Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam...

Tài liệu Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam

.DOCX
152
321
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THÚY HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH HÒA GIẢI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THÚY HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH HÒA GIẢI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Huyền Hà nội - 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Thúy 3 Trang phụ bìa Lời cam đoa n M ụ c l ụ c Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng M Ở Đ Ầ U MỤ C LỤ C T 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH HÒA GIẢI 7 VÀ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH HÒA GIẢI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, đặc điểm, cơ sở, quá trình hình thành và phát 7 triển, ý nghĩa chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự 1.1.1. Khái niệm chế định hòa 1 giải trong pháp luật tố tụng dân sự . V i ệ t 1 . 2 . N a m Đ ặ c điểm chế định hòa giải trong pháp luật tố 7 tụng dân sự 1.1.3. Cơ sở của chế định hòa giải 9 trong tố tụng dân sự 1 1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của 5 chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam 2 0 1.1.5. Ý nghĩa của chế định hòa giải trong tố tụng dân sự 2 9 1.2. Khái niệm và các tiêu chí hoàn thiện chế định hòa giải trong 33 ph áp luật tố tụng dân sự 1.2.1. Khái niệm hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố t ụ n g d â n s ự 1.2.2. Các tiêu chí hoàn thiện chế định hòa 3 giải trong pháp luật tố 3 t ụ n g 3 6 d â n s ự 4 Chương 2: CHẾ ĐỊNH HÒA GIẢI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG 44 DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH 2.1 Nguyên tắc tiến hành hòa giải 44 2.1.1 Hòa giải phải trên cơ sở sự tự nguyện thỏa thuận của các 44 đƣơng sự 2.1.2. Nội dung thỏa thuận giữa các đƣơng sự không trái pháp luật 46 và đạo đức xã hội 2.2. Phạm vi hòa giải 48 2.2.1. Những vụ án dân sự không đƣợc hòa giải 48 2.2.2. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải đƣợc 53 2.3. 58 Thành phần phiên hòa giải và nội dung hòa giải 2.3.1. Thành phần phiên hòa giải 58 2.3.2. Nội dung hòa giải 66 2.4. Trình tự tiến hành phiên hòa giải 68 2.5. Xử lý kết quả hòa giải 71 Chương 3: 85 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH HÒA GIẢI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 3.1. Thực tiễn áp dụng chế định hòa giải trong tố tụng dân sự 85 3.1.1. Về phạm vi hòa giải 86 3.1.2. Về thành phần tham hòa giải không đúng quy định của pháp luật 87 3.1.3. Nội dung hòa giải và quyết định công nhận sự thỏa thuận 90 3.1.4. Thủ tục, trình tự hòa giải 97 3.1.5. Kỹ năng tiến hành hòa giải của ngƣời tiến hành tố tụng còn 99 hạn chế 3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự 5 101 3.2.1 đảm nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đƣơng sự và các nguyên tắc khác của giao lƣu dân sự, kinh tế trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa Bảo 101 3.2.2. Xác định rõ trách nhiệm của Nhà n ƣớc phải bảo đảm cho 102 đƣơng sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình trong việc hòa giải các vụ việc dân sự 3.2.3 Chế định hòa giải phải đảm bảo các tiêu chí về hoàn thiện chế 102 định hòa giải, góp phần phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, củng cố khối đoàn kết cộng đồng, khơi dậy tình tƣơng thân tƣơng ái của dân tộc Việt Nam 3.2.4. Chế định hòa giải phải giản đơn, thuận lợi bảo đảm tiến hành 103 hòa giải nhanh chóng, hiệu quả 3.3. Các kiến nghị hoàn thiện chế định hòa giải và nâng cao hiệu 104 quả của áp dụng chế định hòa giải 3.3.1. Kiến nghị về hoàn thiện 104 chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành 3.3.2. Kiến nghị về thực hiện chế định hòa giải trong tố tụng dân sự KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 111 119 121 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự HĐXX : Hội đồng xét xử PLTTGQCVADS : Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự QĐCNTT : Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTDS : Tố tụng dân sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1 Tên bảng Kết quả giải quyết các vụ việc dân sự của TAND các cấp từ năm 2007 - 2013 8 Trang 85 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong lịch sử phát triển của nhân loại, xã hội loài ngƣời là tổng thể các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp, đa chiều, đa lợi ích. Các mâu thuẫn, tranh chấp là một hiện tƣợng xã hội phổ biến, khách quan trong đời sống xã hội hàng ngày. Vấn đề ở đây không phải là phủ nhận, né tránh các mâu thuẫn, tranh chấp mà phải tìm giải pháp tích cực, hữu hiệu giải quyết tranh chấp đó. Trong nhiều biện pháp giải quyết tranh chấp, hòa giải là một biện pháp quan trọng để giải quyết kịp thời các tranh chấp, hƣớng tới mục đích bình đẳng và hòa hợp trong các mối quan hệ xã hội. Hòa giải đã trở thành một nét đẹp truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam, giúp giải quyết những mẫu thuẫn, tranh chấp góp phần giữ gìn sự hòa thuận cho từng gia đình, bình yên cho từng làng xóm, giữ trật tự, kỷ cƣơng, an toàn xã hội, củng cố khối đoàn kết cộng đồng. Truyền thống này là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nƣớc Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 đã dẫn đến sự ra đời của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhà nƣớc ta đã chú trọng, phát huy vai trò của hòa giải trong việc giải quyết các tranh chấp. Hòa giải đã trở thành một nguyên tắc, thủ tục tố tụng, một chế định trong pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong giải quyết tranh chấp và thể hiện trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Hiện nay, chế định hòa giải đã đƣợc quy định khá đầy đủ và chi tiết trong Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 và đã trở thành phƣơng thức hữu hiệu khi giải quyết các vụ việc dân sự. Trong đó, chế định hòa giải là cơ sở để các cơ quan Tòa án tiến hành hòa giải góp phần bảo vệ quyền và 9 lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của các đƣơng sự. Hòa giải đã trở thành một chế định quan trọng trong hoạt động TTDS. Thông qua hòa giải, Tòa án có thể giúp các đƣơng sự giải quyết mâu thuẫn, thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự mà không cần phải kéo dài phiên tòa xét xử, đỡ tốn kém thời gian, tiền của Nhà nƣớc, của các đƣơng sự; hàn gắn những rạn nứt trong quan hệ giữa các đ ƣơng sự góp phần xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân. Bên cạnh đó, qua việc hòa giải Tòa án còn có thể giải thích, nâng cao nhận thức pháp luật cho các đƣơng sự giúp cho việc tổ chức thi hành án đƣợc thuận lợi. Đặc biệt, khi hòa giải thành các đƣơng sự sẽ tự nguyện thi hành án, đa số các trƣờng hợp không phải áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành án. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nƣớc đang diễn ra sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã thúc đẩy sự phát triển, đan xen giữa các giao lƣu dân sự, kinh tế, các quan hệ dân sự đã có những thay đổi đáng kể và nhanh chóng cần có sự điều chỉnh phù hợp của pháp luật... Trong bối cảnh nhƣ vậy, BLTTDS nói chung và chế định hòa giải nói riêng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có những quy định chƣa phù hợp, chƣa đầy đủ, thiếu rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau và áp dụng chƣa thống nhất, hạn chế hiệu quả của hoạt động hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Chính từ thực trạng đó đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và đầy đủ về chế định hòa giải trong pháp luật TTDS Việt Nam nhằm góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật TTDS. Vì vậy, BLTTDS đã đƣợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004 và đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2011. So với BLTTDS, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLTTDS năm 2011 có nhiều sửa đổi, bổ sung, quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự trong giai đoạn hiện nay. 10 Với nhận thức nhƣ vậy, tôi đã chọn đề tài "Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hòa giải là một chế định quan trọng trong thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án, chế định hòa giải đã và đang đƣợc nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn quan tâm. Nhiều công trình, bài viết khoa học nghiên cứu về hòa giải trong TTDS nhƣ: Luận án tiến sĩ Luật học: "Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam - Cơ sở lý luận và thực tiễn", của Trần Văn Quảng, Hà Nội, 2004; Luận văn thạc sĩ Luật học "Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực tiễn và hướng hoàn thiện", của Bùi Đăng Huy, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 1996; Khóa luận tốt nghiệp: "Hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam", của Nguyễn Kiều Oanh, Hà Nội, 2010; Khóa luận tốt nghiệp: "Hòa giải trong tố tụng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", của La Phƣơng Na, Hà Nội, 2011; Luận văn thạc sĩ Luật học: "Hòa giải vụ việc dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam", của Lê Bích Ngọc, 2013 Tuy nhiên, kể từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 có hiệu lực đến nay thì chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật TTDS. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có sự nghiên cứu về hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật TTDS ở Việt Nam một cách toàn diện, đầy đủ, hệ thống cả về lý luận và thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả của việc hòa giải trong việc giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án. 3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chế định hòa giải và hoàn thiện chế định trong pháp luật TTDS Việt Nam; tìm hiểu các quy định về hòa giải và thực tế áp dụng các quy định này trong hoạt động giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân (TAND). Mặt khác, chỉ ra những điểm còn thiếu đồng bộ, mâu thuẫn hoặc chƣa hợp lý về chế định hòa 11 giải trong pháp luật TTDS Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện chế định này. Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây: - Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam chế định hòa giải; - Hiện nay, việc áp dụng chế định hòa giải còn rất nhiều bất cập và hạn chế, nên đã làm cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể gặp nhiều khó khăn, nhiều trƣờng hợp quyền và nghĩa vụ của chủ thể không thực hiện đƣợc. Việc nghiên cứu, đánh giá mức độ hoàn thiện của chế định hòa giải và thực tiễn áp dụng chế định hòa giải trong TTDS chỉ ra những nội dung, những vấn đề còn thiếu sót, chƣa phù hợp, những hạn chế từ việc áp dụng chế định hòa giải. Từ đó, luận giải về yêu cầu hoàn thiện chế định hòa giải trong TTDS Việt Nam, đồng thời đề ra các kiến nghị hoàn thiện chế định này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Những vấn đề lý luận về chế định hòa giải và hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật TTDS Việt Nam. - Thực trạng chế định hòa giải trong pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành. - Thực tiễn áp dụng và các kiến nghị hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật TTDS ở Việt Nam. Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật TTDS có phạm vi nghiên cứu rộng nên có thể đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều phƣơng diện khác nhau và với nhiều nội dung khác nhau. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ Luật học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu chế định hòa giải theo quy định của BLTTDS Việt Nam hiện hành. Luận văn có đề cập nghiên cứu một số quy định của pháp luật tố tụng về hòa giải trƣớc thời điểm BLTTDS đ ƣợc ban 12 hành. Tuy nhiên, cách tiếp cận về các vấn đề này chỉ là cơ sở để so sánh, nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về hòa giải theo quy định của BLTTDS Việt Nam. Luận văn cũng có đề cập việc hòa giải theo thủ tục tƣ pháp ở một số nƣớc trên thế giới, nhƣng chỉ là để đối chiếu, so sánh khi cần thiết, chứ không đi sâu vào lĩnh vực này. Vì định hƣớng nghiên cứu là tập trung nghiên cứu dƣới góc độ pháp luật và thực tiễn áp dụng chế định hòa giải trong pháp luật TTDS, nên các kiến nghị mà tác giả đƣa ra trong luận văn là tổng thể các kiến nghị khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế định hòa giải trong pháp luật TTDS. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng ph ƣơng pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, về cải cách tƣ pháp. Đồng thời, tác giả cũng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, nh ƣ: phân tích, chứng minh, tổng hợp, diễn giải, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu, sử dụng các kết quả thống kê thực tiễn xét xử của ngành Tòa án. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn là công trình khoa học pháp lý ở cấp độ thạc sĩ ở nƣớc ta nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật TTDS. Những đóng góp mới của luận văn là: - Luận giải những vấn đề lý luận về chế định hòa giải và hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật TTDS. - Luận văn đã đi sâu nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về hòa giải. Làm sáng tỏ nguyên tắc, phạm vi, thành phần, nội dung, trình tự, thủ tục hòa giải và hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự (QĐCNTT) tại Tòa án. Từ những nghiên cứu này, luận văn đã chỉ ra những bất cập trong các quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện 13 hòa giải vụ việc dân sự tại Tòa án, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giải quyết vụ việc dân sự, là nguyên nhân quan trọng đƣa việc giải quyết vụ việc dân sự rơi vào tình trạng xét xử lòng vòng qua nhiều cấp, kéo dài nhiều năm, gây bức xúc và mất niềm tin trong nhân dân. - Góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật TTDS Việt Nam hiện nay. Luận văn này có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc xây dựng và hoàn thiện chế định hòa giải trong TTDS cũng nhƣ trong việc giảng dạy, nghiên cứu về chế định hòa giải trong pháp luật TTDS Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Những vấn đề lý luận về chế định hòa giải và hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam Chương 2: Chế định hòa giải theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và các kiến nghị hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. 14 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH HÒA GIẢI VÀ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH HÒA GIẢI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, Ý NGHĨA CHẾ ĐỊNH HÒA GIẢI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1.1. Khái niệm chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam Khi Tòa án giải quyết vụ việc dân sự thì phát sinh các quan hệ giữa Tòa án với đƣơng sự và những ngƣời tham gia tố tụng khác. Các quan hệ này xuất hiện khi đơn kiện đƣợc Tòa án thụ lý để giải quyết và tồn tại cho đến khi giải quyết vụ việc dân sự kết thúc. Tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa Tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác tạo thành một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đó là ngành luật TTDS. Nhà nƣớc bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể. Khi cá nhân, pháp nhân hay chủ thể khác có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì theo thủ tục do pháp luật quy định chủ thể đó đƣợc khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ (Điều 4 BLTTDS 2004). Trong phạm vi chức năng của mình Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN; bảo vệ pháp chế XHCN và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể, cá nhân; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Do vậy, khi có chủ thể khởi kiện vụ án dân sự thì Tòa án có thẩm quyền phải thụ lý vụ án và giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan