Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện pháp luật về đầu tư qua thưc ̣ tiên ̃ đầu tư nướ c ngoài t...

Tài liệu Hoàn thiện pháp luật về đầu tư qua thưc ̣ tiên ̃ đầu tư nướ c ngoài taị khu kinh tế nghi sơn tỉnh thanh hóa

.PDF
58
29
101

Mô tả:

Hoàn thiện pháp luật về đầu tư - qua thực tiễn đầ u tư nước ngoài ta ̣i Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Thi ̣Hải Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số 60 38 01 01 Người hướng dẫn: PGS.TSKH. Nguyễn Hoàng Anh Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật đầu tư; Hoàn thiện pháp luật. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế Thế giới vừa trải qua cơn bão khủng hoảng tài chính. Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN trên thế giới và trong khu vực sẽ tiếp tục gay gắt. Các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc đã và đang cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư nhằm cạnh tranh thu hút vốn đầu tư từ các nước khác, coi đó là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế. Điều này tạo nên thách thức lớn đối với Việt Nam nói chung cũng như Thanh Hóa nói riêng và đặc biệt là KKT Nghi Sơn. Để hấp dẫn các nhà ĐTNN và huy động mọi nguồn lực trong nước nhằm phát triển kinh tế đất nước, các quốc gia trên thế giới đều cần có một môi trường đầu tư tốt bao gồm môi trường pháp lý hoàn thiện và môi trường kinh doanh thuận lợi. Hai nhân tố trên là điều kiện cần thiết có ý nghĩa tiên quyết cho việc thu hút ĐTNN, song thực tế cũng là điểm yếu mà tất cả các nước đang phát triển gặp phải. Do xuất phát điểm thấp, trình độ quản lý chưa theo kịp sự phát triển KT-XH trong thời kỳ hội nhập, nên các nước đang phát triển chưa có được hệ thống pháp luật hoàn hảo cùng với môi trường kinh doanh thuận lợi nên việc đáp ứng những điều kiện trên cho các nhà đầu tư, nhất là nhà ĐTNN, không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Giải pháp để khắc phục mâu thuẫn trên đã được nhiều nước đang phát triển tìm kiếm, lựa chọn và thực tế đã thành công là xây dựng KKT qua đó thu hút vốn ĐTNN trong khi chưa tạo được môi trường đầu tư hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước. KKT Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa được Chính phủ đưa vào danh mục một trong 5 KKT trọng điểm ưu tiên phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động thu hút ĐTNN tại KKT Nghi Sơn còn hạn chế. Đó là tỷ lệ dự án sử dụng công nghệ cao còn thấp, chưa thu hút được công nghệ nguồn, công nghiệp hỗ trợ, đầu tư phát triển hạ tầng và chuyển giao công nghệ. Chất lượng của dự án ĐTNN nhìn chung chưa cao, giá trị gia tăng thấp, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, sự tham gia đầu tư theo chuỗi sản xuất của tập đoàn xuyên quốc gia còn hạn chế; một số doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ lạc hậu; gây ô nhiễm môi trường; tỷ lệ việc làm mới chưa cao; vi pha ̣m quy hoạch, chưa chú ý đến hiệu quả sử dụng đất đai, khoáng sản… Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hạn chế là do hệ thống chính sách pháp luật về đầu tư, còn chồng chéo, chưa đồng bộ, nhất quán. Vì vậy, để ta ̣o môi trường đầ u tư hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN, coi ĐTNN là nền tảng và là động lực to lớn thúc đẩy nền KT-XH phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, thì việc đánh giá quá trình thu hút và quản lý ĐTNN, tác động của pháp luật về đầu tư, các cơ chế, chính sách đến ĐTNN qua thực tiễn tại KKT Nghi Sơn trong thời gian qua , trên cơ sở đó đề xuất một số giải phápchủ yếu hoàn thiện các chính sách, pháp luật về đầu tư là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về đầu tư- qua thực tiễn đầ u tư nước ngoài tại Khu Kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa” với mong muốn đề tài sẽ đóng góp phần nhỏ vào quá trình hoàn thiện pháp luật về đầu tư trong thời gian tới cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của việc thu hút ĐTNN đối với KKT trong tiến trình CNH-HĐH, trong những năm gần đây đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học về lĩnh vực này trên quy mô toàn quốc, như: - Hội thảo quốc gia “15 năm (1991 - 2006) xây dựng và phát triển các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất ở Việt Nam” do Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Tạp chí cộng sản, Đài tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam tổ chức tháng 6/2006. - Hội nghị tổng kết “20 năm (1991 - 2011) xây dựng và phát triển Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, Khu Kinh tế ở Việt Nam” do Bộ Kế hoạch - Đầu tư tổ chức tháng 2/2012. - Hội thảo “Cơ chế, chính sách phát triển Khu Kinh tế ven biển” do Bộ Kế hoạch Đầu tư, tổ chức tháng 8/2011. - Hội thảo “Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam 2011” Động lực và thách thức cho sự phát triển của các Khu Kinh tế ven biển” do Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức tháng 6/2011. Các hội thảo và bài viết trên đã đánh giá được những thành tựu quan trọng, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và đặc biệt là rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển KKT ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, để từ đó kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ đề ra những chủ trương, đường lối, chiến lược và các cơ chế chính sách đúng đắn phù hợp với điều kiện Việt Nam nhằm phát huy tối đa nội lực, tận dụng ngoại lực để phát triển đất nước. * Một số Luận văn đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài: - Luận văn Thạc sỹ “Thu hút vốn đầu tư vào Khu Kinh tế Nhơn Hội tỉnh Bình Định” của Nguyễn Văn Toàn, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2009. - Luận văn Thạc sỹ “Thu hút vốn đầu tư để phát triển Khu Kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam” của Nguyễn Văn Lúa, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2007. - Luận văn Thạc sỹ “Huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở Khu Kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” của Đào Trọng Quy, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008. - Luận văn Thạc sỹ “Thu hút vốn đầu tư vào các Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế ở tỉnh Quảng Trị” của Trần Hoàng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2007. Các Luận văn trên đã đánh giá được những kết quả, tồn tại hạn chế và đề ra các giải pháp thực hiện nhưng ở một số lĩnh vực như thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, vốn đầu tư của các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất trong KKT và quản lý KKT. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về đầu tư từ thực tiễn thu hút ĐTNN, nhất là thông qua một mô hình cụ thể (KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) Vì vậy việc chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về đầu tư - qua thực tiễn đầu tư nước ngoài tại Khu Kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa” có tính cần thiết thực sự về mặt lý luận và có thể mang lại các kết quả thực tiễn, cụ thể là đề xuất một số giải pháp cho hoạt động hoàn thiện pháp luật về đầu tư, đồng thời cũng chính là giải pháp thực sự hiệu quả để thu hút và quản lý ĐTNN đối với KKT Nghi Sơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn là phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận và pháp luật về đầu tư tại Việt Nam nói chung; phân tích, đánh giá thực trạng ĐTNN tại KKT Nghi Sơn nói riêng và tác động của các chính sách, pháp luật về đầu tư đối với hoạt động ĐTNN tại KKT Nghi Sơn trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tư, nhằm nâng cao hiệu quả thu hút ĐTNN, phát triển KKT Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa, tạo động lực thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, góp phần đẩy mạnh CNH HĐH đất nước. Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Phân tích vai trò của ĐTNN tại Việt Nam; phân tích cơ sở lý luận và hệ thống pháp luật về đầu tư ở Việt Nam; phân tích chính sách phát triển Khu kinh tế và vai trò của KKT trong thu hút ĐTNN tại Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng ĐTNN tại KKT Nghi Sơn, tác động của các cơ chế, chính sách và pháp luật về đầu tư đối với thu hút và quản lý ĐTNN tại KKT Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa; nêu ra được những tồn tại, hạn chế và những bất cập của pháp luật về đầu tư. - Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về đầu tư nhưng thông qua mô hình ĐTNN – một mô hình rất cụ thể, gắn với thực tiễn ĐTNN tại KKT Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vị nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hệ thống các cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư tại Việt Nam khả dĩ tác động đến thực trạng thu hút ĐTNN tại Việt Nam nói chung và tại KKT Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa nói riêng. - Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích thực trạng quá trình xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn, vấn đề thu hút và quản lý ĐTNN đối với KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa dựa trên số liệu từ năm 2006 – Tháng 6/2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chủ yếu là: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; Phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, phân tích - tổng hợp, so sánh, mô hình hóa… Luận văn kết hợp lý luận với quan điểm đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước với nghiên cứu thực chứng từ tình hình thực tế đất nước và của tỉnh Thanh Hóa. 6. Dự kiến những đóng góp khoa học của luận văn - Khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật và chính sách thu hút ĐTNN và quản lý ĐTNN tại Việt Nam. - Phân tích thực trạng thu hút, quản lý ĐTNN, những tác động tích cực và hạn chế của chính sách, pháp luật về đầu tư đối với ĐTNN tại Việt Nam nói chung và tại KKT Nghi Sơn nói riêng. - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách, pháp luật về đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thu hút ĐTNN nói chung và tại KKT Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa nói riêng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Hạn chế của đề tài Pháp luật về đầu tư là lĩnh vực phức tạp và biến động, đặc biệt đề tài đặt cách tiếp cận từ nghiên cứu đánh giá ở một mô hình cụ thể. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này, sẽ không tránh khỏi những hạn chế cũng như là việc đưa ra một số giải pháp mang tính chủ quan. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô và các bạn đồng nghiệp. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương, 7 tiết: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về đầu tư tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng ĐTNN và tác động của chính sách pháp luật về đầu tư đối với ĐTNN tại KKT Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Phương hướng và một số giải pháphoàn thiện pháp luật về đầu tư. Reference DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. 2. Đinh Văn Ân và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), “Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO – Kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” Nxb Lao động. 3. Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (2006 - 2014), Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 4. Bộ Kế hoa ̣ch và Đầ u tư (2013), Kỷ yếu 25 năm Đầ u tư trực tiế p nước ngoài tại Viê ̣t Nam, Hà Nội. 5. Bô ̣ Kế hoa ̣ch và Đầ u tư (2014), Thu hút đầ u tư vào KCN , KKT các tỉnh phía Bắ c (tháng 7/2014). 6. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế, Hà Nội. 7. Chính phủ (2010), Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy đi ̣nh chi tiế t thi hành một số điều của Luật Thuê xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, Hà Nội. 8. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 103/NQ – CP ngày 29/8/2013 về nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn tới, Hà Nội. 9. Chính phủ (2013), Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điề u của Nghi ̣ đi ̣nh 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008, Hà Nội. 10. Chính phủ (2013), Thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ (GGU) giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam với Idemitsu Kosan Co., Ltd; Mitsui Chemicals, Inc; Kuwait Petroleum Europe B.V và Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn cho dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Hà Nội. 11. Chính phủ (2014), Nghị đi ̣nh số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy đi ̣nh về thu tiề n thuê đấ t, thuê mặt nước, Hà Nội. 12. Công ty TNHH lo ̣c hóa dầ u Nghi Sơn (2008), Dự án đầ u tư xây dựng công trình Khu Liên hợp Lọc hóa dầ u Nghi Sơn, Thanh Hóa. 13. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KHĐT (2008), “20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1988-2007)”. 14. Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa (2010), Tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hoá. 15. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2012), “Giáo trình Tư pháp quốc tế”, Khoa Luật – ĐHQGHN, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội. 16. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (2014), “Việt Nam – Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư”, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Hà Nội. 17. Đảng Bộ huyê ̣n Tiñ h Gia, tỉnh Thanh Hóa (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tĩnh Gia nhiê ̣m kỳ 2010 – 2015, Thanh Hóa. 18. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2005), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI, Thanh Hóa. 19. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII và Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Thanh Hóa. 20. Trầ n Duy Đông (2011), “Kinh nghiê ̣m phát triể n các KKT tự do tại Hàn Quố c” , Khu công nghiê ̣p Viê ̣t Nam, (ngày 26/5/2011). 21. Hiê ̣p hô ̣i Doanh nghiê ̣p Nhâ ̣t Bản ta ̣i Viê ̣t Nam (2013), Diễn đàn Doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam thường niên 2013, (ngày 03/12/2013). 22. Hiê ̣p hô ̣i Doanh nghiê ̣p Singapo ta ̣i Viê ̣t Nam (2013), Diễn đàn Doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam thường niên 2013 (ngày 03/12/2013). 23. Phùng Xuân Nhạ (Chủ biên) (2007), “Đầu tư quốc tế”, Nxb ĐHQGHN. 24. Phùng Xuân Nhạ (2010), " Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nươc ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế", Nxb ĐHQGHN, HN. 25. Phòng Thương mại Bắc Âu tại Việt Nam (2013), Diễn đàn Doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam thường niên 2013, (ngày 03/12/2013). 26. Phòng Thương ma ̣i Châu Âu ta ̣i Viê ̣t Nam (2013), Diễn Đàn Doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam thường niên 2013, (ngày 03/12/2013). 27. Phòng Thương mại Công nghiệp Hoa kỳ tại Việt Nam (2013), Diễn đàn Doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam thường niên 2013, (ngày 03/12/2013). 28. Phòng Thương ma ̣i Hàn Quố c ta ̣i Viê ̣t Nam (2013), Diễn đàn Doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam thường niên 2013, (ngày 03/12/2013). 29. Quốc hội (2005), Luật Danh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 12/12/2005, Hà Nội. 30. Quố c hô ̣i(2005), Luật Đầ u tư số59/2005/QH11 ban hành ngày29/11/2005, Hà Nội. 31. Quố c hô ̣i (2005), Luật Thuế xuấ t khẩu , thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ban hành ngày 14/6/2005, Hà Nội. 32. Quố c hô ̣i (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiê ̣p số 14/2008/QH12 ban hành, Hà Nội. 33. Quố c hô ̣i (2013), Luật Đấ t đai số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29/11/2013, Hà Nội. 34. Quố c hô ̣i (2013), Luật số 32/2013/QH13 ban hành ngày 19/6/2013 sửa đổ i bổ sung một điề u của Luật Thuế thu nhập doanh nghiê ̣p, Hà Nội. 35. Thủ tướng Chính phủ (1996), Quyết định số 879/TTg ngày 23/11/1996 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2006 - 2010, Hà Nội. 36. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 102/2006/QĐ-TTg, ngày 15/5/2006 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội. 37. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 965/QĐ-TTg, ngày 17/7/2006 về việc thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Hà Nội. 38. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 1107/QĐ-TTg, ngày 21/8/2006 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 39. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 1364/QĐ-TTg ngày 10/10/2007 về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội. 40. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 về việc quy hoạch phát triển KKT ven biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 41. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1447/QĐ-TTg, ngày 16/9/2009 về phê duyệt, điều chỉnh, quy hoạch, xây dựng vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ đến năm 2015 và tầm nhìn sau 2015, Hà Nội. 42. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 28/2010/QĐ-TTg, ngày 03/3/2010 về việc ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Hà Nội. 43. Tỉnh Thanh Hóa (2013), Hướng dẫn đầ u tư vào Thanh Hóa và các vùng phụ cận Thanh Hóa. 44. Tổ ng cu ̣ thố ng kê (2014), Tình hình kinh tế –xã hội 6 tháng đầu năm 2014. 45. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2006), Quyết định số 284/QĐ-UBND ngày 26/1/2006 về , điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 2010, dự báo đến năm 2020, Thanh Hóa. 46. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2009), Quyết định 348/QĐ-UBND ngày 04/2/2009 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý KKT Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa. 47. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2010), Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 6/12/2010 về việc phê duyệt quy hoạch vùng Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa. 48. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định số 530/QĐ-UBND, ngày 21/02/2011 về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chung xây dựng Đô thị trung tâm vùng huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, Thanh Hóa. 49. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2013), Hướng dẫn đầ u tư vào KKT Nghi Sơn và các vùng phụ cận, Thanh Hóa. 50. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2013), Quyết định số3667/QĐ-UBND/2013 ngày 18/10/2013 về việc ban hành một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư đối với KKT Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa. 51. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020, Thanh Hóa. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan