Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hỏi cung bị can của điều tra viên theo luật tố tụng hình sự việt nam...

Tài liệu Hỏi cung bị can của điều tra viên theo luật tố tụng hình sự việt nam

.PDF
326
1
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH PHÙNG QUỐC KHỞI HỎI CUNG BỊ CAN CỦA ĐIỀU TRA VIÊN THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH HỎI CUNG BỊ CAN CỦA ĐIỀU TRA VIÊN THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Định hướng ứng dụng Mã số: 8380104 Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Nguyên Thanh Học viên : Phùng Quốc Khởi Lớp : Cao học Luật, An Giang khóa 2 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn thạc sĩ Luật học “Hỏi cung bị can của điều tra viên theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” là hoàn toàn trung thực và không trùng với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Nguyên Thanh. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam kết. Tác giả Phùng Quốc Khởi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 BLHS Bộ luật Hình sự 2 BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự 3 CQANĐT Cơ quan An ninh điều tra 4 CQCSĐT Cơ quan Cảnh sát điều tra 5 CQĐT Cơ quan Điều tra 6 ĐTV Điều tra viên 7 KSV Kiểm sát viên 8 NBC Người bào chữa 9 TTHS Tố tụng hình sự STT MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. HỎI CUNG BỊ CAN CỦA ĐIỀU TRA VIÊN CÓ GHI ÂM HOẶC GHI HÌNH CÓ ÂM THANH ......................................................................6 1.1. Nhận thức khái quát và quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh ......................................................................................................................6 1.1.1. Nhận thức khái quát về hỏi cung bị can của Điếu tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh .................................................................................6 1.1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh .........................................................7 1.2. Thực tiễn hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh ..............................................................................................................12 1.2.1. Khái quát tình hình hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và những hạn chế, vướng mắc.......................................12 1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh...........................19 1.3. Giải pháp bảo đảm hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.................................................................................................21 1.3.1. Giải pháp hướng dẫn áp dụng pháp luật ...............................................21 1.3.2. Các giải pháp khác bảo đảm tổ chức hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh ..............................................................23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................25 CHƯƠNG 2. HỎI CUNG BỊ CAN CỦA ĐIỀU TRA VIÊN VỚI SỰ CÓ MẶT CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA ....................................................................................26 2.1. Nhận thức khái quát và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về hỏi cung bị can của điều tra viên với sự có mặt của người bào chữa ............................26 2.1.1. Nhận thức khái quát về hỏi cung bị can của điều tra viên với sự có mặt của người bào chữa ..........................................................................................26 2.1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hỏi cung bị can của Điều tra viên với sự có mặt của người bào chữa............................................................28 2.2. Thực tiễn hỏi cung bị can của Điều tra viên với sự có mặt người bào chữa ......................................................................................................................33 2.2.1. Khái quát tình hình hỏi cung bị can của Điều tra viên với sự có mặt của người bào chữa và những hạn chế, vướng mắc ...............................................33 2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc trong hỏi cung bị can của Điều tra viên với sự có mặt người bào chữa .............................................................42 2.3. Các biện pháp bảo đảm hỏi cung bị can của điều tra viên với sự có mặt của người bào chữa .............................................................................................45 2.3.1. Biện pháp hướng dẫn áp dụng pháp luật ...............................................45 2.3.2. Biện pháp khác để bảo đảm hỏi cung bị can của Điều tra viên với sự có mặt của người bào chữa ...................................................................................46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................48 KẾT LUẬN ..............................................................................................................49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định cải cách tư pháp là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là nhiệm vụ để xây dựng Nhà nước pháp quyền, trong những nhiệm vụ đó công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm chiếm vị trí trọng yếu, từng bước được khẳng định trong đời sống xã hội, đặc biệt là sự đóng góp của lượng lực Công an Nhân dân nói chung và hoạt động của Điều tra viên đã góp phần giữ vững được sự ổn định tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường an ninh ổn định, thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hiến pháp năm 2013, đã ghi nhận rất nhiều quyền của con người, của công dân, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, không bị tra tấn, bức cung nhục hình hay bất cứ một hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Để phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, hạn chế hiện tượng bức cung, nhục hình, pháp luật tố tụng hình sự quy định khi Điều tra viên tiến hành hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại Cơ quan điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, đồng thời cũng quy định hỏi cung bị can của Điều tra viên với sự có mặt của người bào chữa tham gia nhằm giúp làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến sự thật của vụ án, chứng cứ được thu thập từ hỏi cung bị can của Điều tra viên có tính xác thực, khách quan. Những quy định của pháp luật về hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh còn hạn chế, bất cặp; Điều tra viên còn trường hợp chưa thực hiện đầy đủ về quyền của Người bào chữa được hỏi khi tham gia hỏi cung bị can; Biên bản hỏi cung bị can không ghi nội dung câu hỏi của người bào chữa và câu trả lời của bị can. Chính vì vậy, Việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hỏi cung bị can của Điều tra viên theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Thông qua nghiên cứu đề tài làm rõ quy định của pháp luật về vấn đề này, từ đó có 2 nhận thức và áp dụng pháp luật thống nhất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự cho phù hợp yêu cầu của công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm mà thực tiễn đặt ra. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua khảo sát thì chủ đề về “hỏi cung bị can của Điều tra viên theo TTHS Việt Nam” đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn luận. Trước hết là công trình nghiên cứu dưới dạng tài liệu khoa học cơ bản như Giáo trình, Bình luận khoa học về TTHS và khoa học điều tra hình sự. Những tài liệu này, cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về TTHS và khoa học điều tra hình sự, trong đó có hỏi cung bị can: - Nhóm tài liệu khoa học pháp lý cơ bản như sách, giáo trình: Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự, Nhà xuất bản Công an nhân dân. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Võ Thị Kim Oanh chủ biên, Nhà xuất bản Hồng Đức. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình khoa học điều tra hình sự, Nhà xuất bản Công an nhân dân. Nguyễn Ngọc Anh và Phan Trung Hoài (năm 2018), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật. Các Giáo trình và sách Bình luận khoa học về TTHS trên đã giới thiệu, phân tích cơ bản các quy định của BLTTHS, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến hỏi cung bị can Ngoài ra, nội dung các tài liệu này còn tập trung phân tích những điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đây là nguồn tài liệu, tham khảo quý giá, có giá trị cho tác giả khi thực hiện Luận văn để nghiên cứu thêm những vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn “Hỏi cung bị can của Điều tra viên theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” - Nhóm tài liệu khoa học và một số bài viết chuyên sâu gồm các tập chí, Luận văn Thạc sỹ được công bố liên quan đến đề tài: - Bài viết về ghi nhận ý kiến PGS.TS Nguyễn Thái Phúc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung sẽ hạn chế bức cung, nhục hình đăng trên chuyên mục pháp luật Báo tiếng nói Việt Nam (https://vov.vn/phap-luat/tu-van-luat/ghi-am-ghi-hinh-khi-hoi-cungse-han-che-buc-cung-nhuc-hinh-459624.vov ngày 16/12/2015). - Các luận văn Thạc sỹ luật học 3 - Võ Minh Đạt (2018) “Hỏi cung bị can theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thành Lợi (2018) “Hỏi cung bị can theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; - Phạm Văn Phúc (2019) “Hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Các công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận chung có liên quan đến hỏi cung bị can và phân tích đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành. Tuy nhiên, các công trình này ở những mức độ khác nhau đề cập đến quy định của pháp luật hỏi cung bị can chủ thể có thẩm quyền hỏi cung, trình tự thủ tục hỏi cung. Để phân tích các bất cập, hạn chế liên quan đến nhận thức, pháp lý và thực tiễn hỏi cung bị can, phổ biến nhất là hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành, từ đó đưa ra đề xuất về giải pháp bảo đảm hỏi cung bị can trong tố tụng hình sự, tác giả chọn đề tài “Hỏi cung bị can của Điều tra viên theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” này làm Luận văn thạc sỹ luật học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hỏi cung bị can và thực tiễn áp dụng có liên quan đến trường hợp hỏi cung bị can của Điều tra viên với sự có mặt của người bào chữa, từ đó kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hỏi cung bị can của Điều tra viên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề nhận thức khái quát về hỏi cung bị can của Điều tra viên liên quan đến quy định ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và hỏi cung bị can với sự có người bào chữa. - Phân tích đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hỏi cung bị can của Điều tra viên liên quan đến quy định ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và hỏi cung bị can với sự có mặt của người bào chữa - Đánh giá thực trạng hỏi cung bị can của Điều tra viên trong các vụ án hình sự chủ yếu trên địa bàn tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp trong phạm vi nghiên cứu trên. - Kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hỏi cung bị can bảo đảm thủ tục ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và hỏi cung bị can với sự có mặt của người bào chữa. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đó là những vấn đề mang tính lý luận, pháp lý và thực tiễn về hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và hỏi cung bị can với sự có mặt của người bào chữa theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu về hỏi cung bị can của Điều tra viên được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; hỏi cung bị can của Điều tra viên với sự có mặt người bào chữa theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, các văn bản dưới luật. Về địa bàn nghiên cứu, khảo sát: Địa bàn tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp. Về thời gian nghiên cứu, khảo sát: Từ năm 2018 đến năm 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, gồm phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp; Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp nghiên cứu vụ án. 6. Những đóng góp mới của đề tài Góp phần nâng cao nhận thức lý luận về hỏi cung bị can của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Phát hiện những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về hỏi cung bị can Điều tra viên tại tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hỏi cung bị can của Điều tra viên. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần bổ sung lý luận về hỏi cung bị can của Điều tra viên trong vụ án hình sự. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu tham khảo, giảng dạy và học tập ở các trường đại học luật, tài liệu tham khảo tại thư viện Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh. 5 Đối với các giải pháp đề xuất trong đề tài này, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự có thể tham khảo và vận dụng trong thực tiễn hoạt động hỏi cung bị can. Cơ cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia thành 2 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh Chương 2. Hỏi cung bị can của Điều tra viên với sự có mặt của người bào chữa 6 CHƯƠNG 1 HỎI CUNG BỊ CAN CỦA ĐIỀU TRA VIÊN CÓ GHI ÂM HOẶC GHI HÌNH CÓ ÂM THANH 1.1. Nhận thức khái quát và quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh 1.1.1. Nhận thức khái quát về hỏi cung bị can của Điếu tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự1. Hỏi cung bị can là biện pháp phát hiện, thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự, do ĐTV tiến hành bằng cách đặt câu hỏi để bị can trả lời và ghi nhận lại thông qua việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong biên bản hỏi cung bị can2. Hoạt động hỏi cung bị can của ĐTV có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là việc CQĐT và ĐTV sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để ghi lại âm thanh hoặc hình ảnh có âm thanh trong quá trình hỏi cung bị can;3 bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, phương tiện, thiết bị ghi âm thanh hoặc ghi hình có âm thanh gồm: Thiết bị thu hình ảnh, âm thanh, đầu ghi hình, máy chủ, các phương tiện thiết bị kỹ thuật khác sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định4. Hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong hoạt động hỏi cung bị can của ĐTV được tiến hành nơi có điều kiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là bắt buộc tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Việc quy định này, có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ bảo đảm quyền con người, quyền của bị can mà còn tăng cường giám sát hoạt động TTHS, hoạt động hỏi cung bị can của ĐTV được thận trọng hơn, khách quan, không lạm quyền của những người tiến hành tố tụng. Hoạt động hỏi cung bị can của ĐTV có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là hoạt động thu thập chứng cứ của vụ án, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh hành vi phạm tội, xác định sự thật khách quan của vụ án. Hơn nữa, việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là căn cứ để cho những người tiến hành tố tụng Quy định tại điểm a khoản 2 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật 3 Quy định tại khoản 1 Điều 2 (Thông tư liên tịch số 03/2018) 4 Quy định tại khoản 2 Điều 2 (Thông tư liên tịch số 03/2018) 1 2 7 không bị ghi ngờ trong quá trình hỏi cung, có bức cung, dùng nhục hình…Hỏi cung bị can ở giai đoạn điều tra, thường thu thập được những thông tin ban đầu rất quan trọng làm cơ sở mở rộng điều tra vụ án. Với những cách tiếp cận vấn đề như trên, có thể hiểu: Hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là thủ tục hỏi cung được quy định trong pháp luật TTHS, theo đó việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh được thực hiện nhằm bảo đảm tính khách quan, trung thực của hoạt động hỏi cung bị can, đồng thời phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hỏi cung bị can. 1.1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh Khoản 1 Điều 183 BLTTHS năm 2015 quy định “…việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can…”. Hỏi cung bị can là một trong những nhiệm vụ của ĐTV trong giai đoạn điều tra, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật TTHS trong quá trình điều tra vụ án, ĐTV còn có kiến thức xã hội, am hiểu tâm lý tội phạm, có trình độ nghiệp vụ. Để hoạt động hỏi cung bị can được khách quan, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bị can, khoản 6 Điều 183 BLTTHS năm 2015 quy định: “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”. BLTTHS năm 2015 quy định các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, nhưng chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Do đó, Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTCTANDTC-BQP ngày 01/02/2018 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; Bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử (Ghi tắt Thông tư liên tịch số 03/2018) đã được ban hành và cụ thể hóa việc hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng được quy định trong BLTTHS năm 2015, khi tiến hành hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, ĐTV phải bảo đảm quyền của bị can theo quy định của pháp luật TTHS, như: tại điểm e khoản 2 Điều 60 BLTTHS năm 2015 quy định 8 bị can trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. Tại điểm g khoản 2 Điều 60 BLTTHS năm 2015 quy định đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Tại điểm i khoản 2 Điều 60 BLTTHS năm 2015 quy định đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu bị số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội. Tại điểm k khoản 2 Điều 60 BLTTHS năm 2015 quy định khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Quá trình tiến hành hỏi cung bị can phải đảm bảo nguyên tắc tuyệt đối khách quan, thận trọng, nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, đầy đủ, bí mật thông tin. Pháp luật cũng nghiêm cấm người có thẩm quyền sử dụng các hình thức mớm cung, dụ cung, bức cung hoặc nhục hình, các hành vi này có thể dẫn tới hậu quả xấu, bất lợi cho bị can. Để cụ thể hóa những quy định của pháp luật TTHS, Thông tư liên tịch số 03/2018 đã quy định một cách chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can của ĐTV như: Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, nguyên vẹn của dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là một bộ phận của hồ sơ vụ án hình sự được sử dụng, bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về sử dụng, bảo quản và lưu trữ hồ sơ vụ án hình sự5. Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ, kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra phải tuân thủ các quy định của BLTTHS và theo đúng trình tự, thủ tục hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2018. Khi ĐTV tiến hành hoạt động hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại cơ sở giam giữ, trụ sở CQĐT phải là phòng chuyên dụng bảo đảm đủ điều kiện về diện tích, ánh sáng, an toàn và được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh đạt chất lượng về âm thanh và hình ảnh6. Đồng thời, phải có cán bộ chuyên môn là cán bộ thuộc CQĐT có trình độ chuyên môn kỹ thuật và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, có trách nhiệm trong việc quản lý hệ thống phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và bảo quản, lưu trữ kết quả dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh7. Quy định tại khoản 1 Điều 3 (Thông tư liên tịch số 03/2018). Quy định tại khoản 4 Điều 2 (Thông tư liên tịch số 03/2018) 7 Quy định tại khoản 5 Điều 2 (Thông tư liên tịch số 03/2018) 5 6 9 Trường hợp hỏi cung bị can tại địa điểm khác thì ĐTV phải đăng ký với Bộ phận phụ trách kỹ thuật để được hỗ trợ thực hiện các hoạt động ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và bố trí cán bộ chuyên môn đi cùng; liên hệ với cơ quan, tổ chức hữu quan để được bố trí phòng làm việc, đảm bảo điều kiện về âm thanh, ánh sáng, không gian theo quy định. ĐTV phải phối hợp với cán bộ kỹ thuật khảo sát trước để bố trí thiết bị, vị trí ngồi của người hỏi cung, bị can và những người khác. Trích xuất hoặc triệu tập bị can, ĐTV làm thủ tục trích xuất bị can bị tạm giam hoặc triệu tập bị can tại ngoại; không được đưa bị can tại ngoại vào hỏi cung ở cơ sở giam giữ, trừ trường hợp đối chất với bị can đang bị tạm giam; thông báo cho bị can biết về việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, việc thông báo phải ghi vào biên bản sau đó tiến hành làm việc. Trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì không được tiến hành hỏi cung. Quyết định lựa chọn hình thức ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, thành phần tham gia thực hiện việc ghi âm, ghi hình, đối tượng ghi âm ghi hình, việc bố trí chỗ ngồi của ĐTV, bị can, KSV (nếu có), NBC (nếu có), cán bộ kỹ thuật theo quy định. Việc chuẩn bị trang thiết bị phương tiện có đủ điều kiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh hay không?, kiểm tra hoạt động của Camera, micro và các điều kiện kỹ thuật khác để đảm bảo việc thu nhận tín hiệu đạt hiệu quả tốt nhất. Việc xây dựng kế hoạch hỏi cung bị can, trước khi tiến hành các hoạt động hỏi cung bị can thì ĐTV được phân công điều tra vụ án phải xây dựng kế hoạch hỏi cung có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt, nội dung kế hoạch phải đề xuất nêu rõ: địa điểm hỏi cung; thời gian hỏi cung; lựa chọn hình thức ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh (cố định hoặc cơ động). Thực hiện thông báo khi tiến hành hỏi cung bị can, ĐTV thông báo kế hoạch hỏi cung cho KSV về việc hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo Điều 183 BLTTHS năm 2015. Nếu vụ án có NBC thì thông báo cho NBC biết về việc tiến hành hỏi cung bị can, thông báo phải đầy đủ thông tin về thời gian bắt đầu tiến hành hỏi cung bị can, địa điểm tiến hành hỏi cung bị can. Trường hợp NBC tham gia buổi hỏi cung bị can thì hỗ trợ tạo điều kiện cho NBC thực hiện quyền bào chữa theo quy định của pháp luật. Về đăng ký địa điểm hỏi cung bị can, ĐTV đăng ký với cơ sở giam giữ hoặc cơ quan có thẩm quyền điều tra để được bố trí phòng chuyên dụng, ĐTV phải đăng ký với cán bộ chuyên môn kỹ thuật để được hướng dẫn về quy trình, thao tác kỹ thuật thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và trực tiếp thực hiện các 10 thao tác. Cán bộ chuyên môn có trách nhiệm hỗ trợ tại phòng máy hoặc bộ thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh cơ động. Về trình tự bắt đầu, tạm dừng, kết thúc việc hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thực hiện như sau: hoạt động hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh bắt đầu từ khi ĐTV nhấn nút bắt đầu, phải đọc thời gian bắt đầu và ghi rõ trong biên bản. Trong quá trình hỏi cung có thể tạm dừng ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh bằng cách nhấn nút tạm dừng. Trước khi tạm dừng, ĐTV hỏi cung phải đọc rõ thời gian tạm dừng, lý do tạm dừng, khi tiếp tục làm việc cũng phải đọc rõ thời gian tiếp tục, quá trình này được ghi rỏ trong biên bản. Kết thúc buổi làm việc, ĐTV hỏi cung thông báo cho bị can biết buổi hỏi cung kết thúc và nhấn nút kết thúc, thời gian kết thúc ghi rõ trong biên bản. Trường hợp đang hỏi cung bị can mà xảy ra sự cố kỹ thuật không ghi âm hoặc ghi hình được thì dừng ngay buổi hỏi cung báo cho bị can biết, phải ghi rõ trong biên bản lý do dừng, có xác nhận của cán bộ chuyên môn. Trường hợp bị can đồng ý tiếp tục làm việc thì vẫn tiến hành hỏi cung. Nếu họ không đồng ý tiếp tục làm việc thì dừng buổi hỏi cung, việc này phải ghi rõ trong biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn. Trường hợp bị can muốn khai bổ sung hoặc đề nghị sửa chữa biên bản hỏi cung hoặc tự viết bổ sung vào biên bản hỏi cung thì vẫn phải ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can của Điều tra viên Hệ thống máy chủ đặt tại trụ sở CQĐT, cử cán bộ chuyên môn quản lý, bảo quản; Hệ thống máy chủ đặt tại cơ sở giam giữ do CQĐT có thẩm quyền cử cán bộ chuyên môn của CQĐT quản lý, bảo quản. Đối với các phương tiện, thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh di động thì đơn vị nào đang thụ lý, giải quyết vụ án thì đơn vị đó có trách nhiệm quản lý, bảo quản. Kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can phải được bảo quản lưu trữ đầy đủ tại hệ thống máy chủ để đảm bảo an toàn, bí mật. Khi kết thúc giai đoạn điều tra vụ án hình sự, cán bộ chuyên môn sao chép dữ liệu kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh vào thiết bị ngoại vi lưu trữ dữ liệu và bàn giao cho ĐTV, bàn giao thiết bị ngoại vi lưu trữ dữ liệu cùng hồ sơ vụ án phục vụ điều tra Trường hợp các vụ án, vụ việc chuyển để điều tra xử lý theo thẩm quyền thì cơ quan chuyển giao vụ án, vụ việc có trách nhiệm chuyễn cả thiết bị ngoại vi lưu 11 dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thu thập được cùng với hồ sơ vụ án, vụ việc đến cơ quan tiếp nhận để tiếp tục khai thác, sử dụng và bảo quản, lưu trữ theo quy định của Thông tư liên tịch số 03/2018. Khi trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, điều tra lại thì các thiết bị ngoại vi lưu trữ dữ liệu ghi âm, ghi hình có âm thanh cũng được trả lại và bàn giao cùng hồ sơ vụ án hình sự. Việc bàn giao dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can phải được lập biên bản. Trường hợp tiến hành ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại cơ sở giam giữ thì ngay sau khi kết thúc buổi hỏi cung ĐTV phối hợp với cán bộ chuyên môn sao chép ra thiết bị lưu trữ và lập biên bản giao nhận. Thiết bị đã lưu trữ dữ liệu và biên bản giao nhận phải được đưa vào hồ sơ vụ án để phục vụ điều tra. Trường hợp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại địa điểm khác thì ngay sau khi kết thúc buổi hỏi cung ĐTV sao chép ngay dữ liệu buổi hỏi cung, trên máy lưu động ra thiết bị lưu trữ để lưu hồ sơ vụ án. Sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can của Điều tra viên Trong giai đoạn điều tra: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT; Cấp trưởng, cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, ĐTV sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh để phục vụ công tác điều tra trong trường hợp bị can thay đổi lời khai so với lời khai đã khai trước đó. Sử dụng, đánh giá chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của bị can và đồng phạm khác (nếu có), đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện. Đồng thời, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của ĐTV trong quá trình hỏi cung. Kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh cũng được sử dụng trong quá trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thẩm định vụ án hình sự. Những người có thẩm quyền quy định có thể sao chép kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại hệ thống máy chủ để phục vụ công tác điều tra, truy tố. Trường hợp ở những nơi không có điều kiện để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi ĐTV tiến hành hỏi cung bị can thì ĐTV giải thích cho bị can biết là buổi hỏi cung hôm nay không có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, bị can đồng ý thì mới được tiến hành hỏi cung bị can. Trường hợp bị can không đồng ý thì không tiến hành hỏi cung bị can. ĐTV báo cáo người có thẩm quyền để đề nghị cơ quan cấp trên hỗ trợ, trang bị máy và thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. 12 Hành vi bị nghiêm cấm việc hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh Các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả mạo, hủy trái phép, làm sai lệch, làm hư hỏng, làm thất lạc dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Sao chép, phát tán, khai thác, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Làm lộ, lọt thông tin vụ án hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Phá hủy cơ sở vật chất, cố ý làm hư hỏng hoặc sử dụng không đúng mục đích các phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Người thực hiện các hành vi này tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật8. 1.2. Thực tiễn hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh 1.2.1. Khái quát tình hình hỏi cung bị can của Điều tra viên có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và những hạn chế, vướng mắc Tình hình hoạt động hỏi cung bị can của ĐTV có ghi âm hoặc ghi hình có âm còn nhiều nơi để xảy ra vi phạm, chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật, tình trạng hỏi cung bị can không có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của ĐTV diễn ra ở nhiều nơi, cả ở thành phố, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất của CQĐT ở nhiều nơi chưa thể đáp ứng. Để thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can phải ra văn bản đề nghị cấp trên chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ cử cán bộ kỹ thuật, sử dụng thiết bị hỗ trợ, thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh nên còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc chưa thể giải quyết ngay được. Về vấn đề này, ngày 01/01/2020, Thủ tướng phê duyệt Đề án cơ sở vật chất, cán bộ và lộ trình thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can trên phạm vi cả nước, theo đó ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Anh, nguyên Cục trưởng Cục pháp chế - Bộ Công an, cho rằng đây là một chủ trương lớn, đòi hỏi nỗ lực của các bộ ngành, trong đó Bộ Công an được giao xây dựng đề án. Bộ Công an đã thành lập ban nghiên cứu cũng như xây dựng Đề án và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hoạt động tố tụng hình sự. Theo Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố 8 Quy định tại Điều 4 (Thông tư liên tịch số 03/2018) 13 tụng hình sự năm 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 11/9/2019 sẽ bắt đầu thực hiện trên toàn quốc bắt đầu từ 1/1/2020. Mục tiêu của Đề án là tổ chức thực hiện quy định của Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP đến các cán bộ có liên quan việc thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong hoạt động hỏi cung bị can (như cán bộ kỹ thuật của lực lượng hồ sơ, điều tra viên, cán bộ thực hiện công tác tạm giữ, tạm giam...). Chuẩn bị các điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và thực tiễn công tác hỏi cung bị can trong hoạt động tố tụng hình sự. Xây dựng bộ máy, cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ để thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can; xây dựng lộ trình và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với cán bộ, cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc. Để đề án có thể triển khai cần thời gian và nguồn kinh phí lớn, các phương tiện phải đảm bảo an toàn kỹ thuật, Bộ Công an đã tổ chức thí điểm tại 5 tỉnh, thành phố là Bắc Giang, Công An TP Hà Nội, Công An TP HCM, cơ sở giam giữ của Cơ quan An ninh điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra với 45 buồng hỏi cung đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Hiện nay, Bộ Công An quản lý 69 trại tạm giam, trong đó có nhiều buồng hỏi cung đảm bảo chuẩn. Từ trước đến nay, ngành Công an đã làm và đạt kết quả tốt. Tuy vậy, điều kiện thực tiễn vẫn cần có thêm thời gian chuẩn bị để triển khai đồng bộ. Do đó, Bộ Công an sẽ báo cáo cấp thẩm quyền lùi thời hạn áp dụng vì cần xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo, tổ chức tập huấn cán bộ và có những yêu cầu đảm bảo kỹ thuật đòi hỏi nỗ lực lớn hơn9. Theo kết quả sơ kết một năm thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong hoạt động hỏi cung bị can của CQCSĐT Công An tỉnh Thừa Thiên Huế được đánh giá như sau: số vụ án có thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh đạt tỷ lệ 49%, chưa đạt theo yêu cầu là do CQĐT một số địa phương chưa triển khai việc ghi âm, ghi hình có âm thanh và ở một số vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng, bị can phối hợp với CQĐT trong việc khai báo phục vụ cho công tác điều tra được thuận lợi nên cũng không tiến hành ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can10. 9 Trích Báo điện tử công lý Cơ quan của Tòa án Nhân dân tối cao ngày 24/12/2019 Trích Báo điện tử “kiểm sát.vn” ngày 02/3/2021 10 14 Đề làm rõ hơn về những hoạt động hỏi cung bị can của ĐTV có có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, qua khảo sát các biên bản hỏi cung bị can của ĐTV đối với các bị can trong các vụ án về ma túy, cụ thể: Vụ án thứ nhất: Theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 02/QĐKTĐCKLB ngày 14/5/2020 của Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình – Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, đã khởi tố vụ án hình sự “ Vận chuyển trái phép chất ma túy” xảy ra tại Tổ 19, ấp Đồng ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang do Trung tá Đinh Quang Điềm – Đồn trưởng ký. Quyết định khởi tố bị can số 68/QĐ-PC04 ngày 15/5/2020 của CQCSĐT Công an tỉnh An Giang, đối với An Ngọc Hà, giới tính Nam; sinh năm 1985, cư trú: thôn Nga Khê, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam; có hành vi “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2015, do Thượng tá Trần Việt Dũng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra ký. Biên bản hỏi cung bị can An Ngọc Hà (theo Mẫu số 177 BH theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ Công an), được tiến hành lúc 8 giờ 00 phút ngày 14/8/2020, tại trại Tạm giam Công an tỉnh An Giang, do Điều tra viên Dương Văn Tốt tiến hành, có sự tham gia của KSV – Nguyễn Hoàng Anh Thảo, Người bào chữa – Luật sư Trần Đức Nguyên, Đoàn Luật sư tỉnh An Giang. Biên bản hỏi cung bị can có ghi hình có âm thanh. Về quá trình diễn biến vụ việc bị bắt quả tang vận chuyển trái pháp chất ma túy: Bị can hiện nay chưa có việc làm, đang ở nhà trọ tại khu vực đường Lê Trọng Tấn, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, do có quen biết từ trước với Ngao nên ngày 3/5/2020, Ngao có điện thoại cho bị can rủ đi sang Campuchia, đến khoảng 19 giờ 00 cùng ngày đến khu vực biên giới thuộc huyện An Phú tiếp tục đi đò tiếp sang Campuchia. Đến khoảng 17 giờ 00, ngày 08/5/2020, có một người đàn ông biết nói tiếng Việt đến khách sạn đưa vào phòng của bị can và Tài bốn túi nilong. Đến khoảng 18 giờ 00 cùng ngày, thì xe ô tô đến, bị can mang theo hai túi nilong, Tài mang hai túi ni long và Ngao mang hai túi nilong để vào xe, khi đến khu vực biên giới đi đò về Việt Nam thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang chặn lại kiểm tra phát hiện 6 túi nilong có chứa Ma túy nên bị bắt quả tang. Biên bản hỏi cung bị can An Ngọc Hà (theo Mẫu số 177 BH theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ Công an) việc hỏi cung được tiến hành lúc 8 giờ 00 phút ngày 15/9/2020, tại trại Tạm giam Công an tỉnh An Giang, do Điều tra viên Dương Văn Tốt tiến hành, có sự tham gia của Kiểm sát viên –
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan