Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Giáo án sinh 9 học kì 2 năm học 2017 2018...

Tài liệu Giáo án sinh 9 học kì 2 năm học 2017 2018

.DOC
446
412
62

Mô tả:

Giáo án sinh 9 học kì 2 năm học 2017 2018
Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 Tiết 39 Ngày soạn: 06/01/2019 Ngày giảng : 07/01/2019 THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN I.Mục tiêu: 1. Kiến thức -Học sinh trình bày được hiện tượng thoái hóa giống. -Biết được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn. -99- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 -Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật. -Nêu được vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống. 2. Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích tổng hợp. * KNS : - Kĩ năng giải thích vì sao anh em có quan hệ huyết thống không nên lấy nhau. - Kĩ năng hợp tác lắng nghe. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tập thể. 3. Thái độ:Ứng dụng vào trong thực tiễn. 4. Nội dung trọng tâm:Tự thụ phấn và giao phối gần. -100- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 II .Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1.Giáo viên: Hình 34.1,2,3 2.Học sinh: Tìm hiểu thế nào là tự thụ phấn và giao phối gần, nguyên nhân và ý nghĩa. * Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, hoạt động nhóm nhỏ. III. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng thuật ngữ sinh học. - Năng lực riêng : Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực hành sinh học. IV.Tiến trình dạy học: -101- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 1. Ổn định lớp 2. Bài mới A. KHỞI ĐỘNG : HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Mục tiêu: Tìm hiểu những biểu hiện suy thoái ở động thực vật. Sản phẩm : Nêu được những biểu hiện suy thoái ở động thực vật. Năng lực hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng thuật ngữ sinh học. Cách thực hiện: -GV cho học sinh quan sát một số tranh ảnh về cây ngô tự thụ phấn có chiều cao cây giảm dần, lợn con giao phối gần có đầu và chân sau dị dạng . -102- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 - HS nêu nhận xét về hình thái của sinh vật quan sát được so với bình thường. - GV giới thiệu đó là những sinh vật bi thoái hóa => Giới thiệu nội dung bài nghiên cứu. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2 : Hiện tượng thoái hoá Mục tiêu: Tìm hiểu hiện tượng thoái hóa. Sản phẩm : Nêu được hiện tượng thoái hóa là gì. Năng lực hình thành: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực hành sinh học. Cách thực hiện: -103- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 Hoạt động của giáo viên 1/Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin ở mục I, kết hợp quan sát H34.1 trả lời câu hỏi : ▼ Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào ? -GV nhận xét bổ sung 2/Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật Hoạt động của học sinh - HS Nghiên cứu thông tin , quan sát tranh H34.1 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi → thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần ,nhiều cây chết… -HS Nghiên cứu thông tin SGK,quan sát H34.2 - HS nêu được -Giao phối gần là hiện tượng những con sinh ra từ -104- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 -GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục 2.I , quan sát H34.2,trả lời câu hỏi ▼ Giao phối gần là gì ?Hậu quả của giao phối gần ở động vật một cặp bố mẹ giao phối với nhau hoặc giao phối giữa bố mẹ với con cái của chúng -Phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hoá: sinh trưởng phát triển yếu ,sức đẻ giảm,quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non. -GV nhận xét bổ sung. Nội dung kiến thức: 1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn: Các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống dần biểu hiện các dấu hiệu như phát triển chậm , chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. -105- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật: - Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa các con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái của chúng. - Giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá ở thế hệ con cháu: Sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai,dị tật bẩm sinh, chết non. HOẠT ĐỘNG 3 : Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá. Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa. Sản phẩm : Nêu được nguyên nhân hiện tượng thoái hóa. Năng lực hình thành: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực hành sinh học. -106- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 Cách thực hiện: Hoạt động của giáo viên -GV Yêu cầu HS quan sát H34.3, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ▼Hãy trả lời câu hỏi : -Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết ,tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào ? - Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái Hoạt động của học sinh -HS quan sát H34.3, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi -HS nêu được : -Thể đồng hợp ngày càng tăng, thể dị hợp này càng giảm. -Vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại. -107- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 hoá ? -GV nhận xét bổ sung Nội dung kiến thức: Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại. HOẠT ĐỘNG 4 : Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống Mục tiêu: Tìm hiểu vai trò hiện tượng thoái hóa. Sản phẩm : Nêu được vai trò hiện tượng thoái hóa. -108- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 Năng lực hình thành: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực hành sinh học. Cách thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -109- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 -GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin -HS học sinh nghiên cứu thông tin SGK ,thảo luận SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : nhóm trả lời câu hỏi  HS nêu được :để củng cố và duy trì một số ▼Tại sao thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những tính trạng mong muốn tạo dòng thuần để đánh giá phương pháp này vẫn được người ta sử dụng kiểu gen, phát hiện gen xấu loại ra khỏi quần thể . trong chọn giống ? -GV nhận xét bổ sung Nội dung kiến thức:Người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn tạo dòng thuần để đánh giá kiểu gen, phát hiện gen xấu loại ra khỏi quần thể. -110- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố kiến thức về hiện tượng thoái hóa, nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa. Sản phẩm : HS nêu được hiện tượng thoái hóa là gì ? Nguyên nhân. Năng lực hình thành: Năng lực kiến thức sinh học. Cách thực hiện: GV yêu vầu HS làm bài tập 1 và 2 HS : Trả lời câu hỏi 1 và 2 Câu 1: ( MĐ 1) Hiện tượng thoái hóa là gì? Trả lời: Hiện tượng thoái hóa là hiện tượng các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống, sức sinh sản, năng suất phẩm chất, khả năng chống chịu,... giảm so với bố mẹ -111- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 Câu 2: ( MĐ 2+ MĐ 3) a)Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa là gì ? b)Vì sao một số loài Sinh vật lại không bị thoái hóa khi tự thụ phấn bắt buộc hay giao phối cận huyết ? D. VẬN DỤNG , TÌM TÒI, MỞ RỘNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện hiện tượng trong thực tế. Sản phẩm : HS vận dụng kiến thức đã học giải thích được hiện tượng trong thực tế. Năng lực hình thành:Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực hành sinh học. Cách thực hiện: GV yêu cầu HS làm bài tập 2b và 3 -112- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 HS : Trả lời câu hỏi 2b và 3 Câu 2: (MĐ 3) b)Vì sao một số loài Sinh vật lại không bị thoái hóa khi tự thụ phấn bắt buộc hay giao phối cận huyết ? Câu 3: ( MĐ 2)Trong chọn giống , người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ? GV nhận xét, bổ sung. V.Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức: Nội dung Nhận biết MĐ1 Thông hiểu MĐ2 -113- Vận dụng MĐ3 Vận dụng cao Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 MĐ4 1.Hiện tượng thoái hóa 2. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa 3. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt Hiện tượng thoái hóa là gì? Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa là gì ? Trong chọn giống , người ta dùng hai phương -114- Vì sao một số loài Sinh vật lại không bị thoái hóa khi tự thụ phấn bắt buộc hay giao phối cận huyết ? Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống. pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì VI.Câu hỏi/ Bài tập kiểm tra đánh giá : Câu 1: ( MĐ 1) Hiện tượng thoái hóa là gì? Trả lời: Hiện tượng thoái hóa là hiện tượng các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống, sức sinh sản, năng suất phẩm chất, khả năng chống chịu,... giảm so với bố mẹ Câu 2: ( MĐ 2+ MĐ 3) a)Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa là gì ? -115- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 b)Vì sao một số loài Sinh vật lại không bị thoái hóa khi tự thụ phấn bắt buộc hay giao phối cận huyết ? Trả lời: * Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa :Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết: Tỉ lệ đồng hợp tăng , tỉ lệ dị hợp giảm . Các gen lặn ở trạng thái dị hợp chuyển sang trạng thái đồng hợp biểu hiện thành tính trạng có hại , gây hiện tượng thoái hóa. * Giải thích vì sao ở một số TV, ĐV không bị thoái hóa khi tự thụ hoặc giao phối cận huyết : Một số loài thực vật (như đậu Hà Lan , cà chua ) và ở động vật (chim bồ câu , chim cu gáy )không bị thoái hóa khi tự thụ phấn bắt buộc hay giao phối cận huyết vì chúng mang những cặp gen đồng hợp không gây hại . -116- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 Câu 3: ( MĐ 2)Trong chọn giống , người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ? Trả lời: Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn. Tạo dòng thuần ( có các cặp gen đồng hợp . Thuận lợi cho việc đánh giá kiểu gen từng dòng. Phát hiện gen xấu loại ra hỏi quần . VII.Hướng dẫn tự học: -Học bài ghi ,trả lời câu hỏi SGK. -Xem bài “ưu thế lai” ----- ˜ ˜ ˜ ----- -117- Giáo án sinh 9 – Năm 20182019 -118-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan