Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng nhân vật phụ nữ trong truyện lỗ tấn (2016)...

Tài liệu Hình tượng nhân vật phụ nữ trong truyện lỗ tấn (2016)

.PDF
55
374
135

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ************************ LÊ THỊ YẾN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian vừa qua, được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên trong lớp, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Hình tượng nhân vật phụ nữ trong truyện Lỗ Tấn”. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các bạn sinh viên trong lớp và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Bích Dung – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên thực hiện Lê Thị Yến LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Dung. Kết quả luận văn không trùng khớp với các công trình nghiên cứu khác, nếu sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trác nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên thực hiện Lê Thị Yến MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ...................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 5 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát. ............................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 6. Cấu trúc khoá luận ................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN ............................................................................. 7 1.1. Khái niệm nhân vật văn học và hình tượng nhân vật ........................... 7 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học. .......................................................... 7 1.1.2. Khái niệm hình tượng nhân vật. ..................................................... 8 1.2. Đặc điểm hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn..... 9 1.2.1. Luôn day dứt, đau khổ.................................................................. 12 1.2.2. Có tinh thần phản kháng. ............................................................. 19 1.2.3. Có tư tưởng tiến bộ....................................................................... 21 CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN ........................................................... 25 2.1.Khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình............................................... 25 2.2. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật. ............................................ 31 2.2.1. Mối quan hệ giữa tính cách nhân vật và hoàn cảnh. .................... 31 2.2.2. Khắc họa tính cách thông qua ngôn ngữ. ..................................... 37 KẾT LUẬN .................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Văn học Trung Quốc là nền văn học rất lâu đời và phong phú. Ngay từ trước công nguyên nền văn học đã có những thành tựu rực rỡ như thần thoại, kinh thi, văn xuôi triết học, Sở từ, Sử kí… Sang đến thời trung đại thì Đường thi, Tống từ và tiểu thuyết Minh Thanh đã trở thành ba đỉnh cao văn học rực rỡ, chói lọi. Đến thời kì hiện đại văn học Trung Quốc đã có nhiều tác giả, tác phẩm nổi bật và ngày càng được khẳng định về số lượng và chất lượng. Văn học thời kì mới này cũng đã tự tin tiếp nối một cách xứng đáng với văn học truyền thống. Lỗ Tấn là nhà văn vĩ đại của Trung Quốc nói riêng và cả thế giới nói chung. Ông được xem là nhà bậc thầy của dòng văn học hiện thực chủ nghĩa thế kỉ XX. Người đương thời và các thế hệ sau công nhận Lỗ Tấn là một “thầy thuốc văn chương”, nhà văn cách mạng, người sáng lập văn học bạch thoại hiện đại ở Trung Quốc. Lỗ tấn viết nhiều thể loại song có lẽ truyện ngắn chính là đặc sản của nhà văn này, với 3 tập truyện ngắn Gào thét (1923), Bàng hoàng (1925), Chuyện cũ viết lại (1935). Sinh ra trong thời kì đầy biến động, Lỗ Tấn sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ để nhìn nhận ra vai trò quan trọng của nhà văn đối với xã hội cũng như phê phán những thói tật thâm căn cố đế của người Trung Quốc. “Gào thét” và “Bàng hoàng” là 2 tập truyện ngắn được sáng tác trong thời kì đầu –thời kì của người chiến sĩ dân chủ cách mạng của Lỗ Tấn. Trong truyện ngắn của ông đề cập đến nhiều nhân vật, nhân vật người nông dân, nhân vật trí thức, nhân vật phụ nữ. Trong đó nhân vật người phụ nữ được Lỗ Tấn đặc biệt quan tâm, ông đã có cái nhìn thương cảm, đồng cảm và hơn thế nữa là cái nhìn tiến bộ về người phụ nữ. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên trong tác phẩm của ông đầy bi kịch, đau khổ nhưng cũng có những sức mạnh tiềm 1 tàng. Lỗ Tấn lên tiếng đòi quyền bình đẳng cho họ và gián tiếp chỉ ra con đường giải phóng phụ nữ. Tiểu Điền Nhạc Phu, người Nhật Bản viết Lỗ Tấn truyện, đem Lỗ Tấn ra so sánh với Tôn Trung Sơn, nói rằng Tôn Trung Sơn là người xây dựng cái bề ngoài của nước Trung Quốc mới, Lỗ Tấn là người xây dựng cái bề trong của Trung Quốc mới. Trong một cuốn sách, có thấy câu của chủ tịch Mao Trạch Đông nói về Lỗ Tấn: “Khổng Tử là thánh nhân của thời đại phong kiến, Lỗ Tấn là thánh nhân của thời đại vô sản”. Sách của Lỗ Tấn bao gồm cả sáng tác, dịch thuật, in ra hai chục quyển lớn, gọi là Lỗ Tấn toàn tập, Ở Nhật Bản đã có dịch in Lỗ Tấn toàn tập, còn ở Liên Xô mới có tuyển tập, nhưng dịch ra đến mười thứ tiếng cho toàn quốc. Ngoài ra các nước dân chủ nhân dân đều có dịch một vài thứ, cả đến các nước tư bản chủ nghĩa Mỹ, Anh, Pháp cho đến ắc-giang-tin, Đan Mạch, Ấn Độ, Miến Điện đều cũng có dịch, nhiều nhất là A.Q chính truyện. Như vậy từ câu của chủ tịch Mao mà chúng ta có thể nói thêm rằng: “Lỗ Tấn sẽ là thánh nhân của vô sản thế giới khi thế giới còn có giai cấp”. Văn học cổ đại Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam …cho đến khi văn hóa phương Tây vào Việt Nam, đặc biệt là thời Pháp thuộc thì văn học Việt Nam mới chuyển qua chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây cho đến nay. Khi đọc truyện ngắn Lỗ Tấn, các độc giả Việt Nam sẽ có cảm giác thật gần gũi, nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật tài tình của ông, khiến không ít bạn cảm thấy đã gặp con người này ở đâu đó trong xã hội rộng lớn kia, thậm chí cũng có thể bắt gặp cả những tật xấu của chính bản thân mình.Trở đi, trở lại nhiều lần trong tác phẩm của ông là tuýp nhân vật dưới đáy xã hội ,khiến cho chúng ta liên tưởng tới các nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao. Thưởng thức truyện của Lỗ Tấn, người đọc sẽ bật cười bởi những chi tiết hài hước, châm 2 biếm nhưng rồi gập trang sách lại bạn không khỏi có một cảm giác ngậm ngùi. Chọn và thực hiện đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn”, theo tác giả khóa luận còn mang ý nghĩa sư phạm và thực tiễn quan trọng. Ở Việt Nam, từ lâu cái tên Lỗ Tấn đã trở nên, gần gũi, quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả. Các tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn như AQ chính truyện, Thuốc, Cố hương đã được dạy trong chương trình phổ thông, lên đại học, chúng tôi có điều kiện tìm hiểu kĩ sâu và nhiều hơn những tác phẩm của Lỗ Tấn. Đây chính là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về Lỗ Tấn, đồng thời cũng giúp cho chúng tôi có điều kiện thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu về sáng tác của ông. Trên cơ sở phục vụ cho việc học tập và giảng dạy sau này, đề tài này quả thật rất có ý nghĩa và cần thiết với những sinh viên chuyên ngành Sư phạm Văn như chúng tôi, giúp cho độc giả và người thực hện đề tài hiểu sâu sắc hơn về tài năng sáng tạo nghệ thuật và tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn yêu nước Lỗ Tấn cũng như vị trí của ông trong lịch sử văn học Trung Quốc và thế giới. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Lỗ Tấn là người đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Trung Quốc.Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, ông đã để lại cho dân tộc Trung Hoa nói riêng và nhân loại nói chung một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, phong phú. Do đó đã xuất hiện rất nhiều các công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông. Có thể nói, hiếm có nhà văn nước ngoài nào ở Việt Nam như Lỗ Tấn, ngay sau khi có mặt khoảng hơn thập kỷ, đã có tới bốn tập sách giới thiệu và nghiên cứu. Trong đó, cuộc đời, con đường phát triển tư tưởng cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà văn đã được giới thiệu khá đầy đủ và có hệ thống. Bên cạnh cuốn sách của GS. Đặng Thai Mai là các cuốn: Lỗ Tấn, chủ tướng cách mạng văn hóa Trung Quốc (1958) của Lê Xuân Vũ; Lỗ Tấn, thân thế, tư 3 tưởng, sáng tác (1960) của Lý Hà Lâm-GS của đại học Nam Khai-Thiên Tân sang giảng chuyên đề tại Đại học tổng hợp Hà Nội; Lỗ Tấn (1971) của Trương Chính. Sau này còn có Lỗ Tấn, nhà lý luận văn học (1977) cuả Phương Lựu; Nguyễn Hiến Lê còn tự xuất bản tập Văn học Trung Quốc hiện đại (1968) với nhiều trang viết dành cho Lỗ Tấn. Sau Đặng Thai Mai là GS.Lương Duy Thứ với các công trình Lỗ Tấn - tác phẩm và tư liệu, Thi pháp Lỗ Tấn, Lỗ Tấn phân tích tác phẩm . Trong giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc tập II, Nguyễn Khắc Phi có viết:“Lỗ Tấn đã dành một phần ba truyện ngắn của mình trong “Gào thét” và “Bàng hoàng” để phản ánh số phận của người phụ nữ Trung Quốc trong xã hội cũ”. Nguyễn Khắc Phi chỉ ra một số nét tính cách của người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn như sau: “Hai loại phụ nữ mà Lỗ Tấn thường phản ánh trong truyện là phụ nữ lao động và trí thức… Họ đều có tinh thần phản kháng nhưng vì đơn độc, yếu ớt cuối cùng đều bị thất bại. Thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc, vùng vẫy chống lại lễ giáo phong kiến, cuối cùng bị cái lễ giáo đó làm cho mụ mẫm, sống lay lắt, chết trong giá tuyết của kiếp người ăn mày. Cô Ái trong “Ly hôn” quyết không để nhà chồng hành hạ áp bức, cô bỏ về nhà mẹ đẻ, kiện cáo lên huyện không xong thì lên phủ, làm cho bên nhà chồng phải khuynh gia bại sản. Nhưng cuối cùng cô cũng bị thế lực phong kiến áp đảo làm mất hết chí khí, đành phải nhẫn nhục nhận lấy chín mươi đồng bạc của nhà chồng bồi thường cho. Còn Tử Quân trong “Tiếc thương những ngày đã mất” là một phụ nữ có học, kiên quyết đấu tranh giành quyền tự do hôn nhân. Cô đã bất chấp sự ngăn cản của bạn bè và sự dèm pha của xã hội để đến với tình yêu”. Nguyễn Khắc Phi cũng nêu lên một số biện pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ:“Trong Lễ cầu phúc qua mười ba lần tả đôi mắt thím Tường Lâm, Lỗ Tấn nêu lên diễn biến phức tạp trong tâm trạng thím. Hoặc trong truyện Trong quán rượu để làm nổi bật cái trong trắng hồn nhiên của A Thuận, Lỗ Tấn đã chú ý miêu tả cặp mắt của A Thuận “trong suốt như nền 4 trời một đêm quang tạnh”. Thủ pháp “vẽ đôi mắt, tả linh hồn” trên đây của Lỗ Tấn đã có tác dụng to lớn, nó làm tăng sức truyền cảm nghệ thuật, thể hiện được chỗ sâu kín của tâm hồn”. Cùng với các công trình nghiên cứu của các tác giả khác, chúng tôi thấy rằng các nhà nghiên cứu không chỉ chú trọng khai thác về cuộc đời, nhân cách cũng như thi pháp truyện ngắn của nhà văn mà còn chú ý tới cả các hình tượng tiêu biểu trong tác phẩm của Lỗ Tấn, đặc biệt là hình tượng người phụ nữ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu cơ sở xuất hiện, đặc điểm và nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật người phụ nữ được đề cập trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Từ đó có thể hiểu thêm được về tài năng của Lỗ Tấn và cái nhìn đúng đắn về xã hội Trung Quốc. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn. 4.2. Phạm vi khảo sát. Nghiên cứu qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo sát văn bản. Phương pháp thống kê. Phương pháp phân tích nhân vật. Phương pháp so sánh, tổng hợp. 6. Cấu trúc khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của khoá luận gồm hai chương như sau: Chương 1. Đặc điểm hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn. 5 Chương 2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn. 6 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN 1.1. Khái niệm nhân vật văn học và hình tượng nhân vật 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học. Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng. Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương diện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kĩ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều hay ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)-NXB ĐHQGHN-2000 thì “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thtj trong đời sống”. “Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người” và “thể hiện quan điểm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người, vì thế nhân vật luôn gắn liền với chủ đề tác phẩm”. Trong cuốn Lí luận văn học, giải thích: “Nhân vật văn học là hình tượng cá thể con người (hoặc các con vật, cây cỏ, sinh thể hoang đường) được gán cho những đặc điểm gắn với con người trong tác phẩm văn học, cái đã được nhận thức, tái tạo thể hiện bởi nhà văn bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.” Nhân vật thể hiện tập trung một loại phẩm chất, tính cách nào đó của con người hoặc các phẩm chất, tính cách, đặc điểm của một loại người nhất định của một thời đại. Con người được miêu tả cụ thể trong tác phẩm văn học. Dù tác phẩm tự sự, trữ tình hay kịch, dù gián tiếp hay trực tiếp thì văn học đều miêu tả con người. 7 Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, anh Pha …) , cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều .Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn đồng thoại, thần được đưa ra để nói con người. Betong Brecht cho rẳng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người song mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử .Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Nhân vật được thể hiện bằng hình thức khác nhau có những nhân vật được miêu tả tỉ cả về hình thức lẫn thế giới nội tâm bên trong, có những nhân vật chỉ được nhấn mạnh ở 1 phương diện. Nhân vật văn học mang tính ước lệ, là bóng dáng, khái quát con người trong đời sống chứ không phải con người thật. Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó. 1.1.2. Khái niệm hình tượng nhân vật. Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, giúp con người thể hiện ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi mối quan hệ có ý nghĩa muôn màu, muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tính cách bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, công thức mà bằng hình tượng, làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hình tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể. 8 Theo Từ điển Hán Việt giải thích: “Hình tượng nhân vật là hình ảnh con người hay đời sống được miêu tả trong tác phẩm để phản ánh hiện thực và thể hiện một tư tưởng, tình cảm nào đó”. Hình tượng nhân vật người phụ nữ được Lỗ Tấn miêu tả trong hai tập truyện ngắn của mình đều là những con người đại diện cho các loại số phận khác nhau trong xã hội Trung Quốc đương thời. Thông qua những con người ấy, Lỗ Tấn đã thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người, về cuộc sống trong xã hội phong kiến Trung Hoa nửa đầu thế kỷ XX một cách sâu sắc. 1.2. Đặc điểm hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ được hiện diện ở nhiều vị trí trong xã hội và để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong thơ văn hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc, trong xã hội cũ, người phụ nữ lại không được như vậy, sống trong một xã hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, quan niệm “trọng nam khinh nữ”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” ( tức là: một con trai cũng là có, mười con gái cũng như không); “nữ nhân ngoại tộc” (tức là :phụ nữ là người ngoài); thậm chí ngay từ trong Kinh Thi người ta đã nói: “Nãi sinh nam tử, tái lộng chi chương. Nãi sinh nữ tử, tái lộng chi nghĩa” (tức là: Sinh con trai thì được cho chơi cùng viên ngọc. Sinh con gái thì cho chơi đùa với ngói). Trong một xã hội như thế, với những quan niệm, những tư tưởng như thế thì khách má hồng (người phụ nữ) gặp chuyện mệnh bạc là sự xưa nay thường thấy. Hay nói như đại thi hào Nguyễn Du của chúng ta: “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Không phải đến Lỗ Tấn thì vấn đề người phụ nữ mới được đề cập đến mà trong văn học Trung Quốc, đây là vấn đề suyên suốt mọi thời kỳ văn học. Văn học viết về người phụ nữ có rất nhiều cảm hứng nhưng cơ bản, chủ yếu 9 và có giá trị nhất là những sáng tác thể hiện sự đồng cảm, thương sót với những số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đặc điểm này xuất hiện từ những sáng tác văn học đầu tiên, đó là Kinh Thi – tuyển tập thơ dân gian đầu tiên của văn học Trung Quốc. Trong Kinh Thi, bên cạnh những bài thơ viết về tình yêu và hôn nhân lành mạnh, trong sáng, mang tinh thần lạc quan thì còn xuất hiện nhiều bài thơ được dựng lên một cách sinh động hình ảnh của người phụ nữ đau khổ: có người lớn tuổi mà chưa thành gia thất (Phiếu hữu mai); có thiếu nữ muốn yêu mà không được yêu, thân phận họ lênh đênh như chiếc bách giữa dòng (Bách chu, Tương Trọng Tử); đau khổ hơn là thân phận những người vợ bị chồng phụ bạc, chị cất lên lòi than ai oán cho số phận hẩm hiu của mình và cũng là thân phận của bao nhiêu người phụ nữ khác: “Làm thân con gái ai ơi, Chớ nên cùng với con trai phải lòng. … Gái này ăn ở chẳng sai, Trai kia ăn ở ra hai ba lòng” Cùng với sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Khổng – Mạnh trong đời sống xã hội thì vấn đề thân phận của người phụ nữ càng trở nên bức thiết hơn. Từ Kinh Thi đến những bài thơ trong dân ca nhạc phủ đời Hán như: Hữu sở tư, Oán ca hành… chúng ta có thể thấy những vần thơ viết về người phụ nữ dường như thống thiết, bi thương và nhiều nước mắt hơn. Đến đời Đường, người phụ nữ và số phận đau khổ của họ cũng thu hút rất nhiều nhà thơ. Thơ tiên Lý Bạch cũng từng viết về thân phận người phụ nữ trong các bài thơ như Thiếp bạc mệnh, Bạch đầu ngâm, ông đả kích tình trạng có mới nới cũ của đàn ông, đồng thời nêu lên nỗi đau khổ tủi hờn của người phụ nữ có chồng nhưng bị chồng ruồng bỏ. Trong thơ Lý Bạch người phụ nữ hiện ra đầy xót thương nhưng chưa đến mức quằn quại, đau đớn như trong thơ Đỗ Phủ. Trong bài thơ Tự kinh phó Phụng Tiên, Đỗ Phủ đã thể hiện một cách 10 cảm động nỗi đau đớn của một người phụ nữ nông dân bị người ta đánh đập một cách phũ phàng. Đồng cảm và thương sót cho thân phận đau khổ của người phụ nữ, cho nên nhà thơ Bạch Cư Dị đã từng kêu gọi: “Tu chi phụ nữ khổ Tòng thử mạc tượng khinh.” (tức là: Phải biết nỗi khổ cảu người phụ nữ, để từ đây không coi khinh họ nữa). Tuy nhiên Bạch Cư Dị cũng nhận thức được một cách sâu sắc nguồn gốc dẫn đến những nỗi khổ của người phụ nữ là ở chính cái trật tự xã hội chính thống đương thời. Họ khổ do phải chịu sự chi phối của những tư tưởng đã ăn sâu bám chắc trong lòng xã hội ấy. Vì vậy Bạch Cư Dị đã thốt lên: “Đời người không nên làm phụ nữ Trăm năm vui khổ cũng do người.” Cùng với các nhà thơ đời trước, đến Lỗ Tấn thì người phụ nữ cũng là những đối tượng chính trong truyện của ông bên cạnh các đề tài như người trí thức hay người nông dân. Trong 26 thiên truyện của hai tập “Gào thét” và “Bàng hoàng” có 20/26 có sự xuất hiện của nhân vật người phụ nữ, khi thì họ là những nhân vật chính câu chuyện (chị Tư Thiền – Ngày mai; thím Tường Lâm - Lễ cầu phúc; Ái-Li hôn…) khi thì họ là những nhân vật phụ tham gia vào tình huống trong truyện nhưng mỗi sự xuất hiện lại một vẻ khác nhau. Lỗ Tấn là một nhà văn Trung Quốc thiết tha nhất và hiểu sâu sắc nhất với tầng lớp người dưới đáy xã hội đặc biệt là những người phụ nữ. Ông đồng cảm sâu sắc với những nỗi bất hạnh của họ. Trong hai tập truyện này, khi khảo sát, chúng tôi thấy rất ít các tác phẩm là không có hình ảnh người phụ nữ, dù là nhân vật chính hay phụ thì đều nói lên được nỗi khổ đồng thời là những mong muốn, khao khát của họ trong cuộc sống. Lỗ Tấn đã xây dựng những cái tên đại diện cho từng tầng lớp. Thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc, Chị Tư Thiền trong Ngày mai là vấn đề tiết liệt, và vấn đề nhịn nhục, u lì. 11 Cô Ái đại diện cho những người có ý thức phản kháng nhưng chỉ là tự phát. Tử Quân đại diện cho những con người có tư tưởng tiến bộ thời bấy giờ. Những nhân vật phụ nữ của ông từ những phụ nữ nông thôn bị giam hãm trong những thứ “quyền” đến những cô gái thành thị nói ra: “Con người của em là của em, không ai có quyền can thiệp vào đời em cả” như Tử Quân cũng cùng chung số phận với những nhân vật khác. Ở một lúc nào đó có một “luống ánh sáng” chợt lóe lên với họ nhưng nó chẳng đủ quang năng để họ nhận ra con đường và cũng thiếu nhiệt năng để hong khô những ẩm mốc bao quanh họ. Lỗ Tấn đã cho chúng ta chứng kiến tường tận cái cột phong kiến mục rũa trong cảnh ngộ của thím Tường Lâm. Thần quyền, cường quyền, phụ quyền, lễ giáo, gia phong làm cho thím đơ dại đến nỗi chở thành con người gỗ. Người ta cho rằng thím dơ bẩn vì lấy hai đời chồng, không ai nghe thím kể lể, không ai cảm thông cho đứa con tội nghiệp của thím và cuối cùng thím chết trong đói và rét giữa cái không khí vui tươi của ngày lễ cầu phúc. Rồi đến cô Ái, dù cô có cất cao giọng chửi bố chồng là “thằng chó già”, chửi chông là “thằng chó đểu” thì rốt cục cô vẫn chẳng lấy lại được sự công bằng cho những uất ức, tủi nhục của mình, bởi cụ Thất, cái con người béo lùn ấy chính là trở ngại lớn nhất của cô, người ta phán cô sao cô đành chịu. Và cả Tử Quân nữa, cuộc sống hạnh phúc mà nàng mơ ước cùng với Quyên Sinh chỉ diễn ra trong một thời gian rồi nàng đành quay trở lại với con mắt ghẻ lạnh của người đời và sự hà khắc của ông bố. 1.2.1. Luôn day dứt, đau khổ. Thím Tường Lâm, người phụ nữ chìm đắm trong những bất hạnh triền miên Thím lấy chống năm mười bảy tuổi, chồng kém thím mười tuổi. Cuộc hôn nhân ép gả không có hạnh phúc với tư tưởng “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, nó không xuất phát từ tình yêu chính thím là nạn nhân của lễ giáo phong kiến nhưng thím cũng phải chấp nhận và nghĩ rằng khi có một gia đình 12 thì thím được yên thân, trớ trêu thay thím lại trở thành một góa bụa khi mới ngoài hai mươi tuổi. Thật là một nỗi đau đớn tột cùng của người phụ nữ, chỗ dựa vững chắc của gia đình đã không còn nên thím đã bỏ nhà đi làm thuê kiếm sống, thím muốn lao động để quên đi tất cả. Thím những mong đem sức lao động của mình để đổi lấy một cuộc sống tối thiểu, điều mong ước ấy đâu có cao xa, ảo tưởng: “Ngày tháng trôi qua rất nhanh. Công việc thím không hề bê trễ, ăn gì xong bữa thì thôi. Đã làm thì làm cật lực không suy tính thiệt hơn. Ai cũng khen nhà ông Tư nuôi được người ở gái siêng năng, lanh lẹn hơn cả đàn ông nữa. Công việc cuối năm một mình thím đảm đương hết, nào là quét dọn, lau nền nhà, giết gà, mổ ngỗng, thức suốt đêm nấu nướng sửa soạn lễ cầu phúc chẳng phải thuê mướn ai thêm. Thế nhưng thím lại lấy rất làm hể hả, trên môi thoáng thấy có nụ cười, và mặt mày cũng béo trắng ra”. Những cuộc đời đầy nghiệt ngã cứ bám riết lấy người phụ nữ bất hạnh này, mẹ chồng thím bắt thím về rồi gả bán thím lấy tiền mua cô dâu mới cho em chồng. Thím cũng không chịu lặng lẽ trên bước đường cùng của mình, thím đã chống cự lại sự sắp đặt của mẹ chồng. Khi bị bắt gả về cho người khác, thím “khóc và la lên mấy tiếng” thím đã vùng vẫy cố mong có ai đó nghe và cứu mình, thím sợ một cuốc sống lặp lại như cũ với bà mẹ chồng cay nghiệt. Khi bị gả cho người khác, thím phản kháng kịch liệt: “Thím ta làm dữ lắm cơ … suốt dọc đường cứ la hét, chửi bới ầm ĩ lên, lúc về đến Hạ Gia Úc thì khản tịt cả cổ. Lôi ra khỏi kiệu, hai người đàn ông và chú em nữa ra sức kìm giữ thím ta lại, mà thím ta cũng chả chịu lễ bái cho ra trò, vừa sơ ý hở tay ra một cái là ối giời ơi, a di đà phật, thím ta đập ngay đầu vào góc hương án rồi thủng một lỗ sâu hoáy, máu tươi phụt ra, phải lấy hai nắm tàn nhang dịt vào, rồi lấy hai vuông vải điều buộc chặt lại mà vẫn không cầm nổi. Mãi đến khi mỗi người một tay xúm lại vực thím ta vào trong buồng với chồng, rồi khóa trái lại mà thím ta vẫn chửi”. Nhưng cuối cùng thím cũng không làm thay đổi 13 được gì, hậu quả là thím bị vết sẹo trên trán như một nỗi sỉ nhục của cuộc đời. Thím là một con người mà vì sao lại trở thành vật có thể mua đi bán lại như vậy? Nguyên nhân đó là vì cái xã hội phong kiến tàn ác khiến thím trở nên như vậy, cũng chính vì nó mà thím bị người dân Lỗ Trấn khinh bỉ, xa lánh vì nghĩ rằng thím lấy hai đời chồng là bại hoại gia phong. U Liễu nói với thím: “Thím nghĩ mà xem, mai sau thím chết xuống âm phủ, hai người chồng tranh nhau thì thím sẽ về ở với người nào? Vua Diêm Vương đành phải cưa đôi thím ra, chia cho mỗi người một nữa, tôi thấy thật là …”. Lấy chồng mới thím cũng có niềm hạnh phúc nhỏ là sinh được thằng con trai bé nhỏ nhưng rồi niềm hạnh phúc đến với thím thật ngắn ngủi, chồng thím bị ốm một trận thương hàn rồi chết, con trai thím thì bị chó sói tha. Hình ảnh thằng bé bị chó sói ăn thịt,hai người chồng đều chết, thím bị người ta xa lánh, khinh bỉ, bản thân không có lấy một người họ hàng thân thích. Tất cả những bất hạnh ấy làm cho thím ngày càng mụ mẫm, không còn lanh lợi nữa, rồi người ta cũng không thuê thím nữa, thật đáng thương, thím giờ đây chỉ muốn “làm nô lệ” cho yên thân thôi cũng không được, người ta hắt hủi thím, thím trở nên bơ vơ, lạc lõng. Nỗi đau mất đứa con trai yêu quý nó hằn sâu trong tâm trí của thím. Thím lúc nào cũng đau xót kể câu chuyện đáng thương của mình mong nhận được sự đồng cảm, ban đầu thì người Lỗ Trấn cũng đồng cảm với thím nhưng sau đó, câu chuyện nghe mãi rồi họ lại quay ra dè bỉu, thậm chí không bận tâm đến thím nữa, thím lại buồn đau khổ. Câu hỏi cuối cùng trước khi chết của thím khi thím hỏi nhân vật tôi: “Con người chết rồi thì có linh hồn nữa hay không?”, câu hỏi đó cứ láy đi láy lại như một điệp khúc, nó đã tác động sâu sắc đến cảm nghĩ của người đọc. Vậy là nỗi đau khổ của con người ấy không phải là sự đói cơm rách áo mà là sự day dứt trong sâu thẳm trong tâm hồn khi nghĩ rằng lúc chết đi sẽ bị trừng phạt. Câu hỏi hoảng hốt đó thể hiện rõ thần quyền vẫn còn chế ngự trong tâm hồn thím: thím vừa muốn người chết rồi có linh hồn để gặp lại con trai, vừa 14 không muốn có linh hồn, vì không có linh hồn là không có địa ngục và như vậy thím sẽ không bị Diêm Vương cưa ra làm đôi vì lấy hai chồng. Đến cả khi chết đi rồi thím vẫn không có một câu trả lời thỏa đáng, thím mang nỗi băn khoăn đó về thế giới bên kia. Thím đã luôn sống trong nỗi ân hận, day dứt trong quá khứ và trong hiện tại, luôn mang theo gánh nặng tinh thần bên mình mà không là sao dứt ra được. Cái chết của thím mới thật xót xa. Trong khi mọi người sửa soạn đón năm mới tromg niềm vui hân hoan, hạnh phúc thì thím lại chết trong cô quạnh. Ở nhân vật thím Tường Lâm có sự dồn tụ bị kịch số phận của bao nhiêu người phụ nữ Trung Quốc dưới chế độ xã hội cũ. Cuộc đời của thím là một tấn bi kịch, Lỗ Tấn đã thể hiện mối đồng cảm đối với cuộc đời bi thảm của thím. Câu chuyện về cuộc đời thím Tường Lâm gợi nhiều suy nghĩ và nỗi trắc ẩn cho người đọc: Tại sao con người chỉ mong được “yên thân” thôi mà cũng không được? Và làm thế nào để một người phụ nữ như thím Tường Lâm có thể tồn tại được ở giữa cuộc đời này…? Tác giả không chỉ dừng lại ở những điểu mắt thấy tai nghe bên ngoài mà quan trọng hơn là sự soáy sâu, phanh phui tới tận gốc rễ của sự thật. Thím Tường Lâm tuy bất hạnh nhưng vẫn được mọi người đồng cảm, còn chị Tư Thiền còn không có được sự cảm thông từ xung quanh. Chị là nạn nhân của hủ tục xã hội, số phận chị không may mắn có một niềm hạnh phúc, cuộc đời cứ vùi dập chị trong sự đau khổ triền miên. Chị là một người phụ nữ bất hạnh, mất chồng, chị sớm trở thành góa bụa, chị chèo chống với cuộc đời để nuôi dạy đứa con yêu quý. Chị tìm thấy ở con niềm vui, nguồn động lực, niềm an ủi để sống. Ước mơ lớn nhất của chị là luôn được sống bên con, chăm lo ăn sóc cho con. Nhưng hạnh phúc nhỏ nhoi của một người mẹ đã không còn nữa, một mình chị phải đối mặt với nỗi cô đơn, bất hạnh, chị Tư Thiền mong và chờ đợi vào “ngày mai” mà đâu biết rằng phía trước chị là một màu tối đen. 15 Mặc dù phải lao động vất vả, phải thức đêm hôm để quay tơ nhưng chị cũng thấy hạnh phúc. Những vòng quay đều đều khi có đứa con trai bên cạnh cũng mang linh hồn và chan chứa hạnh phúc. Tất cả hạnh phúc chị gửi gắm vào đứa con trai yêu quý. Thế nhưng cũng giống với thím Tường Lâm, chị đã mất đi đứa con trai yêu quý của mình. Đối với chị lúc đó, mỗi tấc sợi kéo ra hình như đều có ý nghĩa, có linh hồn. Nhưng bây giờ chị thế nào? Điều đó chị quả thực không nghĩ ra được như thế nào cả. Trước mắt chị chỉ là bóng đêm, chị không thể nào tin vào hiện thực, chị không tin rằng con trai chị lại bỏ chị mà đi. Chị chỉ có nó là niềm hạnh phúc, là động lực để lao động. Tâm hồn chị cứ như trong mơ: “Chị giương mắt to nhìn xung quanh thấy làm quái lạ, những việc xảy ra đều là những việc không thể xảy ra được. Chị nghĩ bụng: “mình chiêm bao chăng” chị không tin những việc xảy ra là thực, “Chị càng nghĩ càng sửng sốt. Rồi chị cũng thấy một việc khác lạ nữa là gian nhà chị ở sao lại vắng vẻ thế này”. Chi khao khát tiếng mẹ ơi, mong muốn có thể gặp lại đứa con bé nhỏ, chị: “Nhớ lại hồi nào chị ngồi kéo sợi, thằng Báu ngồi cạnh ăn đậu hồi hương, nó giương cặp mắt bé tý, đen nháy nhìn chị một lúc lâu” giờ đây “chị cảm thấy cái gian nhà to hơn, trống trải đó vây lấy chị, đè lên người chị, làm chị không thở được”. Chị vật vã trong nỗi đau của người mẹ mất con. Trước mắt chị, một màu đen bao phủ: động lực sống, niềm an ủi cuộc đời không còn nữa, tương lai mù mịt. Những người xung quanh thì tỏ ra thờ ơ trước nỗi đau của chị. Chị cố gắng vớt vát chút ít hơi ấm của đứa con nhỏ còn sót lại, cố gắng gặp hình ảnh con trong mơ. Đó là niềm an ủi duy nhất để chị tiếp tục sống tồn tại trong cuộc đời. “Ngày mai” luồng ánh sáng sẽ tỏa ra và nó khơi lên những nỗi đau trong lòng chị. Nó không sưởi ấm tâm hồn người mẹ mà lại làm cho nỗi đau mất con của người mẹ trở nên nhức nhối. Cuộc đời chị đã bị bóng đen bất hạnh cuốn đi, rồi đây chị sẽ sống ra sao? Liệu rằng trong cảnh vắng lặng của cái đêm trường đang chuyển mình để trở thành ánh sang của ngày mai kia, 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan