Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy công nghệ 7...

Tài liệu Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy công nghệ 7

.DOCX
17
60
111

Mô tả:

SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 SÔÛ GIAÙO DUÏC – ÑAØO TAÏO TÆNH BÌNH DÖÔNG PHOØNG GIAÙO DUÏC – ĐÀO TẠO PHUÙ GIAÙO    TRÖÔØNG TRUNG HOÏC CÔ SÔÛ AN BÌNH ÑEÀ TAØI HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 7 DAÏY TOÁT HOÏC TOÁT Ngöôøi Thöïc Hieän GV: Giáo viên: Trang 1 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 Toå : Hóa - Sinh Naêm Hoïc: 20 – 20 Phần I : MỞ ĐẦU I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Về mặt lý luận : Trong nhiều năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Nghị quyết TW 2 khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học...”. Cần chuyển từ “Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm” sang “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, phải tích cực hoá các hoạt động của học sinh, khơi dậy cho các em tính khao khát, tìm tòi, nghiên cứu, cố gắng phát huy trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Để thực hiện điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có những cải tiến trong phương pháp dạy và học của học sinh. Từ đó giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người “Năng động sáng tạo – Có năng lực giải quyết vấn đề”. Cần thực hiện giảng dạy trên lớp với nhiều phương pháp phù hợp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bộ Giáo dục - Đào tạo triển khai thực hiện mô hình xây dựng “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”. Đây là mô hình cải thiện linh hoạt các hoạt động thường ngày của nhà trường nhằm làm cho các hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong giáo dục, phù hợp với nhu cầu và cuộc sống , tạo tâm lý cho người học được thoải mái, gắn liền với việc phát triển tư duy học tâp của học sinh, bảo đảm vận dụng hết thiết bị dạy học, các nguồn lực cần thiết, phù hợp với học sinh. Đảm bảo cho học sinh được phát triển toàn diện những kỹ năng học tập và kỹ năng sống. Giáo viên: Trang 2 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 2. Về mặt thực tiễn : Qua nhiều năm giảng dạy môn công nghệ 7 tôi thấy rằng đây là môn công nghệ rất hay và rất thực tế đối với các em học sinh . Đặt biệt đối với các em sống trong vùng nông thôn thì kiến thức trong bài học còn quan trong hơn rất nhiều.Cuộc sống hằng ngày của các em đều gắn liền với bài học từ đó vận dung được kiến thức từ bài học vào thực tế công việc tại gia đình, địa phương .Do đó việc tiếp thu kiến thức cũng dễ dàng hơn nếu các em biết vân dụng các kiến thức từ thực tế vào cuộc sống và ngược lại. Muốn cho các em nắm được các kiến thức trong bài học tốt vận dụng được vào thưc tế thì chính những nhà giáo là người sẽ truyền thụ kiến thức cho các em và bản thân tôi thấy rằng trong các phương pháp truyền đạt kiến thức cho các em thì đặc trưng của bộ môn này chính là phương pháp hoạt động nhóm từ đó giúp cho các em tự trao đổi kiến thức cuộc sống và bài học với nhau. Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài : “Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7”. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Để thực hiện được đề tài này thì ngoài kiến thức trong sách giáo khoa ,tài liệu tham khảo, trong cuộc sống thường ngày học sinh cần có một không gian, thời gian để nghiên cứu ở gia đình .Phạm vi cần nghiên cứu chỉ giới hạn ở trường , gia đình, địa phương và được thực hiện trong quá trình học tập, ngoại khóa. Nhưng bên cạnh mặt tích cực còn có môt số hạn chế nhất định như một số học sinh chưa tập trung trong học tâp, một số chưa được phụ huynh quan tâm, động viên vì coi môn học này chỉ là môn phụ ,bên cạnh quá trình giảng dạy thì việc vận dụng vào thực tế một số trường hợp chưa thực hiện được vì phải có thời gian đi thực tế. Giáo viên: Trang 3 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 Phần II : NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận vấn đề nghiên cứu: Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo, tiếp thu được những tri thức khoa học, kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội. Thì việc giảng dạy học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế là điều thầy cô mong muốn. Với nội dung học tập của môn Công nghệ 7 chứa đựng cả một kho tàng kiến thức thực tế sinh động và phong phú, hấp dẫn, dễ kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện cho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng như hứng thú học tập của học sinh. Công nghệ là môn khoa học của cuộc sống, kiến thức chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp quan sát, mô tả thực nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế từ địa phương... Muốn thực hiện các bài học trên lớp. Giáo viên phải là người hướng dẫn các em chủ động trong giờ học. Qua thực tế hiện nay để đạt một giờ dạy tốt là cả một vấn đề mà mỗi thầy cô chúng ta cần quan tâm : Có những giờ dạy rất thành công, nhưng cũng có những giờ dạy chưa đạt được mục đích của bản thân mỗi giáo viên đứng lớp. Vì những cơ sở trên đây tôi muốn trao đổi với các bạn tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để các giờ dạy môn công nghệ đạt kết quả cao nhất bao gồm các yếu tố cơ bản như: -Về kiến thức : Cần nắm những kiến thức cơ bản nào? -Về kỹ năng : Cần rèn luyện kỹ năng gì? -Về thái độ : GD học sinh về thái độ … -> tìm ra biện pháp thực hiện. -Về phương pháp : vận dụng phương pháp nào phù hợp cho bài học Giáo viên: Trang 4 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 Do vậy việc sử dụng phương pháp hoạt động nhóm sẽ giúp cho hoc sinh bớt nhàm chán trong học tập và có tác dụng rất lớn trong hoạt động học tập của học sinh, làm cho việc học tập trở nên lí thú , kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh. 2. Thực trạng ban đầu khi chưa áp dụng phương pháp hoạt động nhóm. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng nếu cứ sử dụng phương pháp thường giảng dạy là đặt câu hỏi, nêu vấn đề , thảo luận nhóm khi giáo viên đặt câu hỏi thì thường chỉ thuyết phục được học sinh trong một thời gian sau đó học sinh cảm thấy không còn hứng thú với việc học như vậy chưa phát huy hết tính tích cực sự tò mò để tìm hiểu bài học . Khi chưa áp dụng phương pháp hoạt động nhóm vào quá trình giảng dạy môn công nghệ 7 thì việc học tập của học sinh có nhiều hạn chế chưa kích thích được sự tìm tòi học hỏi của học sinh từ thực tế và việc chuẩn bị bài học trước ở nhà chưa được học sinh quan tâm đúng đắn. Từ đầu năm học khi áp dụng phương pháp hoạt động nhóm theo phương pháp này do học sinh chưa là quen nên còn nhiều bở ngỡ vì thường giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận nhưng theo phương pháp này thì học sinh phải tự tìm hiểu bài ,đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi nhưng sau môt thời gian làm quen với phương pháp học mới thì việc học của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt học sinh hiểu bài ngay tại lớp khắc sâu được kiến thức nhanh hơn và sâu hơn từ đó tạo cho học sinh sự hứng thú học tâp nhiều hơn. Ngoài ra việc sử dụng tranh ảnh, mẫu vật trong giảng dạy vẫn còn có mặt hạn chế vì chưa được đúng với thực tế cuộc sống do đó chính sự tìm hiểu trước bài học ở gia đình sẽ góp phần làm cho bài học thêm sinh động. Chính từ việc thay đổi phương pháp giảng dạy đã tạo cho học sinh sự tư duy khám phá xung quanh tạo nên sự hứng thú trong học tâp và nhân thức việc học của học sinh . 3.Biện pháp thực hiện : Khi thực hiện việc dạy học theo phương pháp họat động nhóm này ta có thể chia ra làm 4 bước như sau: Giáo viên: Trang 5 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 *Bước 1: Đối với giáo viên Chia nhóm học sinh theo tổ cần thảo luận , thường thì 4 đến 5 em được chia thành 1nhóm và trong 1 lớp thường được chia thành 8 nhóm nhỏ nếu lớp sĩ số khoảng 30 em và đặt số thứ tự từ nhóm 1đến nhóm 8 cho từng nhóm nhỏ. Sau đó cho các em đọc toàn bộ bài học trong sách giáo khoa và kết hợp với xem các tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học để học sinh quan sát trong vòng 5 phút và liên hệ với cuộc sống. Giáo viên chia bảng ra thành từng phần nhỏ cho các nhóm lên đặt câu hỏi qua tìm hiểu bài trong sách giáo khoa. *Bước 2 : Đối với học sinh Khi đọc bài xong và quan sát tranh ảnh học sinh tự thảo luận nhóm với nhau và mỗi nhóm sẽ tự đặt ra cho nhóm mình các câu hỏi để thảo luận. Sau khi các nhóm thảo luận và đặt câu hỏi xong, giáo viên sẽ cho các nhóm lên viết câu hỏi của mình lên bảng. Khi các nhóm đã viết đầy đủ 8 câu hỏi lên bảng nếu những câu hỏi nào bị trùng lấp thì những nhóm nào viết câu hỏi sau nhóm còn lại sẽ đặt câu hỏi khác trong một thời gian ngắn để đảm bảo thời gian. Trong phần này giáo viên có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh viết câu hỏi cho đầy đủ ý nghĩa. Sau khi các em đã đặt xong các câu hỏi giáo viên nhận xét các câu hỏi và đánh giá câu hỏi các em vừa đặt xong. *Bước 3: Chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi Sau đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện thao tác là chia lại nhóm cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi đây là bước quan trọng giúp các em tìm hiểu bài tốt và khắc sâu kiến thức theo các trình tự sau : Khi đã chia học sinh làm 8 nhóm nhỏ và đặt thứ tự từ 1 đến 8 giáo viên chỉ cần phân công lại nhóm trả lời câu hỏi theo sự phân công công việc của mình như : Nhóm 1 trả lời câu hỏi nhóm 6 Nhóm 6 trả lời câu hỏi nhóm 2 Giáo viên: Trang 6 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 Nhóm 2 trả lời câu hỏi nhóm 8 Nhóm 8 trả lời câu hỏi nhóm 5 Nhóm 5 trả lời câu hỏi nhóm 3 Nhóm 3 trả lời câu hỏi nhóm 7 Nhóm 7 trả lời câu hỏi nhóm 4 Nhóm 4 trả lời câu hỏi nhóm 1 ( Đối với các bài khác ta sẽ chia nhóm theo thứ tự khác nhưng nguyên tắc chung vẫn như vậy) Sau đó giáo viên cho các nhóm 5 phút để thào luận nhóm trả lời câu hỏi. Sau khi đã thảo luận xong các nhóm được phân công lên ghi kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng cho hoàn chỉnh. Khi đã đủ các câu trả lời của 8 nhóm ta thực hiện nhận xét trả lời câu hỏi *Bước 4 : Nhận xét trả lời câu hỏi Các nhóm đặt câu hỏi sẽ tự nhận xét câu trả lời của các nhóm vừa được phân công trả lời xem câu trả lời có phù hợp không, có đảm bảo đủ nội dung câu hỏi yêu cầu, nếu câu hỏi nào trả lời chưa đạt ta sẽ cho nhóm đó bổ sung câu hỏi cho hoàn chỉnh với yêu cầu câu hỏi Khi các nhóm trả lời xong giáo viên cho các nhóm khác và các em trong các nhóm khác (giáo viên gọi bất kì một em khác để trả lời câu hỏi) góp ý và tự bổ sung cho hòan chỉnh tất cả các câu hỏi thảo luận. Sau khi các nhóm đã hoàn thành đầy đủ việc trả lời các nội dung câu hỏi giáo viên nhận xét từng câu hỏi của học sinh và những thiếu xót, khuyết điểm của học sinh giáo viên ghi nhận và sửa chữa. Từ đó giáo viên chỉ cần tóm gọn lại nội dung bài và đặt câu hỏi chung cho học sinh trả lời, giáo viên nhận xét trả lời của học sinh và cho học sinh tự ghi bài theo nội dung đã thảo luận kết thúc bài học. ** Ví dụ bài học cụ thể : Bài 30: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI * Bước 1: Chia nhóm thảo luận, cho các em đọc bài trong sách giáo khoa và xem tranh Chia học sinh thành 8 nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 đến 4 em học sinh. Giáo viên: Trang 7 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 Giáo viên: Trang 8 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 * Bước 2 : Học sinh thảo luận đặt câu hỏi và trình bày câu hỏi nhóm mình lên bảng như sau : (bao gồm 8 câu hỏi của 8 nhóm) Nhóm 1: Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế ? Nhóm 2 : Ở địa phương em chăn nuôi đóng vai trò như thế nào? Nhóm 3 : Chăn nuôi cung cấp những loại thuốc gì ? cho ví dụ Nhóm 4 : Hãy lấy ví dụ những sản phẩm có từ chăn nuôi. Nhóm 5 : Hãy cho biết nhiệm vụ của phát triển chăn nuôi ở nước ta. Nhóm 6 : Thế nào là sản phẩm sạch Nhóm 7: Chăn nuôi gia đình có lợi gì ? Nhóm 8 : Đa dạng về quy mô chăn nuôi là gì? * Bước 3 : Chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. Nhóm 1 trả lời câu hỏi nhóm 6 Nhóm 6 trả lời câu hỏi nhóm 2 Nhóm 2 trả lời câu hỏi nhóm 8 Nhóm 8 trả lời câu hỏi nhóm 5 Nhóm 5 trả lời câu hỏi nhóm 3 Nhóm 3 trả lời câu hỏi nhóm 7 Nhóm 7 trả lời câu hỏi nhóm 4 Nhóm 4 trả lời câu hỏi nhóm 1 Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi và ghi phần trả lời câu hỏi vừa thảo luận lên bảng. * Bước 4 : Nhận xét trả lời câu hỏi. - Giáo viên gọi từng nhóm đặt câu hỏi đứng lên nhận xét câu trả lời của các nhóm được phân công trả lời câu hỏi của mình. - Giáo viên cho các nhóm khác bổ sung những ý còn thiếu. - Giáo viên gọi một vài học sinh đứng lên nhận xét và bổ sung. - Giáo viên tóm lại nội dung bài và hướng dẫn cho học sinh tự ghi bài. Giáo viên: Trang 9 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 Đối với các bài học khác trong môn công nghệ 7 này giáo viên cũng áp dụng phương pháp trên nhưng chỉ cần thay đổi nhóm trả lời thì các tiết học đều sinh động. Phương pháp trên giúp cho học sinh có ý thức hoạt động nhóm, rèn luyện bản thân mình tính tự lập và sáng tạo trong việc học. Nếu các em không chịu đầu tư suy nghĩ tìm hiểu câu hỏi trước ở nhà thì câu hỏi các em sẽ không hay và bị trùng lấp. Vì vậy đòi hỏi các em phải tự tìm hiểu trước bài học đặt các câu hỏi liên quan đến bài học trước khi đến lớp để làm cho câu hỏi thêm sinh động và có sự chọn lọc câu hỏi tốt phù hợp nhất, từ đó sẽ khắc sâu được kiến thức cho các em qua các câu hỏi trong quá trình hoạt động nhóm. 4.Thành công của phương pháp hoạt động nhóm và kết quả đạt được: Khi thực hiện thành công phương pháp thảo luận nhóm trên tôi thấy rằng học sinh có sự thay đổi rõ rệt trong học tập vì phương pháp hoạt động nhóm đã tạo cho các em sự sôi nổi trong tiết học ,qua từng tiết học còn phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh qua từng bài học, các em biết cách đặt những câu hỏi liên quan đến thực tế cuộc sống nhiều hơn, kiến thức các em tiếp thu ngày càng tốt hơn ngay tại lớp. Khi xong phần thảo luận thì trên 90% các em tiếp thu được bài ngay tại lớp làm cho tinh thần học tập của các em hăng say hơn, tiết học công nghệ không bị nhàm chán nữa. Nếu so với đầu năm thì việc học của các em đã tốt hơn nhiều các em có tinh thần đoàn kết đóng góp nhiều ý hay cho bài học từ đó mức độ thành công của bài học cũng được nâng cao hơn. Đầu năm học qua 2 bài kiểm tra : một bài kiểm tra 15 phút và một bài 1tiết. Nếu sử dụng phương pháp thảo luận bình thường là giáo viên đặt câu hỏi hoc sinh trả lời thì tỉ lệ % các em trên trung bình chỉ đạt khoảng 75%, nhưng khi áp dụng phương pháp hoạt động nhóm thì tỉ lệ % các em yêu thích môn học nhiều hơn và chất lượng cũng được nâng cao hơn trên 95% trên trung bình. Giáo viên: Trang 10 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 Lớp Sỉ số 7A4 7A5 7A6 7A7 Tổn 31 30 30 29 120 Kiểm tra 15’ G KH TB Y K Kiểm tra 1tiết G KH TB Y 10 7 10 7 34 9 13 9 13 43 5 6 6 5 22 8 5 5 6 24 12 9 10 6 37 11 15 12 15 53 1 3 2 6 28,3 35,8 18,3 20 30,8 44,2 5 5 4 4 5 18 8 6 11 6 31 11 13 8 11 43 7 7 7 6 27 1 1 7 4 5 5 21 15 25, 35,8 22,5 0,9 17,5 ĐTBM học kì I K G KH TB Y K g % 8 Các em học sinh yếu kém đầu năm không thích môn học cũng có sự thay đổi về nhận thức trong học tập nên chất lượng cũng được nâng cao hơn. Phần III : KẾT LUẬN Giáo viên: Trang 11 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 *** RÚT KINH NGHIỆM: Học tập là quá trình khám phá tri thức không ngừng ,kho tàn kiến thức không bao giờ cạn vì vậy cần tạo cho mình một cách học riêng. Đối với người thầy thì việc truyền đạt kiến thức là cả một quá trình nghệ thuật phải làm thế nào tạo được sự hứng thú trong học tập cho học sinh giúp cho học sinh tiếp thu bài học dễ dàng mà không bị nhàm chán. Là người giáo viên chỉ hy vọng mình áp dụng phương pháp tốt nhất của bản thân, tinh thần trách nhiệm với nghề luôn sáng tạo ,cải tiến phương pháp giảng dạy để giúp các em học tốt hơn biết áp dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống . Với kinh nghiệm của bản thân trong giảng dạy biết rằng đôi khi còn nhiều hạn chế chỉ mong rằng với những gì mà một người giáo viên đã tâm huyết sẽ giúp các em ngày càng học tập tốt hơn và gặt hái được thành công tốt đẹp và xin được khép lại với câu nói sau : “ Phương pháp dạy học hiệu quả cao nhất là phương pháp chinh phục tâm hồn học trò” *Tuy việc áp dụng phương pháp hoạt động nhóm có tính tích cực cao song cũng còn hạn chế như những buổi thực tế tại địa phương để học sinh thấy những vấn đề liên quan đến cuộc sống nhiều hơn. An Bình, ngày 10 tháng 02 năm 2011 Người viết Dương Quốc Tuấn MỤC LỤC  Giáo viên: Trang 12 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 Phần I : MỞ ĐẦU I. trang Lý do chọn đề tài 1 1.Về mặt lý luận 1 2.Về mặt thực tiễn 2 II. Đặc điểm tình hình Phần II : NỘI DUNG 2 2 1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3 2.Thực trạng ban đầu khi chưa áp dụng phương pháp hoạt động nhóm 4 3.Biện pháp thực hiện 4 4.Thành công của phương pháp hoạt động nhóm và kết quả đạt được 9 Phần III : KẾT LUẬN Rút kinh nghiệm 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách kháo khoa môn công nghệ 7 – Nông nghiệp 2.Sách giáo viên môn công nghệ 7 Giáo viên: Trang 13 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 3.Tài liệu tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA TRƯỜNG ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Giáo viên: Trang 14 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………… DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA PHÒNG GIÁO DỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Giáo viên: Trang 15 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …… DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA SỞ GIÁO DỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Giáo viên: Trang 16 SKKN Hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy môn công nghệ 7 ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Giáo viên: Trang 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng