Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của việt nam trong giai đoạn hiện nay...

Tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của việt nam trong giai đoạn hiện nay

.PDF
64
35
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI HỮU TOÀN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ HOÀ BÌNH Hà nội, 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Hà nội, ngày tháng năm 2008 TÁC GIẢ Bùi Hữu Toàn LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt đƣợc những kết qủa đáng khích lệ. Qua đó, hệ thống ngân hàng phần nào đã khẳng định đƣợc vị trí của mình với vai trò cung cấp vốn cho nền kinh tế. Trong quá trình phát triển đó, các sản phẩm- dịch vụ mà ngân hàng mang lại cho nền kinh tế ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên, hoạt động đƣợc xem là cơ bản và quan trọng nhất của các ngân hàng là huy động vốn từ công chúng bằng cách nhận tiền gửi dƣới những hình thức nhất định và sử dụng khoản tiền đó để cấp vốn cho các chủ thể khác đang có nhu cầu sử dụng trong nền kinh tế. Nhƣ vậy, có thể nói một cách khái quát rằng, hoạt động cơ bản của các ngân hàng là đi vay để cho vay- đây là căn nguyên chính dẫn đến nguy cơ rủi ro luôn tiềm ẩn đối với hoạt động ngân hàng. Mặt khác, đặc trƣng lớn nhất của hoạt động ngân hàng so với các loại hình doanh nghiệp khác là tính hệ thống rất cao. Do vậy, khi xảy ra rủi ro, đổ vỡ của một ngân hàng rất có thể sẽ dẫn đến đổ vỡ của cả một hệ thống, thậm chí còn có thể gây hoảng loạn cho cả một nền kinh tế. Để đối phó với vấn đề này, Việt Nam cũng giống nhƣ các quốc gia khác đã áp dụng nhiều biện pháp thông qua việc ban hành các quy định của pháp luật nhằm đem lại sự an toàn ở mức độ cao nhất có thể trong hoạt động ngân hàng. Xét ở một khía cạnh khác, để bảo đảm cho sự bình ổn trong hoạt động của các ngân hàng, không thể không tính đến việc bảo vệ sự an toàn cho ngƣời gửi tiền. Bởi lẽ, chính ngƣời gửi tiền là đối tác cung cấp vốn cho ngân hàng- một lƣợng vốn đóng vai trò quyết định đến lƣợng tiền mà các ngân hàng có thể sử dụng để cấp cho nền kinh tế. Nhƣ vậy, vấn đề bảo vệ ngƣời gửi tiền và bảo vệ sự an toàn, bền vững trong hoạt động của các ngân hàng phải đƣợc xem xét một cách đồng thời và luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do vậy, bảo hiểm tiền gửi xuất hiện đƣợc xem nhƣ hoạt động kết hợp hài hoà lợi ích, một mặt bảo vệ lợi ích của ngƣời gửi tiền, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển an toàn, bền vững của hệ thống ngân hàng. Nhu cầu đó của nền kinh tế chính là lý do khách quan làm xuất hiện một lĩnh vực pháp luật mới- pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Ở Việt Nam, vấn đề bảo hiểm tiền gửi đƣợc đề cập từ năm 1994 theo quyết định số101/TCQĐ- BH về việc ban hành quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân đối với các khoản tiền có kỳ hạn- đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn này chỉ là một trong những nghiệp vụ kinh doanh của Bảo Việt- một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các loại bảo hiểm thƣơng mại. Sau đó, hoạt động bảo hiểm tiền gửi đƣợc tách thành một hoạt động độc lập và mang tính chuyên biệt theo Nghị định số 89/1999/NĐ- CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi và hoạt động này đƣợc thực hiện bởi tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tổ chức này đƣợc thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ- TTg ngày 09 tháng 11 năm 1999. Tiếp đến, ngày 16 tháng 03 năm 2000, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành Thông tƣ số 03/2000/TT- NHNN hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ- CP về bảo hiểm tiền gửi. Sau một thời gian áp dụng, Nghị định số 89/1999/NĐ- CP đã bộc lộ những hạn chế nhất định nên ngày 24 tháng 08 năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2005/NĐ- CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ- CP và ngày 25 tháng 04 năm 2006 Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành Thông tƣ số 03/2006/TT- NHNN thay thế cho Thông tƣ số 03/2000/TT- NHNN. Nhƣ vậy, có thể nhận thấy, các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là lĩnh vực pháp luật mới và khá quan trọng trong hệ thống các quy định của pháp điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng. Mặc dù là lĩnh vực pháp luật mới đƣợc hình thành tại Việt Nam nhƣng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đã dần đƣợc hoàn thiện và phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn nền kinh tế. Tuy nhiên, tất cả các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện hành mới chỉ tồn tại ở dạng văn bản dƣới luật, tính pháp điển chƣa cao, chƣa tạo ra hành lang pháp lý ổn định, chƣa đồng bộ và phù hợp với các văn bản pháp luật khác có liên quan và có nhiều quy định đã bộc lộ sự không phù hợp so với đòi hỏi của thực tiễn. Mặt khác, hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam đã có đƣợc sự phát triển nhất định trong giai đoạn thử nghiệm kể từ năm 1999 đến nay và đặc biệt hơn, trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu, rộng thì nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về bảo hiểm tiền gửi nói riêng càng trở nên cần thiết. Điều đó có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến bảo hiểm tiền gửi và pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đã có một vài đề tài nghiên cứu. Ví dụ như: “Các giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam”- TS. Nguyễn Thị Kim Oanh; “Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam”- Th.S. Nguyễn Vân Hoài; TS. Lê Thị Thu Thuỷ- “Xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền”- Tạp chí nghiên cứu lập phápSố 6 năm 2007; TS. Lê Thị Thu Thuỷ- “Mô hình bảo hiểm tiền gửi trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”- Tạp chí Luật học- Số 12 năm 2007... Tuy nhiên, tất cả những đề tài nghiên cứu đó hoặc là đi nghiên cứu sâu về hoạt động bảo hiểm tiền gửi, chính sách bảo hiểm tiền gửi dưới giác độ kinh tế hoặc là có nghiên cứu về pháp luật bảo hiểm tiền gửi nhưng ở giai đoạn trước đó mà hiện nay các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đã có nhiều sự thay đổi hoặc là chỉ đề cập đến một khía cạnh của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Do vậy, chúng tôi nhận thức rằng cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam hiện hành, đánh giá thực trạng các quy định và phân tích những đòi hỏi của thực tiễn để đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn ngày nay. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích những vấn đề lý luận về tiền gửi và bảo hiểm tiền gửi, chỉ rõ mục đích, vai trò của bảo hiểm tiền gửi đối với nền kinh tế. Trên cơ sở chỉ ra sự cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm tiền gửi và đánh giá thực trạng các quy định để từ đó chỉ ra những bất cập và đƣa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay sao cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển và hội nhập quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm tiền gửi- lĩnh vực pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, xác định mối liên hệ của các quy định này trong tổng thể các các quy định của pháp luật về tài chính- ngân hàng. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu tất cả các vấn đề về bảo hiểm tiền gửi mà chỉ đi sâu phân tích khía cạnh pháp lý, cơ sở lý luận và nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi, đồng thời có tham khảo thêm các quy định của pháp luật một số nƣớc về lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi nhƣ pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Hàn Quốc, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Mỹ.... để từ đó, đƣa ra những kiến nghị mang tính khoa học thể hiện quan điểm của mình nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để có thể thực hiện việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt đƣợc những mục đích nêu trên, chúng tôi sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phƣơng pháp luận. Bên cạnh đó, chúng tôi có sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích- tổng hợp để làm sáng tỏ những nội dung của đề tài. 6. Bố cục của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chƣơng đƣợc bố cục nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan về bảo hiểm tiền gửi Chƣơng 2: Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi Chƣơng 3: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 1.1 Khái niệm, mục đích, vai trò của bảo hiểm tiền gửi 1.1.1 Khái niệm bảo hiểm tiền gửi Nghiên cứu lịch sử hình thành và quá trình phát triển hoạt động của các tổ chức tín dụng có thể nhận thấy rằng, một trong những hoạt động đặc biệt quan trọng của các tổ chức tín dụng đó là hoạt động huy động vốn từ công chúng. Hoạt động này được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như nhận tiền gửi dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá. Nguồn vốn huy động từ công chúng này sẽ được tổ chức tín dụng cho các chủ thể khác trong nền kinh tế vay nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt- tiêu dùng hoặc nhằm mục đích tiến hành các hoạt động sản xuấtkinh doanh. Với hoạt động cơ bản này thì tổ chức tín dụng đã trở thành trung gian tài chính giữa người cho vay và người đi vay. Xét dưới giác độ pháp lý thì cả người gửi tiền và người vay tiền đều ký với tổ chức tín dụng một hợp đồng và tổ chức tín dụng sẽ là người trung chuyển nguồn vốn giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Tuy nhiên, giữa người gửi tiền và người vay tiền không thiết lập bất kỳ một quan hệ nào với nhau và cả hai chỉ biết có tổ chức tín dụng là đối tác của mình. Điều đó có nghĩa rằng, khi tổ chức tín dụng nhận tiền gửi từ công chúng thì tổ chức tín dụng có toàn quyền sử dụng đồng vốn đó, có quyền cấp tín dụng cho bất cứ chủ thể nào theo sự lựa chọn của mình và luôn phải chịu trách nhiệm đối với người gửi tiền. Như vậy, thuật ngữ “tiền gửi” được sử dụng từ lâu và nó gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của hoạt động ngân hàng. Trong giai đoạn khởi đầu xuất hiện hoạt động ngân hàng thì thuật ngữ tiền gửi được hiểu và thực hiện một cách rất đơn giản, đó là các khoản tiền mà người sở hữu nó không muốn hoặc không thể đầu tư vào đâu hoặc không có khả năng bảo đảm an toàn nên đã đem gửi vào ngân hàng với mục đích tích luỹ và bảo đảm an toàn cho tài sản của mình. Với quan niệm như vậy, ngân hàng chính là nơi giữ tiền giúp cho một bộ phận dân cư trong xã hội. Về sau, cùng với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội, hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển hơn, nhu cầu về vốn của các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội ngày càng lớn hơn và điều đó kéo theo sự hình thành hàng loạt hoạt động nghiệp vụ khác trong hoạt động của các ngân hàng như cho vay, thanh toán... thì các khoản tiền gửi của công chúng không đơn thuần nhằm mục đích bảo quản tài sản nữa mà đã được hưởng lãi. Trong giai đoạn ngày nay, khi nhu cầu về vốn đối với nền kinh tế là cực lớn thì yêu cầu huy động vốn nhàn rỗi từ công chúng của các tổ chức tín dụng ngày càng tăng và như vậy, các tổ chức tín dụng ngày càng đưa ra nhiều hình thức để huy động vốn sao cho phù hợp- một mặt nhằm động viên, khuyến khích được người gửi tiền, mặt khác vẫn đảm bảo lợi ích của mình khi sử dụng nguồn vốn huy động đó để cấp tín dụng. Do vậy, thuật ngữ tiền gửi cũng được hiểu rộng hơn và được quy định một cách cụ thể trong các văn bản pháp luật. Mỗi quốc gia có quan niệm riêng về tiền gửi và từ đó, có cách phân loại tiền gửi riêng. Chẳng hạn như pháp luật của Malaixia quy định rằng: “tiền gửi có nghĩa là một khoản tiền đã nhận hay được hoàn trả theo các điều kiện: a) mà theo đó khoản tiền sẽ được hoàn trả, có hoặc không có lãi hoặc có cộng thêm phí hoặc chiết khấu đi; hoặc b) mà theo đó khoản tiền được hoàn trả, toàn bộ hoặc một phần, với bất kỳ một tính toán nào về tiền tệ hoặc giá trị tiền tệ, và khoản được trả như vậy không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn hoặc trong những hoàn cảnh được thoả thuận bởi hoặc thay mặt cho người thực hiện thanh toán và người nhận thanh toán, bất kỳ là giao dịch được coi như một khoản cho vay, một khoản ứng trước, một khoản đầu tư, khoản tiết kiệm, mua hoặc mua và bán, nhưng không tính yếu tố xác thực của khoản tiền được trả” (Điều 2- Đạo Luật 372- Luật về các tổ chức tín dụng- ngân hàng của Malaixia). Như vậy, có thể nhận thấy rằng, tiền gửi theo cách xác định trên là rất rộng, không đơn thuần chỉ là những khoản tiền gửi nhàn rỗi của công chúng nhằm mục đích hưởng lãi mà còn bao gồm tất cả các khoản tiền gửi khác nhằm mục đích đầu tư, đặt cọc hay ứng trước... Hay trong Luật bảo hiểm tiền gửi của Mỹ quy định rằng: “tiền gửi được hiểu là số dư tiền hoặc giá trị tương đương chưa được thanh toán đã được nhận hoặc giữ bởi một ngân hàng hoặc hiệp hội tiết kiệm trong hoạt động kinh doanh thông thường và từ đó nó cấp hoặc có nghĩa vụ cấp tín dụng, dù là có điều kiện hay không điều kiện, cho một tài khoản thương mại, séc, tiết kiệm, không kỳ hạn, hoặc được chứng minh bằng giấy chứng nhận tiền gửi, chứng nhận tiết kiệm, chứng nhận đầu tư, chứng nhận nợ, hoặc những tên tương tự, hoặc séc hay hối phiếu rút ra từ tài khoản tiền gửi và được chứng nhận bởi ngân hàng hoặc hiệp hội tiết kiệm, hoặc thư tín dụng hoặc séc du lịch mà ngân hàng hoặc hiệp hội tiết kiệm có nghĩa vụ đầu tiên” (Luật bảo hiểm tiền gửi Mỹ- Phần thứ 3) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I – Các văn kiện và văn bản pháp luật 1. Bộ luật Dân sự của nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005; 2. Nghị định số 89/1999/NĐ- CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi; 3. Nghị định số 109/2005/NĐ- CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ- CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi; 4. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004; 5. Luật phá sản năm 2004; 6. Thông tư số 03/2000/TT- NHNN ngày 16 tháng 03 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ- CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi và Thông tư số 03/2006/TTNHNN ngày 25 tháng 04 năm 2006 thay thế cho Thông tư số 03/2000/TTNHNN; 7. Thông tư số 12/2003/TT- NHNN ngày 13 tháng 12 năm 2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 03/ TT- NHNN ngày 16 tháng 03 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/ 1999/NĐ- CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi; 8. Quyết định số 215/1998/QĐ- NHNN ngày 26 tháng 03 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế kiểm soát tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam; 9. Quyết định số 218/1999/QĐ- TTg ngày 09 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; 10. Quyết định số 75/2000/QĐ- TTg ngày 28 tháng 06 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; 11. Quyết định số 145/2000/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; 12. Quyết định số 1077/2001/QĐ- NHNN ngày 27 tháng 08 năm 2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi Thông tư số 03/2000/TTNHNN ngày 16 tháng 03 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ- CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi; 13. Quyết định số 615/2003/QĐ- NHNN ngày 16 tháng 06 năm 2003 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và việc thanh lý quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước; 14. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam; II – Giáo trình, Tạp chí và các tài liệu tham khảo khác. 15. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam- Chiến lược phát triển giai đoạn 2007- 2010 và định hướng đến năm 2020; 16. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam- Báo cáo tổng kết sau 5 năm thành lập và hoạt động; 17. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam- Báo cáo tổng kết hoạt động thường niên năm 2005 và 2006; 18. Carl Johan Lindgren và Gilian Garcia- Quỹ tiền tệ quốc tế về bảo hiểm tiền gửi và quản lý khủng hoảng; 19. Choi J.B- Cơ cấu của những hệ thống bảo hiểm tiền gửi ở Châu Á; 20. Carisano- Deposit insurance: Theory, policy and evidence (1992); 21. TS. Đinh Sỹ Dũng- Khái niệm tiền gửi cá nhân được bảo hiểm nhìn dưới phương diện pháp lý- Tham luận tại hội thảo khoa học về chủ đề “Đối tượng tiền gửi được bảo hiểm”- Tháng 10 năm 2004; 22. TS. Đinh Sỹ Dũng- Bảo hiểm tiền gửi và vấn đề an toàn tín dụng- Tạp chí Luật học 2003; 23. Federal Deposit Insurance Coporation (1998), A Brief History of Deposit Insurance in the United States; 24. Garci G.G.H- Để có một hệ thống bảo hiểm tiền gửi Ngân hàng hoạt động có hiệu quả (2001); 25- Học viện tài chính- Giáo trình bảo hiểm- Nhà xuất bản tài chính; 26. TS. Nguyễn Nhƣ Minh- Vai trò của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với nền kinh tế- Tạp chí Ngân hàng- Số 1+2 năm 2006; 27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Đề án thành lập công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam- 1999; 28. ThS. Lê Việt Nga- Về xây dựng chính sách tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống bảo hiểm tiền gửi- Tạp chí Ngân hàng- Số 3 năm 2005; 29. Laven L. Cơ chế vận hành của bảo hiểm tiền gửi, WB (2002); 30. Luật bảo hiểm tiền gửi của Mỹ; 31. Luật bảo vệ ngƣời gửi tiền Hàn Quốc; 32. Kunt và Sobaci- Khảo sát hoạt động bảo hiểm tiền gửi của một số nước trên thế giới, do Ngân hàng thế giới tổ chức; 33. Nguyễn Thị Kim Oanh- Các giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam- Luận án Tiến sỹ kinh tế- Học viện ngân hàng 2004; 34. TS. Nguyễn Thị Kim Oanh- Vấn đề tiền được bảo hiểm- tạp chí Ngân hàngSố 5 năm 2005; 35. TS. Nguyễn Thị Kim Oanh- Nhu cầu đào tạo và nghiên cứu về bảo hiểm tiền gửi- Tạp chí Ngân hàng- Số 9 năm 2005; 36. TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, ThS. Lê Việt Nga- Tăng cường bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền- Tạp chí Ngân hàng- Số 4 năm 2006; 37. Đào Văn Tuấn- Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế- Luận văn Tiến sĩ- HVNH 2006; 38. Đào văn Tuấn- Bàn về phí bảo hiểm tiền gửi- Tạp chí Ngân hàng số 1 năm 2005; 39. Đào Văn Tuấn- Hạn mức chi trả trong bảo hiểm tiền gửi- Tạp chí Ngân hàng- Số 7 năm 2005; 40. Hồ Sỹ Thụy- Giám sát của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi- Tạp chí thị trường tài chính- Số 1 năm 2005; 41. TS. Lê Thị Thu Thuỷ- Xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền- Tạp chí nghiên cứu lập pháp- Số 6 năm 2007; 42. TS. Lê Thị Thu Thuỷ- Mô hình bảo hiểm tiền gửi trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế- Tạp chí Luật học- Số 12 năm 2007; 43. TS. Lê Thị Thu Thuỷ: “Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam- Thực trạng và hướng hoàn thiện”- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học quốc gia2007; 44. Stiglitz- Economics of the Public Sector- 1986. 45. TS. Châu Đình Phương- Quan niệm thế nào về chức năng, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam- Tạp chí Ngân hàng- Số 19 năm 2006; 46. Doãn Mậu Quế- Quy định mới về bảo hiểm tiền gửi phù hợp với thực tiễn Việt Nam và tiến dần tới thông lệ quốc tế- Tạp chí Ngân hàng- Số 3 năm 2006; 47. GS. TSKH. Đào Trí Úc- Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền theo pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam- Thực trạng và phương hướng hoàn thiệnThông tin bảo hiểm tiền gửi- Số 3 năm 2007; 17. Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành năm 2003; VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan