Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Biểu mẫu Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn ngay 7 3...

Tài liệu Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn ngay 7 3

.DOC
7
70
62

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT BẮC HÀ TRƯỜNG PTDT BT TH NẬM KHÁNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TRƯỜNG Chuyên đề: Hội thảo chuyên đề đánh giá HS Chương trình VNEN có sự tham gia đánh giá của phụ huynh HS và cộng đồng. 1. THỜI GIAN Vào hồi 07 giờ 30 phút ngày 07 tháng 3 năm 2015. Tại Văn phòng trường PTDTBT Tiểu học Nậm Khánh. 2. THÀNH PHẦN 1. Ông: Lê Thanh Tuyến - Chức vụ: Hiệu trưởng - Chủ trì 2. Bà: Hoàng Ngọc Lan – Giáo viên – Thư ký 3. Ông: Trương Văn Đồng – Chủ tịch UBND xã. 4. Bà: Trần Thị Làm - Bí thư Đoàn xã 5. Ông: Đặng Văn Công - Đại diện cha mẹ học sinh 6. Ông: Đặng Văn Pao - Đại diện cha mẹ học sinh. 7. Toàn thể giáo viên trong trường: 13/13 đồng chí 8. Nhân viên phục vụ: Trần Thị Thu Huế - Tổng số người tham dự: 20 đồng chí 3. NỘI DUNG * Buổi sáng: - Từ 07 giờ 30 phút đến 8 giờ 00 phút: Đồng chí Lê Thanh Tuyến: Thông qua nội dung sinh hoạt chuyên môn: 1. Đánh giá các hoạt động chuyên môn trong thời gian qua và đề xuất những khó khăn vướng mắc: - Ưu điểm: + Số lượng học sinh trong tuần qua tương đối đảm bảo, số học sinh ra ở bán trú tăng thuận lợi cho việc rèn học sinh trong buổi 3. + Các tổ khối đã tiến hành kiểm tra hồ sơ, các khối đều có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định. + Việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường – gia đình và xã hội được phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương quan tâm. + Chất lượng của các lớp có nhiều chuyển biến. 1 + Phụ huynh học sinh đã bước đầu làm quen được với việc đánh giá học sinh theo thông tư 30. - Hạn chế: + Sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh ở các thôn xa còn chưa nhiều, có nhiều gia đình HS bố mẹ không biết chữ nên khó có thể tham gia vào các hoạt động giáo dục con cái.. + Các lớp tại hai phân hiệu vẫn còn tình trạng học sinh đi học muộn, nhiều khi giáo viên vẫn phải đi gọi, đón học sinh. * Đề xuất những khó khăn vướng mắc: - Phân hiệu Nậm Táng: + Học sinh còn đi muộn, nhiều lúc giáo viên phải đến tận nhà học sinh để gọi. Việc này đã được quán triệt tại cuộc họp thôn nhưng không có sự chuyển biến. + Phụ huynh học sinh do bận rộn công việc đồng áng nên không có thời gian quan tấm đến việc học tập của con em mình. - Phân hiệu Mà phố: + Đề nghị nhà trường cấp bàn ghế cho lớp 1B để phù hợp với các em hơn. + Trường hỗ trợ thêm 1 buổi lao động tại phân hiệu vào tháng tới.. - Trường chính: + Do số lượng học sinh bán trú đông nên chỗ ăn nghỉ của học sinh còn trật trội. + Học sinh bán trú có hôm đã tự ý bỏ về không xin phép giáo viên trực nên gây khó khăn cho công tác quản bán trú.. 2. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn a. Hướng giải quyết tháo gỡ những khó khăn vướng mắc: - Phân hiệu Nậm Táng: + Nhà trường đã trao đổi với cán bộ xã phụ trách thôn, xã đã có công văn gởi đến thôn quán triệt việc cho con em đi học muộn. Các gia đình đã cho con em mình đi học đúng giờ tuy nhiên do các em la cà nên đến trường muộn. Vì vậy GVCN cần có biện pháp phù hợp để các em đi học đúng giờ. + Thôn Nậm Táng là thôn khó khăn cả về dân trí và đường giao thông. GV không nên mong đợi nhiều về việc hỗ trợ của phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục, chỉ cần làm tốt công tác chuyên cần là có thể nâng cao được chất lượng học sinh. - Phân hiệu Mà phố: 2 + Nhà trường đã có kế hoạch mua bổ sung bàn ghế cho học sinh nhưng do tính chất công việc và theo kế hoạch VNEN của nhà trường thì đến tháng 8/2015 nhà trường mới bổ sung được. Đề nghị các đồng chí GV tại phân hiệu tu sửa lại bàn ghế (Có thể cắt chân bàn cho thấp hơn…) cho phù hợp với học sinh. + Nhà trường nhất trí sẽ tiếp tục tổ chức tới phân hiệu để lao động. Yêu cầu đồng chí phân hiệu trưởng thống kê nội dung công việc và chuẩn bị dầy đủ các dụng cụ cần thiết cho buổi lao động.. - Trường chính: + Giao cho đồng chí Chất hướng dẫn học sinh bán trú sắp xếp hợp lý đồ dùng cá nhân, bát đũa. Làm lại danh sách học sinh các phòng, giao nhiệm vụ cụ thể cho các trưởng phòng. + Giáo viên quản bán trú phải nhận bàn giao đầy đủ danh sách học sinh ở lại tối từ GVCN các lớp để theo dõi và quản lĩ chặt chẽ. Quán triệt học sinh ra ngoài trường phải xin phép GV trực. b . Tiến hành dự giờ thăm lớp: * Từ 8 giờ 00 phút đến 9 giờ 00 phút: Dự giờ dồng chí Phạm Văn Đạt, môn Tiếng Việt lớp 3A Bài: “Chúng em đi dự hội” (tiết 2) * Từ 9 giờ 00 phút đến 10 giờ 00 phút: Dự giờ dồng chí Phạm Văn Võ, môn Toán lớp 5A Bài: “Chia số đo thời gian cho một số” (tiết 2) * Từ 10 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút: Giải lao * Từ 10 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút: Dự giờ dồng chí Nguyễn Thị Xuân, môn TN&XH lớp 2A Bài: “Cuộc sống xung quanh em”. (tiết 3) * Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 15 giờ 30 phút. c. Chia sẻ giờ dạy của đồng chí Phạm Văn Đạt: - Đồng chí Phạm Văn Đạt nêu cảm nhận của mình đối với tiết dạy: + Trong tiết dạy chưa đánh giá được nhiều học sinh do có ít thời gian. + Nề nến học tập của lớp 3A khác so với lớp tôi nên các bước tiến hành tiết dạy còn chưa được hài hòa. * Ý kiến chia sẻ của các đồng chí đồng nghiệp: - Đồng chí Nguyễn Đức Bảo: * Tâm đắc: 3 - GV truyền đạt đầy đủ nội dung KTKN của bài, có sự chuẩn bị bài chu đáo. HS có nề nếp học tập tương đối tốt. * Băn khoăn: - Việc chốt lại kiến thức sau mỗi hoạt động nên cho HS tự nêu để các em nhớ bài lâu hơn. * Giải pháp: - Giáo viên không nên làm thay học sinh mà chỉ là người hướng dẫn các em chiếm lĩnh tri thức. Không làm thay học sinh. - Đồng chí Nguyễn Thị Xuân: * Tâm đắc: - Giáo viên cơ bản đã áp dụng tốt thông tư 30 vào việc đánh giá học sinh. * Băn khoăn: - Trong lớp có nhiều học sinh như lớp 3A thì GV không nhất thiết phải đánh giá hết hoặc nhiều như vậy bởi vì thời gian ghi nhận xét chiếm mất nhiều thời gian. * Giải pháp: - Cần kết hợp việc nhận xét bằng lời trong đánh giá học sinh. - Đồng chí Tòng Văn Lợi: * Tâm đắc: - Tiến trình tiết dạy phù hợp, giáo viên chuẩn bị bài học chu đáo. * Băn khoăn: - Cách dùng từ ngữ của giáo viên khi đánh giá học sinh phải mang tính khuyến khích, động viên các em. * Giải pháp: - Tránh dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh, không so sánh giữa học sinh này với học sinh khác. d. Chia sẻ giờ dạy của đồng chí Phạm Văn Võ: - Đồng chí Phạm Văn Võ nêu cảm nhận của mình đối với tiết dạy: + Học sinh của lớp cơ bản đều đạt TB trở lên tuy nhiên chất lượng mũi nhọn còn thấp. * Ý kiến chia sẻ của các đồng chí đồng nghiệp: - Đồng chí Nguyễn Thị Bích Thúy: * Tâm đắc: - Tiến trình tiết học hài hòa, phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh. - Học sinh tổ chức tốt các hoạt động của nhóm, các em biết cách điều hành nhóm và phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản lớp. 4 * Băn khoăn: - Giáo viên còn nói quá nhiều, việc thực hành của học sinh còn ít. * Giải pháp: - Giáo viên chỉ hỗ trợ học sinh khí các em không thể tự giải quyết vấn đề. - Đồng chí Lâm Văn Nghiệp: * Tâm đắc: - Học sinh điều hành nhóm tốt - Tiết học được tổ chức hài hòa. * Băn khoăn: - Việc báo cáo của các nhóm đều do 1 em đảm nhận như vậy những em khác sẽ ít có cơ hội được trình bày ý kiến của mình trước lớp. * Giải pháp: - Ngoài việc làm nhóm trưởng luân phiên, Chủ tịch hội đồng tự quản luân phiên thì báo cáo viên cũng cần luân phiên. Cần hướng cho nhóm trưởng điều tiết báo cáo viên cho phù hợp, bạn nào đã trình bày, đã phát biểu thì lần sau sẽ mời bạn khác. - Đồng chí Ngô Thị Thu Hằng: * Tâm đắc: - Giáo viên đánh giá học sinh phù hợp, ngôn ngữ câu từ của giáo viên dễ nghe. * Băn khoăn: - Học sinh khi nhận xét bạn còn hạn chế về cách diễn đạt, các em thương lặp đi lặp lại lời nhận xét của mình. * Giải pháp: - Khuyến khích học sinh đưa ra nhiều cách để nhận xét bạn. Tránh lặp lại từ ngữ quá nhiều lần. Với những ý kiến trùng lặp thì không nên giơ tay phát biểu nữa. e. Chia sẻ giờ dạy của đồng chí Nguyễn Thị Xuân: - Đồng chí Mai Đức Dũng: * Tâm đắc: - GV chuẩn bị bài chu đáo, các em học sinh có ý thức họp tập cao. * Băn khoăn: - Việc điều hành nhóm của học sinh còn vướng mắc, nhóm trưởng chưa biết giao nhiệm vụ cho các bạn. * Giải pháp: - Xây dựng các bước cụ thể cho học sinh khi tổ chức thảo luận nhóm như buổi sinh hoạt trước đã nêu. 5 - Đồng chí Hoàng Ngọc Lan: * Tâm đắc: - Giáo viên bao quát lớp tốt, hỗ trợ học sinh kịp thời. * Băn khoăn: - Giáo viên đã yêu cầu quá cao với học sinh khi cho các em nhận xét câu trả lời của bạn. * Giải pháp: - Với đối tượng học sinh lớp 2, lời nhận xét của các em chỉ cần ngắn gọn và đúng. Từ 15 giờ 30 phút đến 16h 30 phút 3. Chủ trì kết luận: a. Hướng khắc phục: - Thường xuyên trao đổi việc vận dụng thông tư 30 trong đánh giá học sinh. - Tiếp tục bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn trong các lớp. - Trao đổi với phụ huynh học sinh để phụ huynh các em nắm được cách đánh giá theo thông tư 30. - Công tác ra đề kiểm tra hàng tháng phải bám sát thông tư 30. 4. Trao đổi về cách đánh giá học sinh tại trường và gia đình học sinh theo thông tư 30: - Ý kiến của đồng chí Trương Văn Đồng – CT UBND xã: + Phụ huynh học sinh cần quan tâm nhiều hơn nữa tới con em mình, nên thường xuyên kiểm tra việc tự học ở nhà của các cháu. + Thông qua nhận xét của thầy cô mà phụ huynh có hướng tác động tích cực đến còn em mình nhằm đạt được mục đích chung là nâng cao chất lượng giáo dục. - Ý kiến của đồng chí Đặng Văn Công – Đại diện cha mẹ học sinh: + Do trình độ dân trí còn thấp nên việc theo dõi và kiểm tra việc học của con em còn gặp nhiều khó khăn. + Nhiều gia đình không có thời gian dành cho con vì quá bận rộn. b.Triển khai kế hoạch thực hiện trong tuần tới: - Tiếp tục dự giờ thăm lớp để vùng học hỏi, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp. - Giảng dạy đúng chương trình. - Nộp đề khảo sát hàng tháng, ra đề theo hướng dẫn trong thông 30. - Tổ chức lao động tại phân hiệu Mà Phố. 6 - Duy trì tốt các nề nếp, đảm bảo số lượng, chất lượng học sinh. - SHCM cấp tổ + Tổ 1,2,3: Phương pháp tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 2 theo mô hình VNEN. + Tổ 4,5: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Toán lớp 5 theo mô hình VNEN. Yêu cầu các tổ khối cử giáo viên dạy minh họa để trao đổi và rút kinh nghiệm theo chuyên đề của khối. Biên bản kết thúc vào 16 giờ 30 phút cùng ngày. Chủ trì Thư ký Hoàng Ngọc Lan 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan