Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Biểu mẫu Kế hoạch bd hsg, phụ đạo học sinh yếu kém...

Tài liệu Kế hoạch bd hsg, phụ đạo học sinh yếu kém

.DOC
14
69
113

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KIM BÔI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS SÀO BÁY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số /KH - THCS Sào Báy, ngày tháng 09 năm 2016 KẾ HOẠCH Bồi dưỡng học sinh giỏi - phụ đạo học sinh yếu, kém Năm học 2016 - 2017 - Căn cứ vào công văn số 428/ PGD & ĐT – THCS của huyện Kim Bôi ngày 7 tháng 9 năm 2016 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 bậc THCS, công văn số 448/KH – PGD & ĐT – THCS về việc ban hành kế hoạch công tác chuyên môn bậc THCS năm học 2016 – 2017 của PGD & ĐT huyện Kim Bôi , ngày 12 tháng 9 năm 2016, - Căn cứ vào kế hoạch phát triển toàn diện năm học 2016 – 2017 của trường THCS Sào Báy. - Căn cứ vào kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng các môn của học sinh nhà trường năm học 2016 – 2017. - Căn cứ vào số học sinh, số giáo viên, đặc điểm tình hình nhà trường để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém năm học 2016 – 2017, nội dung như sau: I. Tình hình thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - phụ đạo học sinh yếu, kém năm học 2015 – 2016 1.Quy mô trường lớp, cán bộ giáo viên, nhân viên Quy mô trường lớp, học sinh được duy trì ổn định về số lớp, số học sinh. Cụ thể về số lớp, số học sinh: Khối 6 7 8 9 Tổng Số lớp 2 2 2 2 8 Số học sinh 74 73 57 50 254 - Giáo viên, nhân viên 1 Ghi chú Cán bộ quản lý: 02 Giáo viên: 21; nhân viên : 03 2. Quá trình thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - phụ đạo học sinh yếu, kém năm học 2015 – 2016 Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học, kế hoạch chuyên môn của Phòng giáo dục - Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh và kết quả khảo sát chất lượng đầu năm để lập danh sách học sinh giỏi, học sinh yếu các môn học, các lớp. - Phân công giáo viên ôn thi học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu hợp lý. - Tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên để GV thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng môt cách có hiệu quả nhất. a, Đối với học sinh khá giỏi - Việc bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên trong mỗi bài, mỗi chương. - Với học sinh khá giỏi phải biết khơi dậy trong các em tính ham học, thích tìm tòi, hiểu biết. Phải biết nắm chắc kiến thức cơ bản. Từ đó mà phát triển nâng dần kiến thức cao hơn. - Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh khá giỏi cách học, phương pháp học, chú trọng việc tự học, tự bồi dưỡng và ý thức tự giác học tập. - Thường xuyên kiểm tra định kỳ. Qua kiểm tra để thấy được học sinh còn hổng chỗ nào để kịp thời có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp. - Kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng. Việc kết hợp giáo dục giữa giáo viên và gia đình là một điều không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. b, Đối với học sinh yếu, kém - Trong tiết dạy học bình thường giáo viên soạn bài cần phải có kế hoạch, kiến thức dạy học phù hợp với trình độ học sinh. - Trong giảng dạy cần xác định trọng tâm bài học, nội dung chương trình, tránh tình trạng dạy tràn lan gây nặng nề cho học sinh, nắm chắc các đối tượng trong từng lớp đẻ có biện pháp giảng dạy phù hợp, đặc biệt chú ý giúp đỡ các em học tập 2 còn yếu kém để các em tiến bộ, sẵn sàng tham gia phụ đạo học sinh yếu theo phân công. - Trong quá trình giảng dạy giáo viên bộ môn cần hướng dẫn học sinh sắp xếp thời gian tự học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp... - Phải thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp và ứng dụng CNTT vào dạy học, tăng cường giáo dục động cơ thái độ học tập bộ môn, đề kiểm tra phải chính xác và khoa học . - Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện tích cực trong thầy trò để dạy và học tốt hơn . - Trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng giáo viên bộ môn báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những học sinh yếu cho Tổ trưởng và giáo viên trong tổ, từ đó giáo viên nào còn vướn mắc thì được tập thể giáo viên trong tổ góp ý bổ sung. - Thường xuyên lạc với phụ huynh, kết hợp với phụ huynh hướng dẫn về biện pháp để giúp con em học tập để có kết quả cao. Ngoài ra nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức dạy ôn bòi dưỡng và phụ đạo cho học sinh vào các buổi chiều trong tuần đối với các môn văn hóa ( Văn, Toán, Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, tin học ) theo thời khóa biểu phân công 3. Kết quả năm học 2015 - 2016 - Học lực Tổng Kh Số số ối lớp HS 6 2 69 2 78 7 2 70 8 2 52 9 Tổ 8 269 ng Giỏi Khá TB Yếu SL 4 5 3 9 TL 5.8 6.41 4.29 17.3 SL 29 27 16 23 TL 42 34.6 22.9 44.2 SL 34 41 47 20 TL 49.3 52.6 67.1 38.5 SL 2 5 4 0 TL 2.9 6.41 5.71 21 7.81 95 35.3 142 52.8 11 4.09 Kém SL TL 0 0 0 0 0 Chất lượng mũi nhọn - Đối với học sinh: Các kỳ thi, cuộc thi Cấp huyện Cấp tỉnh 01 GDCD 3 Cấp quốc gia Máy tính cầm tay HSG văn hóa HSG Tài năng tiếng Anh Toán Internet Tiếng anh Internet Sáng tạo KHKT Liên môn Thể chất Cộng 05 02 06 02 - Đối với giáo viên: Các kỳ thi, cuộc thi Cấp huyện Giáo viên CN giỏi Cấp quốc gia 01 Giáo viên dạy giỏi Cấp tỉnh 03 Tổ trưởng Chuyên môn giỏi Cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp Cộng 04 Tồn tại: - Trong năm học vừa qua nhà trường chưa có giáo viên giỏi cấp tỉnh. - Tỷ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh chưa cao 4. Những thuận lợi và khó khăn a.Thuận lợi Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Phòng GD, chính quyền địa phương , cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị khá đầy đủ, tạo điều kiện khá thuận lợi để nhà trường hoàn thành tốt nhiện vụ năm học . - Giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong những năm gần đây chất lượng giảng dạy của giáo viên ngày càng được chú trọng nâng cao . - Hầu hết GV có năng lực chuyên môn từ khá trở lên, đội ngũ giáo viên trẻ, yêu nghề có ý thức học hỏi trong chuyên môn. - Đảm bảo về số lượng cơ cấu giáo viên bộ môn ở các lớp. - Học sinh hầu hết là con em dân tộc mường, các em ngoan lễ phép . - Chất lượng đại trà trong những năm học gần đây ngày càng được nâng lên, tỷ lệ học sinh Khá giỏi tăng , tỷ lệ HS yếu kém giảm dần . Những năm gần đây, các bậc phụ huynh đã quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình, vì vậy đã có sự đầu tư thích đáng cho việc học tập của con em . 4 b. Khó khăn Đối với GV Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực của giáo viên còn hạn chế, việc quản lý giáo dục học sinh của giáo viên hiệu quả chưa cao nên dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao . Đối với HS : - Do phải tuyển sinh 100% số HS tiểu học vào THCS vì vậy chất lượng HS tuyển vào lớp 6 còn nhiều bất cập nhiều HS chưa đọc thông viết thạo, chưa thuộc bảng cửu chương cho nên khi lên THCS việc giảng dạy cho các em còn gặp nhiều khó khăn . - Nhiều HS thuộc diện gia đình có điều kiện hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chưa đủ sách vở đồ dùng học tập và các em không tự giác trong học tập dẫn chất lượng yếu kém. - Một số học sinh chưa có ý thức, chưa có sự cố gắng trong học tập, còn mải chơi,lười học,không tham gia đầy đủ các buổi học.Một số khác do xa trường, nhiều gia đình học sinh còn khó khăn nên các buổi chiều phải ở nhà lao động phụ giúp gia đình. - Học sinh của 2 xóm : Đồng Chờ, Khai đồi phải qua suối nên mỗi khi có nước lũ phải nghỉ học đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập . Đối với phụ huynh học sinh Nhiều gia đình do điều kiện quá khó khăn, mải đi làm ăn vắng nhà nên không quan tâm đến việc học tập của con em mình, phó mặc cho nhà trường dẫn đến các em bỏ học, bỏ tiết đi chơi điện tử, không chú ý đến việc học hành ... Trình độ dân trí còn thấp nên biện pháp quản lý học tập và giáo dục học sinh ở gia đình đạt kết quả chưa cao. 4. Nguyên nhân (Khách quan, chủ quan) Nguyên nhân khách quan. - Điều kiện kinh tế, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhiều gia đình phải đi làm ăn xa nên việc quan tâm đến điều kiện học tập của học sinh chưa nhiều. Học sinh còn thiếu sách vở, đồ dùng dạy học, nhiều học sinh phải đi làm giúp đỡ gia đình vào các buổi chiều. 5 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của giáo viên.( Chưa có sân chơi , bài tập, chưa có các phòng chức năng, thiết bị dạy học tối thiểu bị hư hỏng nhiều...) Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất về phía học sinh. Sinh sống ở xã Sào Báy - một xã vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa nên các em thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Vì vậy một số em trở nên lười học , ham chơi. Ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập ngày càng kém. Thứ hai, về phía giáo viên. Theo cá nhân tôi học sinh yếu không phải hoàn toàn là do các em. Có thể người giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng học sinh, với từng nội dung kiến thức bài dạy. - Vẫn còn giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa tích cực nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn. II. Kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - phụ đạo học sinh yếu, kém năm học 2016 – 2017 1. Chỉ tiêu - Học sinh: + Đại trà: Xếp loại Khá Số lượng Tỉ lệ Tổng 80 + Mũi nhọn: Xếp loại Môn Văn hóa Giải toán trên máy tính Giáo dục thể chất Thi nói Tiếng Anh Tiếng Anh trên mạng Internet Toán trên mạng Internet 29,7% Trung bình Số Tỉ lệ lượng 164 61% Giỏi cấp trường Số lượng Tỉ lệ 16 5,9% Yếu Số lượng 9 Giỏi cấp huyện Số lượng Tỉ lệ 08 2,95% 04 01 04 02 03 03 05 01 05 01 6 Tỉ lệ Kém Số Tỉ lượng 3,4 Giỏi cấp tỉnh Số lượng Tỉ lệ lệ 2. Kế hoạch Bồi dưỡng học sinh giỏi - phụ đạo học sinh yếu, kém năm học 2016 - 2017 - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh yếu kém, Thực hiện tốt chỉ thị “Hai không” với 4 nội dung của Bộ trưởng và phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Tổ chức dạy học tự chọn cho học sinh theo nguyên vọng của học sinh và theo tình hình thực tiễn của nhà trường. - Lập kế hoạch về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, học sinh ngồi nhầm lớp trong từng học kì và trong từng năm học cụ thể. Tổ chức dạy phụ đạo cho những học sinh yếu kém ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 ở các bộ môn cơ bản : Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, vật Lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí - Giao chất lượng khảo sát đầu năm cho giáo viên. - Chỉ đạo và kiểm tra mỗi giáo viên tự lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức cho học sinh ôn tập, nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu kém của bộ môn;. - Tăng cường các hoạt động thao giảng, dự giờ của đồng nghiệp rút kinh nghiệm giúp đỡ nhau có hiệu quả. - Tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra đánh giá chất lượng và chuyển giao chất lượng hàng năm. - Thiết lập hồ sơ theo dõi diễn biến chất lượng của từng học sinh qua giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm. - Chỉ đạo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm nhập và lưu giữ hồ sơ đầy đủ. - Xây dựng bộ hồ sơ quản lý, phụ đạo học sinh yếu kém như chương trình, kế hoạch dạy học, soạn bài... - Thiết lập sổ đầu bài theo dõi theo dõi đánh giá giờ dạy. - Kết hợp với hội cha mẹ học sinh, với cha mẹ học sinh có học lực yếu kém để có biện pháp phối hợp cùng giáo dục. Giáo viên: - Thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Tăng cường đổi mới PPDH và việc sử dụng các TBDH. Thực hiện tốt chỉ thị của Bộ trưởng về nói không với tiêu cực trong 7 thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi nhầm lớp. - Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp. - Rà soát những đối tượng học sinh yếu kém, học sinh ngồi nhầm chỗ để có kế hoạch giáo dục. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém, học sinh ngồi nhầm lớp . - Song song với việc dạy trên lớp, kém cặp riêng cho học sinh trong những giờ chính khoá, tổ chức cho học sinh đăng kí học phụ đạo những môn yếu - kém. - Có đủ các loại hồ sơ: kế hoạch, giáo án, danh sách học sinh đăng kí học, danh sách học sinh có lực học yếu kém từng môn. Sổ ghi đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm học sinh yếu kém. Học sinh: - Tích cực học tập, thực hiện tốt nội quy nhà trường và các quy định khác đối với học sinh. Học tập trên lớp và ở nhà đầy đủ và nghiêm túc. - Chuẩn bị đầy đủ tài liệu vở ghi và các dụng cụ học tập. Học bồi dưỡng đầy đủ, ghi chép cần thận, thực hiện các nội quy nhà trường trong các buổi bồi dưỡng như học chính khoá. Phân công giáo viên trực tiếp dạy bồi dưỡng và dạy phụ đạo ở các khối lớp Môn được TT Họ và tên GV Chuyên môn phân công bồi dưỡng, phụ Bùi Thị Xuyến Lê Trung Hoàn Đinh Thị Huệ Hà Thị Hạnh Nguyễn Văn Thông N.Văn Vật Lí CĐSP Toán ĐH SP Địa ĐHSP LÝ- đạo N.Văn V.Lí Toán Địa lí Vật Lí 4 5 Phạm Văn Thuật Nguyễn Thị Hải CN ĐHSP Toán CĐSP Hóa Toán Hóa , Sinh 6 7 8 9 10 11 Bùi Xuân Cảnh Bùi Văn Mạnh Đinh Mạc Hòa Quách Thị Chiền Bùi T.Phương Liên Dương Thị Liễu Sinh CĐSP Toán ĐH Tin ĐH Anh CĐSP Văn sử CĐSP Văn sử CĐSP Văn sử Toán Tin học T.Anh Lịch sử Ngữ Văn Ngữ Văn 1 2 1 2 3 8 Phân công dạy bồi dưỡng, phụ đạo khối lớp 8 8,9 7 9 6,7 6,9 Sinh 9, hóa 9 8 6,7,8,9 6 8,9 7 8 Điều chỉnh 12 13 14 15 16 17 18 Lưu Thị Hà Lê Thanh Hương Đỗ Thành Công Bùi Thị Hương Bùi Văn Thức Bùi Văn Hạnh Trần Quốc Văn CĐSP Văn sử CĐ Anh ĐH Anh CĐSP Văn Sử ĐHSP Thể dục ĐH Sử CĐSP Mĩ Ngữ Văn Tiếng Anh Tiếng Anh Ngữ văn Thể dục GDCD Mĩ Thuật 6 8,9 7 9 6,7,8,9 6,9 6,7,8,9 19 Phạm Vân Anh Thuật CĐSP Âm Âm nhạc 6,7,8,9 nhạc 3. Biện pháp, giải pháp cụ thể BD giáo viên giỏi; Bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu, kém năm học 2016 - 2017 Công tác quản lí: a. Hiệu trưởng: - Phụ trách chung chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém thông qua Phó HT, tổ trưởng CM - Trực tiếp chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém các môn KHXH b. Phó Hiệu trưởng: - Trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém trong nhà trường - Tổ chức lên kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém trong nhà trường - Chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém các 9 môn KHTN - Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém của tổ chuyên môn, nhóm bộ môn, giáo viên dạy. - Chỉ đạo phân công phân hành, thời khóa biểu, công tác quản lý các hoạt động và đảm bảo chất lượng dạy học như cơ sở vật chất, thư viện, thiết bị. - Lập phương án tuyển chọn, quyết định đội tuyển trên cơ sở đề xuất của giáo viên. - Tiến hành dự giờ, kiểm tra giáo viên và học sinh - Cùng với tổ chuyên môn dự các buổi hội thảo. - Chỉ đạo thư viện mua một số sách cần thiết cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém - Trực tiếp tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và thực hiện một số công tác khác do Hiệu trưởng phân công. c. Tổ chuyên môn, nhóm bộ môn: - Tổ chuyên môn có trách nhiệm phụ trách các môn học khác thuộc tổ mình phụ trách. - Chỉ đạo việc xây dựng chương trình học từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng. - Quản lý chất lượng bồi dưỡng chuyên đề, theo dõi và chỉ đạo phương pháp dạy của thầy - học của học sinh - Quản lý chất lượng các lớp bồi dưỡng từng thời kì nhằm đảm bảo chất lượng đội tuyển, đánh giá đề xuất lựa chọn, bổ sung học sinh. - Chỉ đạo chỉnh lý chương trình học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; Chỉ đạo bổ sung tài liệu học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và tham mưu tổ chức kiểm tra chất lượng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém - Chỉ đạo việc tổ chức bồi dưỡng theo dõi tài liệu phát hành - Đề xuất giáo viên bồi dưỡng và kèm cặp giúp đỡ học sinh. - Chủ trì trong việc hội thảo khoa học các môn do tổ phụ trách và dự giờ giáo viên. - Thực hiện các công việc khác do BGH phân công. 10 - Huy động lực lượng giải quyết các chuyên đề khó mà cá nhân không đảm nhiệm nỗi. d. Đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém lớp 9 - Khảo sát lập danh sách phân loại học sinh khá giỏi, yếu kém và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo trong năm học. - Có sổ ghi nhật kí theo dõi quá trình học tập của các em, ghi lại những bài tập học sinh hỏi và giải quyết những bài tập học sinh yêu cầu và hướng giải - Trang bị kiến thức cơ bản chính xác - Đảm bảo điểm trung bình môn, điểm kiểm tra học kì môn dự thi h/s giỏi tỉnh phải đạt loại khá, giỏi. - Nắm bắt trình độ năng lực học sinh đúng bằng trình độ thực chất. - Thường xuyên kèm cặp giúp đỡ học sinh - Phối hợp với phụ huynh theo dõi thời gian học tập ở trường, ở nhà. - Hàng tháng nhận xét kết quả học sinh học học trên lớp, nhận xét bài kiểm tra. e. Đối với giáo viên dạy lớp 6, 7, 8 - Căn cứ vào kết quả thi khảo sát chất lượng đầu năm lập danh sách phân loại học sinh khá, giỏi, yếu kém môn trực tiếp giáo viên giảng dạy - Tuyển chọn học sinh ở môn bồi dưỡng - Lên chương trình, nội dung bồi dưỡng,phụ đạo (theo kế hoạch của nhà trường) thực hiện có chất lượng việc dạy các chuyên đề (nếu thấy chất lượng chuyên đề dạy học sinh tiếp thu chưa đảm bảo phải tiếp tục củng cố, bổ sung kiến thức, kỉ năng cho học sinh trước khi dạy sang chuyên đề khác) - Thường xuyên theo dõi, giúp đỡ học sinh trong học tập, kiểm soát việc học bài và làm bài tập của học sinh. - Thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn để làm kèm cặp giúp đỡ thêm. - Quản lý học sinh lớp phụ trách. -Thực hiện đầy đủ chương trình đề ra có điều chỉnh nếu thấy cần thiết nhưng phải qua tổ chuyên môn và BGH mới thực hiện. - Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các chuyên đề mà hội đồng chuyên 11 môn ngành đề ra. - Đề xuất tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém với BGH, nhân viên thư viện. f. Các lực lượng khác - Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: Thường xuyên theo dõi chất lượng học sinh của lớp mình chủ nhiệm. Liên hệ với giáo viên bộ môn, phụ huynh tạo điều kiện tốt nhất để các em tham gia học tập. - Đối với phụ huynh: Tạo mọi điều kiện để các em học tập. Tạo được cơ sở vật chất giúp đỡ, hỗ trợ các thầy cô dạy. Đảm bảo an toàn khi đi học. Đóng góp kinh phí theo quy chế của Bộ Giáo Dục. - Đối với học sinh: Đi học đầy đủ chấp hành các nội quy, không tùy tiện bỏ tiết, bỏ môn, có đủ các loại vở, tài liệu theo yêu cầu của giáo viên bồi dưỡng, đảm bảo an toàn trên đường đi. Trên đây là kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém của nhà trường năm học 2016 – 2017. Đề nghị các đồng chí Giáo viên và học sinh các lớp nghiêm túc thực hiện./ Sào Báy, ngày HIỆU TRƯỞNG tháng năm 2015 P.HIỆU TRƯỞNG Lê Trung Hoàn Bùi Thị Xuyến KẾ HOẠCH CỤ THỂ TRONG NĂM HỌC Nội dung Thời gian thực hiện hoạt động/công việc cụ thể - Tháng 8 Tháng 9 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém năm học 2015 - 2016 Người/bộ phận thực hiện BGH - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học - BGH – TCM. 12 Đánh giá điều chỉnh sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém năm học 2016 – 2017 - Khảo sát chất lượng, lập danh sách học sinh giỏi, học sinh yếu kém. - BGH, giáo viên Lên kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo - BGH vào các buổi chiều trong tuần. - Giáo viên bộ môn - Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém theo lịch của nhà trường. - Kiểm tra hồ sơ bồi dưỡng và phụ - BGH đạo học sinh của giáo viên - - Giáo viên bộ môn. - Khảo sát chất lượng lần 1 - - Tháng 10 Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh theo TKB. Kiểm tra hồ sơ bồi dưỡng và phụ đạo học sinh của giáo viên Tổ trưởng, giáo viên bộ môn - BGH - Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh theo TKB. Tháng 11 - Tháng 12 - Giáo viên bộ môn Thi học sinh giỏi cấp trường.(dự BGH – TCM. kiến Giáo viên bộ môn Kiểm tra hồ sơ bồi dưỡng, phụ - BGH đạo học sinh của giáo viên. Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh theo TKB. Khảo sát chất lượng lần 2 và Chọn đội tuyển thi học sinh giỏi cấp huyện - Tháng 1 Kiểm tra hồ sơ bồi dưỡng và phụ đạo học sinh của giáo viên Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh theo TKB. - Kiểm tra hồ sơ bồi dưỡng và phụ đạo học sinh của giáo viên - Giáo viên bộ môn. - Tổ trưởng, giáo viên bộ môn - BGH - Giáo viên bộ môn - Nhóm CM - Giáo viên bộ môn - BGH Tháng 2 Tháng 3 Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh theo TKB. - - Kiểm tra hồ sơ bồi dưỡng và phụ đạo học sinh của giáo viên Giáo viên bộ môn. - BGH - Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, - Giáo viên bộ 13 phụ đạo học sinh theo TKB. môn. - Khảo sát chất lượng lần 3 - - Kiểm tra hồ sơ bồi dưỡng và phụ đạo học sinh của giáo viên Tổ trưởng, giáo viên bộ môn - BGH - Tháng 5 - - Kiểm tra hồ sơ bồi dưỡng và phụ đạo học sinh của giáo viên Giáo viên bộ môn. - BGH Tổng kết – Rút kinh nghiện. Tháng 4 Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh theo TKB. - BGH – TCM - Bình xét GV thực hiện tốt. - Giáo viên bộ môn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan