Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giới hạn của tự do báo chí trong pháp luật một số nước và pháp luật việt nam...

Tài liệu Giới hạn của tự do báo chí trong pháp luật một số nước và pháp luật việt nam

.PDF
106
135
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ LOAN Giới Hạn Của Tự Do Báo Chí Trong Pháp Luật Một Số Nước Và Pháp Luật Việt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ LOAN Giới Hạn Của Tự Do Báo Chí Trong Pháp Luật Một Số Nước Và Pháp Luật Việt Nam Chuyên ngành: Pháp luật về Quyền con ngƣời Mã số: 8380101.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Thị Loan MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỚI HẠN CỦA TỰ DO BÁO CHÍ .................................................................................... 12 1.1. Báo chí và tự do báo chí ................................................................... 12 1.1.1. Quan niệm về báo chí ......................................................................... 12 1.1.2. Quan niệm về tự do báo chí ............................................................... 13 1.1.3. Mối quan hệ giữa tự do báo chí với các quyền con người khác ........ 15 1.1.4. Tự do báo chí trong luật nhân quyền quốc tế ..................................... 18 1.2. Giới hạn của tự do báo chí............................................................... 20 1.2.1. Giới hạn tự do báo chí là gì? .............................................................. 20 1.2.2. Lịch sử giới hạn tự do báo chí ............................................................ 21 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn tự do báo chí .............................. 25 1.2.4. Giới hạn tự do báo chí trong pháp luật nhân quyền quốc tế .............. 27 1.2.5. Nội dung của giới hạn tự do báo chí .................................................. 30 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 39 CHƢƠNG 2: GIỚI HẠN CỦA TỰ DO BÁO CHÍ TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC ................................................................... 40 2.1. Giới hạn của tự do báo chí trong pháp luật Hoa Kỳ .................... 40 2.1.1. Hình thức giới hạn tự do báo chí ........................................................ 41 2.1.2. Mục đích/lý do giới hạn tự do báo chí ............................................... 43 2.2. Giới hạn của tự do báo chí trong pháp luật Pháp ......................... 48 2.2.1. Hình thức giới hạn tự do báo chí ........................................................ 49 2.2.2. Mục đích/lý do giới hạn tự do báo chí ............................................... 50 2.3. Giới hạn của tự do báo chí trong pháp luật Hàn Quốc ................ 54 2.3.1. Hình thức giới hạn tự do báo chí ........................................................ 54 2.3.2. Mục đích/lý do giới hạn tự do báo chí ............................................... 55 2.4. Một số nhận xét về pháp luật giới hạn tự do báo chí ở một số nƣớc trên thế giới ............................................................................. 60 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 65 CHƢƠNG 3: GIỚI HẠN CỦA TỰ DO BÁO CHÍ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ......................................................................................... 66 3.1. Pháp luật về giới hạn của tự do báo chí trƣớc Đổi Mới (1986).... 66 3.2. Pháp luật về giới hạn của tự do báo chí từ Đổi Mới (1986) đến nay .... 70 3.3. Những bất cập, hạn chế của pháp luật về giới hạn của tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay ........................................................... 77 3.3.1. Hình thức giới hạn tự do báo chí ........................................................ 78 3.3.2. Mục đích/lý do giới hạn tự do báo chí ............................................... 82 3.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do báo chí nhằm bảo đảm quyền tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay ........... 84 3.4.1. Về thể chế ........................................................................................... 84 3.4.2. Về thiết chế......................................................................................... 86 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 94 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EU: Liên minh Châu Âu HIV/AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị POEA: Luật bầu cử công cộng Hàn Quốc UBND: Ủy ban nhân dân UDHR: Tuyên ngôn nhân quyền thế giới MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cũng như các quyền con người khác, tự do ngôn luận và tự do báo chí bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người với tư cách là một thành viên của cộng đồng nhân loại. Kể từ khi thành lập xã hội loài người, con người luôn có nhu cầu giao tiếp xã hội. Giao tiếp xã hội đã làm cho sự xuất hiện của nhu cầu thể hiện những ý tưởng và nguyện vọng cá nhân - từ mong muốn và nguyện vọng đơn giản đến những mong muốn và nguyện vọng cao hơn, trừu tượng hơn; đáp ứng các yêu cầu và lợi ích cá nhân để đáp ứng các yêu cầu và lợi ích của đa số và của toàn bộ cộng đồng xã hội. Tự do báo chí là một trong những quyền con người cơ bản được ghi nhận và bảo vệ trong luật nhân quyền quốc tế và pháp luật ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo đó, tự do báo chí được hiểu là một trong những hình thức của tự do biểu đạt, thể hiện quyền tự do biểu đạt của con người thông qua báo chí. Quyền này đã được ghi nhận lần đầu tiên trong điều 19 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948, sau đó được tái khẳng định và cụ thể hoá trong điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 (ICCPR). Trong Bình luận chung số 34 có diễn giải: Tự do biểu đạt bao gồm các tranh luận chính trị, bình luận về một người và về các vấn đề chung, vận động, thảo luận về nhân quyền, báo chí, các biểu đạt văn hóa và nghệ thuật, dạy học, và tranh luận tôn giáo. Một nền báo chí hay truyền thông tự do, không bị kiểm duyệt và không bị cản trở là cần thiết trong bất kỳ xã hội nào để đảm bảo tự do quan điểm và tự do biểu đạt và thụ hưởng các quyền khác theo Công ước. Có thể thấy tự do báo chí là một trong những quyền con người rất quan trọng. Đó là một trong các trụ cột của một xã hội dân chủ. 1 Tuy nhiên, trong lý luận về quyền con người, bên cạnh những quyền tuyệt đối, bất khả xâm phạm trong mọi hoàn cảnh như quyền sống; quyền không bị tra tấn, bị trừng phạt hay đối xử vô nhân đạo; quyền tự do tư tưởng; quyền không bị buộc phải làm nô lệ thì phần lớn các quyền con người khác đều là các quyền có thể bị hạn chế hoặc bị đình chỉ thực hiện trong các tình huống khẩn cấp. Việc hạn chế quyền con người là việc làm cần thiết và được phép theo các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người. Quyền được tự do ngôn luận và tự do báo chí được tìm thấy trong số các quyền này. Theo khoản 3 Điều 19 và Điều 20 ICCPR, quyền tự do báo chí cũng phải chịu những hạn chế nhất định. Những hạn chế này phải được xem là cần thiết, có lý do chính đáng để tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự công cộng, sức khoẻ cộng đồng hoặc đạo đức công chúng. Và theo luật nhân quyền quốc tế, ngoại trừ một số quyền tuyệt đối, có hai cách hạn chế quyền được chấp nhận, đó là: hạn chế được nêu rõ trong luật và hạn chế mang tính hàm ý. Những hạn chế hàm ý chính là các vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Theo luật nhân quyền quốc tế, hạn chế hàm ý xuất phát từ những quan điểm như “công bằng”, “tùy tiện” hay “phù hợp”. Việc giải thích các quan điểm này phụ thuộc vào việc áp dụng pháp luật của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí đã được quy định ngay từ bản Hiến pháp 1946 (quyền tự do ngôn luận) và tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến pháp tiếp theo. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc hạn chế quyền con người. Đây là một bước tiến quan trọng trong tư duy lập hiến ở Việt Nam. Việc hiến định nguyên tắc này cũng thể hiện quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực ngăn chặn, phòng ngừa các nguy cơ lạm quyền hoặc hạn chế quyền của người dân một cách tùy tiện nhằm bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế không đơn giản vì tính trừu tượng 2 của nó. Đồng thời, quyền con người không chỉ bị hạn chế theo quy định của Hiến pháp mà còn ở các văn bản quy phạm pháp luật khác. Đối với tự do báo chí cũng không ngoại lệ, khi thực tiễn hiện nay việc báo chí xâm phạm tới quyền tự do cá nhân hay việc nhà nước lạm dụng quy định hạn chế quyền để hạn chế tự do báo chí… Luật Báo chí 2016 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 vẫn chưa nêu rõ những giới hạn của tự do báo chí nên dẫn đến sự khó khăn trong quá trình áp dụng luật. Với thực trạng quy định pháp luật còn nhiều thiếu sót chưa rõ ràng, thực tiễn áp dụng còn nhiều vướng mắc dẫn đến tự do báo chí còn bị hạn chế. Đề tài “Giới hạn của tự do báo chí trong pháp luật một số nước và pháp luật Việt Nam” sẽ có nhiều đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài  Trên thế giới, tự do báo chí và giới hạn tự do báo chí là vấn đề cơ bản đã được nghiên cứu từ rất lâu Cuốn Bốn học thuyết truyền thông của Fred S.Siebert, Thedore Peterson, Wilbur schram; người dịch Lê Ngọc Sơn (Nxb Tri thức, 2014) trình bày bốn học thuyết cơ bản truyền thông thế giới là thuyết độc đoán, thuyết tự do, thuyết trách nhiệm xã hội, thuyết toàn trị Xô viết; và đưa ra kết luận: Báo chí của một đất nước luôn thể hiện hình thức và nét đặc thù về cấu trúc xã hội và thể chế của đất nước đó. Đặc biệt báo chí còn phản ánh hệ thống kiểm soát xã hội điều chỉnh mối quan hệ của các cá nhân và định chế. Để nhìn nhân sự khác biệt của hệ thống truyền thông giữa các nước một cách toàn diện nhất, phải nhìn vào hệ thống xã hội mà chúng đang hoạt động. Cuốn Media Law Handbook (Sổ tay Luật truyền thông) tác giả Jane Kirtley - Ấn phẩm của chương trình thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 12/2010 trình bày nhiều vấn đề báo chí như: khuôn khổ cho một nền 3 báo chí tự do; tự điều tiết thay cho việc giải quyết bằng tòa án; các trách nhiệm của người làm báo... Cuốn sách nhấn mạnh: để tạo ra một khuôn khổ cho một nền báo chí tự do cần phải cân nhắc xem nhà báo cần có những quyền cơ bản nào để thực hiện được nhiệm vụ của mình. Một nền báo chí tự do được bảo vệ tốt nhất thông qua hiến pháp của quốc gia, hoặc bằng luật. Dù mức độ chính thức hóa của một luật có như thế nào, luật đó tối thiểu phải bảo vệ truyền thông báo chí trước các hành vi kiểm duyệt và bảo đảm cho các phóng viên được tiếp cận thông tin. Các công trình nghiên cứu không chỉ tập trung luận giải những vấn đề lịch sử, lý luận về báo chí, tự do báo chí mà còn phân tích, nghiên cứu thực tiễn tại nhiều quốc gia về giới hạn tự do báo chí. Bài viết Vai trò của tự do báo chí của John W.Johnson in trong cuốn Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến – Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (Nxb Lao Động Xã Hội, 2012) đã phân tích sự phát triển của tự do báo chí qua phán quyết của các tòa án Hoa Kỳ. Tuy khoản Tu chính án thứ nhất bảo đảm rất nhiều quyền tự do báo chí nhưng nền tư pháp Hoa Kỳ mới là hệ thống phân định rõ quan niệm đó có ý nghĩa như thế nào trên thực tế. Bài viết nhấn mạnh: một quốc gia muốn được coi là thực sự dân chủ phải sẵn sang bảo vệ rất nhiều cho giới truyền thông phát biểu tư tưởng. Cuốn sách Press Freedom and Pluralism in Europe: Concepts and Conditions của nhóm tác giả Andrea Czepek, Melanie Hellwig, Eva Nowak (The University of Chicago Press, USA, 2009) cho thấy: Tự do báo chí và hệ thống truyền thông độc lập thường được coi là đương nhiên ở Châu Âu. Hiện nay, tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu đang thực hiện các đảm bảo về tự do báo chí trong hiến pháp và hệ thống tư pháp của họ. Cuốn sách nghiên cứu tự do và đa dạng báo chí ở Châu Âu thông qua phân tích hệ thống truyền thông của mười hai quốc gia bao gồm Bulgaria, Baltics, 4 Ba Lan, Romania, Phần Lan, Pháp, Đức, Áo, Ý, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh. Đồng thời, xem xét các yếu tố ảnh hưởng về kinh tế, điều kiện lịch sử, văn hóa và xã hội cũng có tác động đáng kể đến nền truyền thông độc lập. Trong bài viết Freedom of Expression in South Korea của nhóm tác giả Stephan Haggard, Jong-Sung You (Journal of Contemporary Asia, 45(1), 2015), các tác giả cho rằng tự do ngôn luận nói chung, trong đó có tự do báo chí ở Hàn Quốc ngày càng bị giới hạn. Bài viết đã chỉ ra năm vấn đề đã dẫn đến sự giới hạn ngày càng tăng của Hàn Quốc liên quan đến tự do của cá nhân, đó là: lạm dụng viện dẫn tội bôi nhọ theo luật hình sự, các quy tắc điều chỉnh các chiến dịch bầu cử, giới hạn tự do ngôn luận vì an ninh quốc gia, giới hạn liên quan đến internet và sử dụng quyền lực nhà nước kiểm soát phương tiện truyền thông. Các tác giả cũng giải thích nguyên nhân dẫn đến những điều này là do các yếu tố văn hóa và rộng hơn là do ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật Nhật Bản, do hệ quả lâu dài từ cuộc Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do các yếu tố chính trị. Các đảng chính trị cánh hữu hay cánh tả khi cầm quyền đều đặt ra giới hạn cho quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để ngăn chặn các ý kiến chính trị đối lập. Cuốn Freedom from the Press: Journalism and State Power in Singapore của Cherian George (NUS Press, Singapore, 2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa báo chí và chính phủ Singapore. Singapore có một hệ thống chính trị và phương tiện truyền thông phức tạp, độc đáo, cuốn sách giúp cho độc giả nhanh chóng nắm bắt các vấn đề lịch sử và xã hội quan trọng và đưa ra một cái nhìn sâu sắc về gần như tất cả các khía cạnh của ngành công nghiệp báo chí ở Singapore và mối quan hệ không thể tách rời của nó đối với chính quyền. Dựa trên những phân tích lịch sử sâu rộng và những thông tin thu thập được, tác giả đã đưa ra luận điểm rằng một nền báo chí tự do, độc lập và chuyên nghiệp là điều thiết yếu cho hoạt động của một nền dân chủ vì nó cho 5 phép quyền tự quyết và tập thể ra quyết định bằng cách cung cấp một nguồn thông tin đáng tin cậy có lợi cho cả người dân và chính phủ. Ông cho rằng một nền báo chí độc lập hơn sẽ có lợi cho tất cả mọi người dân Singapore, bao gồm cả chính phủ của Đảng Hành động Nhân dân độc đoán. Với những nội dung đề cập đa dạng và sâu rộng từ lý luận về báo chí, tự do báo chí đến thực tiễn tự do báo chí ở các quốc gia, những tác phẩm trên là nguồn tài liệu hữu ích cho luận văn.  Về tình hình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của đề tài. Các công trình nghiên cứu lý thuyết về báo chí có thể kể đến như: cuốn Cơ sở lý luận báo chí do PGS.TS. Tạ Ngọc Tấn chủ biên (Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999) đề cập đến nhiều nội dung về báo chí như tính giai cấp của báo chí, tự do báo chí, luật pháp và báo chí, nguyên tắc họa động báo chí, các chức năng của báo chí… Cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007) đề cập đến những vấn đề có tính phương pháp luận, các khái niệm, phạm trù, đặc trưng, chức năng của lao động báo chí làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Bài viết Hai cách tiếp cận vấn đề tự do báo chí của tác giả Nguyễn Văn Dững (Triết học, số 11/2010) phân tích một số vấn đề về phương pháp luận tiếp cận tự do báo chí, tác giả đã luận giải hai cách tiếp cận tự do báo chí đó là: cách tiếp cận truyền thống xem xét tự do báo chí theo mô hình truyền thông cơ bản; thứ bai, cách tiếp cận mới về tự do báo chí theo các bình diện và điều kiện hoạt động. Về báo chí tiếp cận dưới góc độ quản lý nhà nước có thể kể đến như: cuốn Quản lý Nhà nước và pháp luật về báo chí của Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm (Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2004) nghiên cứu nội dung, 6 đặc điểm, tình hình thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về báo chí tại Việt Nam, tuy nhiên các vấn đề được đề cập mới ở mức sơ lược. Cuốn Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản của PGS.TS. Lê Thanh Bình (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004) đã phân tích những thành tựu, tồn tại của báo chí, xuất bản từ năm 1986 và đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Về tiếp cận dưới góc độ quyền con người, nhiều công trình nghiên cứu có đề cập tới quyền tự do báo chí như: Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người do Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng chủ biên (Nxb Đạo học quốc gia Hà Nội, 2011) trình bày các nội dung về quyền con người như các quyền con người trong pháp luật quốc tế, cơ chế bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam trong đó có đề cập đến quyền tự do báo chí. Tuy nhiên, quyền này chỉ được giới thiệu một cách khái quát như là một trong những quyền dân sự, chính trị. Bài viết Tự do báo chí và vấn đề bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá nhân của nhóm tác giả Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín (Khoa học pháp lý, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, số 3/2011) đề cập mối quan hệ giữa tự do báo chí với quyền nhân thân của cá nhân, và cũng khẳng định bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá nhân là một trong những lý do để hạn chế tự do báo chí. Bài viết Tự do báo chí và cơ chế kiểm soát các hoạt động báo chí của quốc gia và bài học cho Việt Nam của Đỗ Thị Hường (Nghề luật, Học viện Tư pháp, 2016) tìm hiểu sự cần thiết phải kiểm soát các hoạt động báo chí. Phân tích cơ chế kiểm soát trong việc đảm bảo quyền tự do báo chí ở một số nước trên thế giới, bao gồm: hệ thống đăng ký xuất bản; kiểm tra trước khi xuất bản; xử phạt sau xuất bản và đề xuất một số hướng hoàn thiện cơ chế kiểm soát hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay. 7 Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu có đề cập tới tự do báo chí và bảo đảm tự do báo chí tại Việt Nam như Tự do báo chí qua các bản hiến pháp và một số kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992 của Phí Thị Thanh Tâm (Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 24/2012) trình bày nội dung tự do báo chí trong các bản Hiến pháp Việt Nam và từ đó đưa ra phân tích, kiến nghị nhằm hoàn thiện Hiến pháp sửa đổi 2013. Bài viết Hoàn thiện quy định về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân nhằm thực hiện Hiến pháp năm 2013 của Nguyễn Hoàng Thanh (Nghiên cứu lập pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp, số 6/2016) nêu và phân tích quy định trong Dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; về trách nhiệm của Nhà nước với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Bài viết Quyền tự do báo chí trong Luật Báo chí năm 2016 và một số kiến nghị triển khai thi hành Luật của tác giả Trần Huyền Phương (Nghiên cứu lập pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp, số 22/2018) trình bày một số nội dung cơ bản của quyền tự do báo chí trong Luật Báo chí năm 2016 và một số giải pháp để triển khai thi hành Luật hiệu quả, chưa có những phân tích về mặt chưa phù hợp của Luật dưới góc độ bảo đảm quyền con người. Như vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu liên quan đến tự do báo chí rất đa dạng và tiếp cận dưới nhiều góc độ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề giới hạn của tự do báo chí trong việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người dưới góc độ tiếp cận quyền con người. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận về tự do báo chí và giới hạn của quyền tự do báo chí; so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế và một số quốc gia về giới hạn tự do báo chí để chỉ ra những tương đồng, khác biệt. Trên cơ 8 sở đó đề xuất các luận cứ khoa học và giải pháp cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ quyền con người theo chuẩn mực quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đưa ra được khái niệm về tự do báo chí, giới hạn tự do báo chí và những vấn đề lý luận có liên quan, - Khái quát được những quy định của luật nhân quyền quốc tế về giới hạn tự do báo chí; pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về giới hạn tự do báo chí và những giá trị tham khảo. - Đánh giá được thực trạng các quy định về giới hạn tự do báo chí trong Hiến pháp 2013 và trong các luật liên quan đến lĩnh vực báo chí tại Việt Nam. - Đưa ra đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định giới hạn tự do báo chí nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ quyền con người theo chuẩn mực quốc tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật về tự do báo chí, giới hạn của tự do báo chí trong pháp luật nhân quyền quốc tế, pháp luật một số nước và pháp luật Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu về giới hạn của tự do báo chí. Những phân tích về báo chí, quyền tự do báo chí và các quyền con người được nhắc đến trong luận văn chỉ mang tính khái quát và tham chiếu làm sáng tỏ nội dung giới hạn của tự do báo chí. Về không gian, luận văn nghiên cứu giới hạn tự do báo chí trong luật nhân quyền quốc tế, pháp luật về giới hạn tự do báo chí ở các nước Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc; và ở Việt Nam. 9 Về thời gian, luận văn nghiên cứu lịch sử của giới hạn tự do báo chí, quy định về giới hạn tự do báo chí ở Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc trong pháp luật hiện hành, pháp luật về giới hạn tự do báo chí ở Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, hệ thống các quan điểm của Liên hợp quốc và nhà nước Việt Nam về quyền con người. Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:  Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu có xem xét đến các yếu tố, khía cạnh lịch sử của việc hình thành tự do báo chí, giới hạn tự do báo chí, quan niệm, ghi nhận, bảo đảm và thực thi tự do báo chí ở một số quốc gia và Việt Nam từ trước tới nay.  Phương pháp phân tích: Để tìm hiểu, phân tích, đánh giá về pháp luật, áp dụng và thực hiện pháp luật về giới hạn tự do báo chí ở một số nước và Việt Nam trong thời gian vừa qua, chỉ ra các ưu điểm, hạn chế cũng như nguyên nhân của các ưu điểm và hạn chế này.  Phương pháp so sánh luật học: Được sử dụng để đánh giá các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước và pháp luật Việt Nam trong việc đảm bảo thực thi việc giới hạn tự do báo chí.  Phương pháp khảo sát văn bản: Để đánh giá thực trạng, cách thức quy định giới hạn tự do báo chí trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.  Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tổng hợp các kết quả thu được, đưa ra những quan điểm, kiến nghị cụ thể hóa nguyên tắc giới hạn quyền và đảm bảo thực thi tự do báo chí theo chuẩn mực quốc tế ở Việt Nam trong thời gian tới. 10 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về tự do báo chí và giới hạn quyền tự do báo chí. Đồng thời đóng góp một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc bảo đảm và thực quyền tự do báo chí nói riêng và đảm bảo quyền con người nói chung tại Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó, luận văn có thể được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu chuyên ngành quyền con người ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác của nước ta. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về giới hạn của tự do báo chí. Chương 2: Giới hạn tự do báo chí trong pháp luật một số nước. Chương 3: Giới hạn tự do báo chí trong pháp luật Việt Nam. 11 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỚI HẠN CỦA TỰ DO BÁO CHÍ 1.1. Báo chí và tự do báo chí 1.1.1. Quan niệm về báo chí Nhu cầu thông tin giao tiếp, kết nối xã hội là nhu cầu tự nhiên, vốn có gắn liền với lịch sử phát triển loài người. Trải qua thời gian, hình thức truyền tải thông tin ngày càng đa dạng và phát triển: từ hình thức viết lên đá, người đưa tin, tờ bướm… đến hình thức báo chí như ngày nay. Sự ra đời của báo chí chính là cột mốc quan trọng đánh dấu nhu cầu thông tin – giao tiếp đã ở một mức độ cấp thiết hơn rất nhiều và khả năng đáp ứng của các phương tiện truyền tin đã đạt đến trình độ cao hơn hẳn trước đó [6, tr.18]. Theo Từ điển Tiếng Việt, báo chí là “các cơ quan thông tin như báo hằng ngày, hằng tuần, tạp chí, tập san” [11]. Đây là khái niệm còn đơn giản, chưa đề cập đến vai trò truyền tải thông tin của báo chí cũng như chưa bao quát được hết các loại hình báo chí trong thời kỳ phát triển công nghệ như hiện nay. Tương tự như vậy, trong tiếng Anh, thuật ngữ báo chí (press) vừa được hiểu là một loại phương tiện truyền thông tin tức; vừa là một danh từ để chỉ các tổ chức xuất bản và phát sóng tin tức nói chung [19]. Về góc độ lý thuyết, báo chí được hiểu là “những tư liệu sinh hoạt tinh thần nhằm thông tin và nói rõ về những sự kiện thời sự đã và đang diễn ra cho một nhóm đối tượng nhất định, nhằm mục đích nhất định, xuất bản định kỳ, đều đặn” [2]. Về góc độ pháp luật, theo Luật Báo chí năm 2016 thì: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan