Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Biểu mẫu Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn 03 01...

Tài liệu Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn 03 01

.DOC
7
76
83

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT BẮC HÀ TRƯỜNG PTDT BT TH NẬM KHÁNH CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TRƯỜNG Chuyên đề: “Thống nhất cách ghi sổ theo dõi chất lượng và nhật kí đánh giá thường xuyên của giáo viên theo thông tư 30” 1. THỜI GIAN Vào hồi 07 giờ 30 phút ngày 24 tháng 01 năm 2015. Tại Văn phòng trường PTDTBT Tiểu học Nậm Khánh. 2. THÀNH PHẦN 1. Ông: Lê Thanh Tuyến - Chức vụ: Hiệu trưởng - Chủ trì 2. Bà: Hoàng Ngọc Lan – Giáo viên – Thư ký 3. Toàn thể giáo viên trong trường: 13/13 đồng chí 4. Nhân viên phục vụ: Trần Thị Thu Huế - Tổng số người tham dự: 16 đồng chí 3. NỘI DUNG * Buổi sáng: - Từ 07 giờ 30 phút đến 8 giờ 00 phút: Đồng chí Lê Thanh Tuyến: Thông qua nội dung sinh hoạt chuyên môn: 1. Đánh giá các hoạt động chuyên môn trong thời gian qua và đề xuất những khó khăn vướng mắc: * Đánh giá về mọi hoạt động chuyên môn của nhà trường trong tháng: - Ưu điểm: + Các lớp thực hiện giảng dạy đúng chương trình, mô hình dạy học VNEN được thực hiện tương đối tốt. + Chất lượng: các lớp có chuyển biến tương đối tốt về chất lượng. + Số lượng: Nhiều lớp đạt 100% về chuyên cần, còn lại đều đạt từ 95% trở lên. + Công tác làm và sử dụng đồ dùng được thực hiện hiệu quả ở tất cả các lớp. + Các lớp đều được trang bị đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng dạy học. - Tồn tại: + Toàn trường vẫn còn học sinh yếu ở khối lớp 1, 2. + Chất lượng mũi nhọn vẫn còn thấp, tỉ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp huyện, tỉnh còn chưa cao. * Đề xuất những khó khăn vướng mắc: - Phân hiệu Nậm Táng: 1 + Học sinh còn đi muộn, giáo viên đã nhiều lần đến gia đình vận động và yêu cầu phụ huynh cho con em đi học đúng giờ nhưng không có chuyển biến. Đề nghị nhà trường có ý kiến với UBND xã để có biện pháp hiệu quả hơn. + Các em học sinh trong thôn rất hạn chế về khả năng giao tiếp và đa số các em đều nhút nhát, thiếu tự tin, số lượng học sinh các lớp cũng ít do đó công tác dạy học theo mô hình VNEN vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn. + Do phân hiệu còn chưa có điện nên việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn chưa thực hiện được. - Phân hiệu Mà phố: + Phụ huynh học sinh còn thiếu quan tâm đến việc học của con em. Công tác phối hợp làm đồ dùng dạy học còn chưa thực sự hiệu quả. + Phân hiệu đang trong quá trình xây dựng phân hiệu xanh – sạch – đẹp cấp huyện nên cần thêm kinh phí để mua cây cảnh và hoa, cần thêm nhân công để trang trí. - Trường chính: + Do phải tham gia quá nhiều cuộc thi do Hội đồng Đội huyện và Phòng GD-ĐT tổ chức nên nhiều lúc giáo viên còn phải tranh giành học sinh, không có thời gian để rèn học sinh. + Kinh phí VNEN còn hạn hẹp nên việc hỗ trợ cho các lớp còn chưa được đầy đủ. + Giáo viên trong nhà trường còn ít được tham gia các buổi giao lưu, học hỏi đối với các trường bạn. 2. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn a. Hướng giải quyết tháo gỡ những khó khăn vướng mắc: - Phân hiệu Nậm Táng: + Cần thường xuyên tuyên truyền đến phụ huynh học sinh về hậu quả của việc đi học muộn. + Nhà trường sẽ tác động đến xã và cán bộ phụ trách thôn để cùng vận động gia đình học sinh. + Giáo viên cần gần gũi các em học sinh hơn, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn. + Nhà trường sẽ hỗ trợ kinh phí để phân hiệu mua máy điện. Nếu không tìm được địa điểm lắp máy thì kéo điện từ nhà phụ huynh học sinh. - Phân hiệu Mà phố: + Thường xuyên phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường, giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của gia đình đối với công tác giáo dục học sinh. Nếu phụ huynh không hỗ trợ được về đồ dùng thì có thể hỗ trợ trong công tác khác. + Công tác xây dựng phân hiệu xanh – sạch – đẹp: Nhà trường sẽ tổ chức các buổi lao động tạo phân hiệu, còn về kinh phí sẽ tham mưu với xã và vận đông ủng hộ từ các doanh nghiệp trên địa bàn xã. - Trường chính: 2 + Về vấn đề bồi dưỡng cho các đội tuyển: Bố trí chiều thứ 5 hàng tuần cho hoạt động Đội. Các buổi chiều thứ 2, 3, 4 dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi từ khối 1 đến khối 5 do đồng chí Lợi phụ trách. + Về vấn đề kinh phí hỗ trợ các lớp: Nhà trường đã thực hiện theo đúng kế hoạch, việc chi hỗ trợ không được quá định mức do đó mức hỗ trợ không thể thay đổi được. + Ngoài cuộc sinh hoạt chuyên môn cấp cụm 1 lần /quý BGH nhà trường sẽ kết hợp với Công đoàn nhà trường để tổ chức giao lưu với trường bạn 2 lần/ quý. b . Tiến hành dự giờ thăm lớp: * Từ 8 giờ 00 phút đến 9 giờ 00 phút: Dự giờ dồng chí Nguyễn Thị Xuân, môn Toán lớp 2A Bài: “Bảng chia 4 – Một phần tư” (tiết 1) * Từ 9 giờ 00 phút đến 10 giờ 00 phút: Dự giờ dồng chí Lâm Văn Nghiệp, môn Tiếng Việt lớp 3A Bài: “Truyền thống anh hùng” (tiết 1) * Từ 10 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút: Giải lao * Từ 10 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút: Dự giờ dồng chí Phạm Văn Võ, môn Khoa học lớp 4A Bài: “Âm thanh” * Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút. c. Chia sẻ giờ dạy của đồng chí Nguyễn Thị Xuân: - Đồng chí Nguyễn Thị Xuân nêu cảm nhận của mình đối với tiết dạy: + Học sinh của lớp tôi đã có nhiều chuyển biến trong học tập cũng như các hoạt động khác. Các em mạnh dạn hơn và đặc biệt em nào cũng đã cơ bản nắm được các bước học tập theo các hình thức mà giáo viên đưa ra. + Việc ghi sổ theo dõi chất lượng và nhật ký đánh giá thường xuyên bản thân tôi cũng đang thực hiện theo sự hướng dẫn của tổ khối và cập nhật thường xuyên. * Ý kiến chia sẻ của các đồng chí đồng nghiệp: - Đồng chí Lâm Văn Nghiệp: * Tâm đắc: - Học sinh của lớp đã có nhiều chuyển biến, các em đã mạnh dạn hơn trước nhiều. Các em đều biết được nhiệm vụ của mình trong giờ học và có ý thức học tập tương đối tốt. - Công tác đánh giá thường xuyên của giáo viên đối với học sinh được thực hiện tương đối hiệu quả, kịp thời và thường xuyên. * Băn khoăn: - Việc ghi nhật ký đánh giá chưa thực sự hiệu quả, những em học tốt vẫn thường được giáo viên đánh giá nhiều hơn. Qua đó những học sinh yếu hơn sẽ ít có cơ hội để tiến bộ. * Giải pháp: 3 - Quan tâm nhiều hơn đến những học sinh còn yếu hơn so với lớp. Đánh giá kết quả học tập của các em thường xuyên để các em từng bước nắm được phương pháp học tập. - Đồng chí Phạm Văn Võ: * Tâm đắc: - Cách thức tổ chức lớp học phù hợp đối tượng học sinh. - Giáo viên truyền đạt tốt nội dung kiến thức kĩ năng của bài. * Băn khoăn: - Một số học sinh (Em Vàng Thị Nề, Phàn Văn Đằng, Lý Thị Óng) còn chưa làm việc khi hoạt động nhóm đôi. * Giải pháp: - GV cần bao quát học sinh tốt hơn, không nên chú ý nhiều quá đến 1 nhóm để tránh tình trạng học sinh không hoạt động. - Đồng chí Nguyễn Thị Bích Thúy: * Tâm đắc: - Học sinh mạnh dạn, tự tin - Tiết học tương đối sôi nổi, các hoạt động được tổ chức một cách hài hòa. * Băn khoăn: - Việc đánh giá của giáo viên đối với HS còn chưa được. GV không nên dùng những từ “kém”, “chậm” để đánh giá học sinh. * Giải pháp: - Cần lựa chọn từ ngữ thích hợp để đánh giá học sinh nhằm khuyến khích, động viên các em, giúp các em không cảm thấy bị áp lực trong học tập. d. Chia sẻ giờ dạy của đồng chí Lâm Văn Nghiệp: - Đồng chí Lê Thị Hương nêu cảm nhận của mình đối với tiết dạy: + Lớp học đông nên khó bao quát và tổ chức các hoạt động và việc ghi nhận xét cũng mất rất nhiều thời gian. * Ý kiến chia sẻ của các đồng chí đồng nghiệp: - Đồng chí Phạm Văn Đạt: * Tâm đắc: - Lớp học tuy đông nhưng GV đã tổ chức các hoạt động hài hòa, đảm bảo nội dung kiến thức của bài. * Băn khoăn: - Giáo viêm mất quá nhiều thời gian cho việc ghi nhận xét cho học sinh. * Giải pháp: - Đối với số học sinh trong lớp đông, giáo viên chỉ nên nhận xét số lượng vừa phải để đảm bảo thời gian của tiết học. - Đồng chí Hoàng Ngọc Lan: * Tâm đắc: - Đồng ý các ý kiên đã nên. * Băn khoăn: - Qua kết quả khảo sát cho thấy một số em chưa thực sự chú ý, trả lời nhầm câu hỏi. * Giải pháp: 4 - Khi làm bài kiểm tra cần tạo cho HS thói quen đọc kỹ đề trước khi làm bài để tranh nhầm lẫn. - Đồng chí Ngô Thị Thu Hằng: * Tâm đắc: - Nền nếp của lớp tương đối tốt, Ban học tập và các nhốm trướng điều hành khá tốt các hoạt động học tập. * Băn khoăn: - Đồng ý kiến với các đồng chí đã nên. - Đồng chí Hoàng Thị Thuyến: * Tâm đắc: - GV đánh giá học sinh kịp thời sau mỗi hoạt động học tập. Cách đánh giá của GV phù hợp với đối tượng học sinh. * Băn khoăn: - Một số học sinh viết rất chậm (Em Óng, Tâm, Loan…) làm mất nhiều thời gian của GV. * Giải pháp: - Rèn cho HS thói quen viết nhanh, Hs nào viết chậm quá thì nên dành thời gian viết sau tiết học. e. Chia sẻ giờ dạy của đồng chí Phạm Văn Võ: - Đồng chí Phạm Văn Võ nêu cảm nhận của mình đối với tiết dạy: + Trong lớp còn 2 học sinh (Em Đông, Nề) học còn chậm so với lớp. Theo mô hình dạy học VNEN thì khó có thời gian để kèm cặp các em. * Ý kiến chia sẻ của các đồng chí đồng nghiệp: - Đồng chí Lê Thị Hương: * Tâm đắc: - Học sinh điều hành tốt các hoạt động học tập. Các em có ý thức tham gia tiết học tốt, hăng hái xây dựng bài. * Băn khoăn: - Ban học tập điều hành tốt tuy nhiên các nhóm trưởng còn chưa năng nổ, chưa phát huy được vai trò của mình. * Giải pháp: - Nên tổ chức cho học sinh làm nhóm trưởng luân phiên để em nào cũng có thể tổ chức điều hành nhóm trong học tập. - Đồng chí Mai Đức Dũng: * Tâm đắc: - Nề nếp của lớp tốt, học sinh hăng hái xây dựng bài. - GV chuẩn bị tốt cho tiết học, tiết học diễn ra thành công. * Băn khoăn: - Trình độ học tập của HS trong lớp chưa đồng đều, có em học rất tốt tuy nhiên vẫn còn một số em học chậm so với lớp, còn nhiều em nhút nhát, chưa tự tin. * Giải pháp: - Quan tâm nhiều hơn đến học sinh yếu, danh thời gian để rèn thêm cho Hs vào các buổi chiều trong tuần. 5 3. Chủ trì kết luận: a. Hướng khắc phục: - Chất lượng các lớp đã có nhiều chuyển biến điều đó cho thấy được hiệu quả của mô hình dạy học VNEN. Yêu cầu GVCN các lớp quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng học sinh đặc biệt là chất lượng mũi nhọn. - Việc đánh giá học sinh cần thường xuyên, nội dung đánh giá, nhận xét học sinh phải mang tính khích lệ, động viên để giúp học sinh có được sự tự giác trong học tập. Tránh dùng những từ ngữ xúc phạm học sinh. - Các lớp cần quan tâm bồi dưỡng năng lực hội đồng tự quản lớp, có thể cho HS thực hiện luân phiên để HS nào cũng có thể điều hành các hoạt động học tập. * Một số lưu ý khi ghi sổ theo dõi chất lượng và nhật kí đánh giá thường xuyên của giáo viên theo thông tư 30: - Phần nội dung nhận xét: Phải bám sát nội dung bài học và nêu được những nội dung về kiến thức, kỹ năng các môn học, hoạt động giáo dục đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành; năng lực, phẩm chất học sinh đã đạt hoặc chưa đạt. - Phần biện pháp hỗ trợ: Là những lời khuyên, gợi ý chỉ dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ hoặc tiếp tục bồi dưỡng nâng cao đối với những học sinh có năng khiếu. - Trong quá trình theo dõi HS làm bài, GV quan sát vở HS và đánh dấu “Đ”bằng mực đỏ vào những bài HS làm đúng (đối với môn Toán) cùng với lời khen, nhận xét (có đủ cấu trúc gồm 2 phần: thực trạng và hỗ trợ) - GV ghi lời nhận xét cuối mỗi bài học, không ghi ở lề đỏ - Chữ viết giáo viên phải đúng mẫu, đúng kích thước, rõ ràng, dễ đọc, khôngviết tắt. b.Triển khai kế hoạch thực hiện trong tuần tới: - Duy trì tốt số lượng, nâng cao chất lượng học sinh. Chú trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yêu kém. - SHCM cấp trường: “Phương pháp tổ chức các trò chơi trong dạy học theo mô hình VNEN”. Biên bản kết thúc vào 16 giờ 30 phút cùng ngày. Chủ trì Thư ký Hoàng Ngọc Lan 6 + Cách tổ chức lớp học + KTKN + Phương pháp dạy học + Năng lực phẩm chất + Đánh giá học sinh + Điều chỉnh tài liệu. 3. Chủ trì kết luận a. Hướng khắc phục: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .. b. Triển khai kế hoạch thực hiện trong tuần tới hoă ăc tháng tới. ................................................................................................................................. .. ................................................................................................................................. .. Biên bản kết thúc vào 16 h 30 phút cùng ngày Chủ trì Thư ký Lưu ý: Nếu là sinh hoạt cấp trường, cụm trường thì ND Biên bản phong phú hơn 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan