Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế chia sẻ – thực trạng và kiến nghị cho việt nam...

Tài liệu Kinh tế chia sẻ – thực trạng và kiến nghị cho việt nam

.PDF
101
1
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH HỌC: QUẢN TRỊ - LUẬT KINH TẾ CHIA SẺ – THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: TS. LƯƠNG CÔNG NGUYÊN Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHÙNG ĐỨC TÀI Lớp: 84-QTL42.2 Mã số sinh viên: 1751101030131 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 7 năm 2022 Giảng viên hướng dẫn Lương Công Nguyên LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Lương Công Nguyên vì đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cũng như giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình thực hiện và hoàn tất đề tài khóa luận này. Tác giả vô cùng biết ơn sự hỗ trợ cùng những góp ý, nhận xét quý giá từ Thầy để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. Tác giả cũng xin được gửi lời tri ân đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Quản trị đã truyền dạy những bài học quý báu, những kinh nghiệm giá trị trong suốt 05 năm ngồi trên giảng đường đại học. Do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian thực hiện nghiên cứu nên khóa luận không đi sâu vào phân tích các điều kiện về công nghệ và dữ liệu mang tính chuyên môn để vận hành mô hình kinh tế chia sẻ, mà chủ yếu tập trung phân tích dưới góc độ kinh tế để thấy được thực trạng và kiến nghị các chính sách điều tiết có hệ thống. Chính vì những thiếu sót này, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối lời, tác giả xin kính chúc toàn thể Quý Thầy Cô Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Trân trọng./. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 7 năm 2022 Sinh viên thực hiện Nguyễn Phùng Đức Tài LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Kinh tế chia sẻ – Thực trạng và kiến nghị cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lương Công Nguyên. Các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong khóa luận hoàn toàn trung thực, chính xác và mọi công trình nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận đều đã được công bố. Trong đó, tác giả hoàn toàn tôn trọng, giữ nguyên ý tưởng và có trích dẫn nguồn đầy đủ. Tác giả cam đoan rằng nội dung của khóa luận không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của khóa luận. Tác giả Nguyễn Phùng Đức Tài TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ Từ ngữ Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index) Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (Global Competitiveness Index 4.0) Cho vay ngang hàng (Peer–to– Peer Lending) hay Cho vay tại chỗ (Marketplace Lending) Cho vay thay thế (Alternative Lending) Diễn giải Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) là một bộ công cụ đánh giá, xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia hoặc nền kinh tế. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0) là một công cụ đo lường các yếu tố kinh tế vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia và đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu của các nền kinh tế, được xác định dựa trên một tập hợp mới các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất trong bối cảnh Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Cho vay ngang hàng (Cho vay tại chỗ) là mô hình cho vay ứng dụng nền tảng công nghệ số để người đi vay và người cho vay liên kết trực tiếp với nhau nhằm tiến hành giao dịch cho vay tiền, mà không cần phải thông qua một tổ chức tín dụng hay bất cứ một ngân hàng nào. Cho vay thay thế là một thuật ngữ có nội hàm rộng được sử dụng để mô tả một loạt các lựa chọn cho vay dành cho cá nhân và tổ chức bên cạnh các khoản vay truyền thống thông qua trung gian tài chính như ngân hàng. Công nghệ chuỗi khối cho phép truyền tải dữ liệu an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền được giám sát Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng. Mỗi khối (block) đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu một khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không thể thay đổi được. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu. Thuật ngữ Fintech chỉ sự kết hợp giữa Finance (Tài chính) và Technology (Công nghệ), được hiểu một cách đơn thuần là Công nghệ tài công nghệ tài chính. Theo đó, công nghệ tài chính là những chính (Fintech) công nghệ mới và các phương pháp công nghệ hướng tới sự đổi mới nhằm cạnh tranh với các phương pháp tài chính truyền thống trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Công nghệ thông Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng tin (Information máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo Technology) vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Theo Công ty nghiên cứu và tư vấn Công nghệ thông tin Gartner, thuật ngữ “Industrie 4.0” xuất hiện trong một tờ báo của chính phủ Đức vào năm 2013. Khái niệm cơ bản của “Industrie 4.0” là “kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong”. Cuộc Cách mạng Theo Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Công nghiệp 4.0 Diễn đàn Kinh tế Thế Giới, “Industrie 4.0” có thể hiểu đơn hay Cuộc Cách giản như sau: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng mạng Công năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc nghiệp lần thứ tư cách mạng lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để (Industrie 4.0) sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học." Ở Việt Nam, thuật ngữ “Industrie 4.0” được biết đến với cái tên “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008-2009 là cuộc suy thoái Cuộc suy thoái kinh tế và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng toàn cầu thời ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới, có nguồn gốc (Đại suy thoái) từ suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 2000 và khủng hoảng tài chính năm 2007-2010. Big Data là tập hợp dữ liệu lớn (cấu trúc và phi cấu trúc), Dữ liệu lớn đa dạng, thay đổi nhanh và phức tạp đến mức những công (Big Data) nghệ hay phần mềm truyền thống không có khả năng xử lý trong một khoảng thời gian nhất định. Đại dịch Covid-19 là một dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn Đại dịch Covid-19 ra trên phạm vi toàn cầu; trong đó, virus SARS-CoV-2 là một dạng mới của Coronavirus gây nhiễm trùng cấp tính với các triệu chứng hô hấp, được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Huy động vốn cộng đồng là một phương thức huy động vốn mới nhằm tăng khả năng thực hiện các dự án khác nhau, Huy động vốn thường là các ý tưởng kinh doanh mới, ở giai đoạn đầu triển cộng đồng khai dự án kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dựa (Crowdfunding) trên nguồn lực từ một nhóm người sẵn sàng tài trợ cho những dự án này, với việc chuyển một khoản tiền nhỏ qua một kênh huy động dựa trên nền tảng Internet. Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy Internet nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa. Internet vạn vật (Internet of Things – IoT) Internet vạn vật (IoT) là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau. Theo định nghĩa chung của nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford, kinh tế số được hiểu là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện Kinh tế số tử tiến hành thông qua Internet”. (Digital Economy) Ở Việt Nam, tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số được hiểu là “toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số” và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số cũng như dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới. Mô hình kinh Mô hình kinh doanh B2B là mô hình kinh doanh thương mại doanh B2B điện tử xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp. Theo đó, các (Business–to– doanh nghiệp sẽ cùng hợp tác và làm việc với nhau để đem Business) lại nhiều lợi ích cũng như hiệu quả tối ưu nhất. Mô hình kinh doanh B2C là mô hình kinh doanh từ doanh Mô hình kinh nghiệp, công ty tới khách hàng thông qua các giao dịch trên doanh B2C mạng Internet và hướng tới khách hàng là những cá nhân mua (Business–to– hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng bình thường, chỉ có nhu Customer) cầu truy cập Internet để mua sản phẩm phục vụ nhu cầu của mình về dùng mà không phát sinh thêm giao dịch tiếp theo. Mô hình kinh doanh C2C (Customer–to– Customer) Mô hình kinh doanh C2C là một mô hình kinh doanh mà người tiêu dùng có thể giao dịch với nhau, thường là trong môi trường trực tuyến; trong đó, để thực hiện giao dịch thương mại trực tuyến, những người tiêu dùng sẽ phải thông qua một bên thứ ba – một trang web làm trung gian đấu giá hoặc bán hàng. Thương mại điện tử là quá trình tiến hành một phần hay tất cả các hoạt động kinh doanh thông qua các phương tiện điện Thương mại điện tử (E-Commerce) tử. Nói cách khác, thương mại điện tử chính là hoạt động mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua Internet và các phương tiện điện tử khác. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng… DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung được viết tắt CMCN Cách mạng Công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin CQQLNN Cơ quan quản lý nhà nước CSHT Cơ sở hạ tầng DNNT Doanh nghiệp nền tảng / Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nền tảng ĐKKD Đăng ký kinh doanh GTGT Giá trị gia tăng GTVT Giao thông vận tải HĐLĐ Hợp đồng lao động HTPL Hệ thống pháp luật KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KTCS Kinh tế chia sẻ NĐT Nhà đầu tư NLĐ Người lao động NTD Người tiêu dùng TMĐT Thương mại điện tử TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ, hình ảnh STT Trang Hình 1.1 Lịch sử hình thành của kinh tế chia sẻ 7 Hình 1.2 Quy trình vận hành cơ bản của mô hình kinh tế chia sẻ 12 Hình 1.3 Mô hình giao dịch kinh tế chia sẻ trong nền tảng đa chiều 14 Hình 1.4 Minh họa hiệu ứng mạng lưới trong mô hình kinh tế chia sẻ 15 Hình 1.5 Mô hình kinh doanh của Airbnb 20 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.3 Hình 2.1 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ 3.1 Doanh thu của mảng gọi xe ôm và taxi trực tuyến tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2025 Các nền tảng gọi xe ôm trực tuyến được sử dụng phổ biến tại Việt Nam tính đến tháng 5/2021 24 25 Tổng khối lượng hàng hóa (GMV) của ngành thương mại điện tử so sánh với dịch vụ vận tải và giao thực phẩm trực tuyến từ 26 năm 2019 đến năm 2025 Số lượng phòng cho thuê (listings) trên nền tảng Airbnb tại Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2018 28 Tổng giá trị giao dịch Cho vay thay thế (Huy động vốn cộng đồng và Cho vay tại chỗ - Cho vay ngang hàng) trên thị trường 31 Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2026 Tỷ lệ người tiêu dùng từ chối cho thuê tài sản cá nhân để tăng thêm thu nhập năm 2017 (So sánh khu vực Đông Nam Á và 54 toàn cầu) Hình 3.1 Tiềm năng phát triển của kinh tế chia sẻ tại Việt Nam 55 Hình 3.2 Bản đồ các doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam năm 2021 57 Hình 3.3 Ứng dụng Blockchain trong mô hình nền kinh tế chia sẻ phi tập trung 58 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài: ..........................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:..............................................3 4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................3 5. Tổng quan các công trình có liên quan: .........................................................3 6. Kết cấu của đề tài: ............................................................................................4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ CHIA SẺ ....................5 1.1. Tổng quan về kinh tế chia sẻ: ..........................................................................5 1.1.1. Lịch sử phát triển của kinh tế chia sẻ: ...................................................5 1.1.2. Khái niệm về kinh tế chia sẻ và mô hình kinh tế chia sẻ: .....................8 1.1.3. Nguyên lý hoạt động của mô hình kinh tế chia sẻ: .............................12 1.1.4. Các trụ cột của mô hình kinh tế chia sẻ: .............................................13 1.1.5. Điều kiện hình thành nền kinh tế chia sẻ: ...........................................16 1.2. Đặc điểm cơ bản của kinh tế chia sẻ: ............................................................17 1.3. Phân loại kinh tế chia sẻ: ...............................................................................19 1.3.1. Mô hình với nền tảng phi tập trung: ....................................................19 1.3.2. Mô hình với nền tảng tập trung: ..........................................................20 1.3.3. Mô hình với nền tảng hỗn hợp: ...........................................................21 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................22 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TẠI VIỆT NAM ................................................................................................23 2.1. Thực trạng phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam: ....................23 2.1.1. Các lĩnh vực phát triển kinh tế chia sẻ tại Việt Nam: .........................23 2.1.2. Các chính sách quản lý và phát triển kinh tế chia sẻ tại Việt Nam hiện nay: ......................................................................................................32 2.2. Ảnh hưởng của mô hình kinh tế chia sẻ đến nền kinh tế Việt Nam và các đối tượng liên quan: .......................................................................................39 2.2.1. Các tác động tích cực của mô hình kinh tế chia sẻ: ............................39 2.2.2. Các tác động tiêu cực của mô hình kinh tế chia sẻ và thách thức đặt ra: .............................................................................................................44 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................53 CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TẠI VIỆT NAM .....................................................................................54 3.1. Định hướng phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam: ...................54 3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam: ..........................................................................................................................59 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................68 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................69 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong khoảng 05 năm trở lại đây, thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” (KTCS) xuất hiện tại Việt Nam với tần suất ngày càng nhiều, nhất là trong các diễn đàn về kinh tế và thương mại. Tác động của KTCS sâu rộng tới mức ta tham gia vào hoạt động kinh tế này thông qua rất nhiều hoạt động thường ngày, và hiển nhiên tới mức đôi khi ta không nhận ra điều đó. Mỗi buổi sáng, bạn đặt một cuốc GrabBike để đến nơi làm việc. Đến giờ ăn trưa, bạn vội vã mở ứng dụng Baemin để săn mã giảm giá nhằm đặt đồ ăn trưa với giá rẻ. Tranh thủ lúc nghỉ trưa, bạn nhớ đến kỳ nghỉ dưỡng cho những ngày lễ sắp đến cùng gia đình và truy cập vào ứng dụng Airbnb để đặt một căn homestay xinh xắn phù hợp với kinh phí của mình. Trước khi tan sở, chiếc smartphone nhắc bạn truy cập vào ứng dụng bTaskee để chọn người giúp việc đến dọn dẹp nhà cửa trước khi bạn về nhà. Chỉ cần tham gia vào một trong những hoạt động trên thì chính là bạn đang tham gia vào nền KTCS. Hiểu một cách đơn giản, “kinh tế chia sẻ” là một mô hình kinh tế mới phát triển trong bối cảnh của Cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Với những lợi ích to lớn như tạo ra một phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng số; thị trường cạnh tranh hơn, loại hình dịch vụ đa dạng hơn; gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng (NTD); tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động (NLĐ); tiết kiệm tài nguyên, tận dụng tối đa công suất của tài sản dư thừa, bảo vệ môi trường; giảm thiểu chi phí giao dịch trong hoạt động kinh doanh; thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở các quốc gia…, mô hình KTCS thực sự có tiềm năng phát triển rất lớn, chứ không đơn thuần chỉ là một thị trường ngách hay một hiện tượng nhất thời. Tuy nhiên, chính sự phát triển nhanh chóng của mô hình KTCS đã đặt ra không ít quan ngại cho các nhà quản lý cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức truyền thống. Những thách thức về môi trường cạnh tranh “không công bằng” giữa các doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp hoạt động theo mô hình KTCS hay bất cập trong công tác quản lý thuế đối với các công ty tham gia nền KTCS trở thành mối quan tâm lớn của các cơ quan quản lý nhà nước (CQQLNN), nhất là khi những công ty này thu được các khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ vào lợi ích khi tham gia vào mô hình KTCS. 1 Theo số liệu từ công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PricewaterhouseCoopers vào năm 2015, 05 nhóm lĩnh vực gồm du lịch, vận tải, tài chính, nhân lực, dịch vụ video trực tuyến và ca nhạc ứng dụng mô hình KTCS trong kinh doanh có tiềm năng làm tăng doanh thu toàn cầu từ 15 tỷ USD trong năm 2014 lên khoảng 335 tỷ USD trong năm 2025 1. Đối với Việt Nam, mãi đến năm 2014 thì mô hình KTCS mới xuất hiện khi các công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ đa quốc gia như Uber, Grab, Airbnb... thâm nhập vào thị trường và khẳng định được vị thế. Do “tính mới” của mô hình KTCS, công tác quản lý nhà nước đối với các loại hình dịch vụ KTCS tại Việt Nam hiện chưa có một “mẫu số chung”, mà chỉ đơn thuần là những chính sách rời rạc ở từng lĩnh vực cụ thể. Do đó, đang tồn tại một khoảng trống trong các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp theo mô hình KTCS, thiếu các chính sách đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa kinh tế truyền thống và KTCS trong từng ngành cụ thể, không có các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ để bảo vệ NTD, xuất hiện lỗ hổng trong các quy định liên quan đến trách nhiệm của các nền tảng về cung cấp thông tin cho các CQQLNN. Song song với đó, các cơ chế, chính sách quản lý giao dịch thanh toán điện tử và quy định về an toàn thông tin là hầu như không có… Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Kinh tế chia sẻ – Thực trạng và kiến nghị cho Việt Nam” với mong muốn tập trung nghiên cứu thực tiễn vận hành của mô hình KTCS tại Việt Nam trong thời gian qua, nhận diện được những thành công, thách thức của việc phát triển mô hình KTCS để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm điều tiết hiệu quả mô hình kinh tế mới này trong thời gian tới, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. 2. Mục tiêu của đề tài: Thứ nhất, hệ thống hoá các cơ sở lý luận chung về mô hình KTCS và các đặc điểm chung của mô hình KTCS. Thứ hai, đánh giá thực trạng tình hình phát triển mô hình KTCS tại Việt Nam thông qua phân tích các tác động tích cực và tiêu cực. Thứ ba, dự báo tiềm năng và xu hướng phát triển của mô hình KTCS tại Việt Nam trong vòng 10 năm tới. 1 PricewaterhouseCoopers (2015), “The Sharing Economy”, PwC Consumer Intelligence Series, trang 14. 2 Thứ tư, từ thực trạng vận hành và phát triển mô hình KTCS tại Việt Nam, kiến nghị một số giải pháp phù hợp để điều tiết sự vận hành của mô hình KTCS một cách hiệu quả trong kỷ nguyên của Cuộc CMCN 4.0. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng của mô hình KTCS tại Việt Nam và các giải pháp để điều tiết mô hình KTCS tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: bao gồm phạm vi về không gian và phạm vi về thời gian. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển của mô hình KTCS tại Việt Nam. Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tác động của mô hình KTCS trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2021 và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu được tiến hành tuần tự, theo một quy trình chặt chẽ từ nghiên cứu cơ sở lý luận đến phân tích, đánh giá thực trạng và trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị, đề xuất giải pháp phát triển KTCS tại Việt Nam. Trong đó, khóa luận kết hợp phương pháp luận và các phương pháp cụ thể. Phương pháp luận: Phương pháp diễn dịch được sử dụng xuyên suốt trong quá trình tổng hợp, phân tích, luận giải về cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng cũng như đề xuất, kiến nghị các giải pháp trong khóa luận. Các phương pháp cụ thể: Phương pháp kế thừa: Kế thừa và vận dụng các cơ sở lý luận, kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước; từ đó, có những đề xuất bổ sung, phát triển để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu, xây dựng khóa luận. Phương pháp quan sát: Nghiên cứu và trải nghiệm thực tế cơ chế hoạt động của các nền tảng ứng dụng hoạt động dựa trên mô hình KTCS. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích nguồn thông tin thu được từ các số liệu thống kê, báo cáo và kết quả nghiên cứu của các đề tài, công trình nghiên cứu về vấn đề có liên quan để tổng hợp và xây dựng nên góc nhìn tổng quát. 5. Tổng quan các công trình có liên quan: Qua quá trình khảo sát, tổng hợp, có thể tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước về KTCS như sau: 3 Công trình nghiên cứu bậc cử nhân: khóa luận tốt nghiệp “Phân tích tác động của nền kinh tế chia sẻ xe đến nền kinh tế Việt Nam & các đối tượng liên quan” năm 2018 của tác giả Đỗ Hoàng Vi Sinh. Công trình nghiên cứu bậc thạc sỹ: luận văn “Thực tiễn phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với Việt Nam” năm 2019 của tác giả Nguyễn Văn Phú và luận văn “Giải pháp phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch Việt Nam” năm 2019 của tác giả Lê Xuân Bách. Bên cạnh đó, chủ yếu là các bài viết đăng tải trên các website, tạp chí tài chính, tạp chí kinh tế, tạp chí khoa học pháp lý. Tiêu biểu có thể kể đến là bài viết “Phát triển kinh tế chia sẻ và một số giải pháp áp dụng kinh tế chia sẻ ở Việt Nam” của Tiến sĩ Đào Đăng Kiên đăng trên Tạp chí phát triển nhân lực – Số 1/2016; “Chuyên đề số 7/2018: Thực trạng kinh tế chia sẻ ở Việt Nam: Kiến nghị giải pháp quản lý nhà nước” và “Chuyên đề số 14/2018: Quản lý nhà nước trong nền kinh tế chia sẻ: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; bài viết “Lợi ích của mô hình kinh tế chia sẻ và những Thách thức cho nhà quản lý” năm 2019 của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hải, Nguyễn Hoàng Anh thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đăng trên Tạp chí Tài chính; bài viết “Phát triển kinh tế chia sẻ tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và một số khuyến nghị” của tác giả Trần Thị Hằng đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 54 (tháng 10/2019); bài viết “Kinh tế chia sẻ và sự điều chỉnh của pháp luật” của tác giả Hà Thị Thanh Bình đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 02/2021; bài viết “Mô hình kinh tế chia sẻ: Các vấn đề quản lý ở Việt Nam” năm 2021 của Tiến sĩ Phạm Khánh Nam đăng trên Bản tin kiến thức kinh tế số 26 (tháng 01/2022) của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu mô tả thực trạng nền KTCS tại Việt Nam để làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả mô hình này. 6. Kết cấu của đề tài: Ngoài các phần Lời mở đầu, Kết luận chung, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nội dung chính của khóa luận được chia thành 03 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kinh tế chia sẻ. - Chương 2: Thực trạng phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. - Chương 3: Kiến nghị giải pháp phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ CHIA SẺ 1.1. Tổng quan về kinh tế chia sẻ: 1.1.1. Lịch sử phát triển của kinh tế chia sẻ: Trong suốt quá trình tiến hóa của con người, “hợp tác” và “chia sẻ” là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Những tài nguyên như phương tiện di chuyển, công cụ lao động… đã được con người chia sẻ bằng cách sử dụng chung từ rất lâu, ngay từ khi mới hình thành các cộng đồng nguyên thủy. Theo thời gian, đến giữa thế kỷ XX, việc chia sẻ dần trở nên đắt đỏ hơn nhiều so với việc sở hữu, do sự bùng nổ của sản xuất hàng loạt dưới tác động từ Cuộc CMCN lần thứ hai khiến chi phí cho việc sở hữu tài nguyên trở nên rẻ hơn bao giờ hết. Từ đó, “xuất hiện chủ nghĩa tiêu dùng: xây dựng dựa trên ý tưởng tin rằng việc tiêu dùng sẽ giúp người dân thấy hạnh phúc, việc tiêu dùng giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn. Hiện nay, xu hướng này đang bị đảo ngược trở lại khi mà việc chia sẻ dần trở nên rẻ hơn” 2. Mặc dù nguồn gốc lịch sử của KTCS nằm ở sự trao đổi sơ khai nhưng điểm khởi nguồn của khái niệm “kinh tế chia sẻ” (“sharing economy”) là khái niệm “tiêu dùng hợp tác” (“collaborative consumption”) thông qua bài báo về các hành vi tiêu dùng hợp tác được xuất bản bởi Marcus Felson và Joe L. Spaeth vào năm 1978 3. Cho đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi mà kỷ nguyên Internet bùng nổ thông qua sự xuất hiện của World Wide Web, mô hình KTCS bắt đầu “manh nha” xuất hiện trở lại, với một phiên bản “hiện đại hơn”. Khởi điểm tại Hoa Kỳ là mô hình ban đầu có tính chất “chia sẻ ngang hàng” nhưng chưa rõ nét, KTCS đánh dấu bước chuyển mình bằng dịch vụ website thông tin cho thuê quảng cáo, người tìm việc, việc tìm người… nhằm giúp cho các cá nhân có thể tìm kiếm việc làm, kiếm được tiền thông qua quảng cáo. Khi Internet ngày một lan rộng từ sau năm 1995, các website như eBay 4 và Craigslist 5 giúp kết nối những người có và những người cần một cách hiệu quả hơn. Hà Quang Thanh (2020), “Nhận thức về kinh tế chia sẻ và một số giải pháp áp dụng ở Việt Nam”, Tạp chí Công thương trực tuyến, [https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhan-thuc-ve-kinh-te-chia-se-va-mot-so-giaiphap-ap-dung-o-viet-nam-70200.htm], truy cập ngày 01/4/2022. 3 Marcus Felson và Joe L. Spaeth (1978), “Community Structure and Collaborative Consumption: A Routine Activity Approach”, American Behavioral Scientist Vol. 21 No. 4, University of Illinois at Urbana-Champaign. 4 eBay là một website đấu giá trực tuyến ra đời từ năm 1995 tại San Jose, California và là nơi mà mọi người ở bất kỳ đâu trên thế giới có thể dễ dàng mua hoặc bán hàng hóa và dịch vụ. 5 Craigslist là một website quảng cáo được phân loại của Hoa Kỳ, thành lập vào năm 1995 tại San Francisco, California với các phần dành cho việc làm, nhà ở, chào bán các mặt hàng, dịch vụ, dịch vụ cộng đồng, hợp đồng biểu diễn, lý lịch và diễn đàn thảo luận. 2 5 Do đó, chia sẻ và tái phân phối tài nguyên bắt đầu rẻ hơn so với việc mua đồ mới và vứt đồ cũ đi. Trong nền KTCS này, mọi người không chỉ mua hàng mà còn có thể bán hàng thông qua thương mại ngang hàng (P2P). Từ đó, con người bắt đầu nhận thấy rằng thay vì tư hữu để thỏa mãn nhu cầu thì tốt hơn hết là nên tìm những nguồn lực có sẵn trong cộng đồng thông qua việc đi thuê, bởi lẽ việc sở hữu hoặc duy trì một tài sản không sử dụng thường xuyên là quá đắt đỏ. Điều này đã bước đầu thay đổi tâm lý “tư hữu” của người dân, nhưng do chưa tồn tại một doanh nghiệp nào hoạt động theo mô hình KTCS tạo được tiếng vang lớn nên mô hình này chưa thực sự đạt đến “độ chín” của nó. Như một hệ quả tất yếu, đến cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, mô hình kinh doanh này đã thực sự bước vào giai đoạn phát triển khi nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào Cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008–2009. Thời điểm đó, một trong những ảnh hưởng rõ nét nhất từ cuộc khủng hoảng này chính là tình trạng suy giảm tiêu dùng cá nhân ở Hoa Kỳ: người dân buộc phải thắt chặt chi tiêu để thích ứng với bối cảnh kinh tế khó khăn, trong khi thực tế, rất nhiều người có nhu cầu kiếm tiền từ chính những tài sản mà mình đang sở hữu. Trước bối cảnh đó, con người quay trở lại với một mô hình ưu việt, tiết kiệm, tận dụng nguồn lực sẵn có và đề cao tính chia sẻ hơn tư hữu tài sản – mô hình kinh tế chia sẻ. Trong đó, khái niệm “kinh tế chia sẻ”, với đầy đủ các nội hàm của nó, được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2007 bởi giáo sư Lawrence Lessig tại Trường Đại học Luật Harvard trong cuốn sách “Remix: Making Art and Commerce Thrive in a Hybrid Economy” 6. Dưới kỷ nguyên của mạng xã hội và trao đổi dữ liệu, sự bùng nổ và tái sinh mạnh mẽ của mô hình KTCS chính thức được đánh dấu bằng sự ra đời của Uber vào năm 2009 7. Việc “chia sẻ” những tài nguyên sẵn có (điển hình ở đây là những chiếc xe ô tô) thông qua các ứng dụng công nghệ cùng những khoản lợi nhuận khổng lồ đem lại cho nhà cung ứng dịch vụ lẫn người cho thuê và sử dụng tài nguyên đã khiến mô hình kinh doanh này nhanh chóng phát triển, vượt ra khỏi biên giới Hoa Kỳ, lan rộng đến châu Âu và sau đó là toàn thế giới. Donata Siuskaite, Vaida Pilinkiene & Dainius Zvirdauskas (2019), “The Conceptualization of the Sharing Economy as a Business Model”, Inzinerine Ekonomika – Engineering Economics, Kaunas University of Technology, trang 374. 7 Uber là một công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ cung cấp các dịch vụ đi chung phương tiện giao thông vận tải thông qua một ứng dụng công nghệ với trụ sở tại San Francisco, California. Theo số liệu từ Business of Apps, tính đến tháng 3/2022, dịch vụ Uber đã có mặt tại 72 quốc gia và hơn 10.500 khu vực đô thị trên toàn thế giới. 6 6 Dần dần, các tranh cãi về một khái niệm đúng đắn để gọi tên hiện tượng kinh tế toàn cầu này bắt đầu nổ ra. Vào năm 2010, Rachel Botsman và Roo Rogers chính là những tác giả đầu tiên chỉ ra được sự khác biệt giữa khái niệm “kinh tế chia sẻ” và khái niệm “tiêu dùng hợp tác” 8. Đến năm 2015, thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” (“sharing economy”) chính thức được thêm vào từ điển Anh ngữ Oxford, như một sự thừa nhận chính thức về mặt học thuật. Hình 1.1: Lịch sử hình thành của kinh tế chia sẻ (Nguồn: Donata Siuskaite, Vaida Pilinkiene & Dainius Zvirdauskas (2019), “The Conceptualization of the Sharing Economy as a Business Model”, trang 374) Có thể nói rằng nền KTCS đã “đảo ngược” chủ nghĩa tiêu dùng. Nói cách khác, sự tôn sùng cho “chủ nghĩa tiêu dùng sở hữu” trước đây đã ngày một lụi tàn dần và được thay thế bằng “chủ nghĩa tiêu dùng cộng tác”. Một khi tâm lý “tư hữu” đã bị thay thế bởi tâm lý “chia sẻ”, các công ty kinh doanh theo mô hình KTCS phát triển mô hình tính phí theo số lần sử dụng, thay vì theo sự sở hữu như trước đây. Theo thời gian, các công ty này đã tạo nên một làn sóng mới – “làn sóng chia sẻ”. Làn sóng này ngày càng thâm nhập sâu vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như giao thông, nhà ở, bán lẻ, không gian văn phòng và hậu cần, tài chính và tín dụng tiêu dùng, thị trường lao động, thực phẩm, học tập, sức khỏe… và do đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế 9. Rachel Botsman và Roo Rogers (2010), “What's Mine Is Yours: The Rise of Collaborative Consumption”, Harper Collins Publishers. 9 Đỗ Hoàng Vi Sinh (2018), “Phân tích tác động của nền kinh tế chia sẻ xe đến nền kinh tế Việt Nam & các đối tượng liên quan”, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Quản trị - Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, trang 6-7. 8 7 1.1.2. Khái niệm về kinh tế chia sẻ và mô hình kinh tế chia sẻ: Theo tổng hợp của Cristiano Codagnone và Bertin Martens (2016) 10, tồn tại nhiều thuật ngữ khác nhau có thể thay thế cho thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” (sharing economy) như “kinh tế cộng tác” (collaborative economy), “tiêu dùng cộng tác” (collaborative consumption), “kinh tế vòng tròn” (circular economy), “kinh tế theo cầu” (on-demand economy), “kinh tế nền tảng” (platform economy), nhưng trong đó, thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” được sử dụng phổ biến hơn cả. Khái niệm về kinh tế chia sẻ: Hiện nay, không tồn tại một định nghĩa chung cho mọi trường hợp hay cho mọi quốc gia về “kinh tế chia sẻ”. Phạm vi nội hàm rộng hay hẹp của các định nghĩa cũng khác nhau, bởi lẽ bản thân các định nghĩa xuất phát từ các góc nhìn khác nhau. Một số định nghĩa phổ biến và được thừa nhận rộng rãi có thể kể đến như sau: Theo từ điển Tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary, 2015) 11: Vào năm 2015, thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” chính thức xuất hiện trên các trang của từ điển Anh ngữ Oxford (Oxford English Dictionary): Kinh tế chia sẻ là “một hệ thống kinh tế trong đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ giữa các cá nhân hoặc miễn phí hoặc có thu phí, chủ yếu thông qua Internet”. Với đặc điểm truyền thống là mạng tài nguyên ngang hàng, mô hình này được sử dụng khi giá của tài sản cao và tài sản đó không được sử dụng đúng hoặc đang ở trạng thái nhàn rỗi. Theo Juliet B. Schor và Connor J. Fitzmaurice (2015) 12: KTCS là hành vi giữa những người dùng cuối trong mối quan hệ mua sắm tiêu dùng; trong đó, những hàng hóa và dịch vụ nào chưa phát huy hết công dụng của mình thì sẽ được các bên đem ra trao đổi, chia sẻ, tạo cơ hội tiếp cận cho đối phương. Trong mối quan hệ này, các bên đặt ra 02 tiêu chí là: (i) phát huy công dụng và bảo đảm cơ hội tiếp cận đến các hàng hóa; và (ii) việc chia sẻ không gây ảnh hưởng đến quyền sở hữu của chủ sở hữu hàng hóa. Khái niệm này khá chi tiết, dễ hiểu, nhưng lại không chỉ ra được mô hình KTCS vận hành trên cơ sở nền tảng công nghệ. Cristiano Codagnone và Bertin Martens (2016), “Scoping the Sharing Economy: Origins, Definitions, Impact and Regulatory Issues”, Institute for perspective technological studies digital economy working paper, [https://joint-research-centre.ec.europa.eu/system/files/2016-05/JRC100369.pdf], truy cập ngày 02/4/2022. 11 Theo Từ điển Anh Ngữ Oxford: The sharing economy (noun): “An economic system in which assets or services are shared between private individuals, either for free or for a fee, typically by means of the internet”. 12 Juliet B. Schor và Connor J. Fitzmaurice (2015), “Collaborating and connecting: the emergence of the sharing economy”, trong Lucia A. Reisch (ed.), “Handbook of Research on Sustainable Consumption”, Edward Elgar Publishing, UK, trang 410. 10 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan