Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Kinh nghiệm quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá giờ lên lớp ở ...

Tài liệu Kinh nghiệm quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá giờ lên lớp ở trường mầm non bãi trành năm học 2017 2018

.PDF
21
12
103

Mô tả:

A .MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đã biết “ Giáo dục &Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”; [1] và “ Phát huy nguồn lực con người là khâu đột phá để tiến vào thời kỳ mới” [ 2]; bởi vì con người là nguồn lực quý báu nhất có vai trò đặc biệt cho thắng lợi nước nhà về tạo nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất cho xây dựng đất nước. Con người là chủ thể của mọi sự sáng tạo. Chính vì vậy Đảng ta tiếp tục đề ra chiến lượng phát triển GD “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, [3] vì vậy nhiệm vụ của GD &ĐT trong giai đoạn mới vô cùng quan trọng nhưng cũng rất nặng nề. Trước tình hình đó GD phải xác định được rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình; GD phải nhận thức được “ Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và vật chất còn hạn hẹp” [1 ] Để thực hiện mục tiêu này, hành lang pháp lý của GD phải liên tục chấn chỉnh tình hình trường, lớp, thầy, trò, người quản lý GD để tạo dựng nhân cách con người mới trong môi trường GD hiện đại. Nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong nhà trường là hoạt động dạy và học, người quyết định chất lượng giờ dạy chính là GV đứng lớp, vì vậy mọi hoạt động chuyên môn cũng như các hoạt động khác trong trường học phải được người quản lý thường xuyên kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt kiểm tra đánh giá giờ dạy hay còn gọi là kiểm tra đánh giá giờ lên lớp (KTĐGGLL) có vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua việc KTĐGGLL giúp cho người quản lý nắm được năng lực, phẩm chất, tính cách của từng GV để kịp thời bồi dưỡng những phần khiếm khuyết trong chuyên môn về kiến thức, về cách sử dụng đồ dùng trang thiết bị dạy học, về phương pháp dạy học đổi mới... Đồng thời biểu dương nhân rộng kịp thời các GV có tay nghề vững vàng. Qua đó giúp người cán bộ quản lý có kế hoạch sử dụng, bố trí, sắp xếp GV phù hợp với trình độ năng lực sư phạm. Trên cơ sở KTĐGGLL tạo được những thôn tin mới đáp ứng quá trình quản lý tiếp theo. Bài lên lớp cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội cho trẻ, làm phát triển quá trình nhận thức như: Cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy và tưởng tượng... phát triển trí tuệ cho trẻ như: Phát triển khả năng nhận biết, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát...Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo. Bài lên lớp còn hình thành niềm tin đạo đức cho trẻ về thế giới quan biện chứng, giúp trẻ hiểu được các chuẩn mực đạo đức xã hội đòi hỏi như: Thế nào là ngoan- hư, tốt -xấu; đúng - sai; sạch- bẩn; thiện-ác...giúp cho trẻ yêu đời hơn, tin tưởng hơn vào cuộc sống, biết làm điều thiện, không làm điều ác, biết sống hòa mình vào tập thể, quan tâm, chia sẻ với mọi người; biết yêu quê hương, làng xóm, yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, anh chị em, bạn bè, yêu vườn rau, ao cá, yêu những con đường thân quen ...Nhà Giáo dục XcatsKin đã viết: “Mọi mặt của quá trình giáo dục được phản ánh trong một giờ lên lớp như hình ảnh mặt trời thu gọn trong một 1 giọt nước”. Bài lên lớp có vị trí vô cùng quan trọng như vậy nên việc KTĐGGLL là việc phải làm thường xuyên, liên tục của người quản lý trường học.Trên thực tế công tác KTĐGGLL đã được Phòng GD&ĐT huyện Như Xuân đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Định kỳ hoặc đột xuất Phòng GD&ĐT đã tổ chức các đoàn thanh kiểm tra, tiến hành kiểm tra nội bộ trường học và KTĐGGLL để nắm bắt tình hình chất lượng dạy và học của các trường, của GV, các khối lớp, các môn... từ đó có sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp cho từng trường, từng GV, mục đích là để nâng cao chất lượng GD&ĐT. Về phía các trường học đa số các trường cũng đã quan tâm việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp. Nhiều trường đã tổ chức công tác KTĐGGLL khá chặt chẽ do vậy đã thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học của trường ngày càng mạnh mẽ. Hàng năm học một số trường liên tục có giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp, số lượng và thứ hạng năm sau cao hơn năm trước, làm cho công tác GD huyện nhà có nhiều phần khởi sắc, điển hình đó là năm học 2016-2017 kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh, GD Như Xuân được xếp thứ hạng 19/27, năm học 2017-2018 được xếp thứ hạng 15/27 huyện thị toàn tỉnh, đó là kết quả vô rất ấn tượng của GD Như Xuân sau một thời gian khá dài im hơi lặng tiếng trong công tác giáo dục mũi nhọn, từng bước đem lại niềm tin và sự hy vọng rất lớn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân trong huyện nhà... Song bên cạnh đó có không ít hiệu trưởng nhận thức về công tác KTĐGGLL chưa đúng mức như: Ít tổ chức KTĐGGLL, có khi vẫn KTĐGGLL nhưng làm đối phó hoặc thiếu phương pháp làm việc khoa học...dẫn đến năng lực của GV, chất lượng GD của trường không được nâng lên. Một mặt mỗi trường có sự quan tâm, thực hiện ở mức độ, phương pháp, hình thức khác nhau ...dẫn đến chất lượng dạy và học không đồng đều, tạo ra sự chênh lệch rõ nét giữa các trường trường huyện, chất lượng GD&ĐT huyện nhà chưa đáp ứng được tốt yêu cầu xã hội đặt ra, điều đó đang làm nhiều nhà lãnh đạo, quản lý trong huyện lo lắng, trăn trở. Trường MN Bãi Trành tuy đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nhưng cũng không tránh khỏi một trong những tình trạng chung của đa số trường trên dẫn đến tỷ lệ GV dạy giỏi mới đạt trên 30 %, trong khi CBGV có trình độ trên chuẩn 82,4 %. Vấn đề đặt ra là quản lý như thế nào để giờ dạy của GV đạt hiệu quả cao nhất, đây cũng là vấn đề cấp thiết để đánh giá đúng trình độ, năng lực chuyên môn của GV đứng lớp từ đó đề ra kế hoạch dài hơi để xây dựng đội ngũ và nâng cao chất lượng GD đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra. Đặc biệt đối với nhà trường mầm non Bãi Trành đang trong lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Chính vì vậy tôi chọn “Kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá giờ lên lớp” để làm đề tài nghiên cứu với mục đích tìm ra cách quản lý, chỉ đạo công tác KTĐGGLL đạt hiệu quả cao nhất, với mong muốn làm tốt hơn nữa trách nhiệm của người quản lý trường học, từng bước góp phần nâng cao trình độ tay nghề cho GV, làm đòn bẩy nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, nhằm hoàn thành tốt kế hoạch Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, góp phần thực hiện tốt mục tiêu “đổi mới căn bản, toàn diện chất lượng GD&ĐT” như NQ 29 BCHTW khóa XI đề ra. 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích của việc nghiên cứu là tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong quản lý, chỉ đạo, tổ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp GD theo quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm” để nâng cao chất lượng chăm sóc GD trẻ toàn diện, đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là BGH, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, GV, học sinh trường MN Bãi Trành, Như Xuân trong việc “ Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp” năm học 2016-2017; 2017-2018; một số giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ KTĐGGLL của người quản lý trường MN. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đọc nghiên cứu tài liệu liên quan - Điều tra - quan sát - Trao đổi - phỏng vấn - Đàm thoại - Kiểm tra, khảo sát - Thực nghiệm đánh giá giờ lên lớp - Thống kê, phân tích, so sánh kết quả.... B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.Những vấn đề về giờ học và bài lên lớp Theo Giáo sư Hà Thế Ngữ bài lên lớp có một số đặc điểm như sau: a) Hoạt động được tiến hành chung cho lớp bao gồm một số học sinh nhất định phù hợp với khả năng bao quát của GV, những học sinh này thuộc cùng một lứa tuổi, có trình độ nhận thức gần như nhau, đảm bảo cho hoạt động giảng dạy được tiến hành phù hợp với năng lực chung của cả lớp. b) Hoạt động dạy học được tiến hành theo tiết học, thời gian của mỗi tiết học được thay đổi từ lớp dưới lên lớp trên, các tiết học được sắp xếp khoa học thành thời khóa biểu. Tất cả những quy định đó xuất phát từ đặc điểm nhận thức, sức tập trung, chú ý của học sinh trong nhà trường. c) Giáo viên trực tiếp điều khiển, tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh cả lớp đồng thời chú ý đến những đặc điểm riêng của từng học sinh. Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang “ Bài học là hình thức tổ chức cơ bản của quá trình dạy học, ở đây theo một khoảng thời gian xác định( tiết học), giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức của một tập thể học sinh có sĩ số nhất định, có chú ý đến đặc điểm từng em nhằm làm cho tất cả học sinh nắm vững trực tiếp ngay trong quá trình dạy học những cơ sở của tài liệu dạy học đồng thời qua đó mà phát triển những năng lực nhận thức và giáo dục đạo đức cho các em”. Ở đây Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang nhìn nhận “ Bài lên lớp” dưới góc độ hình thức tổ chức việc dạy học. 3 Qua các định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng “ Bài lên lớp” là hình thức tổ chức cơ bản của việc dạy học, bị hạn chế về thời gian, trong đó có thành phần học sinh xác định, dưới sự hướng dẫn của GV để đạt được mục đích đặt ra là giáo dục toàn diện cho học sinh. Bài lên lớp vừa là hiện thân của quá trình dạy học vừa là hình thức tổ chức dạy học cơ bản, là đơn vị cơ sở linh hoạt và phát triển của quá trình dạy học bị hạn chế về thời gian, trong đó có một nhóm học sinh xác định, có cùng độ tuổi và trình độ phát triển ban đầu, tự lĩnh hội khái niệm, kỹ năng dưới sự tổ chức điều khiển của GV nhằm đạt được mục đích dạy học.. Bài lên lớp giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong các hình thức tổ chức dạy học, là hình thức dạy học không thể thiếu được trong nhà trường. Bởi vì chất lượng GD&ĐT phụ thuộc trước hết và phần lớn vào chất lượng bài lên lớp mà bài lên lớp thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học là: Trí dục, giáo dục và phát triển. 2. Những vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp Theo Nguyễn Hoàng Mạc: “Kiểm tra nội bộ trường học là một chức năng quản lý của người của người hiệu trưởng nhằm kiểm tra, theo dõi, xem xét, đánh giá các hoạt động sư phạm trong nội bộ một nhà trường, xác định kết quả giáo dục có phù hợp với mục tiêu kế hoạch, nội dung, quy chế đã đề ra hay không. Đánh giá toàn bộ các hoạt động dạy học trong nội bộ nhà trường, xác định sơ hở, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý, đưa nhà trường tiếp cận với mục tiêu giáo dục. Hiệu trưởng nhà trường là người ra quyết định tổ chức và chỉ đạo kiểm tra đánh giá, đưa hoạt động kiểm tra đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu trưởng kiểm tra trong nhà trường cũng chính là tự kiểm tra hoạt động quản lý của mình” Theo RaChenco: “ Làm Hiệu trưởng phải làm tốt công tác kiểm tra, đó là một chức năng quản lý, không kiểm tra không phải là nhà quản lý, không kiểm tra xem như không làm. Ông chỉ ra rằng phải quan sát các tác động sư phạm để so sánh, đối chiếu với các yêu cầu sư phạm, so sánh chủ yếu với các kiến thức tâm lý, giáo dục học xem giáo viên đó đã thực hiện đạt bao nhiêu phần trăm so với yêu cầu.” Theo Nguyễn Hoàng Mạc: “Người quản lý kiểm tra nội bộ trường học còn là để kiểm tra chính mình nữa, nếu quyết định của mình ra mọi người thực hiện tốt thì khẳng định rằng quyết định đó đúng, nếu kết quả thực hiện cha tốt thì người hiệu trưởng cũng biết để tự điều chỉnh quyết định quản lý của mình ” Trong nhà trường KTĐGGLL là một khoa học, không phải ai cũng làm được. Bởi vì giờ lên lớp là một đặc thù của trường học; chính vì vậy KTĐGGLL lớp có vai trò đặc biệt quan trọng, KTĐGGLL trước hết là phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm về chuyên môn, xử lý các thắc mắc, các mâu thuẫn, các khiếu nại, các tố cáo, khắc phục những chỗ hở trong quản lý, khắc phục bệnh quan liêu đối với lãnh đạo nhằm đưa nhà trường đi vào nề nếp, có hiệu quả cao trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Khi KTĐGGLL phải thực hiện theo quy trình 8 bước như sau: Bước 1:Yêu cầu dự giờ: Dự giờ ai ? Lớp nào? Mục đích là gì ? Thời gian nào? Hoạt động nào? 4 Bước 2: Chuẩn bị: Nắm được mục đích yêu cầu của bài dạy, bài đó có đúng kế hoạch giáo dục đã được duyệt không, nội dung cần truyền đạt những kiến thức gì? Kiến thức đó được vận hành trong tiết học như thế nào? Bước 3: Dự giờ lên lớp: Quan sát và ghi chép diễn biến giờ dạy; ghi chép những sự việc diễn ra trong mối tương tác giữa cô với trẻ và đồ dùng dạy học, ghi chép các tình huống sư phạm diễn ra, cách ứng xử của giáo viên. Bước 4: Phân tích so sánh: Căn cứ vào nội dung, yêu cầu của bài, vào các tiêu chí khoa học để phân tích sự thành công hoặc thiếu sót trên ba mặt: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Bước 5: Đánh giá: Hiệu trưởng phải cho giáo viên tự đánh giá giờ dạy trước; Hiệu trưởng và người đi cùng trao đổi với nhau về giờ dạy và trao đổi với người dạy. Hiệu trưởng đưa ra kết luận. Bước 6: Động viên, phê phán: Phải đưa ra những quan điểm của mình, khen, chê một cách rõ ràng, đúng mức để động viên mọi người phấn đấu. Bước 7: Kiến nghị: Đưa ra cho giáo viên những ý kiến; những ý kiến đó là những quyết định quản lý. Có hai loại kiến nghị: Những kiến nghị chiến thuật là những ý kiến nhỏ về một vấn đề nào đó. Những kiến nghị chiến lược có tính chất khái quát cả bài dạy. Bước 8: Lưu hồ sơ và yêu cầu kiểm tra lại. Đứng về góc độ người quản lý kiểm tra đánh giờ lên lớp sẽ đánh giá được nhiều mặt: Đối với giáo viên, thông qua kiểm tra đánh giá giờ lên lớp người quản lý sẽ nắm bắt được trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kiến thức của giáo viên, khả năng chuyên sâu, năng lực chuyên biệt về một môn học hay một vấn đề nào đó trong chuyên môn; qua đó người quản lý cũng đánh giá được phẩm chất đạo đức của giáo viên; đó là tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc, tình thương yêu của GV đối với trẻ, xem GV đó có chuẩn bị chu đáo những điều kiện cần thiết cho giờ học hay không, có tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, trải nghiệm không ? Đã quan tâm công bằng với mọi trẻ hay chưa, đã thông cảm chia sẻ với trẻ hay chưa... Về Học sinh: Qua kiểm tra đánh giá giờ lên lớp người quản lý sẽ nắm chắc được tình hình của học sinh về sức khỏe, tâm lý, không khí học tập, chất lượng học tập, khả năng vận dụng kiến thức học được vào cuộc sống... Về cơ sở vật chất: Qua kiểm tra giờ lên lớp sẽ nắm bắt được tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của lớp, tình trạng lớp học.... Khi kiểm tra đánh giá giờ lên lớp, người quản lý sẽ nắm bắt được sự phối hợp giữa các tổ, các bộ phận trong nhà trường....thông qua sự nắm bắt toàn diện này sẽ giúp hiệu trưởng nắm bắt được thông tin đầy đủ, chính xác và chủ động đưa ra những quyết định đúng lúc, kịp thời trong công tác quản lý trường học nói chung và quản lý chuyên môn nói riêng. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỜ LÊN LỚP 1. Thực trạng về công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của trường MN Bãi Trành trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5 1.1. Tình hình địa phương Trường MN Bãi Trành đóng trên địa bàn xã Bãi Trành, huyện Như Xuân, là xã miền núi thuộc chương trình 30 A của Chính phủ, có 4 dân tộc Thái, Thổ, Mường, Kinh cùng sinh sống, văn hóa đa bản sắc, kinh tế phát triển chậm, dân trí không đồng đều, giao thông đi lại một số thôn bản còn rất khó khăn, địa bàn rộng, từ trung tâm xã đi đến các thôn, các khu lẻ nơi xa nhất 8 km. Từ trung tâm xã đến trung tâm huyện 33 km. 1.2.Tình hình Nhà trường Đặc điểm chung: Trường có 19 nhóm lớp với 03 điểm, một điểm chính và hai điểm lẻ. Học sinh của trường năm ít nhất trên 350 cháu, năm học 2017-2018 là 428 cháu. Trường đã tổ chức bán trú 3/3 điểm. Tổng số cán bộ giáo viên = 34.Trong đó: BGH = 03; 01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng; Giáo viên đứng lớp = 29.Nhân viên = 02. Trình độ chuyên môn Đại học = 28/34 tỷ lệ 82,4 %. Trung cấp 6/34 tỷ lệ 17,6 %. CBGV Biên chế 26 tỷ lệ 76,5 %; hợp đồng 08 tỷ lệ 23,5 %. 100 % cán bộ GV đều là nữ. * Thuận lợi: CBGV đủ về số lượng, đa số trẻ, khỏe, đoàn kết, tâm huyết với nghề, 100 % CBGV có trình độ chuẩn trở lên, tỷ lệ trên chuẩn cao. Cán bộ quản lý là những đồng chí có nhiều năm công tác, thời gian quản lý trường học trên 10 năm.. Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; về CSVC-TTB cơ bản đáp ứng được theo quy định tối tiểu của Bộ GD&ĐT. * Khó Khăn: Trường nhiều điểm lẻ, đi lại khó khăn, quản lý và đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị nhiều bất cập. 72,5 % CBGV được đào tạo theo hình thức tại chức, vừa học vừa làm... trình độ tuy cao nhưng chất lượng có nhiều phần chưa ngang tầm với trình độ bằng cấp. Trên 66,6 % GV trẻ đang độ tuổi sinh và nuôi con nhỏ, việc tham gia ngày công làm việc thường không liên tục, việc điều phối chuyên môn nhiều khi ách tắc, nhân viên văn thư - hành chính không có, số việc BGH phải kiêm nhiệm khá nhiều, nhiều khi BGH phải đứng lớp thay thế khi có GV nghỉ ốm, nghỉ con ốm, nghỉ vì lý do bất khả kháng... 2. Thực trạng công tác KTĐGGLL của trường MN Bãi Trành Chúng ta đã biết KTĐGGLL là một khoa học, đòi hỏi sự tỷ mỉ, chính xác cao. Với cương vị là Hiệu trưởng tôi đã nhận thức rất đầy đủ, sâu sắc và quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác KTĐGGLL khá nghiêm túc, từng bước thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Song bên cạnh đó vẫn có lúc công tác KTĐGGLL chưa thường xuyên; đôi khi thiếu khoa học; có lúc hình thức kiểm tra chưa phong phú; đôi khi đánh giá xếp loại giờ dạy chưa chính xác, có lúc còn chạy theo thành tích; còn nể nang dẫn đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ GV chưa có sự tiến bộ rõ nét. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên, nổi cộm là các nguyên nhân cơ bản sau: - Lực lượng KTĐGGLL gồm nhiều người, năng lực và quan điểm đánh giá giờ dạy khác nhau; GV thường có tâm lý rất ngại khi được dự giờ (KTĐGGLL) nên lực lượng KTĐGGLL không hứng thú việc đi dự giờ, hoặc đi cho có để báo cáo với Hiệu trưởng, để đạt kế hoạch đề ra về mặt số lượng, đôi lúc nhận thức chưa sâu sắc về công tác KTĐGLL, cho rằng KTĐGGLL là gây 6 áp lực cho GV ( bởi GV phải đi làm cả ngày quá vất vả) vì vậy chưa chú trọng đúng mức, đôi khi xuất hiện tư tưởng dự giờ nhiều sẽ bị GV ghét, có lúc không đủ thời gian để thực hiện KTĐGGLL một cách thường xuyên. Đôi khi còn có những mặt hạn chế trong năng lực chỉ đạo chuyên môn, dự giờ góp ý không thuyết phục được GV, dẫn đến thiếu tự tin, mặc cảm, có lúc dè dặt trong những mối quan hệ cá nhân, ngại va chạm, mất lòng nhau, có khi ngại khó, ngại khổ vì việc này đòi hỏi phải tiến hành tỷ mỉ và phức tạp, có khi đi KTĐGGLL chạy theo theo thành tích, khi đánh giá xếp lọai giờ nâng kết quả để lấy thành tích ảo, để lấy lòng GV, làm cho chất lượng chuyên môn của GV không được nâng lên. Nhìn chung cả số lượng và chất lượng công tác KTĐGGLL đều chưa thuyết phục, chưa ngang tầm với yêu cầu đặt ra, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giờ dạy của giáo viên như sau: Năm học 2016-2017 tổng số giờ dạy được kiểm tra đánh giá: 342, trong đó kiểm tra định kỳ =294, Kiểm tra đột xuất + Kiểm tra theo chuyên đề = 48. - Đối với giờ dạy được kiểm tra định kỳ: Số giờ đạt giỏi 106/294 tỷ lệ 36,1 %. Số giờ khá đạt 132/294 tỷ lệ 44,9 %. Số giờ đạt trung bình 56/294 tỷ lệ 19 %.( Cụ thể từng GV kèm theo phụ lục 01 ) - Đối với số giờ dạy được kiểm tra đột xuất + kiểm tra theo chuyên đề: Số giờ đạt giỏi 10/48 tỷ lệ 20,8 %. Số giờ khá đạt 25/48 tỷ lệ 52,1 %. Số giờ đạt trung bình 13/48 tỷ lệ 27,1 % ( Cụ thể từng GV kèm theo phụ lục 01 ) Kết quả chung ba hình thức KT :Giờ dạy đạt giỏi = 116/342 tỷ lệ 33,9 %; Giờ dạy khá 157/342 tỷ lệ 45,9 %, Giờ dạy trung bình 69/342 tỷ lệ 20,2 % . ( Có kết quả giờ dạy từng GV theo phụ lục 01 đính kèm) Chất lượng dạy học của GV là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá CNN, từ chất lượng giờ dạy trên đã cho kết quả đánh giá GV theo CNN năm học 2016-2017 như sau: Tổng số GV được đánh giá chuẩn nghề nghiệp = 27/29 đồng chí.( 02 GV mới ra trường dưới 3 tháng chưa đánh giá) GV đạt loại xuất sắc 09 tỷ lệ 33,3 %; GV đạt loại khá 12 tỷ lệ 44,5 %; GV đạt loại trung bình 6 tỷ lệ 22,2 %. Nhìn vào thực tế chất lượng GV theo chuẩn nghề nghiệp đạt được ở trên rất đáng trăn trở, lý do trường đã công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, đang trên lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Tiêu chuẩn trường đạtchuẩn quốc gia mức độ 2, ở tiêu chí chất lượng chuyên môn yêu cầu tỷ lệ GV giỏi phải đạt tối thiểu 50 %. Từ chất lượng đội ngũ nói trên đã cho kết quả thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục các cháu như sau: Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ năm học 2016-2017 Kết quả giáo dục Kết quả chăm sóc Năm học Đạt chuẩn kiến thức Đạt Đạt chuẩn kiến thức Đạt Về cân nặng Về chiều cao 7 theo mức độ độ tốt tuổi chuẩn kiến thức mức độ khá chuẩn kiến thức mức trung bình Kênh bình thường Kênh suy Dinh dưỡng Kênh Kênh Bình thấp thường còi 2016-2017 397 114 140 143 362 35 360 37 Tỷ lệ % 100 28,7 35,3 36,0 91,2 8,8 90,7 9,3 Qua bảng số liệu trên bản thân tôi tự nhận thấy: Với một nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trình độ CBGV trên chuẩn rất cao mà tỷ lệ GV có giờ dạy giỏi, GV được đánh giá chuẩn nghề nghiệp loại xuất sắc, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với trình độ GV, điều kiện hiện có và yêu cầu xã hội mong đợi...Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp sau để nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KTĐGGLL Ở TRƯỜNG MN BÃI TRÀNH 1. Giải pháp thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng cho GV về việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp Nắm bắt được tâm lý chung của đa số GV rất ngại khi phải kiểm tra giờ dạy, họ cho rằng khi bị kiểm tra là phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn tất cả các việc liên quan đến giờ dạy, bản thân họ sẽ vất vả hơn những ngày khác, bị kiểm tra là đồng nghĩa với việc những hạn chế, tồn tại cá nhân sẽ bị Ban giám hiệu, tổ khối nói ra trước hội đồng sư phạm, trước tổ sẽ mất mặt, chạm đến sĩ diện cá nhân trước mọi người, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, thành tích... Vì vậy BGH đã rất quân tâm đến vấn đề giải quyết khâu tư tưởng cho GV, thông qua hội nghị, các buổi sinh hoạt chuyên môn, những lúc giải lao, tâm sự, chia sẻ... BGH, tổ trưởng tổ chuyên môn tuyên truyền về mục đích của việc KTĐGGLL nhằm đánh giá kết quả đã đạt được so với tiêu chuẩn, định mức, chỉ tiêu đã quy định xem cái gì đã làm được, vấn đề gì chưa được ( về kiến thức hay phương pháp...). Kiểm tra để thúc đẩy việc thực hiện chuyên môn có chiều sâu, tạo đà nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, lúc sinh thời khi bàn về công tác kiểm tra bác Hồ đã nói “ Kiểm soát khéo léo bao nhiêu thì về sau khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm soát khéo léo bao nhiêu thì về sau khuyết điểm nhất định sẽ bớt đi”. Đối với Ban giáo hiệu KTĐGGLL là một nhiệm vụ bắt buộc trong công tác quản lý, “Làm lãnh đạo nhất thiết phải kiểm tra, không kiểm tra xem như không làm lãnh đạo”, qua kiểm tra nắm được chất lượng chất lượng chuyên môn cụ thể của từng GV, có những mặt mạnh nào? Giỏi ở môn nào, lĩnh vực nào? Nguyên nhân dẫn đến sự thành công trong các môn dạy giỏi là gì ? ở đâu?... Từ đó khích lệ động viên GV làm tốt hơn và nhân rộng trước tập thể cho đồng nghiệp học hỏi. Qua đó cũng nắm bặt được điểm yếu của từng GV, yếu ở môn nào ? Lĩnh vực nào? Nguyên nhân của điểm yếu để GV được kiểm tra rút kinh nghiệm cho những lần dạy sau và cho các GV khác cùng rút kinh nghiệm; qua 8 đó giúp Ban giám hiệu, tổ khối chuyên môn có điều chỉnh phù hợp trong quá trình quản lý chỉ đạo, trong quyết định quản lý và trong cách lập kế hoạch bồi dưỡng phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tay nghề cho đội ngũ GV, kiểm tra để giúp đỡ GV tiến bộ nên sẽ KTĐGGLL ở tất cả GV, tất cả các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ chứ không phải chỉ KTĐGGLL ở một số GV, hay chọn những môn khó, nội dung khó để kiểm tra đánh giá; bằng việc này nhà trường đã khắc phục được tâm lý của đa số GV có trình độ chuyên môn chưa cao như cô Vũ Thị Quang; Nguyễn Thị Hương; Đỗ Thị Nguyên...Khắc phục được 100 % tình trạng GV khi thấy BGH, tổ chuyên môn đến dự giờ là lo lắng, mất bình tĩnh, là không vui...làm cho giờ dạy càng không có kết quả cao như bình thường. 2.Giải pháp thứ hai: Làm tốt công tác kế hoạch kiểm tra đánh giá giờ lên lớp Đầu tiên khi xây dựng kế hoạch KTĐGGLL là việc chuẩn bị lực lượng kiểm tra, Hiệu trường ra quyết định về việc thành lập ban kiểm tra bao gồm: Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn nhà trẻ, mẫu giáo, một vài GV có nhiều thành tích cao, có uy tín trong chuyên môn của trường. Việc KTĐGGLL đã được nhà trường lập kế hoạch cụ thể và cụ thể hóa bằng kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần, cá nhân, kế hoạch của tổ chuyên môn, của khối, từng môn... Trong kế hoạch nhà trường đã xây dựng số giờ dạy ( hoạt động) phải dự của mỗi GV trung bình từ 12-15 giờ/ năm học, bình quân 2 giờ/tháng. Đối với GV chuyên môn chưa tốt có thể dự tăng 4-6 giờ/ năm học như cô: Nguyễn Thị Hương, Đỗ Thị Nguyên, Vũ Thị Quang... Riêng Hiệu trưởng hàng tuần dự giờ từ 2-3 tiết. Mỗi năm từ 70- 105 tiết 2 Phó hiệu trưởng mỗi tuần dự giờ từ 3-4 tiết. Mỗi năm từ 105- 140 tiết Các tổ trưởng + tổ phó chuyên môn dự giờ từ 1-2 tiết. Mỗi năm từ 35-70 tiết, ngoài ra còn dự các tiết bồi dưỡng chuyên môn tập trung, thao giảng thi GV giỏi... Trường phân công cho 2 Phó hiệu trưởng cùng tổ chuyên môn, GV thảo luận xây dựng và thống nhất nội dung giáo dục( trên cơ sở chương trình khung, chương trình gợi ý của Bộ GD&ĐT ban hành), kế hoạch GD, BGH trực tiếp duyệt kế hoạch GD- giảng dạy trước khi thực hiện ít nhất 3 ngày. Nội dung, đối tượng dự giờ được họp bàn, thống nhất trong lực lượng kiểm tra theo thứ tự ưu tiên là: Những vấn đề nào đang bức xúc, nổi cộm, đang yếu nhất trong chuyên môn thì được quan tâm dự giờ trước; trong số GV cùng yếu về một vấn đề nào đó trong chuyên môn thì dự giờ GV yếu nhất trước nhằm kịp thời giúp đỡ GV, cùng GV tháo gỡ khó khăn, động viên GV cố gắng vươn lên cho bằng đồng nghiệp khác, giảm thiểu nhanh nhất ảnh hưởng không tốt đến chất lượng GD/ trẻ. Hàng tháng, hàng tuần Hiệu trường xây dựng kế hoạch chi tiết việc KTĐGGLL cho từng người, cụ thể như: Hiệu phó chuyên môn, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn phụ trách khối lớp nào thì dự giờ khối lớp đó. Phó hiệu trưởng cùng tổ trưởng tổ phó chuyên môn chủ động đi dự giờ, thăm lớp theo kế hoạch, Năm, học kỳ, tháng, tuần. Hiệu trưởng có thể đi cùng hoặc đi riêng để kết hợp 9 nắm bắt tình hình khác liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của GV. Tuy nhiên trong tuần nhất thiết tôi sẽ dự giờ ít nhất 2 tiết, trong tháng dự ít nhất là 8 tiết. Ngoài cách chọn đối tượng, nội dung dự giờ như trên tôi đã dự giờ ở tất cả các điểm trường, các GV, các môn học, trong từng môn tôi đã bố trí dự ở tất cả các loại tiết......nhờ cách làm này mà công tác KTĐGGLL được tiến hành một cách nhịp nhàng, chủ động, linh hoạt, không bị chồng chéo và khi có tình huống đột xuất xảy ra về thời gian thì việc dự giờ vẫn được tiến hành theo đúng kế hoạch do nhà trường đã chủ động điều chỉnh kế hoạch trước. 3. Giải pháp thứ ba: Thống nhất nội dung, hình thức, quy trình dự giờ trong lực lượng KTĐGGLL. Xác định muốn cho GV tiến bộ thực sự, đảm bảo được yêu cầu đổi mới phương pháp GD hiện đại, chất lượng GD được nâng lên thì phải thường xuyên KTĐGGLL. Khi đánh giá phải thực hiện đúng nguyên tắc về tính chính xác, tính khách quan, công bằng, tính thiết thực, tính hiệu quả và tính công khai, loại trừ hoàn toàn các quan hệ cá nhân trong khi đi dự giờ. Dự giờ kiểm tra tất cả các bộ môn, nếu môn nào có nhiều loại tiết thì kiểm tra tất cả các loại tiết, kiểm tra tất cả các nhóm lớp, các GV. Dự giờ kiểm tra các GV dạy ở lớp cùng độ tuổi, cùng bài, cùng chủ đề để so sánh đánh giá năng lực chuyên môn của từng người, rút ra ưu nhược điểm chính của từng GV, chọn được phương pháp đổi mới đặc trưng nhất cho từng môn học, từng loại bài, từnng lĩnh vực phát triển.. KTĐGGLL có nhiều hình thức, mỗi hình thức có những ưu nhược điểm riêng nên cần phải luân phiên các hình thức dự giờ để đánh giá giờ dạy khách quan như: Dự giờ định kỳ, đột xuất, trực tiếp, gián tiếp... Dự giờ theo chuyên đề để nắm chắc năng lược tiếp thu, vận dụng chuyên đề của GV để rút ra kinh nghiệm về nội dung hay phương pháp mới cần thực hiện. Làm được như vậy kết quả chất lượng chuyên đề sẽ tốt hơn. Để KTĐGGLL cần nắm vững quy trình bao gồm các giai đoạn kế tiếp nhau: Chuẩn bị- Dự giờ- Phân tích- Trao đổi- Đánh giá- Kiến nghị. 4.Giải pháp thứ tư: Tăng cường kiểm tra đánh giá giờ lên lớp định kỳ theo phiếu dự giờ. ( Kèm phiếu dự giờ - phụ lục 02) Trước khi dự giờ KTĐGGLL bao giờ ban giám hiệu cũng báo trước về thời gian, địa điểm, về đối tượng, về môn học, loại bài, loại tiết học giúp GV có sự chủ động trước về tâm lý, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết cho giờ dạy. Năm học 2017-2018: Trường đã dự được dự được 399 tiết trên tất cả GV đang dạy( trừ GV đang nghỉ sinh ), trong đó dự tất cả các môn học như làm quen với toán, làm quen với văn học - Chữ cái; giáo dục âm nhạc, tạo hình, khám phá khoa học, thể dục, làm quen với tiếng Việt, hoạt động vui chơi... các loại bài, loại tiêt, hoạt động giáo dục trong lớp, hoạt động ngoài trời, hoạt động chung, hoạt động góc( còn gọi là hoạt động vui chơi) đạt 100 % kế hoạch. Số giờ dạy giỏi đạt 221/399 tiết, tỷ lệ 55,4 % Số giờ dạy khá đạt 136/399 tiết, tỷ lệ 34,1% Số giờ dạy trung bình 42/399 tiết, tỷ lệ 10,5 % 10 (Kết quả cụ thể từng GV có danh sách kèm theo ở phụ lục số 03).Qua KTĐGGLL đã kịp thời nắm bắt tình hình học sinh, chất lượng dạy của cô cũng như việc thực hiện quy chế chuyên môn.Tuần này dự cô A,môn A, gắn với chủ đề A - lĩnh vự phát triển A; tuần sau dự giờ cô B, môn B gắn với chủ đề B- Lĩnh vự phát triển B...Lần lượt hết năm học mỗi GV cũng được dự hết tất cả các môn học, các loại tiết, loại bài, các lĩnh vực phát triển... Sau khi dự giờ bao giờ cũng có phần nhận xét đánh giá, trước khi lực lượng kiểm tra tiến hành nhận xét, đánh giá bao giờ cũng để GV được tự nhận xét trước về giờ dạy của mình, GV tự nhận xét và đánh giá giờ dạy của mình đạt được mức độ nào? Thành công nổi bật nhất ở phần nào? Ngược lại giờ dạy có những gì chưa được, nguyên nhân chưa được là gì ? Tiếp theo tôi chỉ đạo lực lượng kiểm tra sẽ góp ý với GV kiến thức, phương pháp, về cách thức tổ chức tiết học, cách tích hợp chuyên đề...Tình hình trẻ trong lớp, mức độ tiếp thu và kết quả mong đợi đạt được ở mức độ nào...Khi GV đã thỏa mãn với cách nhận xét của mình, người dự giờ công khai với GV về cách cho điểm theo yêu cầu của phiếu đánh giá giờ dạy. Trong cách đánh giá tôi đã chỉ đạo cho lực lượng kiểm tra dự giờ tùy theo năng lực chuyên môn của từng người, điều kiện học sinh trong nhóm, lớp, trang thiết bị hiện có để đánh giá theo yêu cầu cao hay thấp khác nhau, cốt lõi là ở nghệ thuật đánh giá phải làm cho đồng chí của mình phát huy được mặt tích cực và tự học tự bồi dưỡng thêm để giảm đi những phần còn hạn chế trong giờ lên lớp. Qua việc dự giờ định kỳ BGH cũng hiểu kỹ càng thêm về những tác động thuận lợi, khó khăn liên quan đến sự thành công hay thất bại của giờ dạy, giải tỏa được tâm lý cho GV, nếu được khen GV càng làm tốt hơn, nếu phải góp ý tồn tại hạn chế GV cũng không thấy nản, bớt tự ti, bất mãn. Khi nhận xét đánh giá giờ dạy Ban giám hiệu luôn nhìn nhận ưu nhược điểm của GV trên quan điểm mang tính khách quan, gắn liền với những điều kiện liên quan như cơ sở vật chất, trang thiết bị, xuất phát điểm của trẻ, điều kiện dân trí, văn hóa, kinh tế của phụ huynh ở từng điểm trường, từng nhóm lớp...một cách thoải mái, nhẹ nhàng, giúp GV không bị căng thẳng, không sợ, thấy được chia sẻ, được quan tâm.Từ đó GV tiếp thu nội dung được góp ý một cách thoải mái, vui vẻ, dần dần đúc rút kinh nghiệm cho những loại bài học, môn học khác tương tự, tay nghề GV dần dần được nâng lên. 5.Giải pháp thứ năm: Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp đột xuất Kiểm tra đột xuất là một biện pháp nhất thiết phải có, thông qua kiểm tra đột xuất người quản lý nắm bắt được các thông tin liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao nói chung và việc thực hiện các giờ dạy nói riêng của GV một cách khách quan nhất. Chính vì vậy nhà trường đã thực hiện hình thức KTĐGGLL đột xuất xen kẽ các lần KTĐGGLL định kỳ, khi kiểm tra không báo trước, chỉ khi đến giờ học, lực lượng kiểm tra đến nhóm, lớp đề nghị GV cho kiểm tra một giờ dạy bất kỳ theo chương trình GD tuần đã được BGH phê duyệt trước. Qua KTĐGGLL đột xuất đã nắm bắt được chính xác, khách quan việc thực hiện Quy chế chuyên môn như: Việc thực hiện giờ giấc làm việc, thực hiện chương trình GD, thực hiện chế độ sinh hoạt/ ngày cho trẻ, việc chuẩn bị giáo 11 án, đồ dùng dạy học cho bài lên lớp, nội dung, phương pháp, chất lượng giảng dạy của GV và tình hình học sinh trong nhóm lớp, việc tích hợp các chuyên đề, GD kỹ năng sống cho trẻ, tinh thần trách nhiệm của cô giáo trong quá trình chăm sóc GD trẻ, việc quan tâm chăm sóc GD cá biệt đối với trẻ khó khăn, trẻ dân tộc ít người, trẻ khuyết tật, trẻ học yếu như thế nào.... Mỗi học kỳ BGH áp dụng việc kiểm tra đột xuất ít nhất 1lần/ 1GV, trường hợp đặc biệt có thể có số lần nhiều hơn. Trong quá trình KTĐGGLL định kỳ không phải không thực hiện những thao tác trên, tuy nhiên khi KTGGLL định kỳ 100 % GV đã có sự chuẩn bị trước cẩn thận hơn, có khi vẫn dạy trước nên tình huống diễn ra ít, đánh giá chất lượng cô dạy và trẻ học thiếu khách quan. Qua LTĐGGLL đã khắc phục được tình trạng dạy học đối phó của một số GV thiếu tinh thần trách nhiệm cao như cô Đỗ Thị Nguyên, Vũ Thị Quang, Lê Thị Dung. So sánh kết quả KTĐGGLL giữa hình thức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất + Kiểm tra theo chuyên đề của năm học 2016-2017 ( phụ lục số 04) cho thấy kết quả KTĐGGLL theo hình thức đột xuất + kiểm tra theo chuyên đề thì tỷ lệ giờ dạy giỏi, giờ dạy khá thấp hơn, tỷ lệ giờ dạy trung bình cao hơn so với việc KTĐGGLL định kỳ, như vậy cũng đồng nghĩa rằng việc KTĐGGLL đột xuất sẽ khách quan hơn, căn cứ đánh giá phân loại trình độ tay nghề và đánh giá phân loại viên chức cho GV sẽ chính xác hơn. Nếu một GV mà kết quả KTĐGGLL định kỳ đạt giờ giỏi; KTĐGGLL đột xuất cho kết quả giỏi thì đó là điều vô cùng quý giá, khẳng định chất lượng chuyên môn, kiến thức, kỹ năng sư phạm, ý thức tổ chức, tinh thần trách nhiệm của GV đó tốt. Ngược lại khi KTĐGGLL định kỳ đạt nhiều giờ dạy giỏi nhưng khi KTĐGGLL đột xuất cho kết quả giờ dạy không tương xứng hoặc ngược lại thì cần phải xem xét lại, kết quả đánh giá giờ dạy quá chênh lệch trên một GV phản ánh điều gì, nguyên nhân nằm ở đâu? Đây là điều đáng quan tâm nhất. Trường hợp này đã từng xảy ra ở một số GV trong trường, đứng trước thực tế này bản thân BGH, tổ chuyên môn đã có những họp bàn, trao đổi xem xét lại kỹ càng, tìm ra những nguyên nhân có thể tác động tới giờ dạy, thăm dò lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp khác dạy cùng điểm trường, dạy ở nhóm lớp bên cạnh, GV dạy cùng nhóm lớp, trực tiếp trao đổi lắng nghe tâm tư của GV, nếu GV nêu ra những lý do chính đáng tác động không tốt làm cho giờ dạy không đạt kết quả tốt hay đạt ở mức quá cách biệt so với những giờ dự định kỳ thì lực lượng kiểm tra phải kiểm tra lại thông tin GV nói có đúng không, hay chỉ là ngụy biện cho bản thân để lấp láp sự thiếu trách nhiệm trong công việc. Nếu GV nêu ra những lý do không chính đáng thì phải xem xét lại tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn . Dù lý do chính đáng hay không chính đáng thì BGH, tổ chuyên môn của trường cũng tiến hành dự thêm những giờ dạy khác theo hình thức KTĐGGLL định kỳ và đột xuất, qua đó có thêm những căn cứ để nắm bắt thực trạng tay nghề của GV, biết GV có sở trường, sở đoản môn học nào, giờ dạy nào, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV. Nếu có nhiều GV cùng lúng túng, cùng băn khoăn về một nội dung, phương pháp GD nào đó thì trường tổ chức thành hội thảo chuyên đề để trao đổi, thảo luận, bồi dưỡng chung. Nếu vấn đề chỉ tồn tại ở một số ít GV 12 thì BGH, tổ chuyên môn sẽ góp ý, trao đổi, bồi dưỡng riêng cho từng cá nhân một cách kịp thời; Sau khi đã có sự tác động giúp đỡ, tiếp tục phúc tra bằng việc KTĐGGLL ở chính GV được bồi dưỡng, vấn đề đã góp ý để có thêm căn cứ đánh giá trình độ tay nghề của GV một cách chính xác hơn, có như vậy GV dù được đánh giá ở mức độ nào họ cũng thấy thoải mái hơn, có căn cứ để phấn đấu tiếp, không mơ hồ, giảm dần được bệnh thành tích, cũng từ cách làm này nhà trường đã ngăn chặn được sự đối phó, thiếu trách nhiệm của một số GV như cô Nguyễn Thị Hương, cô Lê Thị Dung.... và qua đây gửi gắm thêm thông điệp tới các GV khác biết được cách làm việc của lực lượng kiểm tra là rất nghiêm túc, từ đó chấn chỉnh GV không có con đường nào khác phải tự giác, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp đối với công việc được giao. Ai dạy giỏi thì được biểu dương, ghi nhận, khen thưởng, ai dạy chưa giỏi phải cố gắng thực sự mới có thể tồn tại được. Tránh được tình trạng GV đi dạy học theo kiểu tối ngày đầy công, vô cảm trước các cháu, thiếu trách nhiệm với phụ huynh, với xã hội, làm cho hình ảnh người GV giảm đi sự mực thước và sự tôn trong của xã hội. Đây là điều quan trọng nhất mà hình thức KTĐGGLL ở trường chúng tôi đã làm được. Năm học 2017-2018 KTĐGGLL đột xuất được 52 tiết dạy của GV. Số giờ dạy giỏi đạt 28/52 tiết, tỷ lệ 53,8 % Số giờ dạy khá đạt 18/52 tiết, tỷ lệ 34,6 % Số giờ dạy trung bình 6/52 tiết, tỷ lệ 11,5 % (Chất lượng cụ thể từng GV có bảng phụ lục số 03 đính kèm) So sánh kết quả KTĐGGLL giữa hình thức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất của năm học 2017-2018 ( phụ lục số 04) cho thấy kết quả KTĐGGLL theo hình thức đột xuất và KTĐGGLL định kỳ thì tỷ lệ giờ dạy giỏi, giờ dạy khá, giờ dạy trung bình gần như tương đương nhau. Điều đó khẳng định tinh thần trách nhiệm, lương tâm đạo đức nghề nghiệp, trình độ tay nghề, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của GV đã được nâng lên rất đáng kể. Không còn tình trạng dự giờ định kỳ thì cho kết quả giờ dạy cao, dự giờ đột xuất thì cho kết quả giờ dạy thấp. GV tự giác trong tu dưỡng rèn luyện, tích cực tự học tự bồi dưỡng hơn, tinh thần thái độ phục vụ các cháu tốt hơn, GV thấy tự tin hơn trước đồng nghiệp trước phụ huynh, trước hội nghị đánh giá chuẩn nghề nghiệp của tổ chuyên môn và của nhà trường... 6.Giải pháp thứ Sáu: Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp trực tiếp hoặc gián tiếp Ngoài các hình thức KTĐGGLL trên, nhà trường còn áp dụng hình thức KTĐGGLL trực tiếp hay gián tiếp. Chúng ta đã biết mục đích chính mọi giờ dạy của GV chính là để cho trẻ học, trẻ học được gì về kiến thức, kỹ năng,( kể cả kỹ năng sống), về thái độ ...tất cả phụ thuộc vào chất lượng dạy học của cô. Ngoài việc dự giờ trực tiếp trên lớp dạy, nhà trường đã gián tiếp kiểm tra chất lượng dạy của GV qua kết quả đạt được của trẻ thông qua phiếu khảo sát chất lượng, ví dụ khảo sát cuối ngày khi đi thăm lớp, cuối học kỳ 1, cuối năm học, kiểm tra qua chất lượng các hội thi, các chuyên đề, hoặc qua báo cáo của tổ chuyên môn, của 13 Phó Hiệu trưởng phụ trách khối, cũng có khi kiểm tra qua việc nghiên cứu giáo án...Thông qua cách làm này Hiệu trưởng có thêm nguồn thông tin khách quan, chính xác hơn về chất lượng đội ngũ vì kết quả giờ dạy của GV được thể hiện rất rõ nét trên kết quả của trẻ. Cùng với các biện pháp khác giúp cho Hiệu trưởng xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ sâu sát hơn, thực tế và hiệu quả hơn. Trong năm học 2017-2018 nhà trường đã gián tiếp kiểm tra qua 107 cháu ở tất cả các nhóm lớp thông qua khảo sát xác suất chất lượng/trẻ cuối học kỳ 1 và cuối năm học. Kết quả cho thấy GV nào có nhiều giờ dạy giỏi thì có nhiều cháu đạt chuẩn kiến thức kỹ năng theo độ tuổi ở mức tốt, khá cao và ngược lại. 7.Giải pháp thứ bảy: Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp theo chuyên đề Thường thường trong từng năm học, trường học nói chung và trong trường MN nói riêng đều có những chuyên đề được triển khai, tổ chức thực hiện; mục đích của việc triển khai tổ chức thực hiện các chuyên đề là để cập nhật, bổ sung những nội dung mới, có tính thời sự nhằm phù hợp với xu thế phát triển của xã hội đương đại và hội nhập quốc tế... có khi là chuyên đề cũ ôn lại, vẫn đang thực hiện trong năm học như chuyên đề “Giáo dục Luật an toàn giao thông”, “ GD bảo vệ môi trường”,“Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ”, “ Phát triển tiếng Việt cho trẻ vùng khó”...có khi là chuyên đề mới được gọi là chuyên đề trọng tâm của năm học, ví dụ năm học 2016-2017 chuyên đề trọng tâm là “ Giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non”, năm học 2017-2018 chuyên đề trọng tâm là “Xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm”. Trong năm học nhà trường căn cứ vào kế hoạch, mục tiêu cần đạt được để xây dựng kế hoạch KTĐGGLL theo chuyên đề. Quá trình KTĐGGLL Ban giám hiệu, tổ chuyên môn luôn chú ý đánh giá xem GV đã làm những đồ dùng, đồ chơi gì phục vụ chuyên đề của lớp, GV có tổ chức lồng ghép, tích hợp các chuyên đề trọng tâm, chuyên đề ôn lại vào bài dạy không, việc tích hợp có phù hợp với chủ đề đang học, với nội dung bài học, độ tuổi trẻ, điều kiện CSVC-TTB trong nhóm lớp không..ở tất cả các tháng, các chủ đề, các môn học, loại bài, loại tiết trong cả năm học. Bằng cách làm này BGH đã nắm bắt được tiến độ, chất lượng thực hiện yêu cầu của từng chuyên đề, từng môn học giúp GV được củng cố, khắc sâu thêm, các cháu được tiếp thu lĩnh hội về các vấn đề mới của chuyên đề làm cho chuyên đề việc thực hiện đồng bộ, rộng khắp, đa dạng, thường xuyên trên toàn trường. Trong năm học 2017-2018 trường đã kiểm tra theo chuyên đề được 29 giờ dạy/29GV. Kết quả đạt được là: Số GV có giờ dạy giỏi = 16/29 tỷ lệ 55,2 %. Số GV có giờ dạy khá = 11/29 tỷ lệ 37,9 %. Số GV có giờ dạy trung bình = 02/29 tỷ lệ 6,9 % ( có chi tiết từng GV kèm theo phụ lục số 03) Khi sơ kết, tổng kết việc thực hiện chuyên đề theo năm học trường có nhiều GV đạt giải cao, ví dụ: Chuyên đề “GD phát triển vận động cho trẻ mầm non” đã có 19/24 GV tham gia đạt giải nhất, nhì, ba cấp trường, điển hình là Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Lê Thị Nam, Nguyễn Thị Oanh, Vương Thị Dương...nhà trường đã đạt giải nhì thi cấp huyện năm học 2016-2017; chuyên đề “Xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm” đã có 22/25 GV tham gia đạt giải nhất, 14 nhì, ba cấp trường, điển hình là Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Quách Thị Duyên, Phạm Thị Hà, Nguyễn Thị Hồng...Trường đã đạt giải nhất Huyện, được UBND huyện khen thưởng, đạt gải ba cấp tỉnh ( cuộc thi do Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa tổ chức) năm học 2017-2018. Nhờ việc lồng ghép kiểm tra chuyên đề mà chất lượng dạy và học của nhà trường được nâng lên đáng kể. Tổng hợp tất cả các hình thức KTĐGGLL trong năm học 2017-2018 trường đã KTĐGGLL được 480. Trong đó: Giờ dạy giỏi = 265 tỷ lệ 55,2 % Giờ dạy khá =165 tỷ lệ 34,4 % Giờ dạy trung bình = 50 tỷ lệ 10,4 % Chất lượng giờ dạy được nâng lên rõ rệt tạo cho chất lượng GV cũng được cải thiện rất đáng kể. Kết quả đánh giá CNN: GV đạt loại xuất sắc 17/29 cô tỷ lệ 58,6 %; GV đạt loại khá 10/29 cô tỷ lệ 34,5 %; GV đạt loại trung bình 02/29 cô tỷ lệ 6,9 %. 8.Giải pháp thứ tám: Làm tốt công tác quản lý hồ sơ Công tác quản lý hồ sơ nói chung và quản lý hồ sơ KTĐGGLL được nhà trường đặc biệt quan tâm. Sau mỗi lần KTĐGGLL nhà trường đều phiếu, hồ sơ, biên bản KTĐGGLL, lưu giáo án kèm theo, lưu kết quả xếp loại giờ dạy trong vòng 5-10 năm, đó là căn cứ rất quan trọng mỗi khi có ý kiến không thống nhất về kết quả đánh giá giờ dạy của GV; để theo dõi sự phát triển trong chuyên môn trong nhiều năm, một mặt làm căn cứ xếp loại thi đua trong trong từng học kỳ và cả năm cho GV; làm căn cứ đánh giá CNNGV, xét tăng lương định kỳ, tăng lương trước thời hạn, quy hoạch đề bạt bổ nhiệm cán bộ, kể cả làm căn cứ thực hiện Nghị định của Chính phủ về việc tinh giản biên chế hiện nay. Việc lưu hồ sơ còn giúp cho nhà trường thống kê được chất lượng chuyên môn của GV trong thời gian dài, giúp người quản lý rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý chỉ đạo cũng như xây dựng kế hoạch dài hơi để bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tay nghề cho GV..... IV. HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GÍA GIỜ LÊN LỚP ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN VÀ NHÀ TRƯỜNG Nhờ thực hiện đồng bố cùng lúc nhiều giải pháp trên sau thời gian 01 năm học chất lượng đội ngũ được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là chất lượng giờ dạy và chất lượng giáo dục trẻ. 1.Hiệu quả đạt được đối với giáo viên 100 % GV nhận thức đúng đắn về công tác KTĐGGLL, không thấy khó chịu khi có người đến dự giờ; khi có người dự giờ không thấy mất bình tình, căng thẳng, sau nhiều lần được KTĐGLL, được góp ý, được động viên, được thúc đẩy tay nghề GV được nâng lên, vững vàng, tự tin trong chuyên môn, chất lượng giờ dạy khi đi kiểm tra thường xuyên hay kiểm tra đột xuất được nâng lên đáng kể, hầu hết kết quả đánh giá giờ dạy của GV dù ở hình thức nào cũng không có sự chênh, một số GV có sự chênh lệch nhưng không đáng kể, điều đó khẳng định rằng tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự học tự bồi dưỡng, thái độ phục vụ học sinh, ý chí tiến thủ của GV đã được nâng lên, kỷ 15 cương- tình thương và trách nhiệm đã hòa quyện trong mỗi GV trở thành tính tự giác, chủ động và cầu tiến bộ, hết lòng vì nhiệm vụ, vì các cháu, vì nhân dân, vì nhà trường... Điều đó thể hiện qua bảng thống kê về số lượng tiết dạy ( của cả BGH, và tổ khối chuyên môn dự ) được đánh giá như sau: Số lượng Số giờ Số giờ Số giờ Số giờ giờ dạy đạt giỏi đạt khá đạt đạt yếu Năm học được kiểm trung tra bình 2016-2017 342 116 157 69 0 Tỷ lệ % 2017-2018 480 Tỷ lệ % 33,9 45,9 20,2 0 265 164 51 0 55,2 34,2 10,6 0 Tăng(+); + 40,4 % + 21,3 - 11,7 - 9,6 0 giảm (-) tỷ lệ % Chất lượng dạy học chi phối toàn bộ đến sự tồn tại và phát triển của GV cũng như của nhà trường. Chất lượng giờ dạy được nâng lên là điều kiện cơ bản làm cho chất lượng đánh giá GV theo CNN cũng được nâng lên đáng kể. Năm học Số Giáo Số GV Số GV Số GV Số GV Viên được đạt đạt đạt đạt loại Đánh giá loại loại loại trung yếu CNN Xuất khá bình sắc 2016-2017 27 9 12 6 0 Tỷ lệ % 2017-2018 Tỷ lệ % 29 33,3 44,5 22,2 17 10 2 58,6 34,5 6,9 0 So Tăng ( + ) + 25,3 - 10 - 15,3 giảm (-) 2.Hiệu quả đối với nhà trường Công tác KTĐGGLL đã thực sự có chất lượng, nề nếp tốt, lực lượng KTĐGGLL chủ động hơn trong công tác kiểm tra dự giờ, biết sắp xếp công việc văn phòng khoa học để đi dự giờ thường xuyên hơn, qua đó kết hợp nắm bắt các thông tin liên quan đến nhiệm vụ chính trị của trường, của GV..... đã xóa được suy nghĩ đi dự giờ là làm khó GV, là gây áp lực cho GV, Phó hiệu trưởng đã biết tự sắp xếp nên dự giờ ai, dự môn nào, dự vào ngày nào để tất cả các giờ dạy của 16 GV đều được kiểm tra, đều nắm bắt được thực chất tay nghề GV mạnh khâu nào, yếu khâu nào trong chuyên môn, khi KTĐGGLL lực lượng kiểm tra không chỉ biết góp ý cái GV chưa biết, chưa tốt mà còn biết góp ý cho GV biết cách sửa sai như thế nào cho phù hợp, động viên biểu dương những GV có nhiều cải tiến đổi mới trong giảng dạy...khi đánh giá đã chính xác hơn, khách quan hơn, chống được bệnh thành tích, khi đánh giá không bị các mối quan hệ cá nhân chi phối...Nhờ đi KTĐGGLL thường xuyên, lực lượng kiểm tra cũng phải tích cực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao độ hiểu biết về chuyên môn, những kiến thức về khoa học KTĐGGLL, đúc rút học hỏi được nhiều kinh nghiệm, nắm bắt được nhiều tình huống xảy ra, làm cho kiến thức của lực lượng kiểm tra cũng được trau dồi phong phú, qua đó cũng nắm bắt được thêm những tác động ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của GV, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp kịp thời trong cách tham mưu bổ sung, đầu tư CSVC-TTB, các điều kiện cần và đủ để GV có điều kiện tốt nhất trong quá trình dạy học, cũng qua đó giúp cho cán bộ quản lý thêm thông tin quý báu về khả năng của từng GV để phân công chuyên môn cho từng GV sao cho phù hợp với năng lực, sở trường, hạn chế yếu kém, tạo mọi điêu kiện cho GV có cơ hội hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Chất lượng KTĐGGLL được cải thiện đáng cũng góp phần làm cho không khí trong trường thêm ấm áp, mối đoàn kết được giữ vững, mọi người nhìn nhau thân ái hơn, không ai phải mặc cảm tự ti vì bản thân quá yếu hoặc không có tiến bộ, hay bị nhắc nhở trong chuyên môn...BGH cũng không mất nhiều thời gian để kiểm điểm quy trách nhiệm cho việc tay nghề của GV, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ không được nâng lên... Chất lượng KTĐGGLL được nâng lên đã kích cầu cho chất lượng dạy học của GV được nâng cao, uy tín của các cô giáo được nâng lên, phụ huynh tin tưởng hơn, yên tâm gửi con đến trường ngày càng đông, tỷ lệ trẻ chuyên cần tăng rất mạnh, phụ huynh phấn khởi tích cực phối hợp với GV nhịp nhàng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ... thúc đẩy mạnh mẽ mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc GD trẻ. Đạt chuẩ n kiến thức theo độ tuổi Đạt chuẩ n kiến thức mức độ tốt Đạt chuẩn kiến thức mức độ khá Đạt chuẩn kiến thức mức trung bình Kênh bình thường Kênh suy Dinh dưỡng Kênh Kênh Bình thấp thườn còi g 2016-2017 397 114 140 143 362 35 360 37 Tỷ lệ % 100 28,7 35,3 36,0 91,2 8,8 90,7 9,3 2017-2018 428 211 112 105 396 32 395 33 Tỷ lệ % 100 49,3 26,2 24,5 92,5 7,5 92,3 7,7 Năm học Về cân nặng Về chiều cao 17 Tăng (+), + + + giảm(-) 20,6 9,1 11,5 1,3 1,3 1,6 1,6 Nhờ chất lượng đội ngũ và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục đạt cao, đã góp phần làm cho uy tín vị thế của nhà trường ngày càng được nâng lên, trong các cuộc thi GV dạy giỏi do cấp trên tổ chức trường luôn có GV tham dự và đạt kết quả tốt, được Phòng GD&ĐT huyện chọn làm trường chất lượng cao trong bậc học MN toàn huyện, được đánh giá ngoài và được công nhận trường đạt chuẩn chất lượng GD cấp độ 3 theo quy định của Bộ GD&ĐT, là trường học đầu tiên trong huyện Như Xuân được công nhận đạt cấp độ cao nhất, nhà trường đã được tặng danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc” năm học 2016-2017. Năm 2017 trường được Huyện ủy huyện Như Xuân khen thưởng; năm học 2017-2018 trường được Phòng GD&ĐT huyện kiểm tra xếp loại tốt, đạt giải nhất cuộc thi: “Xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm” cấp huyện và giải ba cấp tỉnh do Sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức. Tất cả thành quả trên là nhờ ở sự cố gắng của tập thể cán bộ GV, đặc biệt là công tác KTĐGGLL mà trường đã thực hiện. C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN KTĐGGLL là một công việc phải tiến hành thường xuyên, liên tục của các nhà trường, kiểm tra để phát hiện điểm mạnh, điểm yếu trong chuyên môn nhằm phát huy hơn nữa những điểm mạnh, hạn chế tối đa những mặt tồn tại làm cho chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, đảm bảo cho sự phát triển không ngừng đi lên của nhà trường; là thực hiện tốt một trong nhiều chức năng của Hiệu trưởng( người lãnh đạo) “ Lãnh đạo và kiểm tra là một, lãnh đạo mà không kiểm tra xem như không làm lãnh đạo”. Thực hiện tốt công tác KTĐGGLL là góp phần thực hiện mục tiêu của GD&ĐT “ Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của GD là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghãi xã hội; có đạo đức trong sáng; có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam; có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực cá nhân; làm chủ tri thức khoa học công nghệ hiện đại;có tư duy sáng tạo; có kỹ xnawng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khỏe, là những người vừa “ hồng ” vừa “ chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ. [ 1 ] Thực hiện tốt công tác KTĐGGLL là góp phần đảm bảo uy tín, danh dự của thầy cô giáo, góp phần cho sự tồn tại, phát triển của nhà trường, của xã hội, của nhân loại tiến bộ. Làm tốt công tác KTĐGGLL là chúng ta đang tự thân vận động, đang thực hiện tốt chủ trương của Đảng ta “ Khơi dậy và phát huy tối đa nội lực”[ 1] đang góp phần tiến lên chinh phục thế giới bằng chính trí óc của mình thông qua những sản phẩm lao động của những người làm công tác GD thời hiện tại. Chính vì vậy trong nhà trường nói chung và trong trường MN nói riêng nhất thiết phải làm thật tốt công tác KTĐGGLL. 18 Qua quá trình vận dụng các giải pháp để thực hiện công tác KTĐGGLL trong nhà trường thời gian qua đã giúp nhà trường nhanh chóng khắc phục các yếu điểm đang tồn tại, phát huy tốt hơn các kết quả đã đạt được trong những năm học trước, giúp nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Bên cạnh đó kết quả công tác KTĐGGLL còn giúp cho nhà trường có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đánh giá ngoài chất lượng giáo dục và được Sở GD&ĐT Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận trường MN Bãi Trành đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3; Đủ 01 tiêu chí về chất lượng chuyên môn của GV trong tiêu chuẩn 2 Quy chế công nhận trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Đó là kết quả của việc tôi đã vận dụng linh hoạt sáng tạo một lúc nhiều giải pháp, đặc biệt là giải pháp nâng cao chất lượng công tác KTĐGGLL; giải pháp đã áp dụng trên hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của nhà trường. Từ kinh nghiệm thực tế của trường MN Bãi Trành có thể vận dụng được cho những trường có điều kiện tương tự, không chỉ trước mắt mà có thể vận dụng được lâu dài, mang lại hiệu quả và giá trị bền vững, đặc biệt trong điều kiện đội ngũ của các trường MN trong huyện Như Xuân, cũng như trong tỉnh, một số lượng không nhỏ GV được đào tạo với hình thức tại chức, vừa học vừa làm, học từ xa, học chuyển đổi, trong khi yêu cầu của xã hội về giáo dục ngày càng cao. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua việc áp dụng các giải pháp KTĐGGLL trên bản thân tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau: - Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ GD nói chung và chăm sóc giáo dục trẻ trong trường MN nói riêng, muốn nắm chắc trình độ chuyên môn của GV nhất thiết phải làm tốt công tác KTĐGGLL. - Để làm tốt công tác KTĐGGLL, Hiệu trưởng cần giải quyết tốt vấn đề tư tưởng cho GV, giúp GV hiểu sâu sắc vai trò của công tác KTĐGGLL để GV không mặc cảm, không ngại, không lo sợ, căng thẳng khi có người đến kiểm tra. - Làm tốt công tác kế hoạch; kế hoạch đó phải trở thành kế hoạch hóa cho từng học kỳ, tháng, tuần, ngày, đến từng người, từng môn, từng tiết, từng lớp. - Hiệu trưởng phải tổ chức tốt lực lượng KTĐGGLL, phải đủ về số lượng, có trình độ năng lực tốt, nắm vững tình hình GV và nhà trường, có hiểu biết vững chắc về khoa học GDMN ( Tâm, sinh lý lứa tuổi, lý luận dạy học) và nắm được các phương pháp tổng kết, phân tích, đánh giá khách quan, khoa học... ( Định mức, chuẩn mực và định lượng), nắm vững chương trình GD của từng khối lớp, BGH vừa là người thầy giỏi, vừa là nhà quản lý tốt, thực hiện quản lý chặt chẽ chế độ sinh hoạt/ ngày của trẻ, thời gian tổ chức hoạt động học, loại bài, loại tiết, tránh tình trạng khi nghe nói có người đến dự giờ GV tự đổi bài, đổi tiết dạy và các hiện tượng khác. - Hiệu trưởng cần thực sự cầu thị, tâm và tài, đức và trí phải đi đôi mới đánh giá giờ lên lớp của GV một cách khách quan, trung thực, mới có thể hiểu được thực chất chất lượng tay nghề của đội ngũ mà tìm ra những biện pháp thích hợp khoa học cho công tác quản lý giờ lên lớp của mình. 19 - Trong quá trình KTĐGGLL của GV cũng cần tham khảo ý kiến mọi người để lựa chon thông tin nhưng tuyệt đối không đồng tình với tư tưởng cá nhân, cần đảm bảo khách quan, chính xác, từ đó mới đánh giá giờ lên lớp một cách chính xác, trung thực và công khai. - Hiệu trưởng phải ra các quyết định chính xác, kịp thời về kết quả KTĐGGLL để điều khiển hoạt động chuyên môn theo hướng đúng đắn, với phương châm “ Kỷ cương- Tình thương- trách nhiệm”, tất cả vì trẻ thơ, vì sự phồn vinh của quê hương đất nước. III. KIẾN NGHỊ 1. Đối với UBND huyện,Tỉnh Cần làm tốt hơn nữa công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học, phải bổ nhiệm cán bộ quản lý là những người thực sự có phẩm chất tốt, năng lực tốt, có như vậy mới đủ đức, đủ tài để làm tốt công tác KTĐGGLL. Cần thiết nên có những cuộc thi sát hạch năng lực trong từng năm học, mạnh dạn hơn nữa trong việc miễn nhiệm các cán bộ quản lý trong nhiều năm để chuyên môn nhà trường không có tiến bộ, không phát triển. Bổ nhiệm kịp thời hơn cán bộ quản lý cho các trường còn thiếu để công tác KTĐGGLL được tiến hành bài bản, thuận lợi hơn. 2.Đối với Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nên cân đối kinh phí chi khen thưởng xứng đáng và kịp thời hơn cho các GV có nhiều thành tích cao trong chuyên môn, cho các trường làm tốt công tác KTĐGGLL nhằm phát huy tối đa sức mạnh của công tác KTĐGGLL. 3. Đối với UBND xã Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác Khuyến học- khuyến tài, khen thưởng kịp thời, xứng đáng cho GV dạy giỏi- học sinh giỏi. Mặc dù rất cố gắng nhưng đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, kính mong Hội đồng khoa học cấp trên quan tâm, góp ý để bản thân tôi có thêm kiến thức bổ sung vào công tác KTĐGGLL một cách tốt nhất./. XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Bãi Trành, ngày 18 tháng 4 năm 2018 Tôi xin cam đoan SKKN này là do tôi viết, không sao chép của người khác. NGƯỜI VIẾT Hứa Thị Ái 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan