Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện pháp luật việt nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao từ ki...

Tài liệu Hoàn thiện pháp luật việt nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao từ kinh nghiệm của singapore

.PDF
59
69
133

Mô tả:

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao từ kinh nghiệm của Singapore Lê Thị Vân Anh Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế; Mã số 601 38 01 07 Người hướng dẫn: TS.Ngô Đức Mạnh Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Pháp luật Việt Nam; Nguồn nhân lực; Singapore; Luật kinh tế; Nhân lực trình độ cao. Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ xưa đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới, sự tồn vong, suy thịnh của quốc gia, đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực (NNL) của quốc gia. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, kinh tế trí thức và toàn cầu hoá, các nước ngày càng chú ý nhiều hơn đến phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. Nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Phát huy vai trò của pháp luật để phát triển, nâng cao trình độ nguồn nhân lực ngày càng được các nước chú trọng nhằm phát huy nội lực đất nước trước sự cạnh tranh quyết liệt và gay gắt giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới trong không gian toàn cầu hóa hiện nay. Gần ba mươi năm thực hiện công cuộc Đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vững bước đi lên trên con đường xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu đó tạo điều kiện căn bản và đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao (hay còn được gọi là nguồn nhân lực có chất lượng cao) để đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nguồn nhân lực có trình độ cao nước ta có sự phát triển nhanh, đóng góp quan trọng vào những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Pháp luật đã góp phần đặc biệt quan trọng quyết định trực tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực ấy của đất nước. Đại hội XI của Đảng đã xác định đột phá chiến lược: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là ngồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [19, tr.106]. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vai trò của hệ thống pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trên thế giới hiện nay, so với Việt Nam, mặc dù là một đất nước nhỏ bé, hầu như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng Singapore lại là quốc gia phát triển trong số những nước hàng đầu thế giới về thu nhập tính theo đầu người và năng lực cạnh tranh quốc gia; nguồn nhân lực của Singapore được đánh giá là có trình độ và chất lượng cao so với các nước khác trong khu vực. Do đó, những kinh nghiệm quý báu của Singapore trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực là rất hữu ích để Việt Nam có thể tham khảo và học hỏi. Vấn đề cấp bách đặt ra đối với Việt Nam là muốn phát triển đất nước thì phải có một nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của quốc gia. Mà muốn có được nguồn nhân lực trình độ cao như vậy thì phải xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất các văn bản pháp luật cụ thể quy định các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực có trình độ cao để hướng tới mục đích có được nguồn nhân lực có trình độ cao đủ sức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng thành công xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như Đảng ta xác định. Những vấn đề đó đã đặt ra một cách rất cấp bách đối với nước ta hiện nay cả về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải được nghiên cứu thấu đáo. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao từ kinh nghiệm của Singapore” cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam cho đến nay, trong thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước, thuật ngữ NNL có trình độ cao (hay còn gọi là NNL chất lượng cao) được dùng khá phổ biến mặc dù thuật ngữ này chưa thấy xuất hiện trong từ điển Bách Khoa Việt Nam cũng như các từ điển tiếng Việt hay từ điển kinh tế khác. Đã có một số đề tài khoa học, luận án, luận văn … nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung này, cụ thể như: Tác giả Lê Thị Hồng Điệp (2005), Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”. Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006) đã chủ trì triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề “Nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường”. PGS.TS. Phạm Hồng Tung (chủ biên) (2008), Sách chuyên khảo, “Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam”. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2010, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức”. TS. Nguyễn Hữu Dũng (2002), Tạp chí Lý luận chính trị số 8 T8/2002, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”. PGS.TS. Đàm Đức Vượng (2008), “Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba với chủ đề: Việt nam, Hội nhập và phát triển, Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam”, T12/2008. Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Dạo, Tạp chí Lao động và xã hội, số 329 tháng 2/2008, “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”. GS.TS. Hoàng Văn Châu (2009), Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 38/2009, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng”. GS.TS. Nguyễn Văn Khánh, TS Hoàng Thu Hương (2010), Tạp chí nghiên cứu con người số 1/2010, “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng”. Thượng tướng, VS.TS. Nguyễn Huy Hiệu (2011), Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 6/2011, “Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN theo tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI”. Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đều đi sâu phân tích các giải pháp, chiến lược một cách khái quát, tổng thể về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao như các giải pháp về giáo dục - đào tạo, các vấn đề cần đặt ra đối với nguồn nhân lực có trình độ cao trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hay là đối với nền kinh tế tri thức... tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể về việc việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi, phương pháp nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích một số khái niệm chung về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam và Singapore về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của Singapore. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, phân tích tổng quát các vấn đề lý luận về pháp luật nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về nguồn nhân lực có trình độ cao ở Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra được các hạn chế và nguyên nhân tồn tại của hệ thống pháp luật về nguồn nhân lực có trình độ cao ở Việt Nam. Ba là, phân tích, đánh giá kinh nghiệm Singapore, nhất là kinh nghiệm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. Bốn là, đề xuất các ý kiến về phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. * Phạm vi nghiên cứu Với khuôn khổ của Luận văn, luận văn sẽ tập trung đi sâu phân tích các vấn đề lý luận về pháp luật phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, thực trạng pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao của Singapore. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. Luận văn cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu luật học truyền thống như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử, tư duy logic, phương pháp quy nạp, diễn giải … nhằm làm sáng tỏ nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận pháp luật về nguồn nhân lực có trình độ cao, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao ở Việt Nam hiện nay. Luận văn phân tích, đánh giá được thực trạng pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao của Singapore. Luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn theo kinh nghiệm của Singapore nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. Chương 2: Thực trạng pháp luật về nguồn nhân lực có trình độ cao ở Việt Nam và Singapore hiện nay. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo kinh nghiệm của Singapore. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Báo Nhân dân (2010), Kinh tế Việt Nam là hiện tượng thần kỳ châu Á, số ra ngày 30/11/2010, tr.8. 2. Nguyễn Duy Bắc (Chủ nhiệm) (2013), Đặc điểm của con người Việt Nam với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị -Hành chính quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013, Hà Nội. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội. 5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Kết quả khảo sát nhân lực KH – CN năm 2013, Viện Khoa học – Lao động Xã hội, Hà Nội. 6. Chu Văn Cấp (2012), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, (9/839), tr.54-58. 7. C.Mác – Ph.Ăngghen (1995), C.Mác – Ph.Ăngghen toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Hoàng Văn Châu (2009), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - Vấn đề cấp bách sau khủng hoảng, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 38/2009. 9. Chính phủ (2013), Nghị định số 141/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học, ban hành ngày 24/10/2013. 10. Chính phủ (2014), Nghị định số 40/2014/NĐ-CP quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, ban hành ngày 12/05/2014. 11. Chính phủ (2014), Nghị định số 87/2014/NĐ-CP quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam, ban hành ngày 22/09/2014. 12. Chính phủ (2014), Nghị định số 40/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động động khoa học và công nghệ, ban hành ngày 12/05/2014. 13. Chương trình Khoa học – Công nghệ cấp Nhà nước KX05 (2003), Nghiên cứu văn hóa, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội. 14. Đỗ Văn Dạo (2009), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, Tuyên giáo, tr. 29-32. 15. Ngô Văn Dụ, Hồng Hà, Trần Xuân Giá (Đồng chủ biên) (2006), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội X của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 152. 16. Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Dạo, Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 329 tháng 2/2008. 17. Nguyễn Hữu Dũng (2002), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị, tr.20. 18. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 21. Lê Thị Hồng Điệp (2005), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Hà Nội. 22. Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực (2012), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 23. Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật (2012), Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 24. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Phạm Minh Hạc (2005), Chăm lo cho con người là mục đích của chủ nghĩa xã hội, Báo Nhân dân, số ra ngày 28/10/2005, tr.5. 26. Nguyễn Quang Hậu (2012), Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Phù Thọ, Luận án Tiến sĩ Kinh tế. 27. Thượng tướng, VS.TS. Nguyễn Huy Hiệu (2011), Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN theo tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 6/2011. 28. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2010, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hà Nội. 29. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Ban Nữ công (2002), Phát huy nguồn lao động nữ ở ngoại thành Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội. 30. Hội thảo khoa học (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Báo cáo đề dẫn, Tổng thuật và kết luận Hội thảo, Tạp chí Cộng sản, tr.39-51. 31. Nguyễn Duy Hùng (2012), Kết luận Hội thảo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đ ại hóa và hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản, (839) (9), tr 5960. 32. Lê Quang Hùng (2011), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng đi ểm miền Trung, Luận án Tiến sĩ, Viện Chiến lược phát triển. 33. Nguyễn Đắc Hưng (2007), Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Nguyễn Thế Kiệt (2012), Phát huy nguồn nhân lực con người trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, tr35-41. 35. Nguyễn Văn Khánh (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. GS.TS.Nguyễn Văn Khánh, TS.Hoàng Thu Hương (2010), Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng, Tạp chí nghiên cứu con người số 1/2010. 37. Phan Thanh Khôi (2008), Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị. 38. Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn (2011), Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, Tạp chí Tuyên giáo, (số 7). 39. Phương Nhị (2012), Đảm bảo quyền các dân tộc thiểu số, Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 13/3/2012, tr.5. 40. Nhiều tác giả (2011), Phát triển nguồn lực giáo dục đại học Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Hồ Quang Phương (2010), Đến đích còn lắm gian nan, Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 14/4/2010, tr.1. 42. Quốc hội (2005), Luật giáo dục, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội. 43. Quốc hội (2005), Luật sở hữu trí tuệ, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội. 44. Quốc hội (2008), Luật công nghệ cao, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội. 45. Quốc hội (2009), Luật cán bộ, công chức, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội. 46. Quốc hội (2012), Luật giáo dục đại học, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội. 47. Quốc hội (2013), Luật khoa học và công nghệ, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội. 48. Đường Vĩnh Sường (2012), Giáo dục, đào tạo với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Cộng sản,(833). 49. ThS.Nguyễn Anh Tuấn, Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, KHCN số 6/2013. 50. PGS.TS.Phạm Hồng Tung (chủ biên) (2008), Sách chuyên khảo, “Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam”. 51. PGS.TS.Đàm Đức Vượng (2008), “Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba với chủ đề: Việt nam, Hội nhập và phát triển, Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam”, T12/2008. 52. Văn Tất Thu (2011), Nhân tài và những vấn đề cơ bản trong sử dụng, trọng dụng nhân tài, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (số 1). 53. Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường, Đề tài khoa học cấp Bộ. II. Website 54. Retirement and Re-Employment Act, source: http://statutes.agc.gov.sg/aol/search/display/view.w3p;page=0;query=DocId%3Ac63cc60 2-45fc-4013-9462-f86dfac47b0e%20Depth%3A0%20Status%3Ainforce;rec=0 55. Singapore Labour Foundation Act, source: http://statutes.agc.gov.sg/aol/search/display/view.w3p;page=0;query=DocId%3A82cc1e3 6-4f94-44d0-8279-ff0a775ae8fe%20Depth%3A0%20Status%3Ainforce;rec=0 56. The Employment Act of Singapore, source: http://www.mom.gov.sg/employment-practices/Pages/amendments-to-the-employmentact.aspx 57. The Employment of Foreign Manpower of Singapore, soure: http://www.mom.gov.sg/foreign-manpower/amendments-to-the-efma/Pages/default.aspx 58. Trade Unions Act, source: http://statutes.agc.gov.sg/aol/search/display/view.w3p;ident=5ff54821-0429-4b04-8efeed3975ed9043;page=0;query=DocId:f24abebf-8738-4023-9d7c17a7ef2c78fa%20Depth:0%20Status:inforce;rec=0 59. Workplace Safety and Health Act, source: http://statutes.agc.gov.sg/aol/search/display/view.w3p;page=0;query=DocId%3Aa7b4b8 08-d195-44ec-aa3d-dd5b1fa938f3%20Depth%3A0%20Status%3Ainforce;rec=0 VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan