Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây ...

Tài liệu Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

.PDF
67
69
67

Mô tả:

Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Quốc Sửu Khoa Luật Luận án TS. Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Hồng Thái Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Phân tích chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và những nét đặc thù. Phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức hành chính - một đối tượng đặc biệt, chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở quán triệt các quan điểm có tính chất chỉ đạo, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Keywords: Pháp luật Việt Nam; Giáo dục pháp luật; Cán bộ hành chính; Công chức Content: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cách đây hơn 500 năm, vua Lê Thánh Tông đã giao cho Thân Nhân Trung soạn bài văn bia đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám để nói về ý nghĩa của khoa thi hội năm 1442, dưới thời Lê Thái Tông. Trong văn bia có đoạn viết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài, bồi đắp thêm nguyên khí”. Từ trước đến nay, con người luôn luôn là nhân tố hết sức quan trọng trong việc củng cố, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, đảm bảo sự phát triển của xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức. Yếu tố con người luôn giữ vai trò quyết định đối với sự thành bại, gắn liền với vận mệnh của một quốc gia. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, chúng ta đang nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Muốn xây dựng thành công nhà nước pháp quyền thì bên cạnh việc ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, điều quan trọng hơn là phải làm thế nào để đưa pháp luật vào thực tế đời sống xã hội, để mọi thành viên trong xã hội, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, am hiểu các nguyên tắc, quy định pháp luật; từ đó, sử dụng pháp luật như một công cụ để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của mỗi công dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức hành chính được trang bị kiến thức mới, có tư duy mới, nhất là kiến thức pháp luật để đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước, giải quyết công việc có hiệu quả. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản, bức xúc: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết đồng bộ chính sách đối với cán bộ”. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải đưa pháp luật vào đời sống xã hội mà khâu trung gian vô cùng quan trọng chính là đội ngũ cán bộ, công chức hành chính; phải nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật cho đội ngũ cán bộ này. Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề nêu trên thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, cán bộ, công chức hành chính là khâu chủ yếu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước phải được cán bộ, công chức hành chính triển khai thì mới có thể đi vào trong đời sống xã hội. Họ là những người trực tiếp chuyển “pháp luật trên giấy tờ” thành “pháp luật trong hành động”. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính phải được trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật và có ý thức pháp luật ở trình độ cao để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Thứ hai, trình độ dân trí nói chung, dân trí về pháp luật nói riêng trong xã hội ngày càng được nâng cao, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức hành chính càng phải có kiến thức, hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật ở trình độ cao thì mới đáp ứng được yêu cầu giải quyết công việc hành chính - công vụ của mình tốt hơn. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện nay còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của họ còn có những hạn chế, bất cập, chưa theo kịp và chưa được nâng tầm tương xứng với sự đổi mới của hệ thống pháp luật. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, một số mặt trái của nó đang bộc lộ, như chủ nghĩa thực dụng; các tệ nạn xã hội; một bộ phận cán bộ, công chức đã thoái hóa, biến chất trước những cám dỗ về lợi ích vật chất. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã nhận định: “Đội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung chưa ngang tầm nhiệm vụ, một bộ phận không nhỏ đã bị thoái hoá, biến chất, chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý nhà nước trong thời kì mới” [22]. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự hạn chế về năng lực tư duy độc lập, về trình độ quản lí, thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật; đồng thời, chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước chưa kịp thời và phù hợp. “Đội ngũ cán bộ tuy đông nhưng không đồng bộ, vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lí chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới” [23]. Thực trạng trên đây đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội bằng pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực tới tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tới quá trình cải cách hành chính nhà nước. Đặc biệt, nó đã và đang tạo ra dư luận xã hội bức xúc trong quần chúng nhân dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối vởi hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức hành chính còn nhiều hạn chế. Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính là một biện pháp hữu hiệu nhằm trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, góp phần hình thành lối sống và làm việc theo pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính; góp phần bảo đảm cho nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật có hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém trên nhiều mặt, từ nội dung, hình thức cho đến phương pháp giáo dục pháp luật. Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chưa được đặt ngang tầm với yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục và đồng bộ; giáo dục chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa có sự phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức, giữa các cấp, các ngành. Do vậy, hiệu quả giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính còn nhiều hạn chế. Tình hình trên đòi hỏi nhà nước phải tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính, trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật cho họ; giúp họ biết cách giải quyết công việc phù hợp với yêu cầu của pháp luật trong khi thực thi công vụ. Xây dựng nền hành chính Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hiện đại và vì dân là một tất yếu khách quan trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nền hành chính đó đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức hành chính không chỉ vững vàng về bản lĩnh chính trị, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, lối sống lành mạnh, mà còn phải có kiến thức, hiểu biết pháp luật ở trình độ cao và tinh thông chuyên môn nghiệp vụ. Việc xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân đòi hỏi phải chăm lo, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cả về số lượng và chất lượng. Xuất phát từ tình hình trên, tôi nhận thấy việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, đặc biệt là công tác giáo dục pháp luật cho họ là một yêu cầu khách quan, cấp thiết trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Vì vậy, việc chọn đề tài “Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” làm đề tài luận án là đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án là làm rõ cả về phương diện lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta, chỉ ra những bất cập của hoạt động đó, nguyên nhân của nó để trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để hoàn thành mục đích đặt ra, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ: Một là, phân tích chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và những nét đặc thù của nó. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức hành chính - một đối tượng đặc biệt, chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện nay. Ba là, trên cơ sở quán triệt các quan điểm có tính chất chỉ đạo, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án Từ góc độ Luật học, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn trong việc phân tích lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính; luận chứng thực trạng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện nay và đề xuất quản điểm, một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cán bộ, công chức hành chính mà luận án khảo sát, đánh giá gồm cán bộ, công chức đang làm việc tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về lý luận nhận thức; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, về vai trò của giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính nói riêng. Bên cạnh đó, các quan điểm, quan niệm, kết quả nghiên cứu trên phương diện lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính của các tác giả trong và ngoài nước cũng là cơ sở lý luận quan trọng của luận án. Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa... để nghiên cứu các vấn đề lý luận: khái niệm, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính; sử dụng phương pháp điều tra xã hội học (phương pháp ankét và phương pháp phỏng vấn) để thu thập các thông tin, số liệu thực tế phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu và luận chứng tính khả thi của các giải pháp mà luận án đề xuất. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án đề cập và phân tích tương đối toàn diện, có hệ thống về giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cả về phương diện lý luận và thực tiễn. - Luận án đã phân biệt giáo dục ý thức pháp luật với giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính. - Luận án góp phần làm rõ khái niệm mục đích, mục tiêu của giáo dục pháp luật, phân biệt rõ phương pháp giáo dục pháp luật với hình thức giáo dục pháp luật; đưa ra các tiêu chí để xác định, phân loại chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Luận án chỉ ra những nét đặc thù về chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính, làm sáng tỏ những yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính; từ đó, hình thành quan niệm mới về giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước. - Tác giả luận án đã tiến hành điều tra xã hội học với đối tượng là cán bộ, công chức hành chính đang công tác tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thu thập các thông tin, số liệu thực tế phục vụ cho việc đánh giá thực trạng, các nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính - điều mà các luận án trước đây chưa làm được. - Luận án nêu lên các quan điểm và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án đề cập và phân tích một trong những vấn đề có tầm quan trọng và có tính cấp thiết nhưng chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống - vấn đề giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận của việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; góp phần làm rõ mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức đặc thù của giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính. Với những kết quả đạt được, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn Lý luận nhà nước và pháp luật; dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy trong các trường đào tạo cán bộ, công chức hành chính, như Học viện Hành chính, các Trường Chính trị tỉnh... Luận án còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc xây dựng các tiêu chí cụ thể để khảo sát, đánh giá về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính phục vụ việc đổi mới, nâng cao chất lượng của hoạt động này; xây dựng chương trình giáo dục - đào tạo pháp luật cho từng đối tượng cán bộ, công chức hành chính nhà nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết. Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận của việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chương 3: Thực trạng kiến thức, hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức hành chính và giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện nay. Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Hoàng Quốc Bảo (2006), Đổi mới công tác quản lý cán bộ, đảng viên, khắc phục sự suy thoái tư tưởng chính trị, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số tháng 4/2006, tr. 25-29. 2. Báo cáo tổng kết xây dựng Đảng 1975 - 1995. Nxb. Chính trị Quốc gia, 1996. 3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 32/CT/TW ngày 09/12/2003. 4. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1994), Chế độ nhân sự các nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1996), Báo cáo về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước qua khảo sát một số cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố. 6. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 7. Lê Văn Bền (1997), Giáo dục pháp luật cho người Khơ-me Nam Bộ. Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam (2003), Đổi mới phương pháp dạy học ở đại học và cao đẳng, Kỷ yếu Hội thảo, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 9. Bộ Tư pháp - Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng đào tạo, sử dụng cán bộ pháp lý và những giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng cán bộ pháp lý hướng tới sự pháp triển của đất nước thế kỷ XXI, Dự án 877/2000, Hà Nội. 10. Bộ Tư pháp - Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Tiểu Dự án “So sánh thực trạng đào tạo và sử dụng cán bộ pháp lý của Việt Nam với một số nước trong khu vực và trên thế giới”, thuộc Dự án 877/2000, Điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng đào tạo, sử dụng cán bộ pháp lý và những giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng cán bộ pháp lý hướng tới sự pháp triển của đất nước thế kỷ XXI, Dự án 877/2000, Hà Nội. 11. Bộ Tư pháp - Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Tiểu Dự án “Điều tra năng lực đào tạo và các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật”, thuộc Dự án 877/2000, Điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng đào tạo, sử dụng cán bộ pháp lý và những giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng cán bộ pháp lý hướng tới sự pháp triển của đất nước thế kỷ XXI, Hà Nội. 12. Lê Cảm (2001), Nhà nước pháp quyền - các nguyên tắc cơ bản, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Hà Nội. 13. Chế độ công chức và Luật công chức của các nước trên thế giới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993. 14. Chế độ công chức nhà nước ở đặc khu kinh tế thẩm quyền, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. 15. Chính phủ (1995), Nghị định số 50-CP ngày 26/7/1995, Về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, Hà Nội. 16. Chính phủ (1998), Nghị định số 9/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998, Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50-CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, Hà Nội. 17. Chính phủ (2003), Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003), Hà Nội. 18. Chính phủ (1996), Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996, Về tổ chức và hoạt động công chức nhà nước, Hà Nội. 19. Lương Thanh Cường (2004), Nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ công chức, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Các Nghi quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Nguyễn Minh Đoan (2003), Về cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp cơ sở ở nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học, số 2, tr. 3-7. 28. Nguyễn Minh Đoan (2004), Cần đẩy mạnh nghiên cứu dư luận phục vụ các hoạt động pháp luật, Tạp chí Luật học, số 6(61), tr. 31-37. 29. Nguyễn Văn Động (2003), Một số ý kiến về đổi mới nội, dung, phương pháp giảng dạy môn Lý luận nhà nước và pháp luật, Tạp chí Luật học, số 12/2003. 30. Nguyễn Văn Động (2005), Một số ý kiến về nâng cao chất lượng và hiệu quả hệ thống hóa pháp luật ở nước ta hiện nay, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9/2005. 31. Nguyễn Trọng Điều (1996), Cải cách bộ máy nhà nước đối với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 32. Nguyễn Đức (2006), Quan tâm hơn nữa đối với cán bộ tư pháp cấp cơ sở, Báo Pháp luật Việt Nam số 47 ra ngày 23/2/2006, Hà Nội. 33. Trần Ngọc Đường, Giáo dục pháp luật cho người lao động trong điều kiện đổi mới của Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Luật học. 34. Trần Ngọc Đường (chủ biên, 1999), Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 35. Trần Ngọc Đường (2004), Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật - Nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, số 7/2004. 36. Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Phạm Kim Dung (2006), Cẩm nang pháp luật dành cho cán bộ cấp cơ sở, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. 38. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 39. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chính phủ trong nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Quốc Dũng (1997), Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học. 41. Trần Ngọc Dũng (2010), Hoàn thiện hệ thống giáo dục pháp luật ở Việt Nam nhằm thi hành Hiến chương ASEAN, Tạp chí Luật học, số 1(116). 42. Vũ Minh Giang (1995), Xây dựng lối sống theo pháp luật - nhìn từ góc độ lịch sử truyền thống, sách “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật”, Hà Nội. 43. Giáo dục pháp luật và quá trình hình thành nhân cách (1990), Nxb. Pháp lý, Hà Nội. 44. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và mấy vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 45. Lương Đình Hải (2006), Xây dựng Nhà nước pháp quyền và vấn đề dân chủ hóa xã hội ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 1(176), tr. 5-9. 46. Lê Hồng Hạnh (2002), Giải pháp tăng cường pháp chế XHCN trong thực tiễn, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 2/2002. 47. Thu Hằng (2005), Công tác tuyên truyền pháp luật đã đi vào chiều sâu, Báo Pháp luật Việt Nam, số 285 ra ngày 28/11/2005. 48. Nguyễn Đức Hạt (2007), Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, Tạp chí Cộng sản, số 776 (6/2007), tr. 8-12. 49. Hệ thống công vụ một số nước ASEAN và Việt Nam (1997), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 50. Vũ Văn Hiền (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 51. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992) (2002), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 52. Lê Thị Thanh Hoà (1998), Việc đào tạo và sử dụng quan lại của triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1884, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 53. Đinh Duy Hòa (2007), Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiểu quả của bộ máy quản lý nhà nước, Tạp chí Cộng sản, số 774, tr. 62-65. 54. Trần Đình Hoan (2008), Đánh giá quy hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 55. Nguyễn Ngọc Hoàng (2000), Đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội. 56. Học viện Hành chính Quốc gia (1991), Mấy vấn đề về công vụ và công chức nước Cộng hoà Pháp, Tài liệu tham khảo, Hà Nội. 57. Học viện Hành chính (18/5/2009), Quyết định số 962/QĐ-HVHC, Về việc ban hành danh mục học phần do các đơn vị đảm nhận theo chương trình khung giáo dục đại học, áp dụng đối với các lớp Đại học Hành chính, văn bằng 1, hình thức vừa làm vừa học, Hà Nội. 58. Học viện Quản lý giáo dục (2009), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp cụ sư phạm cho giảng viên trường đại học, cao đẳng, Hà Nội. 59. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 60. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 61. Tố Hữu (2000), Nhớ lại một thời, Hồi ký, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội. 62. Lê Ngọc Hùng (2004), Xã hội học hành chính: nghiên cứu giao tiếp và dư luận xã hội trong cải cách hành chính, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 63. Lê Đình Khiên (2002), Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính, Luận án Phó Tiến sĩ Luật học, Hà Nội. 64. Khoa Nhà nước và Pháp luật (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1999), Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường Chính trị ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 65. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 66. Khoa Nhà nước và Pháp luật (Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Tổng quan khoa học đề tài cấp Bộ năm 2001-2002, Hà Nội. 67. Nguyễn Duy Lãm (chủ biên, 1997), Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 68. Nguyễn Đình Lộc, Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Luật học. 69. Trần Đức Lương (2002), Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của Đảng, nhà nước và nhân dân ta, Tạp chí Cộng sản số 1. 70. Luật Cán bộ, công chức (có hiệu lực từ ngày 1/1/2009). 71. Luật Giáo dục (1998), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 72. Trần Công Lý (2009), Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Hà Nội. 73. C. Mác và Ph. Ăngghen 1993), Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 74. C. Mác và Ph. Ăngghen (1999), Toàn tập, tập 39, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 75. Dương Thanh Mai (1992), Về giáo dục pháp luật trong sự nghiệp nâng cao dân trí hiện nay ở Việt Nam, Tạp chí Giáo dục và Đào tạo thường xuyên, số 1/1992. 76. Dương Thanh Mai (1994), Một vài suy nghĩ về đổi mới giáo dục pháp luật trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và quản lý kinh tế bằng pháp luật. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số tháng 3/1994, Hà Nội. 77. Dương Thanh Mai (1996), Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp - hình thức đặc thù của giáo dục pháp luật, Luận án tiến sĩ Luật học. 78. Đinh Văn Mậu (2005), Bảo đảm về tổ chức - pháp lý đối với nền công vụ phục vụ nhà nước và xã hội, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2005. 79. Đinh Văn Mậu (2006), Tiêu chuẩn đầu tiên của nền hành chính trong sạch là phòng ngừa tham nhũng, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 3/2006. 80. S.L. Montesqieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 81. Một số vấn đề về giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. 82. Nghị định 169/HĐBT ngày 25/5/1991, Hà Nội. 83. Lê Đức Ngọc (2004), Giáo dục đại học - quan điểm và phương pháp, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 84. Ngọ Văn Nhân (2007), Phát huy vai trò của dư luận xã hội đối với công tác phòng, chống các hành vi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học, số 8(87), Hà Nội. 85. Ngọ Văn Nhân (2008), Dư luận xã hội và sự tác động của nó đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 86. Nguyễn Văn Niên (1996), Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam - Một số vấn đề lý luận thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 87. J.J. Rousseau, Bàn về khế ước xã hội (Hoàng Thanh Đạm dịch thuật, chú thích và bình giải, 2004), Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 88. Đặng Thục Sinh, Trương Tú Bình, Dương Tuệ Mai (chủ biên, 2002), Một trăm cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội. 89. Sở Tư pháp Hà Nội (1993), Giáo dục nâng cao hiểu biết pháp luật ở thủ đô - thực trạng và giải pháp, Hà Nội. 90. Bùi Ngọc Sơn, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền, Hà Nội. 91. Pháp lệnh Cán bộ, công chức (sửa đổi năm 2003), Hà Nội. 92. Thang Văn Phúc (2003), Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức, Tạp chí Cộng sản, số 22+23 (685+ 686), tr.68-72. 93. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 94. Hoàng Thị Kim Quế (2003), Bàn về ý thức pháp luật, Tạp chí Luật học, số 1/2003, tr. 40-44. 95. Hoàng Thị Kim Quế (2005), Một số nết đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật học, số 5(158), tr. 15-21. 96. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên, 2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 97. Hoàng Thị Kim Quế, Góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền, Tạp chí Khoa học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 98. Nguyễn Duy Quý (2005), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Cộng sản, số 23(746), tr. 32-36. 99. Phạm Hồng Thái (1997). Mấy vấn đề công vụ, công chức, trong sách “Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam”, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 100. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu, Luật Hành chính Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 101. Phạm Hồng Thái (2006), Bàn về việc hoàn thiện thể chế công vụ và xây dựng khung của Luật Công vụ Việt Nam, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 8/2006. 102. Phạm Hồng Thái (2006), Thầu công vụ - tư tưởng có tính thời đại, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2006. 103. Lê Minh Tâm (1998), Vấn đề văn hóa pháp luật ở nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học, số 5/1998. 104. Nguyễn Văn Tâm (1997), Vai trò của pháp lý về công chức nhà nước ở nước ta, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 4/1997, Hà Nội. 105. Thái Vĩnh Thắng (2002), Tổ chức chính quyền địa phương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - quá trình hình thành và phát triển, những bất cập và phương hướng đổi mới, Tạp chí Luật học, số 4/2002, tr. 55-61. 106. Nguyễn Văn Thảo (chủ biên, 1997), Về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 107. Đinh Xuân Thảo (1996), Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học. 108. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 109. Lâm Quang Thiệp (2005), Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học ở đại học trong thời kỳ mới, Tạp chí Lý luận - Khoa học Giáo dục, số 118/2005. 110. Nguyễn Trọng Thóc (2001), Văn hóa pháp luật và vai trò của nó trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 1/2001. 111. Nguyễn Xuân Thông, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Tạp chí Cộng sản, số 22+23 (685+ 686). 112. Từ điển tiếng Việt (1994), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 113. Trần Thị Hồng Thúy, Ngọ Văn Nhân (2004), Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. 114. Đỗ Lai Thúy (1996), Sự phát triển của ý thức cá nhân qua các mẫu người văn hóa, sách “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”, t. 2, Hà Nội. 115. Nguyễn Thu Thủy (2006), Chất lượng giáo dục pháp luật và các tiêu chí đánh giá, Tạp chí Luật học, số 5(72), tr. 61-66. 116. Đặng Hữu Toàn (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và vấn đề thực thi quyền làm chủ của nhân dân, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 9/2005. 117. Tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách hành chính ở Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. 118. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 119. Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự với vấn đề quyền và nghĩa vụ của công dân, Tạp chí Triết học, số 4, tr. 3-9. 120. Trần Văn Trầm (2002), Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội. 121. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Trần Tú Anh (2002), Những vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 122. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Chương trình đào tạo đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 709/ĐT ngày 4/6/2003 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội), Hà Nội. 123. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Chương trình đào tạo đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 1726/QĐ-ĐHLHN ngày 28/8/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội), Hà Nội. 124. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 125. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Kỷ yếu 25 năm xây dựng và trưởng thành (1979 2004), Hà Nội. 126. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Kỷ yếu 30 năm xây dựng và phát triển (1979 - 2009), Hà Nội. 127. Đào Ngọc Tuấn (2002), Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 128. Nguyễn Minh Tuấn (2003), Ý thức pháp luật của công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Hà Nội. 129. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001, Về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội. 130. Thủ tướng Chính phủ (1998), Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998, Về việc tăng cường công tác giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội. 131. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định 69/2003/QĐ-TTg, Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức giai đoạn I (2003 - 2005). 132. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/08/2003, Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Hà Nội. 133. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/5/2001 về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001-2005. 134. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn 2006 - 2010. 135. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007, Về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở, Hà Nội. 136. Hoàng Tuấn (2006), Đi “săn” quan xã đánh bạc, Báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 23/2/2006, Hà Nội. 137. Đào Trí Úc (2007), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. 138. Đào Trí Úc (chủ biên, 1995), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật. 139. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 140. Đào Trí Úc (chủ nhiệm đề tài, 1995), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX 07-17, Hà Nội. 141. Đào Trí Úc (1997), Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam và những vấn đề cấp bách của khoa học về nhà nước và pháp luật, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 142. Viện Nhà nước và Pháp luật (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn), Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX07-17, Hà Nội. 143. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý (1995), Một số vấn đề giáo dục pháp luật ở miền núi. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 144. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý (1999), Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra thực tế về sự hiểu biết pháp luật, Hà Nội. 145. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới, Đề tài KH cấp Bộ, Hà Nội. 146. Nguyễn Cửu Việt (2005). Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 147. Vụ Phổ biến Pháp luật - Bộ Tư pháp (1997), Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 148. Lương Trọng Yêm (1996), Vài suy nghĩ về xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. II. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài 149. Muhammad Iqbal (2004), Training of Civil Servants in Pakistan: A Critical View, A Thesis submitted to the University of Karachi, Pakistan in in Public Administration. 150. Borins, S. (1999), “Trends in training public managers” in International Public Management Journal, vol.2:299-314. 151. OECD (1996), Public Service Training Systems in OECD Countries, Paris. 152. Ernesto Velasco Sanchez (2003), Training Senior Civil Servants, Lessons from Poland and the UK. A dissertation submitted in partial fulfillment of the requirements to be awarded the MBA Public Service. 153. Б. А. Козлов, Ю. А. Суслов (1981), Конкретно - социологические исследования в области права, Ленинград. Краткий словарь по социологии /Под. Общ. Редакцией Д. М. Гвишиани/(1989) изд. Полит. Литература, Москва VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan