi, ai cao sẽ được lĩnh hụi, hoặc bốc thăm, hoặc thỏa thuận với nhau thứ tự lĩnh hụi. Kỳ mở hụi có thể theo tuần, theo tháng, theo quý, hoặc theo năm tùy theo sự thỏa thuận của các bên. 7 Con hụi: là một nhóm người tham gia hụi và sẵn sàng bỏ ra một số tiền nhất định vào trong Hụi vào từng kỳ nhất định. Chủ hụi: là người có trách nhiệm đi thu tiền và chi tiền cho các con Hụi. Đồng thời là người chịu trách nhiệm trong việc “Giựt hụi” và“ Bể hụi”. Đấu nhau: là hình thức đấu giá để con hụi hốt hụi trong từng kỳ. Hụi sống: là con hụi chưa hốt hụi Hụi chết: là con hụi đã hốt hụi. Mỗi con hụi chỉ được hốt Hụi một lần. Giựt Hụi: là hành vi của chủ hụi hoặc hụi viên nợ hụi nhưng không trả. Bể Hụi: là hành vi của chủ hụi khi nợ hụi quá nhiều không còn khả năng chi trả dẫn đến việc ngưng toàn bộ các dây hụi mà họ làm chủ. *Phân biệt hợp đồng vay tài sản thông thường và hụi, họ, biêu, phường. Điều 463, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. So với hụi, họ quy định tại điều 471, Bộ luật Sân sự 2015 “là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên” thì hụi, họ cũng là dạng hợp đồng vay tài sản. Những đặc điểm chung là hình thức thỏa thuận giữa các bên, mức lãi suất do các bên thỏa thuận, quyền và nghĩa vụ của bên vay thực hiện theo đúng như thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Đối với hụi, họ có lãi thì mức lãi suất do các bên thỏa thuận theo quy định tại điều 468 BLDS năm 2015, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất thỏa thuận không vượt quá 20%/năm… trường hợp không xác định rõ lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại điều luật này. Xét về đặc điểm thì hụi, họ chính là một dạng hợp đồng vay tài sản nhưng có các đặc điểm đặc trưng là: – Số lượng chủ thể: Chủ thể tham gia vào hụi, họ là những cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Hợp đồng vay tài sản có hai bên tham gia là bên vay và bên cho vay. Hụi, họ, biêu, phường thì có nhiều bên tham gia (lớn hơn hai) 8 nhưng cũng đứng ở hai vai trò là bên vay và bên cho vay và tất cả các chủ thể tham gia đều có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. – Đối tượng: Hợp đồng vay tài sản có đối tượng là tài sản nói chung. Hụi, họ biêu, phường có đối tượng là tiền. – Mục đích: Hợp đồng vay tài sản: sử dụng đúng mục đích tài sản cho vay. Hụi, họ, biêu, phường: không đề ra mục đích khi chơi. – Thời hạn: Hợp đồng vay tài sản: có 2 loại là hợp đồng vay có kỳ hạn và hợp đồng vay không có kỳ hạn; Hụi, họ, biêu, phường: chỉ có loại vay có kỳ hạn. Họ sẽ kết thúc khi người cuối cùng lấy họ. – Mức lãi suất: Hợp đồng vay tài sản : áp dụng mức lãi suất chung. Hụi, họ, biêu, phường: mức lãi suất thay đổi đối với từng thành viên. Thành viên lĩnh họ trong kỳ mở họ là người trả lãi cao nhất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (trường hợp không xác định rõ lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại điều 468, BLDS năm 2015). Ngoài ra, hụi, họ, biêu, phường có cách thức chơi hoàn toàn khác so với hợp đồng vay tài sản. Khi tham gia hụi, họ, biêu, phường thì các thành viên lần lượt lấy hụi. Thành viên đã lĩnh họ không được tham gia trả lãi trong thời kỳ mở họ tiếp theo. 1.1.2. Đặc điểm pháp lý của hụi, họ, biêu, phƣờng. Bộ luật dân sự 2015, điều 116, đã định nghĩa về giao dịch dân sự như sau: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa về hợp đồng dân sự: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Điều 463 quy định về hợp đồng vay tài sản: “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy xét về hụi, họ, biêu, phường ta thấy, đây là một loại giao dịch dân sự vì nó là sự thoả thuận của các bên (hợp đồng) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hụi họ cũng là một dạng hợp đồng dân sự vì nó có đầy đủ các đặc trưng của hợp đồng mà Bộ luật dân sự 2015 đã quy định. 9 Từ hình thức đến bản chất, hụi họ là một dạng hợp đồng, do vậy hụi họ có các đặc điểm pháp lý của một hợp đồng dân sự cụ thể: Đầu tiên chính là sự thỏa thuận khi tham gia giao dịch dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng giữa các bên. Khi tham gia vào hụi, họ, biêu, phường các hụi viên trong dây hụi, cũng như chủ hụi cùng nhau thỏa thuận về hạn mức tài sản đóng cho từng kỳ hụi hụi, số phần hụi của dây hụi, số lượng hụi viên cũng như mõi hụi viên sẽ tham gia bao nhiêu phần hụi trong dây hụi, thời điểm mở hụi, thời gian khui hụi (theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo quý, hoặc theo năm)….. Việc thỏa thuận này là dựa vào sự thỏa thuận và ý chí tự nguyện của các bên. Nguyên tắc này là hoàn toàn phù hợp với pháp luật hợp đồng của nước ta. Như vậy mọi hành vi lừa dối, đe dọa,……. người khác tham gia hụi điều là hành vi bất hợp pháp vi phạm pháp luật và giao dịch đương nhiên vô hiệu. Khi tham gia chơi hụi, kể cả hụi viên và chủ hụi điều tham gia với nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, hợp tác và ngay thẳng với nhau. Các hụi viên trong dây huị không bị phân biệt đối xử về tầng lớp giàu nghèo, tải sản nhiều ít, hay dân tộc tôn giáo khi tham gia chơi hụi. Như vậy, giao dịch hụi, họ, biêu, phường được coi là hợp pháp chỉ khi quan hệ này được xác lập trên ý chí tự nguyện, bình đẳng giữa các bên. Tuy nhiên trên thực tế cơ sở để xác định các bên tham gia chơi hụi có tự nguyện và bình đẳng với nhau hay không là việc làm hết sức khó khăn, bởi lẽ khi phát sinh tranh chấp sẽ có một bên không thừa nhận sự tự nguyện này, trong khi đó chứng cứ để chứng minh thường là không có. Ví dụ điển hình một vụ án xảy ra trên địa bàn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre hai bên chơi hụi và phát sinh tranh chấp giữa A là chủ hụi, B là hụi viên khi hòa giải B không thừa nhận việc tự nguyện chơi dây hụi do A làm chủ mà vì B thiếu nợ A nên A tự ý ghi B vào danh sách hụi viên để hàng tháng thu tiền hụi trừ nợ, vụ án này đến nay vẫn chưa giải quyết xong vì vấn đề chứng cứ chứng minh sự tự nguyện hay không tự nguyện của B là hết sức khó khăn. Mặt khác, việc chơi hụi thực chất là một quan hệ tín dụng - tín dụng dân gian. Bên cạnh đó khi tham gia hụi, các hụi viên cũng như chủ hụi điều mong muốn thu một khoản lãi nhất định cho số tiền hụi mình đã đóng, mức lãi này tùy thuộc vào sự giao động của từng dây hụi và mức lãi suất này có thể cao hơn rất nhiều so với quy định của pháp luật dân sự, như vậy đối với trường hợp chơi hụi nhưng lãi quá cao, thì có nên xem đây là một giao dịch dân sự hợp pháp hay không trong khi pháp luật lại chưa có quy định thể về vần đề này, điều này đã gây khó khăn rất nhiều cho các cơ quan tố tụng khi tiến hành giải quyết các tranh chấp liên quan đến vần đề này. 10 Như vậy, về bản chất giao dịch hụi, họ, biêu, phường là một giao dịch dân sự mặc dù có những đặc điểm đặc thù riêng biệt nhưng giao dịch này vẫn có đầy đủ đặc điểm pháp lý của một giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện hành. 1.1.3. Chủ thể tham gia. Chủ thể tham gia vào hụi, họ, biêu, phường là các cá nhân. Các cá nhân tham gia hụi, họ, biêu , phường phải có năng lực hành vi dân sự, họ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật, chủ thể tham gia vào hụi, họ, biêu phường là cá nhân. Như vậy chủ thể tham gia hụi, họ, biêu phường phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật của chủ thể khi tham gia chơi hụi với sự thừa nhận việc chơi hụi trong điều 471, BLDS 2015. Năng lực hành vi của chủ thể khi tham gia chơi hụi là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể. Trên thực tế, trong quan hệ hụi, họ, biêu, phường, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật là cá nhân, tuy nhiên về độ tuổi tham gia chơi hụi thì ít ai chú ý tới bởi lẽ theo ý chí chủ quan của những người tham gia chơi hụi thì vấn đề cốt lõi họ hướng đến là vấn đề thực hiện nghĩa vụ đóng hụi đầy đủ của các hụi viên và nghĩa vụ giao tài sản đầy đủ của chủ hụi, trong khi đó quy định của pháp luật về chủ thể trong giao dịch dân sự thì người đủ 18 tuổi trở lên mới có thể tham gia đầy đủ giao dịch với tư cách cá nhân. Từ đó có thể thấy rằng vấn đề chủ thể và năng lực của chủ thể khi tham giao dịch hụi, họ, biêu, phường đang là vấn đề bị bỏ ngõ, nếu áp dụng theo quy định chung của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành thì còn phát sinh nhiều bất cập, trong khi đó quy định của pháp luật lại chưa cụ thể đối với vấn đề chủ thể khi tham gia giao dịch này, điều này gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan tố tụng khi tiến hành áp dụng pháp luật đề giải quyết tranh chấp này. Chủ hụi: Bởi vì Bộ Luật Dân sự 2015 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 nhưng chưa có hướng dẫn bằng Nghị định mới về hụi họ, nên theo Nghị định144/2006/NĐ-CP quy định về hụi, họ, biêu, phường, tại Điều 5, thì: “Chủ hụi là người tổ chức, quản lý hụi, thu các phần hụi và giao các phần hụi đó cho thành viên được lĩnh hụi trong mỗi kỳ mở hụi cho tới khi kết thúc hụi, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Chủ hụi phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Chủ hụi có thể cùng tham gia vào dây hụi, hoặc không tham gia vào dây hụi mà mình làm chủ hụi, tuy nhiên trên thực tế thì hầu hết các chủ hụi điều tham gia vào dây hụi mà mình làm chủ vì quyền lợi mà họ có được khi tham gia chơi hụi là không ít. 11 Con hụi (Thành viên): Là người tham gia chơi hụi nhưng không phải là chủ hụi, họ có quyền lĩnh hụi, và có nghĩa vụ đóng hụi đầy đủ cho chủ hụi. Thực tế cho thấy con hụi đôi khi không trực tiếp tham gia giao dịch với chủ hụi mà có thể thông qua (nhờ) một hụi viên khác đóng hụi cho chủ hụi, và tham gia bỏ phiếu hốt hụi ở mõi kì mở hụi, điều này làm phát sinh nhiều yếu tố gian dối đối với cả hụi viên lẫn chủ hụi vì có thể dẫn đến những dây hụi không hề tồn tại (gọi lụi ma) đến khi kết thúc dây hụi thì con hụi mới biết mình bị lừa, từ đó lại phát sinh nhiều tranh chấp về sau. 1.2. PHÂN LOẠI HỤI, HỌ, BIÊU, PHƢỜNG. 1.2.1. Phân chia theo lãi suất . 1.2.1.1. Hụi không có lãi (hụi heo): Hụi không có lãi (còn gọi là hụi heo), là một hình thức tương trợ vốn lẫn nhau giữa các thành viên trong dây hụi. Ví dụ: bà tham gia vào dây hụi mệnh giá 500.000 đồng, hụi gồm 30 phần mõi tháng hụi mở khui một lần vào ngày 30 hàng tháng, bà tham gia chơi một phần trong dây hụi này, ở lần khui hụi thứ nhất bà vì cần tiền sửa nhà nên đã bỏ thăm hốt hụi và bà đã được hốt hụi với số tiền là 500.000 đồng X 30 phần hụi = 15.000.000 đồng. Như vậy bà đã nhận được số tiền lớn hơn nhiều lần so với số tiền bà phải đóng cho mõi kỳ hụi là 500.000 đồng. Đối với hình thức hụi heo thì bà sau khi hốt hụi sẽ phải trả cho chủ hụi một khoản hoa hồng đã được thỏa thuận từ trước Sau đó bà A và các con hụi khác vẫn phải đóng hụi cho chủ hụi cho đến lần khui thứ 30 thì mới kết thúc dây hụi này. Hình thức chơi hụi này còn khá phổ biến trong người dân bởi lẽ tính nhanh gọn mà nó đem lại đáp ứng được nhu cầu huy động nguồn tiền lớn cho ngườu chơi hụi, ttrong khi đó thủ tục thì rất đơn giản, chính vì vậy đa số ở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bến Tre người dân ưa chuộng hình thức huy động vớn bằng chơi hụi hơn là vay ngân hàng, nhưng chính vì vậy lại phát sinh nhiều rủi ro và tranh chấp về sau. 1.2.1.2. Hụi có lãi (hụi lời) Hụi có lãi (hụi lời) cũng là một hình thức tương trợ vốn lẫn nhau nhưng nó mang bản chất của hình thức cho vay có lãi nhiều hơn, bởi lẽ khi tham gia chơi hụi, người nào hốt hụi càng trễ hơn sẽ có lãi nhiều hơn, trong khi người hốt hụi sớm hơn sẽ phải trả lãi cao hơn cụ thể: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan