Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tà...

Tài liệu Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế

.PDF
77
1
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG KIM CHINH KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CỦA BÊN THỨ BA TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CỦA BÊN THỨ BA TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Luật Quốc tế Định hướng nghiên cứu Mã số: 8380108 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Trần Thị Thùy Dương Học viên : Đặng Kim Chinh Lớp : 19CHQT_K32_NC, Khóa 32 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế” là công trình nghiên cứu của cá nhân và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các nội dung nêu trong luận văn đảm bảo tính trung thực, chính xác, tin cậy. Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Thùy Dương. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tác giả Đặng Kim Chinh DANH MỤC VIẾT TẮT ALF Hiệp hội các nhà tài trợ kiện Association of Litigation Funders of England and Wales tụng của Anh và xứ Wales Công ước ICSID Convention on the Settlement of Công ước về Giải quyết Tranh Investment Disputes between chấp Đầu tư giữa các Quốc gia States and Nationals of Other và các Công dân quốc gia khác States Công ước New York 1958 Convention on the Recognition Công ước về Công nhận và Thi and Enforcement of Foreign hành các Quyết định trọng tài Arbitral Awards (New York, nước ngoài, 1958 1958) EVIPA Investment Protection Agreement between the European Union and the Socialist Republic of Vietnam Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ICSID International Centre for Settlement of Investment Disputes Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế IIA international investment agreement các hiệp định quốc tế về đầu tư ISDS investor-state dispute settlement giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước / giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế TPF third-party funding tài trợ của bên thứ ba UNCITRAL United Nations Commission on International Trade Law Ủy ban Pháp luật Thương mại Quốc tế Liên Hợp Quốc UNCTAD United Nations Conference on Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc Trade and Development WG III United Nations Commission on International Trade Law Working Group III Nhóm làm việc số III của UNCITRAL MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI TRỢ CỦA BÊN THỨ BA TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ .......................................9 1.1. Nguồn gốc thuật ngữ “tài trợ của bên thứ ba” trong giải quyết tranh chấp ......................................................................................................................11 1.2. Một số khái niệm “tài trợ của bên thứ ba” trong giải quyết tranh chấp ... ..............................................................................................................................13 1.2.1. Định nghĩa tài trợ của bên thứ ba của một số học giả .............................13 1.2.2. Định nghĩa tài trợ của bên thứ ba của một số hiệp hội ............................17 1.2.3. Định nghĩa tài trợ của bên thứ ba trong các quy tắc trọng tài ................18 1.2.4. Định nghĩa tài trợ của bên thứ ba trong pháp luật một số quốc gia ........20 1.2.5. Định nghĩa tài trợ của bên thứ ba trong các hiệp định quốc tế về đầu tư ............................................................................................................................23 1.3. Đề xuất khái niệm “tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế .............................................................................................................25 1.4. Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển của tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế .........................................................................28 1.4.1. Ưu, nhược điểm của tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế.................................................................................................................29 1.4.2. Xu hướng phát triển của tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế .....................................................................................................32 Kết luận chương 1 ...................................................................................................35 CHƯƠNG 2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI TRỢ CỦA BÊN THỨ BA ĐỐI VỚI TỐ TỤNG TRỌNG TÀI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀ KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH ....................................................................................................36 2.1. Những ảnh hưởng của tài trợ của bên thứ ba đối với tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế ......................................................................................................36 2.1.1. Tài trợ của bên thứ ba và xung đột lợi ích đối với trọng tài viên ............36 2.1.2. Ảnh hưởng của tài trợ của bên thứ ba đến quyết định phân bổ chi phí và bảo đảm chi phí ..................................................................................................37 2.1.3. Ảnh hưởng của tài trợ của bên thứ ba đối với bảo mật và đặc quyền pháp lý .........................................................................................................................40 2.1.4. Kiểm soát của nhà tài trợ bên thứ ba đối với tố tụng trọng tài và tác động tiêu cực đến việc giải quyết tranh chấp một cách thân thiện .............................41 2.2. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế .............................................................................43 2.2.1. Không có quy định trực tiếp điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế ................................................................43 2.2.2. Cấm tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế ..........46 2.2.3. Nhóm quy định trực tiếp điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế ................................................................47 2.2.4. Xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế ................................................................56 2.3. Khung pháp lý “nghiêm khắc với tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế dành cho Việt Nam và giải pháp xây dựng .............58 2.3.1. Khung pháp lý “nghiêm khắc với tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế dành cho Việt Nam ......................................................59 2.3.2. Giải pháp xây dựng khung pháp lý “nghiêm khắc với tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế dành cho Việt Nam .........................61 Kết luận chương 2 ...................................................................................................63 KẾT LUẬN ..............................................................................................................64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đầu tư quốc tế có vai trò quan trọng, đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa. Tính đến nay, Việt Nam đã gia nhập và tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do1 và bảo hộ đầu tư.2 Tuy nhiên, song hành cùng với sự phát triển của đầu tư quốc tế tại Việt Nam sẽ là sự gia tăng các vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế. Trong các vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế, tài trợ của bên thứ ba (thirdparty funding) có thể hiểu là bất kỳ nguồn tài trợ nào của thể nhân hoặc pháp nhân không phải là một bên tranh chấp nhưng có ký kết thỏa thuận với một bên tranh chấp để thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí tố tụng nhằm đổi lại một khoản thù lao phụ thuộc vào kết quả tranh chấp, hoặc bất kỳ nguồn kinh phí nào của thể nhân hoặc pháp nhân không phải là một bên tranh chấp dưới hình thức trợ cấp hoặc viện trợ không hoàn lại.3 Sự gia tăng các vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế kéo theo hiện tượng gia tăng đáng kể tài trợ của bên thứ ba đối với các vụ kiện đầu tư quốc tế về cả số lượng nhà tài trợ bên thứ ba (third-party funder) và số vụ kiện được tài trợ.4 Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tài trợ của bên thứ ba đối với các vụ kiện đầu tư quốc tế vẫn chưa được kiểm soát, điều chỉnh ở cấp hiệp định, pháp luật đầu tư quốc gia cũng như theo các quy tắc trọng tài đầu tư quốc tế hiện hành. Do đó, tài trợ của bên thứ ba trong tranh chấp đầu tư quốc tế ngày càng thu hút sự chú ý, quan tâm của các quốc gia, các nhà đầu tư, các nhà tài tài trợ bên thứ ba, các tổ chức trọng tài quốc tế, các luật sư và các học giả.5 Quá trình phát triển lịch sử của hệ thống giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được thiết lập bởi các hiệp định quốc tế về đầu tư cho thấy: Trong các phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế hiện nay, trọng tài đầu tư quốc tế đã nổi lên 15 FTA có hiệu lực và 2 FTA đang đàm phán (theo http://trungtamwto.vn/fta truy cập 20/8/2022). Đinh Ánh Tuyết (2020), “Hỗ trợ cải thiện công tác phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế”, Báo cáo nghiên cứu nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, UNDP UK 2019-2020, tr.5. 3 Điểm (i), điều 3.28, chương 3, phần B của EVIPA. 4 UNCITRAL - Working Group III (ISDS Reform) (2019), A/CN.9/WG.III/WP.157 - Possible reform of investor-State dispute settlement (ISDS) Third-party funding, United Nations, para.3. 5 Brooke Guven and Lise Johnson (2019), The Policy Implications of Third-Party Funding in Investor-State Dispute Settlement, Columbia Center on Sustainable Investment (CCSI), pp.1. 1 2 2 theo thời gian như một phương thức được ưu tiên lựa chọn.6 Theo Nhóm làm việc số III của UNCITRAL (UNCITRAL Working Group III), tài trợ của bên thứ ba ảnh hưởng tới tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế trên nhiều phương diện.7 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài xuất phát từ yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam đó là phải hiểu biết thấu đáo về ảnh hưởng và khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua phương thức trọng tài đầu tư quốc tế, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để ngăn ngừa, hạn chế các ảnh hưởng, tác động tiêu cực đối với Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua tìm hiểu của tác giả, cho đến nay, tại Việt Nam, có một bài báo đề cập tài trợ của bên thứ ba, đó là bài “Tài trợ từ bên thứ ba trong trọng tài thương mại: kinh nghiệm từ một số hệ thống pháp luật cho Việt Nam” của Trần Hoàng Tú Linh, Huỳnh Quang Thuận tại Tạp chí Khoa học và Pháp lý số 03(142)/2021. Bài báo so sánh tổng quan về tài trợ của bên thứ ba trong pháp luật một số nước, từ đó đưa ra đề xuất: Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam nên đi theo con đường mà Hong Kong đang đi, nghĩa là quy định về “tài trợ từ bên thứ ba” trước mắt chỉ áp dụng cho hoạt động trọng tài. Trong phạm vi hiểu biết của tác giả, thời gian gần đây, trên thế giới có một xu hướng mạnh mẽ quan tâm nghiên cứu tới chủ đề tài trợ của bên thứ ba trong cả tranh chấp dân sự được giải quyết tại tòa án quốc gia, tranh chấp thương mại được giải quyết thông qua trọng tài thương mại và đặc biệt là tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua phương thức trọng tài đầu tư quốc tế. Trong đó, có thể liệt kê những tác giả và công trình tiêu biểu sau đây. Nhóm các luận văn, luận án: Mr. Daniel Mathew (2019), Third party funding in international arbitration, Degree of LL.M, National Law University Delhi (India). Luận văn này xem xét tính 6 UNCTAD (2010), Investor–State Disputes: Prevention and Alternatives to Arbitration, UNCTAD New York/Geneva, pp. 13, 14, 15. 7 UNCITRAL - Working Group III (ISDS Reform) (2019), A/CN.9/WG.III/WP.172 - Possible reform of investor-State dispute settlement (ISDS) - Third-party funding – Possible solutions, United Nations, para.5. 3 minh bạch, tiết lộ thông tin, đặc quyền pháp lý và phân bổ chi phí có liên quan đến sự tham gia của tài trợ của bên thứ ba trong bối cảnh trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, luận văn chỉ xem xét các vấn đề một cách khái quát, tổng quan và tập trung vào phân tích pháp luật Ấn Độ đối với tài trợ của bên thứ ba và đưa ra đề xuất về khả năng áp dụng tại Ấn Độ và các khu vực pháp lý thông luật khác. Thibault De Boulle (2014), “Third-Party Funding” in International Commercial Arbitration, Master thesis of the education ‘Master of Laws’, Faculty of Law Ghent University. Luận văn phân tích khá toàn diện các khía cạnh pháp lý liên quan đến tài trợ của bên thứ ba, bao gồm: các quan điểm về khái niệm tài trợ của bên thứ ba theo nghĩa hẹp (sensu stricto) và theo nghĩa rộng (sensu lato); giải thích về sự gia tăng gần đây của tài trợ của bên thứ ba trong trọng tài thương mại; các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan tới tài trợ của bên thứ ba và điều chỉnh hoạt động của các nhà tài trợ bên thứ ba. Tuy nhiên, luận văn chỉ xem xét tài trợ của bên thứ ba trong bối cảnh trọng tài thương mại quốc tế và tập trung vào cơ chế điều chỉnh hành vi của nhà tài trợ bên thứ ba. Nhóm các báo cáo nghiên cứu của một số tổ chức: ICCA (2018), Report of the ICCA-Queen Mary Task Force on third-party funding in international arbitration, The Netherlands. Báo cáo này tập trung vào mục tiêu đánh giá, phân tích tác động của tài trợ của bên thứ ba đối với tố tụng trọng tài quốc tế và khả năng điều chỉnh các tác động này. Với mục tiêu trên, báo cáo đã xem xét không những về tài trợ của bên thứ ba hiện đại (“modern third-party funding”), mà còn cả thị trường tài trợ của bên thứ ba, các nguồn tài chính cạnh tranh và các mô hình có chức năng tương đương với tài trợ của bên thứ ba. Báo cáo đã dựa trên một khái niệm rộng về tài trợ của bên thứ ba nhằm tìm kiếm sự kết hợp giữa các yếu tố nêu trên. Tuy nhiên, giới hạn phạm vi của báo cáo là xem xét tài trợ của bên thứ ba ở mức độ tổng quan, theo đó báo cáo không xem xét tới sự tương tác với các hệ thống pháp luật và đưa ra giải pháp cụ thể. UNCITRAL Working Group III (2019), A/CN.9/WG.III/WP.157 - Possible reform of investor-State dispute settlement (ISDS) Third-party funding, United Nations. Báo cáo của Nhóm làm việc số III của UNCITRAL giới thiệu định nghĩa tài trợ của bên thứ ba, khung pháp lý điều chỉnh trong pháp luật một số quốc gia, hiệp định và quy tắc trọng tài. Báo cáo cũng nêu ra các vấn đề chính phát sinh trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, bao gồm: xung đột lợi ích và tiết lộ thông tin, 4 việc kiểm soát của nhà tài trợ bên thứ ba với quá trình tố tụng trọng tài, vấn đề bảo mật và đặc quyền pháp lý, chi phí và bảo đảm chi phí và ảnh hưởng gia tăng các vụ kiện phù phiếm (frivolous claims). Tuy nhiên, báo cáo này chỉ mang tính tổng hợp, giới thiệu tổng quan, đưa ra các vấn đề chứ chưa phân tích và tìm các cách thức điều chỉnh. UNCITRAL Working Group III (2019), A/CN.9/WG.III/WP.172 - Possible reform of investor-State dispute settlement (ISDS) Third-party funding – Possible solutions, United Nations. Đây là báo cáo mới nhất trong khuôn khổ làm việc của Nhóm làm việc số III của UNCITRAL liên quan tới tài trợ của bên thứ ba, nó là phiên bản bổ sung của báo cáo A/CN.9/WG.III/WP.157 nêu trên. Báo cáo này đã nhận diện được các mối quan ngại trong đó chia ra hai cấp độ: ảnh hưởng tới hệ thống tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư nói chung và tới tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế nói riêng; giới thiệu về khung pháp lý điều chỉnh và đặc biệt đã gợi mở được các biện pháp cải cách có thể về ngăn cấm tài trợ của bên thứ ba, quy định điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba. Tuy nhiên, báo cáo này vẫn chỉ dừng ở mức độ nhận diện vấn đề, gợi mở các tùy chọn có thể trong việc điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba. Ngoài ra, báo cáo không xem xét tới sự tương tác với các hệ thống pháp luật và đưa ra giải pháp cụ thể. ICSID (2022), Proposed amendments to the regulations and rules for ICSID convention proceedings, ICSID arbitration rules. Quy tắc trọng tài mới nhất của ICSID đã bổ sung một số quy định về tài trợ của bên thứ ba, bao gồm: Quy tắc 14 quy định đối với việc thông báo về tài trợ của bên thứ ba; Quy tắc 53(4) quy định hội đồng trọng tài có nghĩa vụ phải xét tới sự tồn tại của tài trợ của bên thứ ba trong việc ra quyết định về bảo đảm chi phí. Nhóm các sách, bài báo, tạp chí khoa học: Duarte G. Henriques (2018), “Third-party funding – in search of a definition”, The American Review of international Arbitration, Vol. 28 No. 4. Bài báo xem xét khái niệm tài trợ bên thứ ba theo góc độ ảnh hưởng đến xung đột lợi ích, phán quyết về chi phí và bảo đảm chi phí, từ đó chỉ ra sự phức tạp trong việc định nghĩa tài trợ của bên thứ ba. Bài báo cũng cảnh báo về sai lầm mang tính phương pháp luận trong việc định nghĩa tài trợ của bên thứ ba và nhà tài trợ bên thứ ba. Bài báo gợi mở cách tiếp cận trong việc định nghĩa thuật ngữ pháp lý, từ đó, đưa ra phương pháp khả thi trong việc định nghĩa tài trợ của bên thứ ba. Bài báo cũng 5 đưa ra các điểm đặc trưng của tài trợ của bên thứ ba và kết luận rằng điểm đặc trưng nhất chính là yếu tố kiểm soát của nhà tài trợ bên thứ ba đối với vụ kiện. Tuy nhiên, bài báo không đưa ra khái niệm tài trợ của bên thứ ba. Sarah E. Moseley (2019), “Disclosing Third-Party Funding in International Investment Arbitration”, Texas Law Review, vol.97-2019. Bài báo phân tích và đưa ra đề xuất một cơ chế tiết lộ thông tin nhằm hạn chế tác hại của tài trợ của bên thứ ba, cụ thể là chuyển trách nhiệm pháp lý sang các tổ chức trọng tài thông qua việc tích hợp các thủ tục công bố thông tin và quy trình bổ nhiệm trọng tài viên đã có từ trước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá xung đột lợi ích. Willem H. van Boom (2011), “Third-Party Financing in International Investment Arbitration”, Erasmus School of Law, Rotterdam, the Netherlands. Bài báo giải thích vai trò của tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế; so sánh tổng quan về các hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba, đặc biệt tập trung tới cách thức mà tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế được điều chỉnh và cách thức cải thiện việc điều chỉnh này. Tuy nhiên, bài báo được viết trong bối cảnh cách nay đã hơn 10 năm, bài báo cũng chưa nhận diện được các ảnh hưởng mà tài trợ của bên thứ ba tác động tới trọng tài đầu tư quốc tế và chính vì vậy mà bài báo chưa đưa ra được cách thức điều chỉnh phù hợp mà chỉ gợi mở hai cực của việc điều chỉnh: (1) không cần quy định trực tiếp điều chỉnh và (2) cấm tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế. Brooke Guven and Lise Johnson (2019), “The Policy Implications of ThirdParty Funding in Investor-State Dispute Settlement”, Columbia Center on Sustainable Investment (CCSI) - Working Paper 2019. Bài báo phân tích tác động của tài trợ của bên thứ ba đối với các quốc gia bị đơn cụ thể, các ngành cụ thể (chẳng hạn như cơ sở hạ tầng và khai khoáng), số vụ việc, bản chất và động cơ của nguyên đơn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (foreign direct investment – FDI), sự phát triển của luật đầu tư và sự bỏ mặc hoặc điều chỉnh quá mức đối với tài trợ của bên thứ ba. Bài báo kết luận rằng tài trợ của bên thứ ba trong ISDS có thể có những ảnh hưởng nghiêm trọng và mang tính hệ thống cần được chú ý và phân tích sâu hơn. Tuy nhiên, bài báo chỉ tập trung xem xét ảnh hưởng của tài trợ của bên thứ ba với quốc gia bị đơn ở khía cạnh chính sách. 6 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận văn so sánh, phân tích, đánh giá các cách thức điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế, trên cơ sở đó, đưa ra khung pháp lý điều chỉnh phù hợp và đề xuất biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế các ảnh hưởng, tác động tiêu cực đối với Việt Nam. Để thực hiện mục đích trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Phân tích, so sánh một số khái niệm “tài trợ của bên thứ ba” trong giải quyết tranh chấp và đưa ra khái niệm “tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế; - Phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của tài trợ của bên thứ ba đối với tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế; - Phân tích, so sánh các cách thức điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế, từ đó, đưa ra khung pháp lý điều chỉnh; - Đề xuất khung pháp lý “nghiêm khắc với tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế dành cho Việt Nam và giải pháp xây dựng khung pháp lý này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: khái niệm và các hình thức tài trợ của bên thứ ba; hoạt động tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế khi có sự tham gia của tài trợ của bên thứ ba; một số vụ kiện điển hình liên quan đến tài trợ của bên thứ ba; quy định về tài trợ của bên thứ ba trong một số hiệp định quốc tế về đầu tư, quy tắc trọng tài và pháp luật một số quốc gia; khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế. Phạm vi nghiên cứu: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế là một vấn đề phức tạp và có phạm vi nghiên cứu rộng. Bởi vậy, trong khuôn khổ hạn định về số trang đối với một luận văn, tác giả sẽ chỉ tiến hành: (1) Tập trung vào các tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh theo các IIA mà không xem xét tới tranh chấp đầu tư quốc tế chỉ dựa theo hợp đồng đầu tư giữa nhà đầu tư và nhà nước và/hoặc chỉ dựa theo pháp luật đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư; (2) Xem xét tài trợ của bên thứ ba dưới vai trò tài trợ cho nhà đầu tư nguyên đơn mà 7 không xem xét tới tài trợ của bên thứ ba dưới vai trò tài trợ cho quốc gia bị đơn; (3) Nghiên cứu trên cơ sở các ảnh hưởng của tài trợ của bên thứ ba tới tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế đã được nhận diện bởi Nhóm số làm việc số III của UNCITRAL; (4) Phân tích, đánh giá các phán quyết trọng tài được giới hạn trong các bài báo, báo cáo đã được xuất bản trên internet, do các yêu cầu bảo mật trong hầu hết các quy tắc trọng tài và hiệp định quốc tế về đầu tư, các phán quyết trọng tài không được công bố hoặc chỉ được công bố một phần; (5) Trong phần biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế các ảnh hưởng, tác động tiêu cực đối với Việt Nam, luận văn chỉ đưa ra biện pháp trong trường hợp Việt Nam là bị đơn, không nhắc tới biện pháp đối với nhà đầu tư Việt Nam khi kiện quốc gia tiếp nhận đầu tư nước ngoài. 5. Phương pháp pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ cần nghiên cứu trên, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm: phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp. Tiêu biểu như: (1) Tác giả sử dụng cả phương pháp nghiên cứu so sánh cũng như phương pháp phân tích và tổng hợp trong Mục 1.3 Chương 1 với mục đích phân tích làm rõ các khái niệm “tài trợ của bên thứ ba” từ một số nguồn tiêu biểu khác nhau, đồng thời so sánh chúng, từ đó tổng hợp các điểm chung trong nội hàm của các khái niệm này làm tiền đề để đề xuất khái niệm “tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế; (2) Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh trong Mục 2.2 Chương 2 nhằm so sánh các quan điểm đối lập trong các cách thức điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế làm tiền đề để đưa ra khung pháp lý điều chỉnh phù hợp. 6. Ý nghĩa lý luận – thực tiễn Ý nghĩa lý luận: Luận văn đưa ra khái niệm “tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế, đồng thời kiến nghị đề xuất khung pháp lý “nghiêm khắc với tài trợ của bên thứ ba” dành cho Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đưa ra giải pháp xây dựng khung pháp lý “nghiêm khắc với tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế dành cho Việt Nam, góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực trong trường hợp Việt Nam là bị đơn tại trọng tài đầu tư quốc tế khi nhà đầu tư nguyên đơn sử dụng tài trợ của bên thứ ba. 8 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 02 chương: Chương 1. Những vấn đề cơ bản về tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế Chương 2. Những ảnh hưởng của tài trợ của bên thứ ba đối với tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế và khung pháp lý điều chỉnh. 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI TRỢ CỦA BÊN THỨ BA TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Trong tranh chấp đầu tư quốc tế, quyền lợi, nghĩa vụ giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư được điều chỉnh bởi: các hiệp định quốc tế về đầu tư (international investment agreement - IIA), hợp đồng đầu tư giữa nhà đầu tư và nhà nước, pháp luật đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư. Trong phạm vi giới hạn, luận văn tập trung vào các tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh theo các IIA mà không xem xét tới tranh chấp đầu tư quốc tế chỉ dựa theo hợp đồng đầu tư giữa nhà đầu tư và nhà nước và/hoặc chỉ dựa theo pháp luật đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư. Trong bối cảnh chỉ xét tới các tranh chấp mà sự đồng ý phân xử là xuất phát từ một hiệp định quốc tế về đầu tư, Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế (The International Centre for Settlement of Investment Disputes - ICSID) và Ủy ban Pháp luật Thương mại Quốc tế Liên Hợp Quốc (United Nations Commission on International Trade Law – UNCITRAL) đã cùng nhau đưa ra định nghĩa “Tranh chấp đầu tư quốc tế là tranh chấp phát sinh theo các quy định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư trong một hiệp định quốc tế về đầu tư”.8 Các IIA thường quy định nhiều phương thức và cơ chế giải quyết tranh chấp khác nhau để nhà đầu tư lựa chọn. Nhìn chung, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một số phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế sau: (1) giải quyết tranh chấp thông qua bảo hộ ngoại giao; (2) giải quyết tranh chấp tại tòa án của nước tiếp nhận đầu tư; (3) giải quyết tranh chấp thông qua trung gian, hòa giải; (4) giải quyết tranh chấp tại trọng tài đầu tư quốc tế.9 Trong phạm vi giới hạn, luận văn tập trung tới phương thức giải quyết tranh chấp tại trọng tài đầu tư quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được định nghĩa tại các IIA, cũng thường được gọi là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước (investor-state dispute settlement - ISDS) là cách thức, biện pháp hay phương thức mà nhà đầu tư nước ngoài (đối tượng bảo hộ của các IIA) và nước tiếp nhận đầu tư giải 8 ICSID & UNCITRAL (2021), Draft Code of Conduct for Adjudicators in International Investment Disputes September 2021 - Version Three, article 1.5 9 Trần Việt Dũng, Nguyễn Thị Lan Hương (2020), Các cơ chế trọng tài đầu tư quốc tế - Quy tắc, thủ tục và thực tiễn, NXB ĐHQG TP.HCM, tr.12. 10 quyết vấn đề tranh chấp liên quan tới nghĩa vụ bảo hộ đầu tư của nước đó theo các quy định của IIA.10 Tuy nhiên, lưu ý rằng, bảo hộ nhà đầu tư thông qua cơ chế ISDS trong các IIA tự nó không phải là mục tiêu chính sách của các IIA mà được xem như một phương tiện để đạt được mục tiêu mong muốn. Bởi vì đối tượng và mục tiêu của các IIA là thúc đẩy đầu tư và định hình cách đối xử của chính phủ với đầu tư nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và thịnh vượng của các thành viên.11 Chính vì vậy, theo tác giả, bất kể những tác động nào làm ảnh hưởng tới cơ chế ISDS, ảnh hưởng tới tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế, từ đó gián tiếp làm giảm mục tiêu của các hiệp định quốc tế về đầu tư sẽ đều là đối tượng mà các quốc gia ký kết, các tổ chức trọng tài, tổ chức có liên quan và các học giả quan tâm để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Theo Nhóm làm việc số III của UNCITRAL, tài trợ của bên thứ ba ảnh hưởng tới cả cơ chế ISDS và tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế,12 cụ thể: - Ảnh hưởng của tài trợ của bên thứ ba đối với cơ chế ISDS trên các khía cạnh: (1) Sự gia tăng số lượng các vụ kiện ISDS nói chung cũng như các vụ kiện ISDS phù phiếm nói riêng; (2) Các thay đổi trong quy định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư; (3) Sự mất cân bằng do các quốc gia bị đơn thường không có quyền tiếp cận tài trợ của bên thứ ba; - Ảnh hưởng của tài trợ của bên thứ ba đối với tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế, bao gồm: (1) Xung đột lợi ích đối với trọng tài viên; (2) Quyết định phân bổ chi phí và bảo đảm chi phí; (3) Bảo mật và đặc quyền pháp lý; (4) Kiểm soát của các nhà tài trợ bên thứ ba đối với tố tụng trọng tài và tác động tiêu cực đến việc giải quyết tranh chấp một cách thân thiện. Theo mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung xem xét ảnh hưởng của tài trợ của bên thứ ba đối với tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế. Để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của đề tài, trước tiên cần phải làm rõ tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế là gì, đồng thời phải chỉ rõ ưu, nhược điểm cũng như xu hướng phát triển của tài trợ của bên thứ ba trong tố Trần Việt Dũng, Nguyễn Thị Lan Hương (2020), Các cơ chế trọng tài đầu tư quốc tế - Quy tắc, thủ tục và thực tiễn, NXB ĐHQG TP.HCM, tr.32, 33. 11 Brooke Guven and Lise Johnson (2019), The Policy Implications of Third-Party Funding in Investor-State Dispute Settlement, Columbia Center on Sustainable Investment (CCSI), pp.8 12 UNCITRAL - Working Group III (ISDS Reform) (2019), A/CN.9/WG.III/WP.172 - Possible reform of investor-State dispute settlement (ISDS) - Third-party funding – Possible solutions, United Nations, para.5. 10 11 tụng trọng tài đầu tư quốc tế. Do đó, chương này, tác giả sẽ nêu về nguồn gốc thuật ngữ “tài trợ của bên thứ ba”, một số khái niệm “tài trợ của bên thứ ba” trong giải quyết tranh chấp nói chung, tiếp theo tác giả sẽ nêu các đặc trưng khác biệt của tranh chấp đầu tư quốc tế và trọng tài đầu tư quốc tế, từ đó đề xuất khái niệm “tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế. Phần cuối chương, tác giả phân tích về ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển của tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế. 1.1. Nguồn gốc thuật ngữ “tài trợ của bên thứ ba” trong giải quyết tranh chấp Theo quan sát của tác giả, ngày nay, trong lĩnh vực pháp lý, nhắc đến tài trợ của bên thứ ba (third-party funding), nhiều người thường liên tưởng tới mục đích tốt đẹp, đó là việc tiếp cận công lý của một bên tranh chấp đang gặp khó khăn tài chính. Tuy nhiên, tài trợ của bên thứ ba lại có nguồn gốc từ “bảo trợ” (maintenance) và “bảo trợ - dự phần” (champerty) với mục đích lạm dụng công lý của các quý tộc tham nhũng và các quan chức hoàng gia, những người gắn bản thân với những vụ kiện giả dối, củng cố độ tin cậy của chúng để đổi lấy một phần lợi ích. Chính vì vậy chúng đã bị ngăn cấm ở Anh từ thời kỳ Trung Cổ.13 “Bảo trợ” (maintenance) có nguồn gốc từ tiếng latin "manutenere", có thể được hiểu như là "sự thâu tóm quyền của một người khác (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ tài chính cho họ) nhằm khởi xướng, tiến hành hoặc bảo vệ trong các vụ kiện dân sự mà không có lý do hợp pháp". “Bảo trợ” cũng được mô tả như là "một hành động tiếp tay, đảm trách, hoặc duy trì các cuộc tranh cãi nhằm làm xáo trộn, cản trở quyền hiện hữu.”14 “Bảo trợ” đề cập đến việc hỗ trợ (ví dụ: hỗ trợ tài chính) của bên thứ ba không liên quan để theo đuổi hoặc duy trì các vụ kiện tụng. “Bảo trợ - dự phần” là một hình thức “bảo trợ” nhưng để đổi lấy một phần tiền thu được. Hiện nay, “bảo trợ” và “bảo trợ - dự phần” đã không còn bị cấm ở Anh và một số nước thông luật khác. Ví dụ như: Sherina Petit and Daniel Jacobs, “Maintenance and champerty An end to historic rules preventing thirdparty funding?”, International arbitration report - Issue 7, Norton Rose Fulbright, 2016, pp.9. 14 Philip Vasquez (2015), Third Party Litigation Funding – An Introduction, History and Snapshot for professionals, CreateSpace Independent Publishing Platform, pp.9. 13 12 - Tại Anh và xứ Wales: (1) Mục 13 Phần II Chương 58 Đạo luật Hình sự Anh năm 1967 (section 13, part II, chapter 58, Criminal Law Act 1967) quy định: bãi bỏ tội “bảo trợ” (bao gồm cả “bảo trợ - dự phần”); (2) Mục 14 Phần III Chương 58 Đạo Luật Hình sự Anh năm 1967 (section 14, part III, chapter 58, Criminal Law Act 1967) quy định: không ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tort liability) vì hành vi “bảo trợ” hoặc “bảo trợ - dự phần”; - Tại Úc: (1) Mục 322A Phần IA Đạo luật Hình sự 1958 (section 322A, part IA, Crimes Act 1958) quy định: tội “bảo trợ” (bao gồm cả “bảo trợ - dự phần”) bị bãi bỏ; (2) Mục 32 Phần VII Đạo luật về các Hành vi sai trái 1958 (section 32, part VII, the Wrongs act 1958) quy định: không ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (to be liable in tort) vì hành vi “bảo trợ” hoặc “bảo trợ - dự phần”. Lord Neuberger, chủ tịch của Tòa án tối cao vương quốc Anh (the UK Supreme Court) nói rằng “tiếp cận công lý là một quyền và nhà nước không nên cản trở cá nhân tận dụng quyền đó”.15 Tài trợ của bên thứ ba với vai trò là một công cụ hỗ trợ cho quyền tiếp cận công lý, đặc biệt là đối với các bên tranh chấp thiếu khả năng tài chính theo đuổi kiện tụng. Do vậy, việc cấm tài trợ của bên thứ ba có thể coi đồng nghĩa với việc gián tiếp cản trở quyền tiếp cận công lý của người dân. Theo Steven Friel – Giám đốc Quỹ tài trợ tố tụng Woodsford (Woodsford Litigation Funding): học thuyết “Champerty and Maintenance” là dấu tích lịch sử của thông luật Anh, nó không có vị trí trong trọng tài quốc tế hiện đại.16 Ngày nay, trong các hội thảo pháp lý, thuật ngữ “tài trợ của bên thứ ba” có thể còn được thay thế bởi một số thuật ngữ khác như: tài trợ tố tụng (litigation funding), tài trợ pháp lý (legal financing / legal funding), cấp vốn của bên thứ ba (third party financing) hoặc tài trợ pháp lý thay thế (alternative legal funding). Tại Anh và xứ Wales, thuật ngữ tài trợ tố tụng và tài trợ của bên thứ ba được sử dụng thay thế cho nhau. Trong nhiều khu vực tài phán khác, thuật ngữ tài trợ tố tụng (litigation funding) có nội hàm rộng hơn, theo đó bao gồm cả tài trợ của bên thứ ba cũng như các dạng thức tài trợ khác như: các thỏa thuận phí theo khoản bồi thường Sherina Petit and Daniel Jacobs, “Maintenance and champerty An end to historic rules preventing thirdparty funding?”, International arbitration report - Issue 7, Norton Rose Fulbright, 2016, pp.9. 16 Sherina Petit, James Rogers and Cara Dowling, “Third-party funding in arbitration – the funders’ perspective”, International arbitration report - Issue 7, Norton Rose Fulbright, 2016, pp.5. 15 13 (damages based arrangement – DBA), bảo hiểm chi phí pháp lý trước sự kiện và sau sự kiện (before-the-event/after-the-event legal expenses insurance) …17 1.2. Một số khái niệm “tài trợ của bên thứ ba” trong giải quyết tranh chấp Khái niệm tài trợ của bên thứ ba đang tiếp tục là chủ đề của các cuộc tranh luận gay gắt vì tài trợ của bên thứ ba có thể được cung cấp thông qua nhiều cấu trúc khác nhau.18 Thật vậy, theo góc nhìn và mối quan tâm khác nhau, các học giả, tổ chức quốc tế, quy tắc trọng tài, luật pháp quốc gia và hiệp định quốc tế đưa ra khái niệm không giống nhau về tài trợ của bên thứ ba. Thậm chí, ngay cả một nhóm chủ thể (có cùng góc nhìn và mối quan tâm), chẳng hạn như những nhà tài trợ bên thứ ba cũng chưa thống nhất được định nghĩa chính xác về tài trợ của bên thứ ba, một số ý kiến còn nghi ngờ về khả năng có thể đưa ra được định nghĩa về tài trợ của bên thứ ba.19 Một loạt các cơ chế đã từng được phát triển để tài trợ cho một bên tranh chấp, chẳng hạn như thỏa thuận phí phụ thuộc thành công (contingency fee), bảo hiểm trách nhiệm (liability insurance), tài trợ danh mục đầu tư (portfolio funding), tài trợ cho hãng luật (law firm financing), bảo hiểm trước và sau sự kiện (before-theevent/after-the-event insurances), cho vay kiện tụng (litigation loans) và các khoản quyên góp (philanthropic arrangements). Một số khái niệm về tài trợ của bên thứ ba bao gồm các loại tài trợ nói trên trong khi các định nghĩa khác áp dụng cách tiếp cận hẹp hơn, chẳng hạn bằng cách loại trừ các nhà tài trợ phi thương mại, khoản quyên góp hoặc bảo hiểm trước/sau sự kiện. Những định nghĩa áp dụng cách tiếp cận hẹp hơn loại trừ các hình thức tài trợ mà đã được quy định thông qua các cơ chế pháp lý khác. Ngoài các loại tài trợ hiện có này, có một loạt các mô hình tài trợ khác đã được hình thành gần đây và đang phát triển nhanh chóng, với các tùy chọn ngày càng đa dạng, phức tạp và trở nên khả dụng.20 1.2.1. Định nghĩa tài trợ của bên thứ ba của một số học giả Rupert Matthew Jackson – nguyên thẩm phán Tòa phúc thẩm Anh và xứ Wales (the Court of Appeal of England and Wales) đã đưa ra khái niệm: tài trợ Philip Vasquez (2015), Third Party Litigation Funding – An Introduction, History and Snapshot for professionals, CreateSpace Independent Publishing Platform, pp.7. 18 UNCITRAL - Working Group III (ISDS Reform) (2019), A/CN.9/WG.III/WP.157 - Possible reform of investor-State dispute settlement (ISDS) Third-party funding, United Nations, para.8. 19 ICCA (2018), Report of the ICCA-Queen Mary Task Force on third-party funding in international arbitration, The Netherlands, pp.45, 46. 20 UNCITRAL - Working Group III (ISDS Reform) (2019), A/CN.9/WG.III/WP.157 - Possible reform of investor-State dispute settlement (ISDS) Third-party funding, United Nations, para.9. 17 14 của bên thứ ba được hiểu là tài trợ kiện tụng bởi một bên không có lợi ích từ trước trong vụ kiện, thường trên cơ sở (i) nhà tài trợ sẽ được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm của số tiền được bồi hoàn từ vụ kiện; và (ii) nhà tài trợ không được thanh toán nếu vụ kiện không thành công. 21 Định nghĩa này đưa ra trong bối cảnh kiện tụng tại tòa án và làm cơ sở để tòa án ra quyết định về phân bổ, bảo đảm chi phí tố tụng Duarte G. Henriques đề xuất rằng định nghĩa về tài trợ của bên thứ ba liên quan đến việc xem xét các đặc trưng sau:22 - Tài trợ của bên thứ ba là một thỏa thuận nhằm tài trợ cho vụ kiện hoặc bảo vệ/phản tố cho một bên pháp nhân/thể nhân; - Việc tài trợ được thực hiện bởi một bên thể nhân hoặc pháp nhân là một bên không có liên quan tới quan hệ pháp lý đang tranh chấp; - Nhà tài trợ sẽ có quyền nhận được một lợi ích (tiền hoặc lợi ích khác) liên quan đến phán quyết theo cách không truy đòi, nghĩa là, nếu vụ kiện không thành công, bên được tài trợ không có nghĩa vụ bồi thường hoặc hoàn trả khoản đầu tư của nhà tài trợ; - Nếu quy tắc đạo đức hành nghề cho phép, luật sư của bên được tài trợ sẽ can thiệp vào thỏa thuận với tư cách là người thụ hưởng chính của việc tài trợ, được ủy thác nhận số tiền thu được, hoặc việc khác liên quan tới toàn bộ tiến trình; - Quyền giám sát, can thiệp hoặc kiểm soát vụ kiện của nhà tài trợ bên thứ ba. Duarte G. Henriques cho rằng:23 đặc trưng căn bản trong khái niệm tài trợ của bên thứ ba chính là sự kiểm soát của nhà tài trợ đối với vụ kiện, tất cả các đặc trưng khác đều xoay quanh đặc trưng cốt lõi này. Cho dù nhiều nhà tài trợ khẳng định rằng họ không kiểm soát vụ kiện và làm như vậy là bất hợp pháp trong nhiều khu vực tài phán, nhưng điều này có thể không phải lúc nào cũng đúng. Cường độ của việc kiểm soát có thể khác nhau, trải rộng từ quyền giám sát vụ kiện, chấm dứt thỏa thuận hoặc lựa chọn trọng tài viên của nhà tài trợ cho đến tình huống mà điều khoản trọng tài có thể được mở rộng cho các bên thứ ba. 21 Rupert Jackson (2009), Review of Civil Litigation Costs - Preliminary Report, London, p.viii. Duarte G. Henriques (2018), “Third-party funding – in search of a definition”, The American Review of international Arbitration, Vol. 28 No. 4, pp.429, 430. 23 Duarte G. Henriques (2018), “Third-party funding – in search of a definition”, The American Review of international Arbitration, Vol. 28 No. 4, pp.431. 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan