Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở việt nam...

Tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở việt nam

.PDF
65
62
67

Mô tả:

Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam Đỗ Thúy Phượng Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Anh Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Luận văn làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về công tác thi đua, khen thưởng. Hệ thống hóa và đánh giá khái quát pháp lu ật về thi đua, khen thưởng từ năm 1945 đến nay, trong đó đi sâu phân tích, đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về thi đua , khen thưởng . Đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở nước ta hiện nay. Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hành chính; Thi đua; Khen thưởng Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc đổi mới xây dựng tổ quốc, thi đua, khen thưởng luôn là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong hơn 60 năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phát động và tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, góp phần tạo động lực to lớn, cổ vũ, động viên nhân dân ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, chung sức, đồng lòng làm nên thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sửa của đất nước. Để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức tốt công tác thi đua, khen thưởng trong cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm thực hiện, Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Để phát huy được vai trò, tác dụng của phong trào thi đua ái quốc trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện để tổ chức tốt hơn công tác thi đua, khen thưởng, việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng là một đòi hỏi khách quan. Do đó tôi chọn đề tài "Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài Để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ cũng như nhu cầu học tập, nghiên cứu, trong những năm qua, một số cá nhân, tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng và các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học đã có những đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này. Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các tạp chí và cán bộ lãnh đạo làm công tác thi đua, khen thưởng ở một số tỉnh, thành phố, đã tiến hành nghiên cứu, sắp xếp, hệ thống hóa các quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, để hình thành các tài liệu mang tính cẩm nang trong thực tiễn hoạt động thi đua, khen thưởng của địa phương mình. Các đề tài, luận văn, bài viết nhìn chung đã đề cập đến các khía ca ̣nh khác nhau c ủa công tác thi đua, khen thưởng, đề xuất được những giải pháp để giải quyết một số vấn đề trên thực tiễn và có những đóng góp nhất định về mặt lý luận. Tuy nhiên, để đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện những quy định của pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng, từ đó tìm ra những mâu thuẫn, vướng mắc trong quá trình áp dụng, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua - Khen thưởng, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về thi đua khen thưởng hiện nay là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, để không ngừng nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu những quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng; phân tić h, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng trong những năm gần đây, những kết quả đã đạt được, cũng như những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng và triển khai thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiê ̣n nay. 4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về công tác thi đua, khen thưởng; hệ thống hóa và đánh giá khái quát pháp luật về thi đua, khen thưởng từ năm 1945 đến nay, trong đó đi sâu phân tích, đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về thi đua , khen thưởng ; đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở nước ta hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về công tác thi đua khen thưởng. Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn công tác thi đua khen thưởng ở nước ta hiện nay. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với khảo sát đánh giá, phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp tổ chức nhà nước, phương pháp tâm lý xã hội học và nhiều phương pháp khác có liên quan để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n, danh mu ̣c tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luâ ̣n văn gồm 3 chương Chương 1: Thi đua, khen thưởng và pháp luâ ̣t về thi đua, khen thưởng. Chương 2: Tình hình thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng. Chương 3: Mô ̣t số giải pháp góp phầ n hoàn thiê ̣n pha luâ ́ p ̣t về thi đua, khen thưởng. Chương 1 THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 1.1. Những vấn đề chung về thi đua, khen thưởng 1.1.1. Khái niệm, bản chất và mối quan hệ thi đua, khen thưởng - Khái niệm thi đua C.Mác là người đầu tiên nghiên cứu một cách khoa học về bản chất và nội dung thi đua, ông đánh giá cao vai trò của hiệp tác trong lao động, sự hiệp cộnglao động tạo ra sức mạnh tập thể lớn hơn sức mạnh của từng lao động cá nhân cộng lại, Mác viết: Thi đua nảy nở trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt động chung và kế hoạch của con người với sự tiếp xúc xã hội tạo nên thi đua và sự nâng cao theo lối đặc biệt, nghị lực sinh động làm tăng thêm nghị lực riêng của từng người. Trên cơ sở những quan điểm nền tảng của Mác và Ăng ghen về thi đua, Lê nin đã nghiên cứu và đưa ra những quan điểm, tư tưởng cơ bản về thi đua xã hội chủ nghĩa, đó là phong trào tự nguyện, góp sức giải quyết khó khăn, xây dựng xã hội mới của quần chúng lao động được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng quan niệm về thi đua lên tầm tư tưởng, coi thi đua là biểu hiện của lòng yêu nước, là những hành động cụ thể của mỗi cá nhân vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội, Người nói: "…Tưởng lầm rằng thi đua là một việc làm khác với những công việc hàng ngày. Thật ra công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua. Thí dụ từ trước đến nay ta vẫn ăn, vẫn mặc, vẫn ở, nay ta thi đua ăn, mặc, ở cho sạch, cho hợp vệ sinh, cho khỏi đau ốm. Xưa nay ta vẫn làm ruộng, nay ta thi đua làm cho ruộng tốt hơn, sản xuất nhiều hơn, mọi việc đều thi đua từ như vậy"[5]. Như vậy, thi đua là một hiện tượng khách quan, là quy luật phát triển tất yếu trong quá trình hợp tác lao động của con người. Ở đâu có hợp tác lao động thì ở đó nảy sinh thi đua. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 quy định: "Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". - Khái niệm khen thưởng Cách đây hơn 600 năm Nguyễn Trãi đã vi ết: Nhà nước thưởng nhiều hơn phạt là Nhà nước phồn vinh; nhà nước thưởng, phạt nghiêm minh là nhà nước vững mạnh; nhà nước phạt nhiều hơn thưởng là nhà nước đang suy tàn. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trong một nước thưởng, phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công". Khen thưởng đúng người, đúng viê ̣c, kịp thời có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương. Nguyên Tổng Bí thư Trường Chinh cho rằng: Khen thưởng là một vấn đề thuộc phạm trù khoa học xã hội. Công tác khen thưởng cũng như trừng phạt là một vấn đề thực hiện phát sinh và tồn tại trong quá trình phát sinh, phát triển con người. Giai cấp thống trị sử dụng nó như là một vũ khí để duy trì quyền lực thống trị của mình. Luật Thi đua - Khen thưởng quy định: "Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Mục đích căn bản của khen thưởng là khích lệ, khơi dậy một cách đúng đắn động cơ làm việc của mọi người, khiến cho họ coi việc thực hiện mục tiêu của tổ chức cũng như thực hiện nhu cầu của bản thân, từ đó làm cho tính tích cực và sáng tạo của họ tiếp tục được duy trì và phát huy, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. - Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Thi đua là cơ sở của khen thưởng; tổ chức tốt phong trào thi đua thì kết quả khen thưởng cao. Khen thưởng chính xác, kịp thời, đúng người, đúng việc sẽ có tác dụng động viên cho mùa thi đua sau đạt kết quả cao hơn. Do vậy không coi nhẹ khen thưởng trong thi đua, ngược lại không có thi đua thì không có căn cứ đánh giá thành tích khen thưởng. Thi đua và khen thưởng cũng độc lập với nhau, không phụ thuộc vào nhau; không phải tất cả các hình thức khen thưởng đều xuất phát từ thi đua. như: Khen thưởng đối ngoại, khen tổng kết thành tích kháng chiến, khen đột xuất, khen thưởng người có quá trình lâu dài trong cơ quan, tổ chức đoàn thể… Ngược lại, khi tham gia phong trào thi đua, mục tiêu cuối cùng mà cá nhân, tổ chức hướng tới là kết quả trong thực hiện công việc của mình, chứ không phải là để được khen thưởng, tôn vinh. 1.1.2. Vị trí, vai trò của thi đua, khen thưởng - Thi đua, khen thưởng là động lực thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào cách mạng, phát huy sức mạnh tổng hợp, động viên, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân thi đua lao động sản xuất, học tập, chiến đấu góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc. - Thi đua, khen thưởng còn là một công cụ để quản lý nhà nước. Bởi vì, mọi công việc suy cho cùng đều do nhân dân và các tổ chức cơ sở thực hiện, vậy ai làm tốt, tập thể nào làm tốt phải biết và khen ngợi, phải tuyên dương để học tập. Có như vậy những việc tốt, việc tích cực mới nhiều lên, mới phát triển lấn át và đẩy lùi cái xấu, tiêu cực. - Thi đua, khen thưởng là biện pháp cần thiết để xây dựng con người mới, phát triển toàn diện. Thi đua, khen thưởng có nhiệm vụ phát huy mọi nguồn lực, góp phần nâng cao năng lực và trình độ khoa học công nghệ, gắn với việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước. 1.2. Pháp luật về thi đua, khen thưởng 1.2.1. Khái quát pháp luật về thi đua, khen thưởng từ năm 1945 đến nay - Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng phạt ngày 26/1/1946, nêu rõ 10 loại công việc và thành tích cần được kịp thời khen thưởng; Sắc lệnh số 83/SL ngày 17/9/1947 thành lập Viện Huân chương, Sắc lệnh số 195-SL ngày 01/6/1968 thành lập Ban vận động thi đua ái quốc trung ương và cấp cơ sở. Noài các văn bản trên, Nhà nước còn ban hành một số văn bản quy định các hình thức khen thưởng, góp phần động viên nhân dân cả nước thi đua lao động sản xuất và chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược. - Giai đoạn từ 1954 đến 1975: Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về thi đua, khen thưởng. Ngoài một số văn bản quy định về danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, các văn bản pháp luật thời kỳ này chủ yếu để hướng dẫn khen thưởng thành tích kháng chiến; ở miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam đã quyết định ban hành nhiều loại Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước… tặng cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân miền Nam có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay sai. - Giai đoạn từ 1975 đến 2003: Thời gian đầu khi đất nước mới thống nhất và thời kỳ trước đổi mới (năm 1986), các văn bản chủ yếu quy định và hướng dẫn việc khen thưởng thành tích kháng chiến. Sau năm 1986, pháp luật về thi đua, khen thưởng cũng có nhiều tiến bộ. Ngoài một số văn bản tiếp tục hướng dẫn khen thưởng kháng chiến, ngày 29/8/1994 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng". Chính phủ ban hành Nghị định số 56/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 quy định các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và nhiều văn bản pháp luật khác… Các văn bản ngày càng được hoàn thiện về nội dung, hình thức, thể thức và kỹ thuật thuật trình bày văn bản. - Từ năm 2003 đến nay: Quốc hội thông qua Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (nay là Nghị định định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ), Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng; Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 quy định mẫu Huân chương, Huy chương, Huy hiệu, Bằng Huân chương, Bằng Huy chương, Cờ Thi đua, Bằng khen, Giấy khen. Ngày 31/7/2007, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư số 01/2007/TTVPCP hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ... Những văn bản nêu trên là những văn bản pháp luật tương đối hoàn chỉnh về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay, được quy định khá thống nhất và chặt chẽ, thể hiện chính sách thi đua, khen thưởng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. 1.2.2. Nội dung pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng 1.2.2.1. Quy định về thi đua và các danh hiệu thi đua - Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Mục tiêu thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Về nguyên tắc thi đua: Có hai nguyên tắc gồm "Tự nguyện, tự giác, công khai" và "Đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển". - Về hình thức thi đua: Thi đua thường xuyên và thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề). - Danh hiệu thi đua: Theo qui định tại Điều 7 Luật Thi đua, Khen thưởng và điều 11 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP các danh hiệu thi đua gồm có : + Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân: "Chiến sĩ thi đua toàn quốc"; "Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương"; "Chiến sĩ thi đua cơ sở"; "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ tiên tiến". + Các danh hiệu thi đua đối với tập thể: "Cờ thi đua của Chính phủ"; "Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương"; "Tập thể lao động xuất sắc", "Đơn vị quyết thắng"; "Tập thể lao động tiên tiến", "Đơn vị tiên tiến"; Thôn, bản, làng, ấp, tổ dân phố văn hóa và tương đương. + Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là "Gia đình văn hóa". - Căn cứ xét danh hiệu thi đua: Phong trào thi đua, đăng ký tham gia thi đua, thành tích thi đua và tiêu chuẩn thi đua. - Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua: Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua được qui định từ Điều 21 đến Điều 31 Luật Thi đua, Khen thưởng và từ Điều 12 đến Điều 19 Nghị định số 42/2010/NĐCP của Chính phủ, với mỗi loại danh hiệu thi đua được quy định các tiêu chuẩn cụ thể, thành tích thi đua tương ứng với mức độ đóng góp cho sự nghiệp chung của đất nước, của Bộ, ngành, địa phương và đơn vị. 1.2.2.2. Quy định về khen thưởng và các hình thức khen thưởng - Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Nguyên tắc khen thưởng, gồm có 4 nguyên tắc: Chính xác, công bằng, công khai và kịp thời; một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; bảo đảm tính thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; kết hợp chặt chẽ giữa động viên về tinh thần phải đi đôi với thưởng về vật chất. - Các hình thức khen thưởng: Có 07 hình thức khen thưởng gồm: Huân chương; Huy chương; Danh hiệu vinh dự Nhà nước; Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; Kỷ niệm chương, Huy hiệu; Bằng khen; Giấy khen. Tương ứng với 07 hình thức khen thưởng trên có 29 loại khác nhau, bao gồm 10 loại huân chương; 04 loại huy chương; 08 loại danh hiệu vinh dự Nhà nước; 02 loại giải thưởng, 01 loại kỷ niệm chương; 01 loại huy hiệu; 02 loại bằng khen và 01 loại giấy khen, cụ thể như sau: + Huân chương: Có 10 loại, gồm: "Huân chương Sao vàng"; "Huân chương Hồ Chí Minh"; "Huân chương Độc lập" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Quân công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Lao động" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Chiến công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Đại Đoàn kết dân tộc"; "Huân chương Dũng cảm"; "Huân chương Hữu nghị". + Huy chương: Có 04 loại, gồm: "Huy chương Quân kỳ quyết thắng"; "Huy chương Vì an ninh Tổ quốc"; "Huy chương Chiến sĩ vẻ vang" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huy chương Hữu nghị". + Danh hiệu vinh dự Nhà nước: Có 08 loại gồm "Tỉnh anh hùng", "Thành phố anh hùng"; "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"; "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân"; "Anh hùng Lao động"; "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"; "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú";- "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú". + "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước". + Kỷ niệm chương, Huy hiệu. + Bằng khen. + Giấy khen. - Căn cứ để xét khen thưởng: Tiêu chuẩn khen thưởng; phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích; trách nhiệm, hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích. - Tiêu chuẩn khen thưởng: Tiêu chuẩn khen thưởng được quy định cho từng hình thức, loại hình khen thưởng, từng mức hạng, từng chính sách khen thưởng. Tiêu chuẩn khen thưởng tương ứng với thành tích đạt được và mức độ công lao đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước, của các bộ, ngành hoặc của từng địa phương và đơn vị. - Các phương thức khen thưởng: Căn cứ vào từng hình thức, loại hình khen thưởng và thành tích... Nhà nước qui định các phương thức khen thưởng chính gồm: Khen thưởng thường xuyên, khen thưởng theo đợt (hoặc theo chuyên đề), khen thưởng đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng theo niên hạn, khen thưởng đối ngoại. 1.2.2.3. Quy định về thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng - Thẩm quyền quyết định khen thưởng: + Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng Huân chương, Huy chương, "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước", Danh hiệu vinh dự Nhà nước. + Chính phủ quyết định tặng "Cờ thi đua của Chính phủ". Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng thưởng các danh hiệu:, "Chiến sĩ thi đua toàn quốc", "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ". + Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng "Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương"; danh hiệu: "Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương", "Tập thể Lao động xuất sắc", "Đơn vị Quyết thắng". + Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ban ngành cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận các danh hiệu: "Tập thể Lao động tiên tiến", "Đơn vị tiến tiến"; Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở", "Chiến sĩ tiên tiến" và giấy khen. + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận danh hiệu "Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa". Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa". - Tuyến trình khen thưởng: Cấp nào quản lý về tổ chức cán bộ và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm xem xét trình cấp trên khen thưởng đối với các trường hợp thuộc phạm vi quản lý. Ngoài ra còn quy định cụ thể đối với một số đối tượng đối với các tổ chức, cá nhân đặc thù, như: Đại biểu Quốc hội chuyên trách; đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, tập thể Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh… - Thủ tục đề nghị khen thưởng: + Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương, huy chương, "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước", danh hiệu vinh dự nhà nước; + Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo cơ quan, tổ chức ở Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Chính phủ quyết định tặng "Cờ thi đua của Chính phủ"; đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ", danh hiệu "Chiến sĩ Thi đua toàn quốc". + Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác do cấp dưới trực tiếp của người có thẩm quyền quyết định danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đề nghị. Ngoài thủ tục chung, đối với một số danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải thực hiện một số quy định khác, như: Xin ý kiến cấp ủy Đảng quản lý, thông qua Hội đồng cấp Nhà nước hoặc Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương… - Hồ sơ đề nghị khen thưởng: Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và các hình thức khen, nhìn chung có các loại văn bản chính như sau: Tờ trình của Bộ, ngành, địa phương kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng; Báo cáo thành tích và tóm tắt thành tích của cá nhân có xác nhận của cấp trình khen thưởng; báo cáo tóm tắt về nội dung các đề tài, sáng kiến, giải pháp trong công tác (nếu có); Biên bản bình xét và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp Bộ, ngành, địa phương. Chương 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 2.1. Kết quả thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng 2.1.1. Kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua - Các phong trào thi đua phạm vi toàn quốc được phát động sâu rộng và toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực cửa đời số ng xã hô ̣i , do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương phát động, nhằm cổ vũ, động viên các cấp, các ngành và nhân dân cả nước tích cực thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời điểm, từng giai đoạn nhất định. Các phong trào thi đua đã bám sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để xác định mục tiêu và nội dung thi đua, cổ vũ, động viên các cấp, các ngành và nhân dân cả nước tích cực phấn đấu, vượt qua khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Mặt khác, các phong trào thi đua phạm vi toàn quốc cũng chính là các phong trào nòng cốt, khơi dậy phong trào thi đua trong cả nước. - Các Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương đã tổ chức nhiều phong trào thi đua, cụ thể hóa nội dung thi đua trên tất cả các mặt các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp, thực sự trở thành động lực, góp phần khai thác mọi tiềm năng, tập trung các nguồn lực để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, góp phần xứng đáng vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Việc bình xét, phong tặng các danh hiệu thi đua có nhiều tiến bộ và đi vào nề nếp, bám sát các quy định của pháp luật. Trong 5 năm (từ 2006 - 2010), đã có 1.585 cá nhân được phong tặng danh hiệu Chiến sĩ Thi đua toàn quốc và 4.573 tập thể được Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ, do có những thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước. 2.1.2. Kết quả thực hiện các quy định về khen thưởng từ năm 2006 đến nay + Khen thưởng quá trình cống hiến: Đã quyết định khen thưởng 48/97 Huân chương Sao vàng, 114/243 Huân chương Hồ Chí Minh, 2.144/5.740 Huân chương Độc lập các hạng và 5.443/25.603 Huân chương Lao động các hạng cho cán bộ có quá trình cống hiến. + Khen thưởng theo niên hạn: Đã tặng thưởng 430.529 Huy chương Chiến sĩ vẻ vang, 45.638 Huy chương Quân kỳ quyết thắng, 22.906 Huy chương Vì an ninh Tổ quốc. Tỷ lệ khen thưởng theo niên hạn hàng năm so với tổng số các hình thức khen thưởng là: 54,19% (năm 2006), 75,73% (năm 2007), 77,63% (năm 2008), 83,03% (năm 2009), 56,59% (tính đến hế t tháng 9 năm 2010). + Khen thưởng thành tích kháng chiến: Đã khen thưởng 124.076 trường hợp có thành tích trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Có 5.196 tập thể và 1.725 cá nhân được phong tặng, truy tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thành tích kháng chiến. + Khen thưởng thường xuyên: Đã có 62.993 trường hợp được tặng thưởng các loại Huân chương, Huy chương, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, chiếm tỷ lệ 8,71% so với tổng số các hình thức khen thưởng. + Khen chuyên đề và khen đột xuất: Có 7.223 trường hợp được khen thưởng Huân chương và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, chiếm tỷ lệ gần 1% tổng số các hình thức khen thưởng. + Khen thưởng đối ngoại: Đã tặng thưởng 447 Huân chương Hữu nghị và 458 Huy chương Hữu nghị cho các tập thể, cá nhân là người nước ngoài. Trong 5 năm qua, số lượng khen thưởng chủ yếu tập trung vào hình thức khen thưởng theo niên hạn (chiếm tỷ lệ 70,44%), khen thưởng thành tích kháng chiến 17,15%, còn lại tất cả các hình thức khen thưởng khác chiếm tỷ lệ 12,4%; bình quân 5 năm qua (2006 - 2010), tỷ lệ khen thưởng thường xuyên (khen kinh tế - xã hội) chiếm tỷ lệ 8,71%, khen thưởng Huân chương Lao động tính trên tổng số đầu mối khen thưởng chiếm 4,42%; danh hiệu Anh hùng Lao động chiếm tỷ lệ 0,026%. 2.2. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng 2.2.1. Hạn chế trong các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng 2.2.1.1. Các quy định về thi đua - Về hình thức thi đua: Nghị định 42/2010/NĐ-CP quy định đồng nhất giữa hình thức thi đua theo đợt và thi đua theo chuyên đề, gây khó khăn trong việc xác định biện pháp chỉ đạo thực hiện phù hợp. - Về căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua: Luật Thi đua, Khen thưởng quy định một trong những căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua là "đăng ký tham gia thi đua", đã hành chính hóa việc tham gia phong trào thi đua và hạn chế tính tự giác trong thực hiện phong trào thi đua - Về đối tượng được xét tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến": Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, quy định phạm vi đối tượng được xét tặng danh hiệu "Lao động tiến tiến" bị thu hẹp hơn so với quy định tại khoản 1 và khoản 3, điều 24 Luật Thi đua, khen thưởng. - Về tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua: + Quy định về tiêu chuẩn một số danh hiệu thi đua còn khái quát, chủ yếu mang tính định tính, dẫn đến việc bình xét các danh hiệu thi đua hoặc quá chặt chẽ hoặc quá dễ dãi. + Đối với hình thức "Cờ Thi đua Chính phủ": Khoản 2, Điều 16, Nghị định số 42/201/NĐ-CP quy định chỉ tặng Cờ Thi đua của Chính phủ cho các đơn vị đã được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, dẫn đến sự bất hợp lý trong việc phong tặng danh hiệu thi đua và trong việc đề nghị các hình thức khen thưởng. - Về thẩm quyền quyết định công nhận danh hiệu thi đua: Điều 80 Luật Thi đua, Khen thưởng quy định thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua của các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương không thực hiện được nếu các cơ quan này không có tư cách pháp nhân. Thẩ m quyề n quyế t đinh ̣ phong tă ̣ng danh hiê ̣u "Lao đô ̣ng tiên tiế n ", "Tâ ̣p thể lao đô ̣ng tiên tiế n " của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chưa phù h ợp. Chưa quy đinh ̣ thẩ m quyề n xét t ặng danh hiệu thi đua đối với Chủ tich ̣ Hô ̣i đồ ng quản tri ̣ , Tổ ng giám đố c , Giám đố c các doanh thuô ̣c các thành phầ n kinh tế . 2.2.1.2. Các quy định về khen thưởng - Về đối tượng khen thưởng: Khoản 3, Điều 20 và khoản 2, Điều 21 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP quy định cụ thể các đối tượng được tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, không phù hợp với quy định về đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2, Luật Thi đua, Khen thưởng. - Về tiêu chuẩn khen thưởng + Khoản 3, Điều 20 và khoản 2, Điều 21 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh trái với khoản 3, Điều 34 và khoản 2, Điều 35 Luật Thi đua, Khen thưởng + Đối với danh hiệu Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân quy định tiêu chuẩn xét tặng còn mang tính định tính, thành tích của tập thể, cá nhân không được xem xét dưới các tiêu chí cụ thể, gây khó khăn cho việc xét tặng. + Về khen thưởng quá trình cống hiến: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP quy định việc xét và đề nghị khen thưởng cho các cá nhân sắp đến tuổi nghỉ chế độ không phù hợp với các tiêu chuẩn chung về khen thưởng quá trình cống hiến. - Về thẩ m quyề n khen thưởng + Chưa quy định thẩm quyền ban hành Huy hiệu, Kỷ niệm chương đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Quy định về hình thức khen thưởng Bằng khen giữa Điều 70 và Điều 73 Luật Thi đua, Khen thưởng có sự không thống nhất với nhau. 2.2.1.3. Quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị khen thưởng - Về quy trình xét khen thưởng: Luật chỉ quy định quy trình xét khen thưởng từ cấp dưới trình lên cấp trên, chưa có quy định về việc cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện, xác minh, khen thưởng cho những những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan cấp dưới. - Về tuyến trình khen thưởng: Khoản 8, Điều 53, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP chưa quy định tuyến trình khen thưởng đối với các tổ chức xã hội - Thẩ m quyề n đề nghi ̣khen thưởng: Luâ ̣t Thi đua , khen thưởng chưa đề câ ̣p tới thẩ m quyề n đề nghi ̣các danh hiê ̣u thi đua đố i với Chánh án Tòa án nhân dân tố i cao, Viê ̣n trưởng Viê ̣n Kiể m sát nhân dân tố i cao và Tổ ng Kiể m toán Nhà nươ. ́ c - Về việc xác nhận nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước: Khoản 16, Điều 53, Nghị định 42/2010/NĐ-CP quy định đối tượng đề nghị khen thưởng phải tự chứng minh nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, làm phát sinh các thủ tục hành chính không cần thiết, gây khó khăn cho đối tượng đề nghị khen thưởng. - Về thủ tục xét khen thưởng: Theo quy định tại Nghị định 42/2010/NĐ-CP, đối với các hình thức khen thưởng thủ tục xét khen thưởng phải thông qua Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung. Tuy nhiên, việc Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tổ chức họp để xét khen thưởng thường không diễn ra thường xuyên, dẫn đến thời gian xét khen thưởng bị kéo dài. 2.2.2. Hạn chế trong tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng - Các bộ, ngành, địa phương ban hành văn bản (cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính), để chỉ đạo và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng chưa bám sát những quy định của Luật và Nghị định - Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi đua, khen thưởng chưa được các cấp, các ngành và các địa phương thực sự quan tâm, còn thiếu các hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả. - Các phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều. Tổ chức các phong trào thi đua còn hình thức, thiếu thường xuyên, liên tục, chưa coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chưa tạo được sự phối hợp, liên kết của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan. - Còn vận dụng và đề nghị mức hạng khen thưởng chưa đúng với quy định. Bình xét khen thưởng còn có biểu hiện nể nang, cào bằng, mang tính luân phiên. Công tác thẩm định hồ sơ khen thưởng chưa sát và thiếu chặt chẽ, dẫn đến khen thưởng còn nhiều, chưa kịp thời, chưa chính xác. - Thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng còn phức tạp, nhiều điểm chưa rõ ràng, còn rườm rà. - Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả. - Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua khen thưởng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc, trình độ, năng lực còn hạn chế, thiếu kiến thức về pháp luật. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 3.1. Mục tiêu và những quan điểm cơ bản 3.1.1. Mục tiêu Tiếp tục xây dựng các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, bảo đảm sự thống nhất, phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân, tạo cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn để Nhà nước quản lý thi đua, khen thưởng bằng pháp luật; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận, tìm hiểu, áp dụng một cách thuận tiện, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; tạo động lực cách mạng, lôi cuốn động viên khuyến khích mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức phát huy truyền thống, năng động, sáng tạo vươn lên lập thành tích xuất sắc trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3.1.2. Những quan điểm cơ bản - Pháp luật về thi đua khen thưởng phải thể hiện được tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc; quán triệt và thể chế hóa các đường lối chính sách thi đua, khen thưởng của Đảng trong giai đoạn mới. - Pháp luật về thi đua, khen thưởng thể hiện được truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là "Uống nước nhớ nguồn"; phát huy những ưu điểm, kinh nghiệm về công tác thi đua, khen thưởng qua các giai đoạn cách mạng. - Pháp luật về thi đua, khen thưởng phải xác định được hệ thống tiêu chí thi đua, khen thưởng, góp phần xây dựng các chuẩn mực đạo đức và pháp lý của xã hội Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Tạo lập khuôn khổ pháp lý, làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của công tác thi đua, khen thưởng. - Pháp luật về thi đua, khen thưởng khi được ban hành phải đảm bảo tính thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng. 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng 3.2.1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng - Về hình thức thi đua: Bổ sung quy đinh ̣ về hình th ức thi đua theo chuyên đề vào khoản 1, Điều 15 Luật Thi đua, khen thưởng và quy định rõ khái niệm về hình thức thi đua này. - Căn cứ xét tă ̣ng danh hiê ̣u thi đua : Sửa đổ i khoản 1, Điề u 10 Luâ ̣t Thi đua , Khen thưởng, theo đó không quy đinh ̣ căn cứ xét tă ̣ng danh hiê ̣u thi đua phải có "đăng ký thi đua". - Về đối tượng được xét tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến": Sửa đổ i quy định tại khoản 2, Điều 12, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, về đố i tươ ̣ng "người lao đô ̣ng" được xét tặng danh hiệu "Lao động tiến tiến", theo đó quy đinh ̣ kháiquát để bao hàm hết được đối tượng là người lao đô ̣ng thuô ̣c các thành phầ nkinh tế . - Về tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua: + Sửa đổ i mô ̣t số điề u của Luâ ̣t Thi đua , Khen thưởng và Nghi ̣đinh ̣ số 42/2010/NĐ-CP theo hướng nâng cao ti êu chuẩ n đố i với các danh hiê ̣u thi đua . Có thể quy định tỷ lên phần trăm số người đươ ̣c tă ̣ng danh hiê ̣u thi đua so với tổ ng số người lao đô ̣ng của cơ quan , điạ phương, đơn vi,̣ tránh tình trạng bình xét tràn lan danh hiệu thi đua. + Đối với danh hiệu "Cờ Thi đua Chính phủ ": Sửa đổ i điề u kho ản 2, Điều 16, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP: Đối tượng được tặng Cờ Thi đua Chính phủ được lựa chọn trong số những tâ ̣p thể đã đươ ̣c bình xét tă ̣ng Cờ Thi đua cấ p bô ̣, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương. - Về thẩm quyền quyết định công nhận danh hiệu thi đua: Sửa đổ i khoản 1, Điều 80 Luật Thi đua, Khen thưởng theo hướng : Bổ sung thẩm quyền quyết định phong tặng một số danh hiệu thi đua đối với Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; phân cấp thẩm quyền cho Chủ tich ̣ Ủ y ban nhân dân cấ p xã . Đối với các cơ quan, tổ chức thuô ̣c bộ, ban, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ không có tư cách pháp nhân, do Thủ trưởng cấ p trên trực tiế p quyế t đinh ̣ công nhâ ̣n danh hiê ̣u thi đua. - Về đố i tươ ̣ng khen thưởng : Sửa đổ i khoản kho ản 3, điều 20 và khoản 2, Điều 21 Luật Thi đua, khen thưởng, theo hướng không quy đinh ̣ cu ̣ thể các đ ối tượng được tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh. - Tiêu chuẩ n khen thưởng: + Sửa đổ i kho ản 3, Điều 34 và kho ản 2, Điều 35 Luật Thi đua, Khen thưởng để thống nhất với quy định tại khoản 3, Điều 20 và khoản 2, Điều 21 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, nhằ m nâng cao hơn nữa tiêu chuẩ n xét tă ̣ng các loa ̣i huân chương cao quý của Nhà nướ.c + Sửa đổ i Điều 60, 61 Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 43, 44 Nghị định 42/2010/NĐCP theo hướng nâng cao hơn nữa tiêu chuẩ n đố i với danh hi ệu Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. + Về khen thưởng quá trình cống hiến: Sửa đổ i quy đinh ̣ ta ̣i Thông tư s ố 01/2007/TTVPCP về thời điể m triǹ h khen quá triǹ h cố ng hiế n. - Về thẩ m quyề n khen thưởng : Sửa đổ i , bổ sung Điều 69 Luật Thi đua, Khen thưởng, để bổ sung về thẩ m quyề n ban hành Kỷ niê ̣m chương và Huy hiê ̣u đ ối với tin̉ h, thành phố trực thuô ̣c trung ương . Không quy đinh ̣ vi ệc khen thưởng bằng hình thức bằng khen của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội theo quy đinh ̣ t ại Điều 73, Luật Thi đua, Khen thưởng. - Về quy trình xét khen thưởng: Bổ sung quy đinh ̣ về quy trình xét khen thưởng của cơ quan có thẩm quyền khi chủ động phát hiện đươ ̣c những t ập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan cấp dưới hoă ̣c cơ quan khác. - Về tuyến trình khen thưởng: Bổ sung vào kho ản 8, Điều 53, Nghị định số 42/2010/NĐCP quy định tuyến trình khen thưởng đối với tổ chức xã hội. Sửa đổ i, bổ sung khoản 9, Điều 53, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP về tuyế n triǹ h đ ối với các công ty, tổng công ty nhà nước đã cổ phần hóa. - Về thẩ m quyề n triǹ h khen thưởng: Bổ sung khoản 2, Điề u 83 hoă ̣c bổ sung Điề u 54, 56 và 58 Nghị định 42/2010/NĐ-CP về thẩ m quyề n đề nghi ̣c ác danh hiệu thi đua đố i với Chánh án Tòa án nhân dân tố i cao, Viê ̣n trưởng Viê ̣n Kiể m sát nhân dân tố i cao, Tổ ng Kiể m toán nhà nước. - Về việc xác nhận nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước: Sửa đổ i khoản 16, Điều 53, Nghị định 42/2010/NĐ-CP quy định đối tượng đề nghị khen thưởng kê khai việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong kê khai. - Về thủ tục xét khen thưởng: Bổ sung quy đinh ̣ trong Luâ ̣t Thi đua , Khen thưởng và Nghị định 42/2010/NĐ-CP về hoa ̣t đô ̣ng của Hô ̣i đồ ng Thi đua - Khen thưởng các cấ p trong viê ̣c xem xét các hiǹ h thức khen thưởng , đảm bảo viê ̣c xét khen thưởng đươ ̣c kip̣ thời , chính xác. - Bổ sung quy đinh ̣ về viê ̣c thu hồ i quyế t đinh ̣ khen thưởng Huân chương, Huy chương. 3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thi đua, khen thưởng Công tác tuyên truyề n , giáo dục pháp luật phải được kết hợp thống nhất với công tác tổ chức và các hoa ̣t đô ̣ ng khác , phải gắn chặt với phong trào cách mạng quầ n chúng và phát huy đươ ̣c sức ma ̣nh tổ ng hơ ̣p của các lực lươ ,̣ng các phương tiện. Cầ n sử du ̣ng linh hoa ̣t các biê ̣n pháp khác nhau đố i với từng đố i tươ ̣ng và từng hoàn cả nh cụ thể . Ngoài các hình thức truyền thống cần mở rộng các hình thức đặc thù như : Tuyên truyề n, nhân rô ̣ng điể n hiǹ h tiên tiế n ; tuyên truyề n thông qua nô ̣i dung các phong trào thi đua . Công tác tuyên truyề n phải hướng tới mo ̣i đố i tươ ̣ng trong xã hô ̣i . Đặc biệt phải chú ý hướng công tác tuyên truyề n , giáo dục về cấp cơ sở , vùng sâu, vùng xa, những vùng còn khó khăn về phát triể n kinh tế, xã hội. 3.2.3. Thực hiê ̣n pháp luật về thi đua , khen thưởng theo hướng đổ i mới công tác thi đua, khen thưởng - Đổi mới trong tổ chức các phong trào thi đua Mục tiêu, nô ̣i dung thi đua phải sát thực , có tính toàn diện, đô ̣t phá vào những tro ̣ng tâm , trọng điểm, những viê ̣c khó hoă ̣c những mă ̣t còn yế u kém của cơ quan , điạ phương, đơn vi ̣. Các chỉ tiêu thi đua phải cụ thể , sát thực tiễn, đươ ̣c sự đồ ng tiǹ h, hưởng ứng của các cá nhân , tâ ̣p thể tham gia phong trào thi đua. Mở rô ̣ng đố i tươ ̣ng thi đua trong tấ t cả các thành phần kinh tế và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội , coi tro ̣ng viê ̣c phát triể n phong trào thi đua trong các tổ chức kinh tế ngoài nhà nước. Phong trào thi đua phải đươ ̣c phát đô ̣ng sâu rô ̣ng trong quầ n ch úng nhân dân, quy tu ̣ đươ ̣c mo ̣i nguồ n lực xã hô ̣i thực hiê ̣n mu ̣c tiêu chung của đấ t nước. Xây dựng kế hoạch tổ chức thi đua phải phù h ợp với thực tế, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị và nguyện vọng của quần chúng. Xây dựng cơ chế kiể m tra, giám sát và chế độ trách nhiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đổi mới công tác tuyên truyền, nhân rô ̣ng các điể n hiǹ h tiên tiế n . - Đổi mới công tác khen thưởng Đổi mới nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện công tác khen thưởng phải bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của từng bô ̣, ngành, điạ phương, cơ quan, đơn vi. ̣ Công tác tổ chức xem xét, bình chọn các gương điển hình để khen thưởng phải được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, công bằng, chính xác, dân chủ và khách quan. Tiế n hành khen thưởng thành tić h toàn diê ̣n song song với thành tić h từng mă ̣t công tác . Khen thưởng thành tích thường xuyên hàng năm song song với viê ̣ c khen thưởng thành tích đô ̣t xuấ t. Chú trọng khen thưởng chủ yếu cho cá nhân, các tập thể và đơn vị cơ sở. Tăng cường đôn đố c , kiể m tra viê ̣c thực hiê ̣n pháp luâ ̣t về thi đua khen thưởng , bảo đảm khen thưởng đúng đố i tươ ̣ng , đúng thành tích , tránh hình thức , bám sát các tiêu chuẩn theo quy đinh ̣ và tiế n hành bình xét mô ̣t cách chă ̣t chẽ, công khai, công bằ ng, đúng quy đinh. ̣ - Cải cách hành chính trong thi đua, khen thưởng Thực hiê ̣n phân công , phân cấ p trong xét duyê ̣t , đề nghị và quyết định khen thưởng đối với từng cấ p, từ đó nâng cao trách nhiê ̣m trong khen thưởng. Cải tiến quy trình xét khen thưởng , rà soát các quy định về hồ sơ , thủ tục đề nghị khen thưởng, để loại bỏ các các thủ tục còn chồng chéo, trùng lặp, đơn giải hóa thủ tu ̣c hành chính trong thi đua, khen thưởng. Xây dựng quy chế xử lý , giải quyế t các thủ tục, hồ sơ đề nghi ̣khen thưởng, đồ ng thời xây dựng cơ chế phố i hơ ̣p giữa các cơ quan liên quan để giải quyế t viê ̣c khen thưởng đươ ̣c nhanh gọn, hiê ̣u quả. Nâng cao trách nhiê ̣m và đổ i mới hoa ̣t đô ̣ng của Hô ̣i đồ ng Thi đua - Khen thưởng các cấ p. 3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra , kiể m tra thực hiêṇ pháp luâ ṭ về thi đua, khen thưởng Thanh tra, kiể m tra viê ̣c chấ p hành các quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t về thi đua , khen thưởng, cầ n phải tiế n hành kiể m tra ngay ta ̣i chiń h cơ quan, đơn vi ̣làm công tác thi đua, khen thưởng. Công tác thanh tra, kiể m tra phải đươ ̣c tiế n hành chă ̣t chẽ , đúng quy trình, thủ tục nhưng nhanh go ̣n, không gây xáo trô ̣n, phiề n hà cho đơn vi ̣đươ ̣c thanh, kiể m tra. Công tác thanh tra , kiể m tra phải đươ ̣c tiế n hành toàn diê ̣n từ khâu thực hiê ̣n hồ sơ , thủ tục, thẩ m đinh ̣ khen thưởng , cấ p phát hiê ̣n vâ ̣t thi đua , khen thưởng và sử du ̣ng quỹ thi đua , khen thưởng. Xây dựng đô ̣i ngũ công chức làm công tác thanh tra từ trung ương đế n các điạ phương nắ m vững về chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ thi đua, khen thưởng, nghiê ̣p vu ̣ thanh tra và có đa ̣o đức nghề nghiê ̣p. 3.2.5. Kiê ̣n toàn tổ chức bộ máy vaội , khen thưởng ̀ đ ngũ công chức làm thi đua - Tiế p tu ̣c kiê ̣n toàn bô ̣ máy tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng từ Trung ương đế n điạ phương. - Về công tác quản lý cán bô ̣ , công chức: Tiế n hành tổ ng điề u tra đánh giá đô ̣i ngũ công chức làm thi đua, khen thưởng. Xây dựng kế hoa ̣ch đào ta ̣o , bồ i dưỡng, quản lý đội ngũ công chức. Ban hành quy đi ̣ nh cơ cấ u công chức và tiêu chuẩ n chức danh công chức theo nga ̣ch bâ ̣c của ngành thi đua , khen thưởng trong hê ̣ thố ng thang , bảng lương công chức của nhà nước. - Đẩy mạnh công tác đào tạo , bồ i dưỡng cho đô ̣i ngũ công chức làm thi đua, khen thưởng. Cho phép thành lâ ̣p Trung tâm Đào ta ̣o bồ i dưỡng công chức làm công tác thi đua , khen thưởng ở Trung ương là đơn vi ̣sự nghiê ̣p tương đương cấ p vu ̣ thuô ̣c Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương. - Thực hiê ̣n tố t các chí nh sách đố i với công chức làm thi đua , khen thưởng. Xây dựng và hoàn thiện chính sách cán bộ , công chức phải đươ ̣c tiế n hành đồ ng bô ̣ với viê ̣c đổ i mới, hoàn thiên cơ chế chiń h sách cán bô ̣ , công chức nói chung và cán bô ̣ , công chức làm thi đua , khen thưởng nói riêng. KẾT LUẬN Xây dựng Nhà nước pháp quyề n xã hô ̣i chủ nghiã là sự nghiê ̣p cách ma ̣ng lâu dài , khó khăn, phức ta ̣p của Đảng , Nhà nước và nhân dân ta . Những phương hướng, nhiê ̣m vu ̣ cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyề n tâ ̣p trung vào nhà nước , pháp luật , dân chủ , quyề n con người, hê ̣ thố ng chiń h tri ̣. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung , trong đó có pháp luâ ̣t về thi đua, khen thưởng chính là mô ̣t nô ̣i dung quan tro ̣ng trong những phương hướng , nhiê ̣m vu ̣ đó. Thi đua, khen thưởng và pháp luâ ̣t về thi đua , khen thưởng là mô ̣t vấ n đề phức ta ̣p , liên quan đế n các mă ̣t của đời số ng xã hô ̣i , các tầng lớp nhân dân , các tổ chức trong hệ thố ng chính trị . Các văn bản pháp luật về thi đua , khen thưởng trong hơn 60 năm qua đươ ̣c Nhà nước ban hành với số lươ ̣ng tương đố i nhiề u ; tuy nhiên Luâ ̣t Thi đua , khen thưởng mới đươ ̣c ban hành và tổ chức thực hiê ̣n đươ ̣c hơn 6 năm đã bô ̣c lô ̣ mô ̣t số nô ̣i dung còn chưa phù hơ ̣p với thực tiễn . Vì vậy để công tác thi đua , khen thưởng đi vào nề nế p và thúc đẩ y hơn nữa phong trào thi đua, đô ̣ng viên mo ̣i tầ ng lớp nhân dân tić h cực lao đô ̣ng xây dựng và bảo vê ̣ Tổ quố c, đòi hỏi pháp luâ ̣t cầ n có những điề u chỉnh . Mă ̣t khác , trong giai đoa ̣n đẩ y ma ̣nh công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa và hô ̣i nhâ ̣p quố c tế ngày nay , các quy định của pháp luật về thi đua , khen thưởng cầ n có những điề u c hỉnh để đáp ứng được yêu cầu của đời sống xã hội , kịp thời phục phục sự nghiệp đổi mới đất nước . Do đó , viê ̣c hoàn thiê ̣n các quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t về thi đua, khen thưởng ở Viê ̣t Nam là cầ n thiế t. Thi đua , khen thưởng với tư cách làm mô ̣t công cu ̣ quản lý nhà nước là mô ̣t liñ h vực công tác thiế t thực và cầ n thiế t trong quá trình phát triể n kinh tế - xã hội , là một bộ phận không thể tách rời trong tiế n triǹ h đổ i mới hiê ̣n nay , và để công tác thi đua, khen thưởng thực sự phát huy đươ ̣c vi ̣trí , vai trò của miǹ h thì không thể không có sự thể chế hóa bằ ng pháp luâ ̣t của nhà nước , nhấ t là trong điề u kiê ̣n phát triể n kinh tế thi ̣trường và hô ̣i nhâ ̣p quố c tế hiện nay. Hoàn thiện pháp luật về thi đua , khen thưởng ở nước ta hiê ̣n nay là điề u kiê ̣n tiên quyế t để duy trì trâ ̣t tự và thúc đẩ y công tác thi đua , khen thưởng , nhằ m khen đúng , khen trúng và tạo không khí phấn đấu , hăng say lao đô ̣ng sản xuấ t ; đồ ng thời để công tác thi đua , khen thưởng thực sự trở thành đô ̣ng lực thúc đẩ y hoa ̣t đô ̣ng chính tri ̣ , kinh tế , xã hội phát triể n. Vấ n đề đă ̣t ra là trong cơ chế điề u chin̉ h bằ ng pháp luâ ̣t đố i với công tác th i đua, khen thưởng cầ n phải ghi nhâ ̣n những vấ n đề nào , hình thức hoạt động nào , quan điể m nào , phương pháp xử lý?... thì bên cạnh những đòi hỏi mang tính nguyên tắc chung, trong mỗi thời kỳ, tùy theo đặc thù trong sự phát t riể n của đấ t nước để có những giải pháp hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t. Với ý nghiã đó và để làm sáng tỏ các vấ n đề liên quan đế n công tác hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về thi đua , khen thưởng ở Viê ̣t Nam , luâ ̣n văn đã đi sâu nghiên cứu v à làm sáng tỏ các nội dung cơ bản sau: - Khái quát những luận điểm khoa học căn bản nhất về sự ra đời và phát triển của thi đua , khen thưởng. Đây là cơ sở lý luâ ̣n quan tro ̣ng để có thể nhâ ̣n thức đươ ̣c đă ̣c trưng của thi đu a, khen thưởng và viê ̣c xác lâ ̣p cơ chế điề u chin̉ h thi đua khen thưởng bằ ng pháp luâ ̣t. - Hê ̣ thố ng hóa các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t từ năm 1945 đến nay theo các giai đoạn lịch sử và trình bày một cách khái quát pháp luật hiê ̣n hành về thi đua, khen thưởng trên cơ sở Luâ ̣t Thi đua, Khen thưởng và các văn bản dưới Luâ ̣t , từ đó có thể nhâ ̣n thức mô ̣t cách khoa học, hê ̣ thố ng về các quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t hiê ̣n hành về thi đua, khen thưởng. - Phân tí ch đánh giá những kế t quả đa ̣t đươ ̣c trong viê ̣c thực hiê ̣n pháp luâ ̣t hiê ̣n hành về thi đua, khen thưởng trong 5 năm qua, cũng như những hạn chế , vướng mắ c trong bản thân các quy định của pháp luật và công tác tổ chức thực hiệ n các quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t về thi đua, khen thưởng. Từ đó khẳ ng đinh ̣ sự cầ n thiế t khách quan trong viê ̣c hoàn thiê ̣n các quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t về thi đua , khen thưởng, nhằ m tiế p tu ̣c đổ i mới nô ̣i dung , hình thức và cải tiế n thủ tu ̣c , quy trình xét khen thưởng , thực hiê ̣n công khai , dân chủ , kịp thời và bảo đảm tính nêu gương, giáo dục trong khen thưởng. - Luâ ̣n văn đã đưa ra mô ̣t số giải pháp góp phầ n hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về thi đua , khen thưởng hiê ̣n nay , trên cơ sở phân tić h mu ̣c tiêu và các quan điể m nguyên tắ c cơ bản trong viê ̣c xây dựng và hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về thi đua , khen thưởng. Tuy nhiên , do điề u kiê ̣n và khả năng tư duy của tác giả trong sử dụng lý luận để p hân tích th ực tiễn còn nhiề u ha ̣n chế , nên kế t quả của đề tài chủ yếu còn dừng la ̣i ở những giải pháp tổ ng thể . Những nghiên cứu thực hiện trong luận văn mới chỉ hy vọng gợi mở ra những nền tảng lý luận ban đầu, cũng như một số bất cập về thực trạng pháp luật thi đua, khen thưởng hiện hành. Để xây dựng và thực hiện một hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng thực sự hoàn chỉnh, có hiệu lực và tác động xã hội rõ rệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hội nhập ngày nay rất cần các nghiên cứu chuyên sâu và phát triển hơn nữa trong lĩnh vực này trong tương lai. References 1. Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Chỉ thị 39-CT/TW (2010), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, Hà Nội. 2. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (1999), Bác Hồ với thi đua, khen thưởng, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội. 3. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (2008), Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội. 4. Ban Tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VII (2005), Kỷ yếu Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VII, Hà Nội. 5. Bộ Công nghiệp (2007), Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01 hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT ngày 23/4 hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Hà Nội. 7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/7 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Hà Nội. 8. Bộ Y tế (2007), Thông tư số 09/2006/TT-BYT ngày 06/6 hướng dẫn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân,Thầy thuốc ưu tú, Hà Nội. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. Chính phủ (2005), Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Hà Nội. Chính phủ (2006), Chỉ thị 17/2006/CT-TTg ngày 08/5 của Thủ tướng Chính phủ về phát động đợt thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 và kế hoạch 5 năm 2006-2010 theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hà Nội. Chính phủ (2006) Nghị định số 50/2006/NĐ- CP ngày 19/5 về việc quy định mẫu Huân chương, Huy chương, Huy hiệu, Bằng Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua, Bằng khen Giấy khen, Hà Nội. Chính phủ (2010), Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4 quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Hà Nội. Đại Việt sử ký toàn thư (1993), tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng (2008), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Kết luận số 83-KL/TW ngày 30/8 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) "Về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến", Hà Nội. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (2005), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi, bổ sung năm 2005 (2005), Nxb Lao động, Hà Nội. C. Mác (1993), Bộ Tư bản luận, tập 1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. C. Mác - Ph.Ăngghen (1995), toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Văn phòng Chính phủ (2007), Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Hà Nội. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan