Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động của hội đồng dân tộc và các ủy ban của quốc hội thực trạng và hướng ...

Tài liệu Hoạt động của hội đồng dân tộc và các ủy ban của quốc hội thực trạng và hướng hoàn thiện

.PDF
63
42
138

Mô tả:

Hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội - Thực trạng và hướng hoàn thiện Đỗ Thị Như Hảo Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Nghiên cứu sự hình thành các Ủy ban thường trực trong Quốc hội/ Nghị viện các nước trên thế giới và sự ra đời của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban trong Quốc hội nước ta. Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, trong đó tập trung vào hai hoạt động chính là hoạt động thẩm tra và hoạt động giám sát. Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Keywords. Luật Hiến pháp; Quốc hội; Pháp luật Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với tầm quan trọng trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Điều 83 Hiến pháp và điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội qui định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước". Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được đảm bảo bằng Kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội. Cùng sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, thời gian qua, hoạt động của Quốc hội đã không ngừng được đổi mới, khẳng định vị thế, vai trò quan trọng của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong bộ máy nhà nước. Đánh giá những kết quả đã đạt được, tại báo cáo cố 18/BC-QH11, ngày 27 tháng 4 năm 2007, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trình bày tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XI nêu rõ: "Quốc hội khóa XI là nhiệm kỳ Quốc hội có nhiều đổi mới về tổ chức, hoạt động, thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình. Hoạt động lập pháp được đẩy mạnh, số lượng, chất lượng được nâng lên. Hoạt động giám sát đã mang tính định hướng, đi vào trọng tâm, có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, đạt được những kết quả bước đầu rất tích cực. Việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thực chất hơn, giảm dần tính hình thức. Hoạt động ngoại giao nghị viện tiếp tục được mở rộng và tăng cường. Phương thức hoạt động, lề lối làm việc ngày càng phát huy dân chủ; nhân dân quan tâm và tin tưởng hơn vào Quốc hội. Những kết quả đạt được này do có sự lãnh đạo đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng; Quốc hội đã kế thừa và phát huy tốt thành quả sự nghiệp đổi mới của đất nước và của Quốc hội các nhiệm kỳ trước; do nhận thức của cả hệ thống chính trị và xã hội được nâng lên, sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tinh thần cộng tác phối hợp chặt chẽ của Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan hữu quan và nhân dân. Đồng thời cũng là từ sự nỗ lực phấn đấu, đổi mới mạnh mẽ trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội". Phát huy những thành tựu đạt được, cùng xu hướng phát triển chung của đất nước, cơ cấu, tổ chức của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã và đang được nghiên cứu để có những qui định phù hợp. Bên cạnh đó, công tác lập pháp, giám sát cũng từng bước được cải tiến, đổi mới để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của Quốc hội. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cũng được bố trí hợp lý hơn. Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban cũng là những đại biểu quốc hội có uy tín, có kinh nghiệm hoạt động Quốc hội. Năng lực hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội ngày càng được nâng lên. Nhiều báo cáo thẩm tra, thuyết trình và kết luận, kiến nghị của các cơ quan Quốc hội - có chất lượng cao, phản ánh trúng thực tế cuộc sống, có tính thuyết phục cao... Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh, hoạt động của Quốc hội vẫn còn nhiều yếu kém. Tại Báo cáo công tác của Quốc hội nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI đã ghi: "Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Quốc hội cũng còn những hạn chế: chất lượng một số dự án luật, pháp lệnh chưa cao; quy trình lập pháp có đổi mới nhưng vẫn còn nhiều công đoạn có thể rút ngắn, việc đổi mới chưa đồng bộ; hoạt động giám sát hiệu quả chưa cao, hiệu lực còn hạn chế; giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa làm được nhiều….Việc quyết định các vấn đề quan trọng tuy đã có tiến bộ nhưng vấn phải tiếp tục khắc phục tính hình thức… Tổ chức của Quốc hội vẫn chưa ngang tầm với nhiệm vụ". Những tồn tại ở trên cũng một phần bắt nguồn từ hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội hiện nay. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội với địa vị pháp lý là những cơ quan của Quốc hội, có nhiệm vụ thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác; thẩm tra những báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát; kiến nghị với Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và những vấn đề trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, cũng như mong muốn góp phần nhỏ vào việc kiện toàn các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, tôi xin chọn đề tài: "Hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội - Thực trạng và hướng hoàn thiện". 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, nhưng trong điều kiện đổi mới đất nước, tình hình quốc tế có nhiều biến đổi lớn với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ cũng đòi hỏi phải phân tích, đánh giá và nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò cũng như hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội phục vụ mục đích tiếp tục hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong phạm vi đề tài của mình, tác giả sẽ tập trung đi sâu vào hai mảng hoạt động chính và cơ bản của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội đó là hoạt động thẩm tra và hoạt động giám sát. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích Mục đích của đề tài là làm rõ hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện. Để đạt được mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu về nguồn gốc, tính chất, vai trò, chức năng của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, nhằm chỉ ra những tồn tại, đề xuất những giải pháp để tiếp tục đổi mới hoạt động đặc biệt là hoạt động thẩm tra và hoạt động giám sát nhằm góp phần phát huy vai trò của Quốc hội trong quá trình xây dựng Nhà nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. * Nhiệm vụ Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu sự hình thành các ủy ban thường trực trong Quốc hội/ Nghị viện các nước trên thế giới và sự ra đời của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban trong Quốc hội nước ta. - Đánh giá thực trạng hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong đó tập trung vào hai hoạt động chính là hoạt động thẩm tra và hoạt động giám sát. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả có đưa ra một số đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Là một đề tài thuộc chuyên ngành Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, những vấn đề được nêu ra trong luận văn được khái quát thông qua việc phân tích, tổng hợp những nội dung liên quan đến việc quy định của pháp luật về hoạt động thẩm tra và giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Bên cạnh đó, tác giả phân tích, tổng hợp thực trạng của các hoạt động này để đề ra những giải pháp nhằm đổi mới hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Dựa trên phương pháp luận của triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nguyên tắc của lý luận về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng về Nhà nước, pháp luật trong thời kỳ đổi mới, Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp rà soát, tập hợp, tổng hợp, so sánh... 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Một là, dựa vào những tài liệu, luận văn đã tìm hiểu những chế định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Hai là, dựa vào tình hình hoạt động hiện nay của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tác giả đánh giá những mặt đã làm được và những mặt còn tồn tại trong hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Đây là những đóng góp nhằm tổng kết thực tiễn hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tập trung vào hai mảng hoạt động chính là thẩm tra và giám sát, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Ba là, luận văn đã đề xuất những phương hướng và giải pháp có tính khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Chương 2: Thực trạng hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Chương 3: Đổi mới hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI 1.1. Sự ra đời và khái niệm Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của quốc hội 1.1.1. Sự cần thiết phải có cơ quan chuyên môn trong hoạt động của Quốc hội 1.1.1.1. Sự hình thành các ủy ban thường trực trong Quốc hội/ Nghị viện Ủy ban của Nghị viện là một cơ cấu tổ chức được thành lập chính thức ở hầu hết tất cả Nghị viện các nước trên thế giới. Sự hiện diện của các ủy ban bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của hoạt động của cơ quan đại diện: với một cơ quan lớn và đông đảo như nghị viện hoặc từng viện thì việc thảo luận bất kỳ vấn đề gì cũng không thể có hiệu quả nếu không có sự xem xét trước. Hơn nữa càng ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề thuộc trách nhiệm xem xét của nghị viện. Vì vậy mà vị trí các ủy ban của nghị viện ngày càng phát triển và cần thiết cho việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của nghị viện. Ủy ban Nghị viện xuất hiện đầu tiên ở Viện bình dân Anh với tư cách là ủy ban của toàn viện (Committee of the whole House). Đến cuối thế kỷ XIX, do nhu cầu ngày càng phải xem xét nhiều dự luật và mang tính chuyên môn cao nên người ta đi đến sự cần thiết phải tổ chức những ủy ban tồn tại thường xuyên với những trình tự hoạt động được quy định một cách chặt chẽ từ đó được gọi là ủy ban thường trực. Phân loại Ủy ban: - Ủy ban thường trực - Ủy ban lâm thời 1.1.1.2. Sự cần thiết phải có các Ủy ban trong hoạt động của Quốc hội Ủy ban của Quốc hội được định nghĩa một cách đơn giản là một tập hợp các nghị sĩ được phân công làm một số công việc cụ thể của Quốc hội. Ủy ban được hình thành là một yêu cầu tất yếu và bắt nguồn bởi những nguyên nhân sau: - Việc duy trì hệ thống Ủy ban giúp cho công việc của Nghị viện được chia nhỏ thành những nội dung cụ thể. - Giúp cho các nghị sĩ được chuyên môn hóa và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mình. - Có thể dễ dàng tiến hành thu thập và xử lý thông tin làm cơ sở cho các quyết định của nghị viện. 1.1.2. Sự ra đời Hội đồng dân tộc và các Ủy ba trong Quốc hội nước ta Tính từ năm 1946 đến nay, Quốc hội đã trả qua gần 12 khóa hoạt động, nhưng cơ quan chuyên môn (gồm Hội đồng dân tộc và các Ủy ban) lại mới chỉ ra đời và hoạt động từ năm 1960 đến nay. Cũng không phải tất cả các cơ quan chuyên môn nhất loạt cùng lúc ra đời, mà là sự hình thành và phát triển dần dần qua các khóa Quốc hội. - Khóa I (1946-1960), Quốc hội chưa có cơ quan chuyên môn nào. - Khóa II (1960-1964), Quốc hội mới thành lập hai Ủy ban, đó là Ủy ban Dự án pháp luật và Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách. - Khóa III (1964-1971), ở khóa này, Quốc hội đã thành lập 5 Ủy ban, ngoài hai Ủy ban được thành lập tại Quốc hội khóa II, thì có thêm Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Thống nhất và Ủy ban Văn hóa xã hội. - Khóa IV (1971-1975), Quốc hội vẫn duy trì 5 Ủy ban như khóa III. - Khóa V (1975-1976), Quốc hội thành lập thêm Ủy ban Đối ngoại. - Khóa VI (1976-1981), sau khi thống nhất đất nước, Ủy ban Thống nhất cũng chấm dứt vai trò lịch sử của mình. - Khóa VII (1981-1987), và khóa VIII (1987-1992), Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhà nước năm 1981. Ở hai khóa này, Quốc hội thành lập 8 cơ quan chuyên môn, bao gồm Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban (Ủy ban pháp luật, Ủy ban Kinh tế, Kế hoạch và Ngân sách, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Ủy ban khoa học và kỹ thuật, Ủy ban Y tế và Xã hội, Ủy ban Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Ủy ban Đối ngoại). - Khóa IX (1992-1997) và khóa X (1997-2002), các cơ quan chuyên môn của Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Luật tổ chức Quốc hội năm 1992, số lượng vẫn là 8 (gồm Hội đồng dân tộc và 7 Ủy ban) nhưng có sự sáp nhập, đổi tên và thành lập mới. Ủy ban Kinh tế, Kế hoạch và Ngân sách được đổi thành Ủy ban Kinh tế và Ngân sách, Ủy ban Y tế và Xã hội được đổi thành Ủy ban Về các vấn đề xã hội; Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật đổi thành Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; sáp nhập 2 Ủy ban (Ủy ban Văn hóa và Giáo dục và Ủy ban Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng) thành Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; thành lập mới Ủy ban Quốc phòng và An ninh. - Khóa XI (2002-2007) và Khóa XII (2007-2012), các cơ quan chuyên môn của Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức của Quốc hội (Luật số 83/2007/QH11 ngày 11-4-2007) với 7 cơ quan giữ nguyên tên gọi trước đây và 3 ủy ban mới là Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính, Ngân sách (trên cơ sở tách Ủy ban Pháp luật thành Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Pháp luật; tách Ủy ban Kinh tế Ngân sách thành Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính, Ngân sách). 1.1.3. Khái niệm Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội là những cơ quan của Quốc hội, do Quốc hội thành lập. Có nhiệm vụ thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác; thẩm tra những báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát; kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và những vấn đề trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 1.2. Vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội là những cơ quan của Quốc hội, do Quốc hội thành lập có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác; thẩm tra những báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát; kiến nghị với Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và những vấn đề trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội: - Hội đồng dân tộc (Điều 26, Luật tổ chức Quốc hội) - Ủy ban Pháp luật (Điều 27, Luật tổ chức Quốc hội; Khoản 2, Điều 28, Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội) - Ủy ban Tư pháp (Điều 27a, Luật tổ chức Quốc hội) - Ủy ban Kinh tế (Điều 28, Luật tổ chức Quốc hội) - Ủy ban Tài chính, Ngân sách (Điều 28a, Luật tổ chức Quốc hội; Điều 17, Luật Ngân sách nhà nước) - Ủy ban Quốc phòng và An ninh (Điều 29, Luật tổ chức Quốc hội) - Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (Điều 30, Luật tổ chức Quốc hội) - Ủy ban về các vấn đề xã hội (Điều 31, Luật tổ chức Quốc hội; Khoản 1, Điều 22, Luật bình đẳng giới) - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Điều 32, Luật tổ chức Quốc hội) - Ủy ban Đối ngoại (Điều 33, Luật tổ chức Quốc hội; Điều 35 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; Khoản 2, Điều 28; khoản 2, Điều 30 Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế) 1.3. Mô hình của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội 1.3.1. Ủy ban chuyên môn (Ủy ban thường trực) Quốc hội thành lập Hội đồng dân tộc và chín ủy ban chuyên môn. Thành phần của Hội đồng dân tộc gồm có: Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Số Phó Chủ tịch và số ủy viên của Hội đồng Dân tộc do Quốc hội quyết định. Thành phần Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các ủy viên. Số Phó Chủ nhiệm và số ủy viên của mỗi Ủy ban do Quốc hội quyết định. Thành viên của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban có một số ủy viên hoạt động chuyên trách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Thành viên Hội đồng Dân tộc, thành viên Ủy ban do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo trình tự, thủ tục quy định. Khi cần thiết, Quốc hội có thể bầu bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội. 1.3.2. Ủy ban lâm thời (Điều 23, Luật tổ chức Quốc hội) Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định. 1.3.3. Mô hình ủy ban một số nước Tổ chức nghị viện của các nước trên thế giới chia thành hai loại: nghị viện một viện và nghị viện hai viện. Đối với những nước có nghị viện hai viện thì ở cả hai viện đều thành lập các ủy ban thường trực. Tuy nhiên, số lượng ủy ban ở hạ viện thường nhiều hơn số lượng ủy ban ở thượng viện. Nghị viện một viện thường có 2 loại ủy ban: Ủy ban thường trực và ủy ban lâm thời. Nghị viện hai viện, bên cạnh ủy ban thường trực của mỗi viện, nghị viện còn thành lập một số loại ủy ban khác chung cho cả hai viện hoặc riêng ở từng viện. Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI 2.1. Thực trạng hoạt động thẩm tra 2.1.1. Các quy định pháp luật về hoạt động thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Trước đây, quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trước đây theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 được sửa đổi năm 2002 (theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002). Hiện nay được thực hiện theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Hoạt động thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội được quy định trong các văn bản pháp luật. Trên cơ sở Điều 95 của Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001, Luật tổ chức Quốc hội năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2007 quy định: "Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác; thẩm tra những báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội giao…." (Điều 21). Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng đã quy định các vấn đề từ sự cần thiết đến thời hạn, phạm vi và hình thức thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. 2.1.2. Thực trạng hoạt động thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội 2.1.2.1. Nhận xét chung Hoạt động thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh hoạt động lập pháp của Quốc hội. Số lượng luật và pháp lệnh được Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể (Trong mçi nhiÖm kú Quèc héi kho¸ II, III, IV, V Quèc héi chØ ban hµnh tõ 1 ®Õn 6 luËt vµ Uû ban th-êng vô Quèc héi th«ng qua mét sè ph¸p lÖnh, th× tõ n¨m 1986 (tõ khi Nhµ n-íc ta tiÕn hµnh c«ng cuéc ®æi míi toµn diÖn ®Êt n-íc) ®Õn nay sè l-îng luËt, ph¸p lÖnh ®-îc Quèc héi, Uû ban th-êng vô Quèc héi ban hµnh t¨ng lªn râ rÖt. Cô thó lµ, nhiÖm kú Quèc héi kho¸ VIII ®· ban hµnh HiÕn ph¸p 1992, 31 luËt, bé luËt vµ Héi ®ång Nhµ n-íc ban hµnh 42 ph¸p lÖnh. NhiÖm kú Quèc héi kho¸ IX ®· ban hµnh 41 luËt, bé luËt vµ Uû ban th-êng vô Quèc héi ®· ban hµnh 43 ph¸p lÖnh. NhiÖm kú Quèc héi kho¸ X ®· ban hµnh 35 luËt, bé luËt vµ Uû ban th-êng vô Quèc héi ban hµnh 43 ph¸p lÖnh. Trong nhiÖm kú Quèc héi kho¸ XI, Quốc hội đã thông qua 84 luật, bộ luật, 15 nghị quyết có chưa quy phạm pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét thông qua 34 pháp lệnh. Tại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, tính đến kỳ họp thứ 7 Quốc hội đã thông qua được 55 luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua được 10 Pháp lệnh. Tuy nhiên, cần phải cải tiến hơn nữa hoạt động lập pháp mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp Quốc hội đẩy mạnh hoạt động lập pháp, khắc phục tình trạng kéo dài là hàng năm Quốc hội chỉ thông qua được từ 50-70% số dự án đề ra trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. 2.1.2.2. Nội dung thẩm tra - Đối tượng và phạm vi điều chỉnh - Nội dung văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau - Sự phù hợp của nội dung dự án với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, với Hiến pháp, pháp luật 2.1.2.3. Phương thức thẩm tra Cơ quan chủ trì thẩm tra phải tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra; đối với dự án luật, dự án pháp lệnh trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến thì có thể tổ chức phiên họp Thường trực Hội đồng Dân tộc và Thường trực Ủy ban để thẩm tra sơ bộ. Chủ trì thẩm tra và phối hợp thẩm tra: - Một sự án luật, dự án pháp lệnh có thể do một cơ quan là Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra. - Đối với dự án luật, dự án pháp lệnh liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc do tính quan trọng, tính phức tạp của nó mà có thể được giao cho Hội đồng Dân tộc hoặc một Ủy ban của Quốc hội chủ trì thẩm tra. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp thẩm tra với sự tham gia của cơ quan thẩm tra hoặc với Thường trực cơ quan giam gia thẩm tra. 2.1.2.4. Báo cáo thẩm tra Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng báo cáo thẩm tra. Trong báo cáo này, phải đề cập các nội dung mà Ủy ban đã thẩm tra và phản ánh đầy đủ ý kiến của các thành viên của cơ quan thẩm tra. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội - Thời hạn gửi dự án luật, pháp lệnh cho Hội đồng, Ủy ban để tiến hành thẩm tra bị vi phạm. - Do tính chất phức tạp của nhiều dự án luật, pháp lệnh nên trong việc phân công thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh thì không phải mọi trường hợp đều đã khoa học, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi Ủy ban. - Đa số thành viên trong cơ cấu tổ chức Hội đồng, Ủy ban là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm - Hoạt động tham gia thẩm tra còn mang tính hình thức - Phương thức tiến hành hoạt động thẩm tra còn chưa thực sự linh hoạt, phù hợp với cơ cấu tổ chức của Ủy ban - Việc xây dựng Báo cáo đánh giá tác động của dự án luật (RIA) là vấn đề mới và phức tạp - Việc cung cấp thông tin trong nước, kinh nghiệm nước ngoài và các điều kiện khác phục vụ cho hoạt động thẩm tra còn hạn chế. - Bộ máy giúp việc còn chưa đáp ứng được với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. 2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội 2.2.1. Các quy định pháp luật về hoạt động giám sát Hiến pháp năm 1992 đã quy định: "Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước" (Điều 83). Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành các đạo luật bảo đảm cơ sở pháp lý để Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao như Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003; các nghị quyết về nội quy kỳ họp, quy chế hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội … Như vậy, pháp luật quy định về quyền giám sát tối cao của Quốc hội ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động, các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. - Quy định về thẩm quyền, đối tượng chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội chưa có sự thống nhất trong các văn bản pháp luật. - Quy định về thủ tục thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội còn những bất cập. - Quy định về thẩm quyền, phân công trách nhiệm thực hiện quyền giám sát còn chưa rõ ràng, khó thực hiện. - Pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội còn thiếu quy định cụ thể về công tác chỉ đạo điều hòa của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 2.2.2. Thực trạng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. - Việc xem xét báo cáo - Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Tòa ánh nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan nhà nước khác. - Việc thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội - Việc thực hiện giám sát chuyên đề tại kỳ họp Quốc hội - Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn 2.2.3. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội - Kết quả đạt được - Một số hạn chế: + Năng lực giám sát của các cơ quan của Quốc hội còn hạn chế + Phạm vi, đối tượng giám sát quá rộng + Chất lượng, hiệu quả giám sát trong một số trường hợp chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra. + Các Đoàn giám sát tổ chức về địa phương còn quá nhiều, lại tập trung vào một số địa phương trong cùng một khoảng thời gian. + Trong một số hoạt động giám sát chuyên đề còn chưa nhận được sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc của đối tượng giám sát + Cách thức tổ chức giám sát về địa phương chưa thật sự rõ ràng là "giám sát" hay chỉ là "khảo sát" + Việc tập hợp, theo dõi, đôn đốc giải quyết các kiến nghị sau giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban đối với các cơ quan chức năng sau giám sát vẫn còn là khâu yếu 2.3. Tham khảo cách thức tiến hành xem xét dự luật và giám sát ở ủy ban một số nghị viện trên thế giới 2.3.1. Xem xét dự luật ở Ủy ban 2.3.2. Giám sát ở Ủy ban Chương 3 ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI 3.1. Những vấn đề đang đặt ra đối với hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội - Vấn đề số lượng và tính chất của Hội đồng dân tộc và các ủy ban để có thể phù hợp và bao quát các mặt hoạt động của Quốc hội. - Vấn đề xác định lại chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc và các ủy ban theo hướng tăng cường vị trí vai trò của các cơ quan này. - Vấn đề hình thức hoạt động, cơ cấu nhân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện mới 3.2. Các giải pháp đổi mới hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội 3.2.1. Hoạt động thẩm tra Tăng cường năng lực thực sự của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội: Bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thời tài liệu, thông tin cho Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra dự án luật, pháp lệnh Cần có quy định rõ trách nhiệm chủ trì thẩm tra và phối hợp thẩm tra Phát huy dân chủ, mở rộng sự tham gia của chuyên gia vào hoạt động thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh 3.2.2. Hoạt động giám sát Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động giám sát 3.2.2.1. Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội Tăng cường hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội dưới hình thức xem xét báo cáo Nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn Tiếp tục cải tiến cách thức giám sát chuyên đề Xem xét, hoàn chỉnh về quy định thẩm quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội Đảm bảo tính khả thi của việc bỏ phiếu tín nhiệm Nâng cao tính hiệu ích của việc ra nghị quyết sau giám sát 3.2.2.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động "điều trần" tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hòa phối hợp trong hoạt động giám sát 3.3. Điều trần và khả năng áp dụng tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam Tác giả nêu ra một số điểm tương đồng và khác biệt giữa hoạt động điều trần và hoạt động thẩm tra, từ đó đưa ra một số đề xuất. Một vài đề xuất: - Thêm thẩm quyền cho Ủy ban, - Những vấn đề về thủ tục (tính công khai, minh bạch; phạm vi thẩm tra, thành phần) KẾT LUẬN Quốc hội nước ta có lịch sử phát triển huy hoàng kể từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên (06/01/1946) bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Từ khi ra đời đến nay, trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, tổ chức và hoạt động của Quốc hội đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, luôn thể hiện được đặc điểm cơ bản của chế độ chính trị xã hội ở nước ta là cơ quan đại diện dân cử cao nhất và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Có thể nói, những thành tựu mà Quố c hô ̣i Viê ̣t Nam đa ̣t đươ ̣c trong những năm qua trên các lĩnh vực lập pháp , giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước luôn gắn liề n với nỗ lực hoạt động của hệ thống các Ủy ban của Quốc hội . Nhấ t là từ khi tiế n hành công cuô ̣c đổ i mới dưới sự lañ h đa ̣o của Đảng đế n nay, một trong những đóng góp không nhỏ đó là quá trình từng bước xác lập và hoàn thiện các quy trình hoạt động, rõ nhất là quy trình tham gia xây dựng pháp luật của các Ủy ban và tham gia vào hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội . Nhờ không ngừng đươ ̣c củng cố và hoàn thiê ̣n , các Uỷ ban của Quốc hội ngày càng có khả năng thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ mà Hiến pháp, pháp luật quy định. Với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định mục tiêu "xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020". Để có thể đạt được mục tiêu này, một trong những giải pháp quan trọng được đề ra trong Nghị quyết là phải "Đổi mới cơ bản quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật từ sáng kiến pháp luật đến thông qua luật nhằm đẩy nhanh quá trình soạn thảo, ban hành luật. Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật….". Tại kết luận số 144 của Bộ Chính trị nêu rõ nhiệm vụ "Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động giám sát, tích cực hoàn thiện cơ sở pháp lý, đổi mới phương thức giám sát và tăng cường sự lãnh đạo sát sao của Ủy ban thường vụ Quốc hội là những yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội". Có thể thấy hoạt động xây dựng luật và hoạt động giám sát của Quốc hội là hai mảng hoạt động "nóng" trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong những hoạt động mà Quốc hội đã đạt được phải kể đến sự đóng góp của quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu của hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong lĩnh vực thẩm tra và giám sát vẫn còn tồn tại những bất cập mà cần được cải tiến. Trong phạm vi đề tài "Hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội - Thực trạng và hướng hoàn thiện", tác giả đã nêu ra những vấn đề lý luận cũng như thực trạng hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội từ đó đề ra những giải pháp nhằm đổi mới hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong lĩnh vực thẩm tra và giám sát, góp phần hoàn thiện dần hoạt động của các cơ quan này. Trong quá trình nghiên cứu, với sự hạn chế về thời gian và trình độ nên không thể tránh khỏi còn thiếu sót. Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn nữa. References 1. Vũ Hồng Anh (2001), Tổ chức và hoạt động của nghị viện ở một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Công tác lập pháp (2005), Quy trình, thủ tục trong hoạt động của Quốc hội, Hà Nội. 3. Ban Công tác lập pháp (2006), Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, (Tài liệu tham khảo), Hà Nội. 4. Lương Phan Cừ (2005), "Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Sự phát triển về tổ chức và hoạt động", Nghiên cứu lập pháp, (12). 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội 7. Phan Trung Lý (2010), Quốc hội Việt Nam - Tổ chức, hoạt động và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Ngô Đức Mạnh (2006), "Suy nghĩ về việc đổi mới tổ chức các Ủy ban của Quốc hội", Hiến kế lập pháp, (5). 9. Hoàng Văn Minh (2007) "Vai trò của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tại phiên họp toàn thể thảo luận dự án luật", Hội thảo khoa học: Quy trình, thủ tục làm việc của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Hải Phòng. 10. Nguyễn Quang Minh (2002), "Xây dựng báo cáo thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh và dự thảo nghị quyết", Nghiên cứu lập pháp, (7). 11. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội. 12. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội. 13. Quốc hội (1960), Luật Tổ chức Quốc hội, Hà Nội. 14. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội. 15. Quốc hội (1981), Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, Hà Nội. 16. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 17. Quốc hội (1992), Luật Tổ chức Quốc hội, Hà Nội. 18. Quốc hội (1996), Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội. 19. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 20. Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Quốc hội, Hà Nội. 21. Quốc hội (2002), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội. 22. Quốc hội (2002), Nghị quyết số 07/2002/QH11 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội, Hà Nội. 23. Quốc hội (2002), Nghị quyết số 12/2002/QH11 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XI (2002-2007), Hà Nội. 24. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội 25. Quốc hội (2003), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Hà Nội. 26. Quốc hội (2004), Nghị quyết số 27/2004/QH11 ban hành kèm theo Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Hà Nội. 27. Quốc hội (2005), Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Hà Nội. 28. Quốc hội (2006), Luật Bình đẳng giới, Hà Nội. 29. Quốc hội (2007), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Hà Nội. 30. Quốc hội (2007), Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập 2 (1960-1964), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Quốc hội (2007), Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập 3 (1964-1971), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Quốc hội (2007), Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập 5 (1971-1976), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Quốc hội (2007), Báo số 18/BC-QH11 ngày 27/4 về báo cáo công tác của Quốc hội tại kỳ họp thứ 11 khóa XI, Hà Nội. 34. Quốc hội (2008), Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội. 35. Nguyễn Đình Quyền (2006), "Tăng cường hoạt động lập pháp của Quốc hội". Trong sách: Quốc hội Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nx Tư pháp, Hà Nội. 36. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (2009), Quốc hội và các thiết chế trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 37. Nguyễn Văn Thuận (2007), "Ảnh hưởng và tác động của quy trình lập pháp hai bước đến thủ tục làm việc của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội: Thực trạng và giải pháp", Hội thảo khoc học: Quy trình, thủ tục làm việc của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Hải phòng. 38. Trung tâm thông tin, thư viện và Nghiên cứu khoa học - Văn phòng Quốc hội (2006), Tổ chức và hoạt động của hệ thống ủy ban ở nghị viện một số nước, Chuyên đề nghiên cứu so sánh. 39. Trung tâm Thông tin, thư viện và Nghiên cứu khoa học - Văn phòng Quốc hội (2007), Báo cáo tổng kết hội thảo Quy trình thủ tục làm việc của các uỷ ban trong hoạt động lập pháp của Quốc hội, Hà Nội. 40. Trung tâm Thông tin thư viện và Nghiên cứu khoa học - Văn phòng Quốc hội (2008), Báo cáo nghiên cứu xây dựng quy trình, thủ tục làm việc mẫu của Uỷ ban của Quốc hội , Hà Nội. 41. Trung tâm Thông tin, thư viện và Nghiên cứu khoa học, Dự án hỗ trợ thể chế cho Việt Nam (2009), Bộ pháp điển về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Nxb Chính trị - hành chính, Hà Nội. 42. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Khóa XI (2005), Ủy ban pháp luật - 60 năm tổ chức và hoạt động, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 43. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế , Hà Nội. 44. Văn phòng Quốc hội (2004), Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 45. Văn phòng Quốc hội (2005), Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 46. Văn phòng Quốc hội (2006), Quốc hội Việt Nam 60 năm hình thành và phát triển, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. TIẾNG ANH 47. Constitusia pravo zarubeznu stran. Uz. BEK, M.1997, c.514-515. 48. David M. Olson (1994), "Demoratic Institution: Comparative Wiew", NewYork p.56. 49. David Whiteman (1985), "The fate of policy Analysis in Cogressional Decision Making: Three Types of Use in Committees", The Western Political Quaterly, Vol.38, No.2, pp.294-311. 50. Lowell H. hattery, Susan Hofheimer, "The Legislator’s Source of Exert Information", The Public Opinion Quaterly, Vol.18, No.53 (1954), pp.300-303. 51. Mattson, Ingvar và Strom, Kaare (1995), Parliaments and Majority Rule in Western Europe, New York 52. Micheal L. Mezey (1979), Comparative Legislatures, p.67. 53. National Democratic Institute, "Committees in Legislatures: a division of labor", Legislative Research Series 1. TRANG WEB 54. http://www.parliament.uk/business/committees/committees-a-z. 55. http://ru.wikipedia.org/wiki. 56. http://en.wikipedia.org/wiki/United_States_Congressional_committee. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan