Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hòa giải tại cộng đồng trong luật hình sự nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho ...

Tài liệu Hòa giải tại cộng đồng trong luật hình sự nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam

.PDF
97
1
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC ANH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ NGUYỄN NGỌC ANH HÒA GIẢI TẠI CỘNG ĐỒNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ KHÓA 30 TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 9 - NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÒA GIẢI TẠI CỘNG ĐỒNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8380104 Người hướng dẫn khoa học: Ts. Hoàng Thị Tuệ Phương Học viên: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Cao học Luật khóa 30 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hòa giải tại cộng đồng trong luật hình sự: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Hoàng Thị Tuệ Phương. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có kế thừa các quan điểm, ý kiến khoa học của những nhà nghiên cứu đã từng thực hiện về vấn đề tư pháp người chưa thành niên, và những thông tin này khi được sử dụng đến đều được thể hiện một cách trung thực, có trích dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2022 Tác giả luận văn NGUYỄN NGỌC ANH BẢNG CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT  Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966  Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 ICCPR CRC  Người chưa thành niên NCTN  Luật Trẻ em, Người chưa thành niên và Gia đình của họ năm 1989 (Children, Young Persons and Their Families Act 1989) CYPFA 1989  Hội nghị nhóm gia đình (Family Group Conference) FGC  Luật Tòa án người chưa thành niên (Jugendgerichtsgesetz) JGG  Bộ luật Hình (Strafgesetzbuch) sự Cộng hòa Liên bang  Luật tố tụng Hình sự Đức (Strafprozessordnung) Đức StGB StPO MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP HÒA GIẢI TẠI CỘNG ĐỒNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI................................. 8 1.1 Khái niệm ............................................................................................................. 8 1.1.1 Khái niệm “người chưa thành niên phạm tội” ......................................... 8 1.1.2 Khái niệm “biện pháp hòa giải tại cộng đồng” ....................................... 17 1.1.3 Khái niệm “biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với người chưa thành phạm tội” ................................................................................................... 20 1.2 Mô hình tư pháp người chưa thành niên ........................................................ 23 1.2.1 Mô hình tư pháp người chưa thành niên ở New Zealand .................... 24 1.2.2 Mô hình tư pháp người chưa thành niên ở Cộng hòa Liên bang Đức 27 1.2.3 Mô hình tư pháp người chưa thành niên ở Việt Nam ........................... 29 1.2.4 So sánh và kết luận ................................................................................... 32 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ NEW ZEALAND, CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VÀ VIỆT NAM VỀ BIỆN PHÁP HÒA GIẢI TẠI CỘNG ĐỒNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI................................................................................................................................. 37 2.1 Quy định của pháp luật hình sự New Zealand về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ................................... 37 2.2 Quy định của pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ...................... 44 2.3 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ............................................ 51 2.4 So sánh và kết luận ............................................................................................ 57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ BIỆN PHÁP HÒA GIẢI TẠI CỘNG ĐỒNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI............................................................. 66 3.1 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội……………………………………………………………………………………...66 3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người chưa thành niên phạm tội ......................................................................................................................... 72 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 75 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR)1 vào năm 1982 và Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 (CRC)2 vào năm 1990; do đó có trách nhiệm tôn trọng, đảm bảo các quyền dân sự, chính trị của con người nói chung và đảm bảo trẻ em3 được hưởng tất cả các quyền mà công ước đã quy định. Tại khoản 4 Điều 14 ICCPR ghi nhận: “Tố tụng áp dụng đối với NCTN phải xem xét tới độ tuổi của họ và mục đích thúc đẩy sự phục hồi nhân cách của họ”. Từ chuẩn mực chung này, CRC đã quy định thêm các chuẩn mực riêng dành cho người chưa thành niên (NCTN) phạm tội, nhất là ghi nhận “những nhu cầu đặc biệt của trẻ em” và sự quan trọng của việc xử lý NCTN phạm pháp một cách linh hoạt. Theo đó, “trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi Tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu”4 và “việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em (…) chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất”.5 Khác với tư pháp hình sự đối với người đã thành niên, các biện pháp xử lý hình đối với NCTN phạm tội đề cập trong các Công 1 Tên tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights (viết tắt: ICCPR) là một công ước quốc tế do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 3 năm 1976, nêu tổng quan các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người. Tên tiếng Anh: Committee on the Right of the Child (viết tắt: CRC) là một công ước quốc tế do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989 và có hiệu lực từ ngày 02 tháng 09 năm 1990, quy định 2 các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. CRC tại Điều 1 có ghi nhận: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dước 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật 3 quốc tế liên quan đến NCTN như: Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với NCTN (United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules) ngày 29/11/1985; Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở NCTN (United Nations Guidelines for the Prevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14/12/1990. Theo quan niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, NCTN (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, NCTN và thanh niên. 4 Khoản 3 Điều 1 CRC. 5 Điểm b Điều 37 CRC. 2 ước quốc tế trên đều hướng đến mục tiêu thúc đẩy sự phục hồi nhân cách hơn là việc xử lý hành vi phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Bởi những hành vi, xử sự của NCTN trái với các chuẩn mực và giá trị của xã hội là một phần rất thường xuyên của quá trình trưởng thành của họ và có khuynh hướng mất đi một cách tự phát ở hầu hết các cá nhân khi họ trưởng thành.6 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS 2015) tại Chương XII đã có những quy định rất tiến bộ về cách thức xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thể hiện sự phù hợp với những cam kết quốc tế mà nước ta là thành viên. Đặc biệt, lần đầu tiên tại Điều 94 BLHS 2015 đã quy định về biện pháp hòa giải tại cộng động với tư cách là một biện pháp giám sát, giáo dục hoàn toàn mới áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Quy định này một mặt thể hiện chính sách nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, mặt khác giúp người dưới 18 tuổi phạm tội có cơ hội sửa chữa những sai lầm, giúp đỡ họ phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Song, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội, trong mối tương quan so sánh với pháp luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa thể được thực hiện một cách hiệu quả trong thực tế để bảo đảm quyền con người của NCTN phạm tội ở Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Hòa giải tại cộng đồng trong luật hình sự: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp nhằm nghiên cứu một cách toàn diện về biện pháp hòa giải tại cộng đồng trong luật hình sự áp dụng đối với NCTN phạm tội, trong mối tương quan so sánh với pháp luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới nhằm hướng tới hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự nước ta theo hướng ngày càng bảo đảm tốt hơn quyền con người của NCTN phạm tội. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Các biện pháp xử lý đối với NCTN phạm tội được nghiên cứu, bình luận trong hệ thống giáo trình, sách dành cho các cơ sở đào tạo luật học như Giáo trình Luật hình sự 6 Hướng dẫn Riyadh, mục 1.5.e. 3 Việt Nam – Phần chung của Trường đại học luật Hà Nội7, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Khoa luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội8, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh9…Về bình luận khoa học và sách thì có một số công trình tiêu biểu như Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự của tác giả Đinh Văn Quế10, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 của tác giả Nguyễn Đức Mai11, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) của nhóm tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa – Phan Anh Tuấn12… Nghiên cứu vấn đề tư pháp hình sự đối với NCTN còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí khác nhau như: “Thực thi Công ước Quyền trẻ em ở Việt Nam: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chế tài đối với NCTN phạm tội” của tác giả Phạm Thị Thanh Nga đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 18 năm 2014; “Quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và một số vấn đề đặt ra” của tác giả Nguyễn Thanh Vũ đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 16 năm 2016; “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 và một số kiến nghị” của tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11 năm 2016; “ Một số ý kiến về quy định án tích của Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” của tác giả Nguyễn Thị Vân đăng trên Tạp chí Khoa học kiểm sát số 2 năm 2017; “Tìm hiểu đường lối xử lý đối với NCTN phạm tội trên thế giới nói chung và tại Canada nói riêng” của tác giả Nguyễn Đức Anh đăng trên Khoa học kiểm sát số 5 năm 2017; “Cơ chế bảo đảm của quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt 7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 8 Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa luật (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung, NXB Hồng Đức, TP.HCM. 10 Đinh Văn Quế (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, NXB Lao động, Hà Nội. 11 Nguyễn Đức Mai (Chủ biên) (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. 12 Nguyễn Thị Phương Hoa – Phan Anh Tuấn (đồng chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Hồng Đức, TP.HCM. 4 Nam hiện nay” của hai tác giả Hoàng Minh Đức, Nguyễn Đình Văn đăng trên Tạp chí Nghề luật số 2 năm 2019; Các luận văn: “Bảo đảm quyền con người của NCTN phạm tội bằng các quy định về hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ Luật học của Lê Vũ Huy; Luận văn “Các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” của tác giả Trần Hồng Nhung13, Luận văn “Các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015” của tác giả Trần Ngọc Lan Trang14, “Các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội – Nghiên cứu so sánh pháp luật New Zealand và Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Hoàn15… Nhìn chung, các bài viết trên các quy định của pháp luật hình sự về các biện pháp thay thế cho hình phạt nói chung áp dụng đối với NCTN phạm tội mà chưa đề cập nhiều đến quy định của luật hình sự Việt Nam hiện hành về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội trong mối tương quan so sánh với luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới. Do đó, việc nghiên cứu các quy định của luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới và pháp luật hình sự Việt Nam về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó trong việc đảm bảo quyền con người của NCTN là yêu cầu cần thiết, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao để tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, bảo đảm tính nhân văn của pháp luật hình sự trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài, tác giả tập trung vào việc so sánh các quy định của pháp luật luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới (cụ thể là New Zealand và Cộng hòa Liên bang Đức) và pháp luật hình sự Việt Nam về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đưa ra Trần Hồng Nhung (2017), Các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 13 14 Trần Ngọc Lan Trang (2017), Các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM. 15 Nguyễn Văn Hoàn (2018), Các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội – Nghiên cứu so sánh pháp luật New Zealand và Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM. 5 những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Biện pháp hòa giải tại cộng đồng với tư cách là một hình thức xử lý của tư pháp phục hồi nên có thể được áp dụng đối với cả NCTN và người đã thành niên phạm tội. Song, trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội. Theo đó, để đạt được mục đích nghiên cứu trên và đảm bảo tính khoa học, luận văn này có những giới hạn về phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau: Về không gian: Luận văn nghiên cứu những quy định của pháp luật New Zealand, Cộng hòa Liên bang Đức về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội trong mối tương quan so sánh với quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quy định của Luật Trẻ em, NCTN và Gia đình của họ năm 1989 ở New Zealand (Children, Young Persons and Their Families Act 1989 – CYPFA 1989, Luật Tòa án NCTN – Jugendgerichtsgesetz (JGG) ngày 04 tháng 8 năm 1953 ở Cộng hòa Liên bang Đức (được sửa đổi ngày 11 tháng 12 năm 1974 và được cải cách một phần vào năm 1990) và BLHS Việt Nam năm 1985, 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) và 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) cùng những văn bản hướng dẫn có liên quan. Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự đối với NCTN phạm tội, quy định về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội từ góc độ pháp luật của New Zealand, Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam. Trên cơ sở đó nghiên cứu so sánh, phân tích, đánh giá nhằm rút ra một số kinh nghiệm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội. 4. Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, kết hợp lý luận với thực tiễn để đưa ra những đánh giá một cách có hệ thống về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội. Mỗi mục, mỗi chương có thể sử dụng những phương pháp khác nhau hoặc kết hợp các phương pháp nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý trọng tâm của từng mục, từng chương đó, cụ thể: 6 Tại Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh để làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự đối với NCTN phạm tổi từ góc độ quy định pháp luật của New Zealand, Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam. Tại Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ những quy định của pháp luật New Zealand, Cộng hòa Liên bang Đức trong mối tương quan với quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội; từ đó đánh giá và rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam. Và tại Chương 3, phương pháp được sử dụng nổi bật nhất là phương pháp phân tích, hệ thống, kết hợp lý luận với thực tiễn để đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội. 5. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết: Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hình sự New Zeland, Cộng hòa Liên bang Đức về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội trong mối tương quan so sánh với quy định của luật hình sự Việt Nam về vấn đề này để tìm ra những bất cập, hạn chế trong quy định của luật hình sự Việt Nam và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và thống nhất áp dụng quy định pháp luật về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam. Luận văn ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Phụ lục, Danh mục từ viết tắt và Danh mục tài liệu tham khảo, Phần nội dung bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 1.1 Khái niệm 1.1.1 Khái niệm “người chưa thành niên phạm tội” 1.1.2 Khái niệm “biện pháp hòa giải tại cộng đồng” 1.1.3 Khái niệm “biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội” 1.2 Mô hình tư pháp người chưa thành niên 1.2.1 Mô hình tư pháp người chưa thành niên ở New Zealand 1.2.2 Mô hình tư pháp người chưa thành niên ở Cộng hòa Liên bang Đức 7 1.2.3 Mô hình tư pháp người chưa thành niên ở Việt Nam 1.2.4 So sánh và kết luận Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự New Zealand, Cộng hòa liên bang Đức và Việt Nam về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 2.1. Quy định của pháp luật New Zealand về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 2.2. Quy định của pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 2.4. So sánh và kết luận Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người chưa thành niên phạm tội 8 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP HÒA GIẢI TẠI CỘNG ĐỒNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 1.1 Khái niệm 1.1.1 Khái niệm “người chưa thành niên phạm tội” Trong khoa học luật hình sự, khái niệm về “NCTN phạm tội” được xem là nền tảng lý luận cho việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục nói chung, biện pháp hòa giải tại cộng đồng nói riêng áp dụng đối với đối tượng này. Theo đó, NCTN được quan niệm là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tâm – sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế, thiếu những điều kiện và bản lĩnh tự lập, khả năng tự kiềm chế chưa cao. Họ có xu hướng muốn khẳng định, được đánh giá, được tôn trọng, dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn, nhiều hoài bão, thiếu tính thực tế, dễ bị kích động, bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, dễ bị tổn thương, nhưng lại dễ thay đổi thích nghi, dễ uốn nắn…Trong các đặc điểm tâm lý của NCTN, có thể thấy có hai khuynh hướng nổi bật liên quan đến tội phạm và khả năng giáo dục, cải tạo của họ. Đó là họ dễ bị người khác dụ dỗ, kích động, thúc đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng do ý thức phạm tội của họ chưa cao và chưa chắc chắn nên cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội.16 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý đặc thù nêu trên và phụ thuộc vào trình độ phát triển, tình hình kinh tế - xã hội mà mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có quy định khác nhau để xác định độ tuổi của NCTN trong khái niệm “NCTN phạm tội” khác nhau, phù hợp với chính sách pháp luật áp dụng với đối tượng này ở quốc gia mình. Ở New Zealand, “NCTN phạm tội” được hiểu là người từ đủ 10 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi mà pháp luật hình sự quy định là tội phạm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Tội phạm năm 1961 ở New Zealand (Crimes Act 1961), không ai bị kết án về hành vi phạm tội đã được thực hiện khi họ 16 Trần Ngọc Lan Trang (2017), tlđd (14), tr. 10. 9 dưới 10 tuổi.17 Theo đó, New Zealand chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 10 tuổi trở lên. Hệ thống tư pháp NCTN ở quốc gia này được áp dụng để xử lý “trẻ em” từ 10 đến 13 tuổi và “thanh thiếu niên” trong độ tuổi từ 14 đến 17 tuổi.18 Người từ đủ 17 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ bị xử lý bởi hệ thống tư pháp dành cho NCTN khi họ phạm tội “ít nghiêm trọng”, trường hợp phạm tội với mức độ từ “nghiêm trọng” trở lên, người từ đủ 17 tuổi sẽ bị xử lý bởi hệ thống tư pháp hình sự dành cho người trưởng thành. Nếu như một người phạm tội sau khi đã đủ 18 tuổi, họ sẽ bị xử lý như một người trưởng thành bởi cảnh sát và hệ thống tư pháp hình sự dành cho người trưởng thành với mọi loại tội phạm.19 Người từ đủ 10 tuổi đến 13 tuổi sẽ được xử lý theo hệ thống chăm sóc và bảo vệ, có thể được xử lý qua Hội nghị nhóm gia đình và Tòa án gia đình, ngoại trừ trường hợp nghi ngờ phạm tội hoặc giúp đỡ người phạm tội giết người hoặc ngộ sát và trường hợp người đủ 12 tuổi hoặc 13 tuổi bị cáo buộc phạm tội nghiêm trọng với hình phạt tù tối đa là 14 năm hoặc đã phạm tội trước đó và hình phạt tối đa cho lần vi phạm cuối cùng là trên 10 năm nhưng chưa đến 14 năm tù sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự trước hệ thống tư pháp hình sự dành cho NCTN. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 17 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về bất cứ hành vi phạm tội nào, ngoại trừ các tội phạm nghiêm trọng như giết người, ngộ sát, gây hỏa hoạn và trong trường hợp người đủ 17 tuổi phạm tội từ “nghiêm trọng” trở lên sẽ được xử lý bởi hệ thống tư pháp hình sự dành cho người trưởng thành; hầu hết các hành vi phạm tội của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 17 tuổi đều sẽ được xử lý bởi hệ thống tư pháp hình sự NCTN.20 Ở Cộng hòa Liên bang Đức, “NCTN phạm tội” được hiểu là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi (trong một số trường hợp có thể mở rộng cho người từ đủ 18 tuổi đến dưới 21 tuổi) thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự Đức – Strafgesetzbuch (StGB) năm 1871 quy định là tội phạm. 17 “How the youth justice system works”, http://youthlaw.co.nz/rights/the-youth-justice-system, truy cập ngày 13/05/2020. 18 19 20 Khoản 1 Điều 2 CYPFA 1989 . Tlđd (17), truy cập ngày 13/05/2020. Tlđd (17), truy cập ngày 13/05/2020. 10 Tại Điều 19 StGB có quy định: “Người không có năng lực lỗi là người mà khi thực hiện hành vi chưa đủ 14 tuổi”.21 Theo quy định này, tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở Đức là 14 tuổi, điều đó có nghĩa là, các thủ tục tố tụng hình sự đối với trẻ em22 bị nghiêm cấm và không một người nào dưới 14 tuổi có thể bị kết án về một tội phạm, trẻ em trong luật hình sự luôn được xem là hành động vô tội và công tố viên không có quyền buộc tội đối với họ. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Tòa án NCTN – Jugendgerichtsgesetz (JGG) năm 1953 (được sửa đổi năm 1974 và được cải cách một phần vào năm 1990), JGG được áp dụng đối với NCTN tham gia thực hiện các hành vi vi phạm sẽ bị trừng phạt theo quy định của luật chung. Tại khoản 2 Điều 2 JGG cũng quy định, NCTN được hiểu là bất kỳ ai tại thời điểm thực hiện hành vi đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi, một số trường hợp được mở rộng cho “thanh thiếu niên” là người đã đủ 18 tuổi nhưng chưa đủ 21 tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm nếu họ đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Theo đó, một số điều khoản của JGG vẫn sẽ được áp dụng đối với Heranwachsende (thanh thiếu niên) – người đã đủ 18 tuổi nhưng chưa đủ 21 tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm – nếu họ đáp ứng được một (hoặc cả hai) điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 105 của JGG. Tại khoản 1 Điều 105 JGG quy định, trong trường hợp thanh thiếu niên thực hiện một hành vi vi phạm bị trừng phạt theo quy định của luật chung thì thẩm phán có thể áp dụng các quy định từ Điều 4 đến Điều 8, Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 13 đến Điều 32 của JGG23 đối với họ nếu đánh giá tổng thể về nhân cách của người thực hiện hành vi (có tính đến điều kiện môi trường sống) chứng tỏ rằng tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm, thanh thiếu niên đó vẫn tương đương với một NCTN về sự phát triển đạo đức và trí tuệ; hoặc về loại, hoàn cảnh và động cơ của hành vi được thực hiện đã chỉ ra rằng đó là hành vi vi phạm điển hình của NCTN. Điều kiện thứ nhất quy định tại khoản 1 Điều 105 JGG khẳng định sự chậm phát triển trong nhân cách của thanh thiếu niên; trong khi điều 21 Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Cộng hòa liên bang Đức, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 26. 22 Ở Đức, trẻ em được hiểu là nam hoặc nữ dưới 14 tuổi. 23 Xem them Phụ lục 4 – Trích dẫn một số điều khoản của Luật Tòa án người chưa thành niên (JGG). 11 kiện thứ hai bao gồm những tội phạm mà theo quan điểm khách quan, là những hành vi vi phạm điển hình của NCTN. Cách quy định về hai điều kiện để áp dụng JGG đối với Heranwachsende rất rộng và khó xác định. Do đó, Bundesgerichtshof (BGH) – Tòa án tư pháp liên bang – đã đưa ra một số đặc điểm để xác định trường hợp nào Heranwachsende được xem là có “tính cách chưa thành niên điển hình” hoặc “hành vi phạm tội liên quan đến hành vi vi phạm điển hình của NCTN”. Đối với điều kiện đầu tiên, BGH cho rằng các đặc điểm như nghiện ma túy, rối loạn phát triển tâm lý xã hội ở thời thơ ấu và tuổi trẻ, rối loạn trong mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ, không được lớn lên cùng với cha mẹ, những khiếm khuyết về học vấn hoặc trình độ chuyên môn, bỏ học, rời khỏi nhà cha mẹ từ sớm,…có thể cho thấy sự chậm phát triển trong nhân cách của Heranwachsende. Tuy nhiên, để khẳng định sự chậm phát triển trong nhân cách của Heranwachsende, vẫn cần phải có một ý kiến chuyên môn về tâm lý. Đối với điều kiện thứ hai, BGH cho rằng một tội phạm được xem là “hành vi vi phạm điển hình” của NCTN nếu hành vi được thực hiện (về mặt khách quan) và động cơ của người phạm tội (về mặt chủ quan) có thể được xem là “chưa thành niên điển hình”. Theo đó, mỗi tội phạm đề có thể đủ điều kiện để được xem là “hành vi vi phạm điển hình của NCTN”, yếu tố duy nhất để đánh giá là hành vi đó được thực hiện thường xuyên hơn bởi những NCTN và thể hiện những đặc điểm điển hình của những hành vi vi phạm phổ biển mà NCTN thực hiện. Theo BGH, yếu tố “hành vi vi phạm điển hình của NCTN” được xác định nếu tội phạm được thực hiện mang những đặc điểm điển hình như sự bất cần của tuổi trẻ, thiếu cân nhắc, hấp tấp, chưa trưởng thành về mặt xã hội hoặc sự nghiệp dư của người phạm tội.24 Ở Việt Nam, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sử dụng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi phạm tội” thay cho thuật ngữ “NCTN phạm tội” trong BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) trước đây.25 Song, tuy cách gọi khác nhau nhưng 24 Katja Kristina Wiese (2007), Juvenile Justice: A comparision between the laws of New Zealand and Germany, A thesis submitted in fulfillment of the requirements for the Degree of Master of Laws in the University of Canterbury, tr. 276, 277. 25 Điều 68 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 12 thuật ngữ “NCTN phạm tội” và “người dưới 18 tuổi phạm tội” trong pháp luật hình sự Việt Nam được hiểu là một. Tại Điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự có quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”. Đồng thời, Điều 90 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng quy định về việc áp dụng BLHS đối với người dưới 18 tổi phạm tội như sau: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này”. Điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định rõ các tội danh cụ thể thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, đồng thời bổ sung một số tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng có tính chất, mức độ nguy hiểm, xảy ra phổ biến mà người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi cũng phải chịu trách nhiệm hình sự để xử lý nghiêm khắc. Căn cứ vào những quy định trên, luật hình sự Việt Nam quy định độ tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm và xác định người dưới 18 tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định đặc biệt tại Chương XII BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, “NCTN phạm tội” trong hệ thống tư pháp hình sự NCTN ở Việt Nam được hiểu là người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm. 13 Từ kết quả nghiên cứu khái niệm “NCTN phạm tội” dưới góc độ quy định pháp luật của New Zealand, Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam, tác giả rút ra được một số so sánh và kết luận như sau:  Thứ nhất là về những điểm tương đồng: Một là, ở New Zealand, Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam đều thống nhất xác định độ tuổi tối đa của NCTN trong khái niệm “NCTN phạm tội” là người dưới 18 tuổi. Cách thức xác định độ tuổi tối đa của NCTN như trên phù hợp với quan điểm của luật pháp quốc tế về NCTN phạm tội. Theo đó, tại Điều 1 CRC 1989 có quy định “trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”26 và tại điểm c Quy tắc 2.2 Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc – Quy tắc Bắc Kinh (BR) 198527 cũng định nghĩa “Người chưa thành niên phạm tội là trẻ em hay thanh thiếu niên bị cáo buộc, hay bị kết luận là đã phạm tội”. Hai là, việc xác định khái niệm “NCTN phạm tội” ở New Zealand, Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam ngoài dựa trên cơ sở độ tuổi còn phụ thuộc vào những đặc điểm tâm – sinh lý đặc thù của đối tượng này.28 Theo đó, ở các quốc gia nói trên đều 26 27 Tlđd (4), truy cập ngày 15/9/2022. Có sẵn tại địa chỉ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quy-tac-tieu-chuan-toi-thieu-ve-hoat- dong-tu-phap-doi-voi-nguoi-vi-thanh-nien-1985-275842.aspx, truy cập ngày 15/9/2022. 28 Ở Việt Nam, việc thừa nhận những đặc điểm tâm – sinh lý đặc thù của NCTN được thể hiện trước nhất ở quy định về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Điều 91 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, “việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm” (khoản 1) và “việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm” (khoản 3). Bởi độ tuổi, khả năng nhận thức, đặc điểm nhân thân là những yếu tố quan trọng cấu thành nên đặc điểm tâm – sinh lý của mỗi NCTN nên việc BLHS có quy định khi xử lý và truy cứu TNHS đối với NCTN cần cân nhắc đến những yếu tố này đã thể hiện sự công nhận của pháp luật hình sự Việt Nam với những đặc điểm tâm – sinh lý đặc thù của NCTN phạm tội. Ngoài ra, trên cơ sở cân nhắc những đặc điểm tâm – sinh lý đặc thù của lứa tuổi chưa thành niên với yêu cầu phòng chống tội phạm, BLHS Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có những quy định ưu ái hơn cho NCTN so với người đã thành niên phạm tội (như không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với NCTN (khoản 5 Điều 91); trong tổng hợp hình phạt, hình phạt tối đa áp dụng với NCTN phạm tội không được vượt quá 18 năm tù (khoản 1 Điều 103);…) nhằm giáo dục, cải tạo và tạo cơ hội cho NCTN tích cực tự sửa chữa lỗi lầm, nhanh chóng được hòa nhập trở lại đời sống cộng đồng để phát triển hoàn thiện nhân cách. 14 thống nhất xác định NCTN là những người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện và đang trong quá trình hoàn thiện về thể chất, trí tuệ lẫn tinh thần nên là đối tượng cần được bảo vệ và đối xử đặc biệt trong hệ thống tư pháp hình sự. Việc công nhận những đặc điểm tâm – sinh lý đặc thù này ở NCTN sẽ giúp cho các quốc gia có các chính sách pháp lý phù hợp, không chỉ giúp cho NCTN phạm tội nhận thức được hậu quả từ hành vi phạm tội, đạt được hiệu quả cải tạo, giáo dục, sớm hòa nhập cộng đồng và phòng ngừa tái phạm ở NCTN mà còn hạn chế những tác động tiêu cực của các hoạt động tố tụng hình sự đến quá trình phát triển và trưởng thành của họ.  Thứ hai là về những điểm khác biệt: Một là, khác với New Zealand và Việt Nam, ở Cộng Hòa Liên Bang Đức còn có quy định mở rộng cho “thanh thiếu niên” là người đã đủ 18 tuổi nhưng chưa đủ 21 tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm cũng được xác định là “NCTN phạm tội” để áp dụng các quy định của JGG nếu họ đáp ứng được một (hoặc cả hai) điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 105 của JGG gồm thứ nhất, tại thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm, có đủ cơ sở để xác định rằng thanh thiếu niên đó vẫn tương đương một NCTN về cả sự phát triển đạo đức và trí tuệ hoặc thứ hai, về loại, hoàn cảnh và động cơ của hành vi được thực hiện đã chỉ ra rằng đó là hanh vi vi phạm điển hình của NCTN. Liên quan đến vấn đề này, một trong các nguyên tắc trong chính sách pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội theo quy định tại Quy tắc số 4 của Quy tắc Bắc Kinh năm 1985 là “Trong những hệ thống pháp luật công nhận khái niệm tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên thì không được quy định quá thấp tuổi bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự, mà cần lưu ý đến thực tế của độ trưởng thành về trí tuệ, tinh thần và tình cảm của người phải chịu trách nhiệm hình sự”.29 Việc quy định nguyên tắc này xuất phát từ việc có sự khác nhau lớn trong việc quy định tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự do điều kiện lịch sử và văn hóa. Cách tiếp cận hiện đại là xét xem liệu một đứa trẻ có cách hành xử có đúng với những yếu tố tâm lý và đạo đức cấu thành trách nhiệm hình sự hay không; hay nói cách khác, liệu một đứa trẻ – với nhận thức và hiểu biết của cá nhân mình – có phải chịu trách nhiệm trước những hành vi 29 Tlđd (27), truy cập ngày 19/6/2022.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan