Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khả năng phân biệt của tên thương mại...

Tài liệu Khả năng phân biệt của tên thương mại

.PDF
99
1
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH  LÊ NHỰT HỒ KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT CỦA TÊN THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT CỦA TÊN THƢƠNG MẠI SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ NHỰT HỒ Khóa: 2018 - 2022 MSSV: 1853801012065 GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: Th.S ĐẶNG NGUYỄN PHƢƠNG UYÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Khả năng phân biệt của tên thương mại” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sỹ Đặng Nguyễn Phương Uyên, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2022 Tác giả Lê Nhựt Hồ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SHTT Sở hữu trí tuệ SHCN Sở hữu công nghiệp GCNĐKKD Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh GCNĐKNH Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu NXB Nhà xuất bản WTO Tổ chức thương mại thế giới WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới TP Thành phố TAND Tòa án nhân dân HĐXX Hội đồng xét xử TNHH Trách nhiệm hữu hạn Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng Luật SHTT 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 39/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 và Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Nghị định số 105/2006/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghệ Nghị định số 01/2021/NĐ-CP Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................................... 2 3. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................ 3 4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 5 6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 6 7. Bố cục của đề tài ........................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ TÊN THƢƠNG MẠI .... 7 1.1. Khái quát về tên thƣơng mại .................................................................................. 7 1.1.1. Tên thương mại theo quy định pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới ................................................................................................................................. 7 1.1.2. Tên thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam .......................................... 12 1.2. Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại ............... 16 1.2.1. Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới .............................................. 16 1.2.2. Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam ............................................................................................. 20 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 27 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT CỦA TÊN THƢƠNG MẠI............... 28 2.1. Khả năng phân biệt của tên thƣơng mại với các đối tƣợng đã đƣợc bảo hộ quyền sở công nghiệp.................................................................................................... 28 2.1.1. Khả năng phân biệt của tên thương mại với tên thương mại đã được bảo hộ... 28 2.1.2. Khả năng phân biệt của tên thương mại với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ .......................................................................................................................... 31 2.2. Tranh chấp liên quan đến khả năng phân biệt của tên thƣơng mại. ................ 34 2.2.1. Tranh chấp liên quan đến khả năng phân biệt của tên thương mại với tên thương mại đã được bảo hộ ......................................................................................... 34 2.2.2. Tranh chấp liên quan đến khả năng phân biệt của tên thương mại với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ ............................................................................. 38 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 45 CHƢƠNG 3: NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TRANH CHẤP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT CỦA TÊN THƢƠNG MẠI ................................................................................... 46 3.1. Nguyên nhân của các tranh chấp liên quan đến khả năng phân biệt của tên thƣơng mại..................................................................................................................... 46 3.1.1. Nguyên nhân xuất phát từ quy định pháp luật .................................................. 47 3.1.2. Nguyên nhân khác ............................................................................................. 49 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến khả năng phân biệt của tên thƣơng mại ...................................................................................................... 52 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật ................................................ 52 3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ. ...................................................................................... 55 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................. 59 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng cường thiết lập mối quan hệ hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế. Nhiều tổ chức hợp tác kinh tế thế giới và khu vực ra đời, cùng với đó các điều ước quốc tế về thương mại từ song phương cho đến đa phương được ký kết đã góp phần thúc đẩy việc giao thương giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Với tư cách là một quốc gia đề cao sự hợp tác hữu nghị và tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế thế giới và khu vực cũng như tham gia ký kết các điều ước về thương mại quốc tế, cụ thể như ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngày 08 tháng 3 năm 2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. Đặc biệt, Việt Nam đã tham gia ký kết và chính thức trở thành viên của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), được ký kết ngày 30 tháng 6 năm 2019. Điều này đã mở ra cơ hội to lớn cho nước ta trong việc hợp tác để phát triển kinh tế quốc gia nhưng đồng thời cũng đặt ra cho Việt Nam rất nhiều thách thức, một trong số những thách thức phải kể đến đó là việc tuân thủ các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền SHTT. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo hộ quyền SHTT, pháp luật về SHTT Việt Nam đã và đang không ngừng hoàn thiện, trên cơ sở một mặt tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thực hiện đúng các cam kết về SHTT quốc tế, tiến đến mở rộng hơn nữa việc giao thương với các quốc gia trên thế giới, mặt khác là góp phần bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể kinh doanh trong nước khi tiến hành giao thương với nước ngoài. Từ khi Việt Nam là thành viên của WTO, một nhiệm vụ mà Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nhấn mạnh trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05 tháng 02 năm 2007 về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, đó là: “đẩy mạnh thực thi pháp luật bảo vệ sở hữu trí tuệ, tạo môi trường thuận lợi cho sáng tạo các giá trị tinh thần xã hội”. Một trong những “giá trị tinh thần” được pháp luật SHTT Việt Nam bảo hộ đó chính là tên thương mại. Bởi đây là đối tượng được bảo hộ quyền SHCN không chỉ ở trong nước mà còn được bảo hộ ở phạm vi quốc tế. Tên thương mại không chỉ đơn thuần được chủ thể kinh doanh sử dụng để phân biệt với những chủ thể kinh doanh khác khi đang hoạt động kinh doanh trên cùng 1 lĩnh vực và cùng khu vực kinh doanh mà nó còn mang ý nghĩa to lớn trong việc quảng bá chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín mà chủ thể kinh doanh đã xây dựng trong quá trình hoạt động với tên thương mại của mình. Do đó, muốn tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút sự đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước buộc Việt Nam phải đẩy mạnh việc thực thi pháp luật về bảo hộ quyền SHTT đối với tên thương mại. Bảo hộ quyền SHTT đối với tên thương mại góp phần vào việc bảo hộ được tài sản trí tuệ mà chủ thể kinh doanh đã xây dựng, tạo nên sự khác biệt, mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa, dịch vụ từ đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh của chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế đã và đang có nhiều trường hợp các chủ thể kinh doanh sử dụng tên thương mại trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của chủ thể kinh doanh khác. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này một phần là do sự chưa rõ ràng đến từ những quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Thêm vào đó, quy định về tên thương mại theo Luật SHTT còn chưa đầy đủ và gây nhầm lẫn với các khái niệm tương tự trong Luật này. Chính vì lẽ đó, đã có rất nhiều vụ việc về xâm phạm tên thương mại diễn ra gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh doanh. Từ thực trạng trên, tác giả nhận thấy rằng, thật cần thiết phải có một công trình nghiên cứu để đánh giá những vấn đề pháp lý về tên thương mại mà cụ thể ở đây là những quy định của pháp luật SHTT hiện hành về khả năng phân biệt của một tên thương mại để từ đó có cái nhìn toàn diện, góp phần nâng cao và hoàn thiện những quy định của pháp luật về vấn đề này, giảm thiểu tối đa sự xâm phạm quyền SHTT đối với tên thương mại. 2. Tình hình nghiên cứu Trong quá tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài này, thông qua các công trình nghiên cứu, các bài viết khoa học pháp lý, tác giả nhận thấy tình hình nghiên cứu như sau: Với tư các là một đối tượng của quyền SHCN độc lập, hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về tên thương mại dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể có thể kể đến một số công trình sau: Tác giả Bồ Xuân Tuấn (2013), Khía cạnh pháp lý về mối liên hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; tác giả Nguyễn Thị Thu (2015), Xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại trong bảo 2 hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; tác giả Hoàng Minh Thùy (2015), Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; tác giả Bùi Thị Huyền (2010), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội của; tác giả Hoàng Đức Việt (2017), Mối liên hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; tác giả Lê Bảo Tâm (2018), Khả năng phân biệt của tên thương mại, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh các luận văn, khóa luận còn có nhiều bài viết khoa học pháp lý liên quan đến đề tài, cụ thể như: tác giả Lê Thị Nam Giang (2013), “Xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 03; tác giả Phạm Thị Thúy Liễu (2016), “Điều kiện xác lập tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Tư pháp, số 294; tác giả Lê Tùng (2017), “Tên thương mại và nhãn hiệu: từ cách định nghĩa đến tình huống pháp lý có thể phát sinh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 24; tác giả Bùi Huyền (2014), “Pháp luật về bảo hộ tên thương mại của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, tháng 10/2014; Nguyễn Thị Quế Anh (2002), “Một số vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại trên thế giới”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật, tập XVIII, số 2. Nhìn chung, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, vấn đề về bảo hộ đối với tên thương mại cũng được đề cập nhiều hơn và ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng đối với mỗi chủ thể kinh doanh. Vì lẽ đó, hiện nay có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu trong nước ra đời đã tiếp cận và khai thác nhiều khía cạnh pháp lý khác nhau về tên thương mại. Tuy nhiên, các bài viết và công trình lại chưa đi phân tích chuyên sâu về vấn đề pháp lý liên quan đến khả năng phân biệt của tên thương mại, một yếu tố cốt lõi để bảo hộ tên thương mại nhưng các công trình và bài viết trên lại mang đến cơ sở tham khảo để tác giả tiến hành làm rõ đề tài của mình. 3. Mục tiêu của đề tài Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau: 3 Thứ nhất, đánh giá được một cách toàn diện và đầy đủ những quy định của pháp luật SHTT hiện hành trên cơ sở các quy định của pháp luật SHTT Việt Nam cũng như thông qua việc so sánh, đối chiếu với pháp luật SHTT quốc tế và một số quốc gia trên giới khi quy định về tên thương mại; Thứ hai, nghiên cứu và đánh giá việc áp dụng quy định của pháp luật để giải quyết các vấn đề đã và đang xảy trên thực tiễn về khả năng phân biệt của tên thương mại, sự xung đột của các quy định pháp luật khi quy định về khả năng phân biệt của tên thương mại với các đối tượng khác được Luật SHTT bảo hộ; Thứ ba, đưa ra được các giải pháp pháp lý cụ thể để khắc phục sự chưa rõ ràng trong hệ thống pháp luật cũng như sự chồng lấn của các quy định pháp luật làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của tên thương mại, gây nên sự nhầm lẫn với các đối tượng SHCN khác được pháp luật SHTT bảo hộ và đồng thời cũng gây ra nhiều vụ việc xâm phạm quyền SHTT về tên thương mại trên thực tế. Để đạt được mục đích mà mình đề ra, tác giả sẽ tiến hành thực hiện các bước sau: Thứ nhất, tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu các quy định của pháp luật SHTT của Việt Nam, quốc tế và một số quốc gia trên thế giới khi quy định các vấn đề về tên thương mại từ đó đưa ra được cái nhìn khái quát, toàn diện những kiến thức lý luận cơ bản về tên thương mại; Thứ hai, phân tích và đánh giá về khả năng phân biệt của tên thương mại với các đối tượng khác được luật SHTT bảo hộ như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cũng như với tên thương mại đã được pháp luật SHTT bảo hộ trước đó; Thứ ba, xem xét những thiếu sót và chồng lấn trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật gây nên cũng như những bất cập, tranh chấp về quyền SHCN đối với tên thương mại trên thực tiễn. Từ đó, đưa ra những giải pháp lý hoàn thiện và nâng cao quy định pháp luật về khả năng phân biệt của tên thương mại. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài “Khả năng phân biệt của tên thương mại” tác giả tập trung nghiên cứu và xem xét trên cơ sở lý luận và thực tiễn các vấn đề pháp lý liên quan đến khả năng phân biệt của tên thương mại: Về phương diện lý luận: Tác giả tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật SHTT về tên thương mại, bảo hộ tên thương mại. Các quy định có đang gây nên sự 4 nhầm lẫn với đối tượng khác được pháp luật SHTT bảo hộ quyền SHCN hay không. Pháp luật đã có những quy định như thế nào để phân biệt những điểm tương đồng, dễ gây nhầm lẫn đó. Về phương diện thực tiễn: Đánh giá việc áp dụng quy định pháp luật về khả năng phân biệt của tên thương mại trên thực tiễn. Từ đó tiến hành rút ra những điểm bất cập, vướng mắc và đề xuất các giải pháp pháp lý khắc phục, hoàn thiện đề tài. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khi thực hiện công trình nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp sau: Thứ nhất, phương pháp phân tích: Đây là phương pháp được sử dụng hầu hết trong toàn bộ đề tài. Phương pháp phân tích được áp dụng để tiến hành phân tích những quy định pháp luật SHTT của Việt Nam, quốc tế và một số quốc gia trên thế giới khi quy định các vấn đề về tên thương mại. Ở Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp này phân tích việc áp dụng pháp luật SHTT để xem xét khả năng phân biệt của tên thương mại theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam trên thực tiễn. Ở Chương 3, phương pháp này được ứng dụng để làm rõ những nguyên nhân gây nên những bất cập và phân tích các giải pháp hoàn thiện pháp luật mà tác giả đã đề xuất. Thứ hai, phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được tác giả sử dụng xuyên suốt đề tài nhằm đối chiếu quy định của pháp luật SHTT Việt Nam về tên thương mại qua các giai đoạn khác nhau, đồng thời có sự đối chiếu với quy định của quốc tế và một số quốc gia trên thế giới; Thứ ba, phương pháp đánh giá: Đây là phương pháp được dùng chủ yếu ở Chương 2, Chương 3 nhằm đánh giá về khả năng phân biệt của tên thương mại, đánh giá một cách toàn diện ưu và nhược điểm của các quy định pháp luật ở mặt lý luận lẫn thực tiễn áp dụng từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện đề tài của mình; Thứ tư, phương pháp tổng hợp: Ở Chương 1, phương pháp tổng hợp dùng sau phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá để tiến hành tổng kết, khái quát lại bức tranh toàn cảnh về pháp luật SHTT Việt Nam về tên thương mại ở góc độ quy định pháp luật. Ở Chương 2, phương pháp này được sử dụng để khái quát những vướng mắc khi áp dụng các quy định về khả năng phân biệt của tên thương mại trên thực tiễn. Còn ở Chương 3, phương pháp này được dùng để tổng hợp lại các nguyên nhân của những bất cập từ quy định của pháp luật SHTT về khả năng phân biệt của tên thương mại khi 5 các quy định ấy đã được áp dụng trong thực tiễn, từ đó có thể đưa ra những kiến nghị phù hợp. 6. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Tác giả tiến hành nghiên cứu các vấn đề pháp lý dưới góc độ pháp lý lẫn thực tiễn về tên thương mại và khả năng phân biệt của nó. Từ đó có những đánh giá toàn diện các vấn đề phát sinh gây nên những bất cập về khả năng phân biệt của tên thương mại. Sau cùng là đề xuất kiến nghị các giải pháp hoàn thiện đề tài; Về không gian: Đề tài sẽ được nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ liên hệ đến một số quy định pháp luật có liên quan của quốc tế và một số quốc gia trên thế giới để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý về khả năng phân biệt của tên thương mại. Về thời gian: Thời điểm thực hiện việc nghiên cứu đề tài này trong giai đoạn Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 39/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 và Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 đang phát sinh hiệu lực. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành tham khảo những quy định về tên thương mại trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, các vấn đề liên quan đến tên thương mại trước đây cũng sẽ được đề cập một cách có chọn lọc để đối chiếu với các quy định hiện hành, góp phần làm rõ thêm những nội dung liên quan đến đề tài. 7. Bố cục của đề tài Ngoài mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn chia làm ba (03) chương: Chương 1: Quy định chung của pháp luật về tên thương mại. Chương 2: Thực trạng về vấn đề áp dụng quy định pháp luật liên quan đến khả năng phân biệt của tên thương mại. Chương 3: Nguyên nhân của các tranh chấp và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến khả năng phân biệt của tên thương mại. 6 CHƢƠNG 1: QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ TÊN THƢƠNG MẠI 1.1. Khái quát về tên thƣơng mại Tên thương mại gắn với một chủ thể kinh doanh, được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và là một yếu tố quan trọng để “cá biệt hóa, phân biệt các chủ thể kinh doanh trong hoạt động thương mại giúp cho khách hàng, bạn hàng, đối tác có thể nhận biết được, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh”.1 Do đó, tên thương mại như là một công cụ được chủ thể kinh doanh sử dụng khi tham gia vào thị trường mà ở đó sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh vô cùng khốc liệt. Tên thương mại ngày càng có giá trị, ý nghĩa to lớn trong hoạt động kinh doanh, đã kéo theo tình trạng lợi dụng, “mượn” uy tín tên thương mại của chủ thể kinh doanh khác.2 Từ đây, một vấn đề cần đặt ra không chỉ đối với pháp luật SHTT mỗi quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế khi thương mại thế giới đang diễn ra trong tiến trình hội nhập quốc tế đó là vấn đề thiết lập một cơ chế pháp lý nhằm bảo hộ hiệu quả quyền SHCN đối với tên thương mại. 1.1.1. Tên thƣơng mại theo quy định pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới a) Tên thƣơng mại theo quy định pháp luật quốc tế Vấn đề bảo hộ tên thương mại đã được pháp luật SHTT quốc tế đặt ra từ rất sớm, cụ thể trong Công ước Paris đã có một điều khoản ghi nhận vấn đề bảo hộ đối với tên thương mại, tại Điều 8 Công ước quy định: “Tên thương mại được bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên minh mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể tên thương mại đó có hay không là một phần của một nhãn hiệu hàng hoá.” Theo quy định này, có thể thấy rằng Công ước Paris không nêu lên một định nghĩa cụ thể cho khái niệm tên thương mại, điều kiện bảo hộ và đồng thời cũng không quy định về hình thức bảo hộ đối với tên thương mại. Do vậy, chế độ pháp lý đối với tên thương mại tại các quốc gia khác nhau rất đa dạng.3 Tuy nhiên, theo quy định trên, tên thương mại sẽ được bảo hộ ở tất cả các quốc gia thành viên trong Công ước và việc bảo hộ phát sinh theo cơ chế “tự động” mà không bắt buộc thực hiện việc đăng ký. 1 Lê Đình Nghị và Vũ Thị Hải Yến (Chủ biên) (2010), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 105. 2 Bồ Xuân Tuấn (2013), Khía cạnh pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 12. 3 Bùi Huyền (2014), “Pháp luật về bảo hộ tên thương mại của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, [https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/PHAP-LUAT-VE-BAO-HO-TEN-THUONG-MAI-CUAMOT-SO-NUOC-TREN-THE-GIOI-VA-KINH-NGHIEM-DOI-VOI-VIET-NAM-11380/] (truy cập ngày 01/4/2022). 7 Tên thương mại cũng được đề cập như là một đối tượng được bảo hộ quyền SHCN trong Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ký ngày 14 tháng 7 năm 1967. Cụ thể, tại Điều 2 có quy định: “Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác nảy sinh từ kết quả của hoạt động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghệ”. Trong cuốn sách nhỏ giới thiệu về SHTT được soạn thảo và xuất bản bởi WIPO mang tên Understanding Industrial Property, tên thương mại được gọi bằng thuật ngữ “Commercial name” hay “trade name” và được hiểu là “the name or designation that identifies an enterprise”4 và được tạm dịch là một cái tên dùng để định danh một doanh nghiệp. Cũng trong cuốn giới thiệu này, WIPO cũng đề cập đến việc tên thương mại có thể được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.5 Với cách định nghĩa này, tên thương mại cũng chưa được quy định một cách cụ thể và đầy đủ. Tuy nhiên WIPO không đặt ra yêu cầu “được sử dụng trong hoạt động thương mại” mới được xem là tên thương mại mà theo quy định trên, một tên thương mại hay tên doanh nghiệp, nếu có đủ khả năng phân biệt thì được bảo hộ trong quá trình sử dụng.6 Và đặc biệt, khác với Công ước Paris, WIPO cho rằng tên thương mại có thể được đăng ký để nhận được sự bảo hộ quyền SHCN. Tiếp đến, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 (TRIPS): “Nhằm các mục tiêu của Hiệp định này, thuật ngữ “Sở hữu trí tuệ” có nghĩa là tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ nêu tại các mục từ mục 1 đến mục 7 của Phần II”. Theo đó các đối tượng từ mục 1 đến mục 7 bao gồm: quyền tác giả và các quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật. Từ đây có thể nhận thấy rằng, tên thương mại là một đối tượng không được liệt kê cụ thể trong 7 nhóm đối tượng mà Hiệp định TRIPS bảo hộ. Chính vì điều này đã dẫn đến 4 WIPO (2016), Understanding Industrial Property, [www.wipo.int] (truy cập ngày 01/4/2022). Nguyễn Thị Thu (2015), Xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 23. 6 Hoàng Đức Việt (2017), Mối liên hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 10. 5 8 tranh chấp “Havana Club”, một tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và tên thương mại.7 Theo đó, Cơ quan phúc thẩm của WTO (The WTO Appellate Body) đã bác bỏ phán quyết của Hội đồng (Panel) liên quan đến nhận định tên thương mại không cấu thành một đối tượng SHTT và khẳng định đây là một loại tài sản trí tuệ được bảo hộ theo Hiệp định TRIPS. Trong quá trình các quốc gia trên thế giới tham gia vào hoạt thương mại quốc tế, đã có rất nhiều những hiệp định, điều ước từ song phương cho đến đa phương ra đời ghi nhận sự hợp tác của các quốc gia trong vấn đề bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng. Có thể kể đến như: Hiệp định Khung Asean về hợp tác sở hữu trí tuệ8; Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand9; Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương10; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu11. Nhìn chung các quy định trong các văn bản này xoay quanh các đối tượng SHCN khác như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế và thiết kế bố trí của mạch tích hợp mà không nhắc đến tên thương mại và cũng không có định nghĩa cụ thể nào cho khái niệm tên thương mại. Một bức tranh khái quát sau khi nghiên cứu các quy định về quyền SHTT đối với tên thương mại của pháp luật quốc tế có thể cho thấy: không giống các đối tượng thuộc quyền SHCN khác như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay thiết kế bố trí mạch tích hợp, tên thương mại là đối tượng được quy định một cách khái quát, không cụ thể, rõ ràng từ định nghĩa, hình thức cho đến điều kiện bảo hộ. Theo nhận định của chuyên gia về SHTT, ông Juan Carlos Durand Grahammer đã nhận định rằng: “Có lẽ một trong những yêu cầu khó khăn nhất trong lĩnh vực SHTT đó là vấn đề tên thương mại được hiểu và định nghĩa như thế nào. Không có sự đồng thuận về thuật ngữ có liên quan như: chỉ định thương mại hoặc tên kinh doanh hoặc định danh kinh 7 Gail E. Evans, “Recent developments in the protection of Trademarks and Trade names in the European union: from conflict to coexistence?”, [http://www.gaileevans.com/EvansTMRFinal.pdf] (truy cập ngày 01/4/2022). 8 Điều 2 Hiệp định Khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuongmai/Hiep-dinh-khung-e-ASEAN-2000-87677.aspx] (truy cập ngày 01/4/2022). 9 Điều 2 Chương 13 Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand [https://aecvcci.vn/Uploaded/Users/Admin/files/2018/Agreement-establishing-the-AANZFTA_Vie_.pdf] (truy cập ngày 01/4/2022). 10 Khoản 1 Điều 18.1 Chương 18 Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, [http://cptpp.moit.gov.vn/data/e0593b3b-82bf-4956-972188e51bd099e6/userfiles/files/18%20Chuong%20So%20huu%20tri%20tue%20-%20VIE.pdf] (truy cập ngày 01/4/2022). 11 Điểm a Điều 9.2 Chương 9 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hiep-dinh-Thuong-mai-tu-do-Viet-Nam-Lien-minh-Kinh-te-AAu-cac-quoc-gia-thanh-vien-2015-295446.aspx] (truy cập ngày 01/4/2022). 9 doanh (tất cả được sử dụng không có sự phân biệt) và/hoặc những dấu hiệu mà có thể được bảo hộ như là tên thương mại.”12 Vấn đề này được minh chứng bằng một cuộc khảo sát của Hiệp hội quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (AIPPI), không như đối với nhãn hiệu, quy định pháp luật về tên thương mại không hài hòa ở các phạm vi giữa các quốc gia với nhau, đã không có sự thống nhất, tương đồng trong các quy định về hình thức, cũng như nội dung các tên gọi liên quan như: tên thương mại, tên kinh doanh, tên công ty...13 Do đó, vấn đề về tên thương mại cũng như bảo hộ quyền SHCN đối với tên thương mại sẽ được cụ thể hóa trong quy định pháp luật SHTT của mỗi quốc gia. Dựa trên tình hình, điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau đối với tên thương mại. b) Tên thƣơng mại theo quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới Thấy được tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền SHCN đối với tên thương mại, một tài sản trí tuệ góp phần tạo dựng nên danh tiếng và nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động thương mại của mình, tạo nên những nét đặc trưng, phân biệt giữa chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định cụ thể, đầy đủ và theo nhiều hướng khác nhau so với pháp luật SHTT quốc tế về tên thương mại. Tại Hoa Kỳ, Đạo luật Nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ quy định tại §45 (15 U.S.C. §1127) “Thuật ngữ tên thương mại là tên gọi được sử dụng bởi một chủ thể để nhận biết hoạt động kinh doanh hay nghề nghiệp của mình”. 14 Quy định này mang tính khái quát cao, quy định đã đề cập đến chủ thể sử dụng tên thương mại và mục đích sử dụng tên thương mại đó.15 Đối với vấn đề định nghĩa tên thương mại, Úc có quy định trong Đạo luật đăng ký tên thương mại năm 2001 định nghĩa tên thương mại tại Phần I, chương 2, mục 3 như sau: “tên thương mại là tên được sử dụng liên quan đến một hoặc nhiều hoạt động thương mại.” Định nghĩa này của pháp luật Úc chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa tên thương mại và hoạt động thương mại mà không đề cập đến chủ 12 Juan Carlos Durand Grahammer (2009), “Trademarks, Trade Names and Company Names: Addressing the Issue of Overlapping and Conflicting Rights”, [http://heinonline.org/HOL/LandingPage?collection=journals&handle=hein.journals/convrg5&div=11&id=&pag e] (truy cập ngày 01/4/2022). 13 http://www.aippi.org/download/commitees/155/SR155English.pdf , truy cập ngày 01/4/2022. 14 WIPO (2015), “U.S. Trademark Law - Rules of Practice & Federal Statutes - U.S. Patent & Trademark Office”, [www.wipo.int] (truy cập ngày 01/4/2022). 15 Nguyễn Thị Thu, tlđd (5), tr. 24. 10 thể sử dụng tên thương mại và bản chất của tên thương mại.16 Nhìn chung pháp luật Hoa Kỳ và Úc đã có những quy định về khái niệm của tên thương mại, tuy nhiên khi nhìn nhận chức năng của một định nghĩa mà pháp luật SHTT của hai nước đã nêu ra, hai định nghĩa này đều chưa cụ thể và rõ ràng, chưa cho thấy được bản chất, chức năng của một tên thương mại. Khi quy định về vấn đề tên thương mại, pháp luật của Philippines tại Điều 121.3, Bộ luật SHTT có quy định như sau:“Tên thương mại là tên để xác định hoặc phân biệt một doanh nghiệp”.17 Với quy định này, pháp luật SHTT Philippines dường như cho phép việc xác định khả năng phân biệt tên thương mại của doanh nghiệp trong phạm vi quốc gia mà không giới hạn khu vực địa lý, ngành nghề kinh doanh miễn sao cái tên đó phải bảo đảm yếu tố đặc định của chủ thể có hoạt động kinh doanh và phân biệt chủ thể kinh doanh đó trong môi trường kinh doanh, thị trường tiêu dùng.18 Theo quy định này, có thể thấy được định nghĩa tên thương mại theo pháp luật SHTT Philippines hướng đến vai trò của một tên thương mại là dùng để xác định một doanh nghiệp và giúp phân biệt các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên thị trường mà không quan tâm đến các yếu tố khác như phạm vi hay lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp đó. Tên thương mại trong pháp luật SHTT của Nga cũng có những điểm đặc biệt, trong Bộ luật Dân sự Nga ở Chương 76, tại Điều 1538 và 1539 có quy định về tên thương mại và độc quyền đối với tên thương mại. Theo đó, tên thương mại là tên có thể được sử dụng để phân biệt các doanh nghiệp khác nhau của mỗi pháp nhân. Một pháp nhân chỉ có thể có một tên thương mại.19 Theo quy định của pháp luật SHTT của Nga, tên thương mại cũng mang vai trò phân biệt các doanh nghiệp khác nhau của mỗi pháp nhân. Vì thế theo quy định này, tên thương mại sẽ thuộc quyền sở hữu của mỗi pháp nhân, mỗi pháp nhân tồn tại hợp pháp chỉ có thể sở hữu một tên thương mại và sự sở hữu này là sự sở hữu độc quyền nếu đảm bảo các điều kiện về sự phân biệt của một tên thương mại theo pháp luật SHTT Nga. Tại Mông Cổ, cụ thể trong Đạo luật Nhãn hiệu quy định: “tên thương mại có nghĩa là tên danh nghĩa được sử dụng bởi một pháp nhân được thành 16 Lê Bảo Tâm (2018), Khả năng phân biệt của tên thương mại, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 9. 17 Điều 121.3 Chương 3 Bộ luật SHTT Philippines[https://internationalipcooperation.eu/sites/default/files/arisedocs/2019/PH_Intellectual-Property-Code-of-the-Philippines-Republic-Act-No-8293-2015-Edition.pdf] (truy cập ngày 01/4/2022). 18 Hoàng Minh Thùy (2015), Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo Luật Sở hữu trí tuệ, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 7. 19 Điều 1538, 1539 mục 4 Chương 76 Bộ luật Dân sự Nga, [https://cms.law/en/rus/publication/doing-businessin-russia-2020/intellectualproperty/company-names-trade-names-trademarks-and-appellations-of-origin] (truy cập ngày 01/4/2022). 11 lập theo các quy tắc liên quan, để thực hiện các hoạt động của nó”.20 Theo quy định này, tên thương mại cũng là tên mà pháp nhân sử dụng trong quá trình hoạt động của mình. Tên thương mại là tên danh nghĩa của mỗi pháp nhân, gắn liền với danh tiếng và giúp định danh, phân biệt pháp nhân này với pháp nhân khác. Pháp luật SHTT quốc tế coi trọng việc bảo hộ quyền SHCN đối với tên thương mại bằng chứng là trong các văn bản pháp luật SHTT quốc tế đều có quy định tên thương mại là một trong số các đối tượng được pháp luật SHTT quốc tế bảo hộ. Tuy nhiên, khi định nghĩa về tên thương mại, hầu hết các quy định của pháp luật SHTT quốc tế mang tính khái quát, thậm chí là không có định nghĩa cụ thể. Do đó các quốc gia khi tham gia vào các hiệp định về SHTT dựa trên những quy định chung mà mỗi quốc gia sẽ có những quy định cụ thể về vấn đề bảo hộ đối với tên thương mại. Chính vì lẽ đó, ở khía cạnh pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, khi định nghĩa tên thương mại, mỗi quốc gia cũng có cách định nghĩa khác nhau để phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước mình. Từ đó tạo nên sự đa dạng về nội hàm và bản chất của định nghĩa về tên thương mại ở mỗi quốc gia. 1.1.2. Tên thƣơng mại theo quy định pháp luật Việt Nam Với sự phát triển và thay đổi của đất nước đặc biệt là từ sau đổi mới 1986, nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cùng với việc đẩy nhanh hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, tham gia nhiều tổ chức hợp tác kinh tế song phương lẫn đa phương cũng đặt ra nhu cầu thay đổi những quy định pháp luật, nhất là các quy định pháp luật về SHTT để phù hợp với tình hình mới. Trong đó, vấn đề về bảo hộ tên thương mại là một vấn đề được xã hội và Nhà nước ta quan tâm. Ngày 28 tháng 01 năm 1989 Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Hội đồng Nhà nước số 13-LCT/HĐNN8 ra đời, theo quy định này Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền SHCN của tổ chức Nhà nước, tập thể và tư nhân có tư cách pháp nhân và cá nhân bao gồm quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá.21 Tiếp đến, các văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam ra đời vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX đã có quy định, yêu cầu về tên cho một doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên thị trường có thể kể đến như: Luật Doanh nghiệp tư 20 21 Mục (iv) Điều 3 Chương 1 Đạo Luật Nhãn hiệu, Tên thương mại Mông Cổ. Điều 1 Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989. 12 nhân năm 1990, Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 1995. Các văn bản này mặc dù không đề cập đến thuật ngữ tên thương mại tuy nhiên việc coi trọng tên của một chủ thể hoạt động kinh doanh trên thị trường là một tiền đề quan trọng, giúp phân biệt các chủ thể kinh doanh đang hoạt động hợp pháp trên thị trường và là bước khởi đầu tiến đến việc bảo hộ tên thương mại trong các văn bản quy pháp luật SHTT của Việt Nam trong tương lai. Ngày 03 tháng 01 năm 1996 Nghị định số 01-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại ra đời, trong đó quy định hành vi cho thuê hoặc cho mượn tên thương mại của các cơ sở kinh doanh hoặc thuê, mượn, sử dụng tên thương mại của cơ sở kinh doanh khác để kinh doanh nhưng không tuân thủ theo các quy định của pháp luật là những hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định của nghị định này.22 Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của Việt Nam sử dụng thuật ngữ tên thương mại. Tiếp đến, Luật Thương mại năm 1997 đã sử dụng một cách phổ biến thuật ngữ tên thương mại. Luật này bắt buộc một thương nhân phải có tên thương mại và đưa ra các yêu cầu nhất định đối với tên thương mại mà thương nhân cần phải đảm bảo.23 Tuy nhiên, hai văn bản quy phạm pháp luật trên chỉ sử dụng thuật ngữ tên thương mại mà không có bất kỳ một định nghĩa về tên thương mại. Cho đến khi Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp ra đời, lúc này tên thương mại mới chính thức được định nghĩa là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện: thứ nhất, là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được, thứ hai là có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.24 Theo quy định trên, định nghĩa tên thương mại được cấu thành từ hai yếu tố một là yếu tố về chủ sở hữu, hai là yếu tố về điều kiện của một tên thương mại được công nhận. Theo đó, với cách quy định này, việc xác định một tên thương mại sẽ trở nên khó khăn và phức tạp bởi trong phần định nghĩa có cả điều kiện công nhận tên thương mại. 22 Điểm b, c khoản 2 Điều 9 Nghị định số 01-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 01 năm 1996 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại. 23 Điều 24 Luật Thương mại năm 1997. 24 Điều 14 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. 13 Khi Luật SHTT năm 2005 của Việt Nam ra đời, quy định về các đối tượng được bảo hộ quyền SHCN trong đó có tên thương mại.25 Đây cũng là lần đầu tiên Luật đưa ra được định nghĩa cụ thể và rõ ràng về tên thương mại. Luật SHTT năm 2005 đã trải qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 và năm 2019, tuy nhiên khái niệm tên thương mại không có sự thay đổi và khác biệt so với quy định trước đó. Cụ thể, tên thương mại được định nghĩa như sau: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”26 So với một khái niệm tên thương mại được định nghĩa trong Nghị định số 54/2000/NĐ-CP, Luật SHTT hiện hành đưa một khái niệm tên thương mại ngắn gọn hơn nhưng lại khá rõ ràng và đầy đủ. Luật SHTT hiện hành và Nghị định số 54/2000/NĐ-CP đã định nghĩa tên thương mại xuất phát từ yếu tố đầu tiên là yếu về chủ sở hữu tên thương mại, đó là tên gọi của một chủ thể dùng trong hoạt động kinh doanh nhưng điểm khác biệt lớn nhất là nếu như Nghị định sử dụng yếu tố về quy định điều kiện hợp pháp của một tên thương mại để tiến hành định nghĩa tên thương mại thì Luật SHTT đã sử chức năng của tên thương mại để tiến hành định nghĩa tên thương mại, còn yếu tố về điều kiện hợp pháp mà một tên thương mại được bảo hộ quyền SHCN được quy định trong một điều khoản khác. Do đó, với khái niệm tên thương mại được định nghĩa trong Luật SHTT ngắn gọn, cụ thể và rõ ràng hơn so với quy định trước đây. Hiện nay, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT so với quy định của Luật SHTT hiện hành, khái niệm tên thương mại cũng không có sự sửa đổi, bổ sung. Với định nghĩa cho khái niệm tên thương mại theo pháp luật SHTT, tên thương mại sẽ có những đặc trưng sau: Thứ nhất, tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh luôn gắn liền với tên gọi của chủ thể kinh doanh đó, bởi vì trong một lĩnh vực, khu vực kinh doanh có rất nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau hoạt động, nên tên gọi được dùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là một yếu tố quan trọng để tạo nên sự phân biệt giữa những chủ thể kinh doanh khác nhau.27 Theo đó “hoạt động kinh doanh được hiểu là hành vi của tổ chức, cá nhân thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình 25 Điều 3 Luật SHTT năm 2005. Khoản 21 Điều 4 Luật SHTT. 27 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (tái bản có sửa chữa, bổ sung), NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh, tr. 357. 26 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan