Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện các quy định pháp luật về đại học ngoài công lập ở việt nam...

Tài liệu Hoàn thiện các quy định pháp luật về đại học ngoài công lập ở việt nam

.PDF
58
45
88

Mô tả:

Hoàn thiện các quy định pháp luật về đại học ngoài công lập ở Việt Nam Trần Quốc Khải Khoa Luật Luận văn ThS. Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Huy Cương Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Trình bày khái niệm về Đại học ngoài công lập và pháp luật điều chỉnh đại học ngoài công lập tại Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng pháp luật về Đại học ngoài công lập hiện nay. Trình bày định hướng hướng phát triển giáo dục ngoài công lập và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại học ngoài công lập. Keywords. Luật kinh tế; Luật giáo dục; Pháp luật Việt Nam Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Vào những năm cuối của thập niên 1980 của thế kỷ XX, một mô hình mới về Giáo dục và Đào tạo hệ đại học được Chính phủ cho phép hoạt động thí điểm: Trung tâm đào tạo Thăng Long do GS Hoàng Xuân Sính chủ trì. Sau một thời gian hoạt động đã cho ra trường những sinh viên chất lượng, được xã hội chấp nhận và đánh giá tích cực về một mô hình quản lý mới trong giáo dục đại học. Đến tháng 8/1994 Thủ Tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận nâng cấp Trung tâm thành trường đại học dân lập Thăng Long, đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự ra đời, khởi nguồn mới mô hình đại học Ngoài công lập (NCL) ở Việt Nam. Đến nay, sau gần 20 năm phát triển đã có hơn 50 trường đại học NCL ra đời, bao gồm các loại hình: trường dân lập, tư thục và có vốn 100% đầu tư nước ngoài. Với đặc thù hoạt động tự chủ về tài chính bằng nguồn vốn chủ yếu từ ngoài ngân sách nhà nước để thu hút các nguồn lực xã hội làm giáo dục, tuân thủ pháp luật hiện hành, phù hợp với điều kiện trường đại học Việt Nam, đóng góp 1/5 quy mô đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà. Đã có nhiều cố gắng, nhưng nhìn chung đại học NCL nước ta vẫn phát triển chậm, chưa có bước đi vững chắc, chất lượng đào tạo yếu kém, chưa có sức đột phá để phát triển để tương quan với giáo dục khu vực và trên thế giới. Nghị quyết 14/2005/NQ – CP của Chính Phủ “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020: mục tiêu mở rộng quy mô đào tạo tỷ lệ 200 sinh viên trên 1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên vào năm 2020; trong đó 40% tổng số sinh viên thuộc sơ sở ngoài công lập”[4] chưa thực hiện được. Xã hội cũng như trong hệ thống quản lý giáo dục còn nhiều tư tưởng nhận thức hoài nghi về đại học NCL. Nhiều địa bàn thành phố còn định kiến, vô cảm, phân biệt đối sử thiếu công bằng giữa văn bằng công lập và ngoài công lập, nhiều chính sách chủ chương của Đảng về phát triển đại học NCL chưa được triển khai có hiệu quả. Để củng cố hệ thống đại học NCL của nước ta hiện nay, phù hợp nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng với nền giáo dục khu vực và thế giới, sau nhiều “thăng trầm” ngày 17/1/2005 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định 14/2005 về mô hình hoạt động đại học tư thục, sau này được chỉnh sửa bổ xung là QĐ 61/2009 ngày17/4/2009. QĐ số 122/2006/QĐ-TTg Quyết định chuyển đổi loại hình trường từ đại học dân lập sang đại học tư thục gồm 19 trường trong phạm vi cả nước với mục đích thực hiện tốt các quyết định trên. Đây được coi là bước đột phá của Chính phủ đối với đại học NCL trong giai đoạn hiện nay. Việc chuyển đổi phải kết thúc vào ngày 30/6/2007, đến nay sau gần 7 năm thực hiện duy nhất chỉ có 2 trường đã chuyển đổi thành công, số các trường còn lại gặp rất nhiều vướng mắc khó khăn, nhiều nội dung không có hành lang pháp lý để hướng dẫn. Hiệp hội các trường đại học NCL(VIPUA) đã chủ trì nhiều cuộc gội thảo để tìm giải pháp tháo gỡ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản nhưng kết quả đem lại thật khiêm tốn. Thời gian gần đây nhiều trường đã sảy mâu thuẫn trong quá trình chuyển đổi do không giải quyết được quyền lợi tài chính của các bên... Đại học NCL là loại hình trường nhằm thực hiện những chủ chương của Đảng về xã hội hóa giáo dục, với mục đích đào tạo 200 sinh viên trên 1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên vào năm 2020, trong đó 40% tổng số sinh viên thuộc sơ sở ngoài công lập đến nay chưa thực hiện được. Nguyên nhân thì có nhiều, có thể chỉ ra những căn bản chủ yếu như: Nhiều chủ trương chính sách của Đảng đối với loại hình đại học NCL được triển khai không thấu đáo, xã hội chưa thật sự hiểu hết được vai trò mô hình này; nhiều văn bản pháp luật còn thiếu, không nhất quán, mô hình còn chắp vá, nội dung phương pháp đào tạo còn lạc hậu … Từ bức tranh toàn cảnh của giáo dục đại học NCL Việt Nam đã thể hiện những bất cập cần phải đi sâu nghiên cứ để làm rõ từ quan điểm, khái niệm, xu thế phát triển, mô hình sở hữu, tổ chức, tính tự chủ và các hình thức chính sánh ưu tiên của nhà nước về đất đai, thuế của đại học NCL Việt Nam hiện nay, để từ đó có những kiến nghị hoàn thiện những quy định, chủ chương cho pháp luật dại học NCL Trong phạm vi một đề tài Cao học tác giả không có tham vọng đề cập đến nhiều vấn đề, chỉ đi sâu nghiên cứu từ thực tiễn việc vận hành hệ thống các trường đại học NCL, từ đó chỉ ra những tồn tại trong quản lý, vận hành, các quy định và những tồn tại của pháp luật về đại học NCL hiện nay, đề xuất những giải pháp tháo gỡ.Trước tình hình trên đề tài “Hoàn thiện các quy định pháp luật về đại học ngoài công lập ở Việt Nam” đã được hình thành. 2. Mục tiêu đề tài Qua thực tiễn vận hành của hệ thống đại học NCL sau hơn 20 năm được tác giả tóm lược những thành tựu, chỉ ra những tồn tại hạn chế. Đi sâu phân tích làm rõ những yếu tố khách quan, chủ quan. Đặc biệt là hệ thống pháp luật, xây dựng những đề xuất nhằm “Hoàn thiện các quy định pháp luật về đại học ngoài công lập ở Việt Nam” 3. Cách tiếp cận. -Từ thực tiễn hoạt động và quá trình vận động của đại học NCL; - Hệ thống các văn bản pháp luật. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Đề tài được xây dựng trong quá trình thu thập thông tin từ các trường đại học NCL Việt Nam hiện nay; - Bộ giáo dục & Đào tạo, các cơ quan chức năng của nhà nước liên quan đến quản lý giáo dục đại học; - Xu thế phát triển đại học NCL ở một số nước trong khu vực; - Một số kiến nghị nhằm hoàn triện về pháp luật đại học NCL; - Tổng quan đại học NCL sau gần 20 năm ra đời và phát triển; * Thời gian: Theo 4 giai đoạn [17] + Giai đoạn 1 từ năm (từ 1988 đến 1994) xây dựng mô hình thí điểm về giáo dục đại học Ngoài công lập; + Giai đoạn 2 từ năm (1994 đến 1999) Xây dựng và phát triển đại học Ngoài công lập Việt nam theo Quy chế tạm thời số 196/TCCB ngày 21/01/1994 của Bộ giáo dục & Đào tạo; + Giai đoạn 3 từ năm (2000- 2005) xây dựng và phát triển trường đại học Ngoài công lập theo Quy chế 86/2000 của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/7/2000. + Giai đoạn 4 từ 2005 đến nay xây dựng và phát triển đại học Ngoài công lập theo Quy chế 14/2005/TTg của Chính phủ. Nay được thay thế bằng quy chế 61/2009/TTG Chính phủ. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp kế thừa Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, chắt lọc những tiến bộ có tính khoa học, những đánh giá của các chuyên gia từ thực tiễn để phục vụ đề tài như đề tài “Phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam” do GS.TS Trần Hồng Quân làm chủ đề tài; tập thể các tác giả là những nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước với nhiều bài viết, tham luận trong cuốn sách “Mô hình trường đại học tư ở Việt Nam thực trạng và triển vọng 2011, nhà xuất bản khoa học kyc thuật”. Thu thập các tài liệu của nước ngoài nhằm so sánh, rút ra bài học kinh nghiệm từ đó có những đề xuất hằm hoàn thiện pháp luật đại học Ngoài công lập của Việt Nam có hiệu quả. b. Phương pháp khác Phương pháp phân tích được dùng để làm rõ khái niệm về trường đại học NCL, bản chất và đặc điểm của đại học NCL. Ở đây cần làm rõ về chủ sở hữu trường; thế nào là trường hoạt động vì lợi nhuận, không vì lợi nhuận, phân tích những bất cập, khó khăn khi triển khai Quyết định số 122/2006/QĐ ngày 29/5/2006 của Thủ tướng về chuyển đổi loại hình trường, làm rõ thực trạng của pháp luật hiện hành điều chỉnh về các trường đại học NCL. Phương Pháp thống kê để làm rõ những kết quả đã đạt được sau hơn 20 năm hoạt động, những yếu tố khó khăn của đại học NCL hiện nay, trên các phương diện: Pháp luật do nhà nước ban hàn và ý chí chủ quan từ các trường đại học NCL. Trên cơ sở những phân tích, thống kê phương pháp tổng hợp được xử dụng để khái quát hoá, từ đó tác giả đưa ra đề xuất, kiến nghị. References. Tiếng Việt 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), “Đề án đổi mới Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020”, Sự bức thiết phải đổi mới giáo dục, tr.16, Hà Nội 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), “Qui định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục”, Thông tư số 20/2010/TT-BGD&ĐT, Hà Nội. 3. Chính phủ (2000), “Qui chế trường đại học dân lập”, Quyết định số 86/2000/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội 4. Chính Phủ (2005), “Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020, Nghị quyết số 14/2005/NQ-C, Hà Nội. 5. Chính phủ (2006), “Chuyển loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục”, Quyết định số 122/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. 6. Chính phủ (2009), “Điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sát nhập, giải thể trường đại học”, Quyết định số 07/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. 7. Chính phủ (2009), “Qui chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục”, Quyết định số 61/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. 8. Chính phủ(2010), “Về việc ban hành Điều lệ trường đại học”, Quyết định số 58/2010/QĐ- TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. 9. Đặng Văn Định (2011), “Cần minh bạch khái niệm và cơ chế lợi nhận trong Giáo dục”, Mô hình trường đại học tư ở Việt Nam thực trạng và triển vọng, tr. 120126, Hà Nội. 10. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm (1992), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 11. Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt nam (2011), “Báo cáo của Ban chấp hành hiệp hội các trường đại học cao đẳng ngoài công lập Việt nam tại Đại hội II nhiệm kỳ 2012- 2017” , Hà Nội. 12. Quốc Hội (2012), Luật Giáo dục 2005 sửa đổi bổ sung 2012 (2012), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 13. Quốc Hội (2009), Luật doanh nghiệp năm 2005 (2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Lê Viết Khuyến (2011), “Đánh giá hệ thống Giáo dục đại học và cao đẳng ngoài công lập Việt Nam”, Mô hình trường đại học tư ở Việt Nam thực trạng và triển vọng, tr. 83-102, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 15. Vũ Phán (2011), “Nhận dạng mô hình đại học tư thục và ý nghĩa thực tiễn - biểu đồ phân biệt đơn vị kinh tế và trường tư thục”, Mô hình trường đại học tư ở Việt Nam thực trạng và triển vọng, tr. 109-119, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 16. Tuệ Đức Phong (2011), “Vài nét về đại học tư ở Đài Loan”, Mô hình trường đại học tư ở Việt Nam thực trạng và triển vọng, tr. 48-54, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 17. Trần Hồng Quân (2009), “Phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt nam”, Học viện quản lý giáo dục, Hà Nội. 18. Trần Hồng Quân (2011), “Chọn đổi mới quản lý giáo dục làm đột phá đúng đắn”, Mô hình trường đại học tư ở Việt Nam thực trạng và triển vọng, tr. 103-108, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 19. Lâm Quang Thiệp(2011), “Tìm hiểu sự phát triển giáo dục đại học tư ở Việt Nam và Trung Quốc”, Mô hình trường đại học tư ở Việt Nam thực trạng và triển vọng, tr. 133-144, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 20. Phạm Thụ (2010), “Cần minh bạch khái niệm và cơ chế lợi nhuận trong giáo dục tư thục hiện nay”, Mô hình trường đại học tư ở Việt Nam thực trạng và triển vọng, tr. 126-132, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 21. Lê Thạc Cán (2007), “ Cơ sở lý luận hình thành và phát triển các trường Đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam, Hà Nội. 22. Bộ GD&ĐT (2006), “ Đề án đổi mới giáo dục Đại học giai đoạn 2006-2020, Hà Nội. 23. Lê Khắc Đóa, “Chất lượng và hiệu quả giáo dục Đại học ngoài côn lập” 24. Võ Thế Lực (2007), “Thực trạng phát triển giáo dục Đại học ngoài công lập Việt Nam”, Hà Nội. 25. Lưu Đình Mạc (2007), “Xã hội hóa giáo dục Đại học”, Hà Nội. 26. Đỗ Nhật Tiến (2007), “Phương hướng và giải pháp chủ yếu đầu tư phát triển giáo dục đại học ngoài công lập Việt Nam trong bối cảnh thực thi các cam kết về GATS”, Hà Nội. 27. Nguyễn Đăng Khoa, “ Vấn đề quản lý các trường Đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam. 28. Trần Quốc Toản (2009), “ Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam và hội nhập quốc tế”, Hà Nội. 29. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), “ Văn kiện đại hội Đảng lần thứ X”, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội. 30. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2008), “Văn kiện Hội nghị BCH-TW lần thứ IV (khóa X), NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội. 31. Bộ GD&ĐT (2007), “ Đề án qui hoạch các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020, Hà Nội. 32. Phan Thị Thanh Tâm (2007), “Phương hướng và giải pháp chủ yếu đầu tư phát triển đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam, Hà Nội. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan