Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Câu hỏi vận dụng sinh học 8...

Tài liệu Câu hỏi vận dụng sinh học 8

.DOCX
23
47803
185

Mô tả:

Trả lời các câu hỏi ứng dụng trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 8
TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 8. Tổng hợp trả lời các câu hỏi vâận dụng thi học sinh giỏi cấp huyêận, cấp tỉnh. Giải thích câu “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”. -Ăn phải nhai: vì nhai làm cho thức ăn được nghiền nhỏ, ngấm đều dịch tiêu hóa giúp cho sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng đạt hiệu quả cao. - Nói phải nghĩ: Nói là một phản xạ để lời nói đúng giá trị từng hoàn cảnh thì phải cân nhắc tức là chuyển phản xạ thành nhiều phản xạ để lời nói có độ chính xác cao. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn. 1.Ở người, động mạch chứa máu đỏ tươi. 2.Mọi tế bào đều có nhân. 3.Chúng ta lớn lên được là do tế bào của ta ngày càng to ra. 4.Để nhiều cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín thì gây nguy hiểm cho con người khi ngủ ban đêm. 1. Sai - Vì: Có động mạch phổi chứa máu đỏ thẫm. 2. Sai - Vì: Có tế bào hồng cầu không có nhân. 3. Sai - Vì: Lớn lên là do tăng số lượng tế bào ( do TB phân chia ) 4. Đúng - Vì : Đêm cây hô hấp thải khí CO2, gây ngạt thở. Biện pháp vệ sinh hệ vận động. - Thường xuyên rèn luyện thân thể và luyện tập TDTT hợp lí. - Lao động vừa sức, không mang vác các vật nặng quá sức để tránh cong vẹo cột sống. - Ngồi học, làm việc đúng tư thế, không ngồi lệch người, gò lưng... - Cần tắm nắng vào buổi sáng cho trẻ em để tăng lượng vitamin D có lợi cho xương... - Ăn uống đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lí... Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá. - Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được. - Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ  ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ  Hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút” Lưu ý: Khởi động kỹ trước khi vận động nhất vận động mạnh 1 Khắc phục khi bị chuột rút: Nghỉ ngơi, xoa bóp. Hãy chứng minh: “Xương là một cơ quan sống”. Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên lại cần chú ý rèn luyện, giữ gìn để bộ xương phát triển cân đối? a. Xương là một cơ quan sống vì: - Xương cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết biến thành, trong chứa các TB xương. - Tế bào xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: Dinh dưỡng, lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng… như các loại TB khác. - Các thành phần của xương có sự phân chia như sau: + Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng, mô xương xốp. + Ống xương chứa tủy đỏ, có khả năng sinh ra TB máu. + Xương tăng trưởng theo chiều dài và theo chiều ngang. b. Vì: Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, xương còn mềm dẻo vì tỉ lệ chất hữu cơ nhiều hơn 1/3, tuy nhiên trong thời kì này xương lại phát triển nhanh chóng, do đó muốn giữ cho xương phát triển bình thường để cơ thể cân đối, đẹp và khỏe mạnh, phải giữ gìn vệ sinh về xương: + Khi mang vác, lao động phải đảm bảo vừa sức và cân đối 2 tay. + Ngồi viết ngay ngắn, không tựa ngức vào bàn, không gục đầu ra phía trước… + Không đi giày chật và cao gót. + Lao động vừa sức, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp lứa tuổi và đảm bảo khoa học. + Hết sức đề phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương. Tại sao người ta lại gọi là cơ vân? Mỗi sợi cơ có các tơ cơ mảnh, tơ cơ dày xen kẽ tạo ra các đoạn màu sáng và sẫm xen kẽ nhau. Tập hợp các đoạn sáng, sẫm của tế bào cơ tạo thành các vân ngang nên người ta gọi là cơ vân. Tại sao học sinh ngồi học không đúng tư thế lâu ngày sẽ bị cong vẹo, cột sống ? - Vì trong xương trẻ em thành phần cốt giao nhiều hơn vô cơ nên xương mềm dẻo hơn. Nếu ngồi học không đứng tư thế sẽ dễ bị cong vẹo cột sống Máu thuộc loại mô gì ? Giải thích ? - Máu cấu tạo gồm 2 thành phần là các tế bào máu chiếm 45% (thứ yếu)về thể tích và huyết tương chiếm 55% (chủ yếu) . - Các tế bào máu nằm rải rác trong chất nền là huyết tương. - Máu thực hiện chức năng dinh dưỡng và liên kết các cơ quan trong cơ thể, là thành phần tạo nên môi trường trong cơ thể. 2 Tế bào hồng cầu người không có nhân để: + Phù hợp chức năng vận chuyển khí. + Tăng thêm không gian để chứa hêmôglôbin. + Giảm dùng ôxi ở mức thấp nhất + Không thưc hiện chức năng tổng hợp prôtêin - Tế bào bạch cầu có nhân để phù hợp với chức năng bảo vệ cơ thể: + Nhờ có nhân tổng hợp enzim, prôtêin kháng thể . + Tổng hợp chất kháng độc, chất kết tủa prôtêin lạ, chất hoà tan vi khuẩn Máu ở động mạch luôn nhiều oxi và ít cacbonic hơn máu ở tĩnh mạch là đúng hay sai? Vì sao? Nói máu ở động mạch luôn nhiều oxi (O2) và ít khí cacbonic (CO2) hơn máu ở tĩnh mạch là sai vì máu trong động mạch phổi nhiều cacbonic (CO2) và ít oxi (O2) hơn máu ở tĩnh mạch phổi. Tại sao những người làm việc ở nơi không khí có nhiều khí cacbon ôxit (khí CO) lại bị ngộ độc? - Trong hồng cầu của người có Hêmôglôbin (Hb), Hb thực hiện chức năng kết hợp lỏng lẻo với ôxi để vận chuyển ôxi cho các tế bào; kết hợp lỏng lẻo với khí cacbonic (CO2) để chuyển về phổi và thải ra ngoài. - Trong môi trường không khí có khí độc cacbon ôxit (CO), chất khí này (CO) kết hợp rất chặt chẽ với Hb nên việc giải phóng CO của Hb diễn ra rất chậm, làm cho hồng cầu mất tác dụng vận chuyển ôxi và thải khí CO2. Do đó gây độc cho cơ thể: không cung cấp đủ ôxi cho não gây hoa mắt và gất xỉu, không thoát hết lượng CO2 ra khỏi cơ thể  ngộ độc Tại sao người ta lại tiếp máu bằng con đường tĩnh mạch mà không phải bằng con đường động mạch? Người ta tiếp máu bằng con đường tĩnh mạch vì: - Tĩnh mạch nằm ở bên ngoài dễ tìm, còn động mạch nằm ở sâu bên trong khó tìm. - Thành tĩnh mạch mỏng hơn nên dễ lấy ven khi tiếp máu còn thành động mạch dày hơn khó lấy ven khi tiếp máu - Áp lực ở động mạch lớn, huyết áp cao còn áp lực ở tĩnh mạch nhỏ huyết áp thấp nên khi truyền máu vào và rút kim ra dễ dàng. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của máu trắng? Tên tiếng Pháp của bệnh này là Leucemie Aigue Myeloblastique. Tên tiếng Anh là Acute Myeloid Leukaemia. Bình thường các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) của cơ thể được sinh ra từ tủy xương, sau đó đi vào lưu thông trong máu, sau đó bị hủy đi. Bệnh này liên quan đến bạch cầu. Vì một lí do nào 3 đó (di truyền, nhiễm độc, virus ...), tủy xương sản xuất các bạch cầu non không lớn lên được, không có chức năng (chức năng của bạch cầu là chiến đấu bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vật thể lạ ...), và không chết đi. Các tế bào non này được sinh ra mãi, cứ ở trong tủy xương, làm mất hết chỗ của các tế bào bình thường (HC, BC, TC) nên bệnh nhân thường có các biểu hiện xanh xao, thiếu máu (do thiếu hồng cầu), chảy máu khó cầm (thiếu tiểu cầu) và dễ nhiễm trùng (thiếu bạch cầu). Sau đó, các tế bào non này đi vào trong máu, gây nhiều tác hại khác. Bệnh này được gọi nôm na là ung thư máu, hay bệnh máu trắng, và trong thể cấp thì các tế bào non được sinh ra với tốc độ rất nhanh. Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng? - Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì: + Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm. + Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người Giải thích vì sao khi bị đỉa đeo hút máu, chỗ vết đứt máu chảy lại lâu đông: Khi đỉa đeo vào da ĐV hay con người chỗ gần giác bám của đỉa có bộ phận tiết ra 1 loại hóa chất có tên là hiruđin. Chất này có tác dụng ngăn cản quá trình tạo tơ máu và làm máu không đông, kể cả con đỉa bị gạc ra khỏi cơ thể, máu có thể cũng tiếp tục chảy khá lâu mới đông lại do chất hiruđin hòa tan chưa đẩy ra hết. Vì sao tĩnh mạch có van còn động mạch lại không có van ? - Tĩnh mạch có van vì: Máu chảy trong tĩnh mạch thường ngược chiều trọng lực nên phải chịu tác dụng của trọng lực; áp lực máu trong tĩnh mạch thấp nên rất khó cho việc đưa máu về tim, Tĩnh mạch có van để khi các cơ quanh thành mạch co ép đẩy máu qua van đi lên, khi cơ dãn van đóng lại làm máu không chảy ngược trở lại. - Động mạch không có van vì: Máu chảy trong động mạch có áp lực cao và thường theo chiều trọng lực, nếu có van sẽ làm cản trở dòng chảy của máu và có thể làm vỡ thành mạch gây nguy hiểm cho cơ thể. Có người cho rằng : “ Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh ”. Điều đó có đúng không? Vì sao? 4 - Ý kiến đó là sai: - Tiêm vacxin là tiêm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh đã được làm yếu để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó (loại chủ động). - Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thể khỏi bệnh(loại bị động). Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại được chảy liên tục trong hệ mạch. - Vì khi dòng máu chảy từ động mạch chủ  động mạch nhỏ mao mạch  tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giảm dần, huyết áp nhỏ nhất ở tĩnh mạch chủ. Sự chênh lệch về huyết áp làm cho máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch khi tim hoạt động theo nhịp. Giải thích những đặc điểm cấu tạo của tim phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm? Chức năng của tim là co bóp đẩy máu tuần hoàn trong mạch đảm nhiệm việc vận chuyển ôxi, cácbonic và vận chuyển các chất đáp ứng cho hoạt động trao đổi chất của tế bào và của cơ thể Tim hoạt động liên tục, không theo ý muốn con người. Để thực hiện được chức năng trên, cấu tạo của tim có những đặc điểm sau: - Cơ cấu tạo tim: là loại cơ dày, chắc chắn tạo ra lực co bóp mạnh đáp ứng với việc đẩy máu từ tim tới động mạch. Bên cạnh đó lực giãn cơ tim lớn tạo sức hút để đưa máu từ các tĩnh mạch về tim. - Bao xung quanh tim là một màng liên kết mỏng: Mặt trong của màng liên kết có một chất dịch nhày giúp tim khi co bóp tránh được sự ma sát giữa các bộ phận khác gần đó - Tim có yếu tố thần kinh tự động : Ngoài việc chịu sự chi phối của thần kinh trung ương như các bộ phận khác trong cơ thể; trên thành của cơ tim còn yếu tố thần kinh tự động là các hạch thần kinh. Nhờ yếu tố này giúp cho tim có thể co bóp liên tục, kể cả khi cơ thể ngủ. - Độ dày của các cơ xoang tim: ở các phần xoang tim khác nhau, độ dày của cơ không đều nhau thích ứng với sức chứa và nhiệm vụ đẩy máu của mỗi phần xoang. Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ để đảm bảo cho lực co bóp lớn đưa máu vào động mạnh. Thành cơ tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm thất phải giúp nó tống máu và gây lưu thông máu trong vòng tuần hoàn lớn. - Các van trong tim: trong tim có hai loại van: van ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất ở mỗi bên và van ngăn giữa xoang tim với các mạch máu lớn xuất phát từ tim 5 + Van nhĩ - thất: ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất theo chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Các van này có dây chằng nối chúng vào cơ tâm thất. Cấu tạo như vậy giúp máu trong tim lưu thông một chiều từ tâm thất xuống tâm nhĩ + Van bán nguyệt: ngăn chỗ lỗ vào động mạnh với tâm thất. Cấu tạo của loại van này giúp máu chỉ lưu thông một chiều từ tâm thất vào động mạch chủ và động mạnh phổi. Tại sao máu được bơm một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch? Tại sao thành tâm thất trái của tim lại dày hơn thành tâm thất phải? a. Máu được bơm một chiều : - Từ tâm nhĩ xuống tâm thất vì giữa TN và TT có van nhĩ thất Ngăn máu chảy ngược - Từ tâm thất lên động mạch vì giữa TT và ĐM có van động mạch trở lại - Tim hoạt động theo chu kỳ 3 pha …. b. Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải vì tâm thất làm nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy tống máu lên các động mạch. TTP đẩy máu lên ĐM phổi; TTT đẩy máu lên ĐM chủ đi nuôi toàn bộ cơ thể đường đi dài hơn cần có thành dày hơn. Giữa hai biện pháp tăng thể tích co tim và tăng nhịp tim, biện pháp nào có lợi? Giải thích? - Tăng thể tích co tim có lợi hơn vì nếu tăng nhịp tim thì tim làm việc nhiều thời gian nghỉ giảm → tim mệt mỏi suy yếu → dẫn đến có thể ngừng đập còn tăng thể tích co tim thì thời gian tim đập dãn ra mà vẫn đảm bảo được lượng máu lưu thông trong cơ thể → tăng cường thể lực (tim nghỉ nhiều). Có ý kiến cho rằng: Đã lao động chân tay thì không cần phải tập thể dục. Ý kiến này về mặt vệ sinh hệ tuần hoàn thì đúng hay sai? Giải thích. ….. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? Vì sao? So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ôxi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường. 6 - Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh cao: đặc tính của hệ tuần hoàn làm việc liên tục suốt đời không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người. + Pha giãn chung bằng pha làm việc là 0,4 giây, sự nhịp nhàng giữa hai pha co giãn làm cho tim hoạt động nhịp nhàng. + Trên thành tim có hạch tự động đảm bảo sự điều hòa hoạt động của tim khi tăng nhịp và giảm nhịp. + Hệ tuần hoàn có đội quân bảo vệ cực mạnh tạo ra hệ thống miễn dịch đó là các loại bạch cầu hàng rào bảo vệ, làm cho máu trong sạch. + Mao mạch dễ vỡ do đó là cơ chế tự vệ có hiệu quả khả năng đông máu trong máu có hồng cầu và huyết tương, tiểu cầu giải phóng ra enzim và protein hòa tan với ion Ca ++ khi mạch vỡ thay đổi áp suất tạo ra tơ máu gây nên đông máu, nhờ có cơ chế này mà hệ tuần hoàn luôn là một dòng thông suốt. Em hãy giải thích: Vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông, nhưng khi ra khỏi mạch là đông ngay? + Máu chảy trong mạch không bị đông do: - Thành mạch trơn, nhẵn tiểu cầu không bị vỡ, không giải phóng ra enzim để tạo thành sợi tơ máu (0,5đ) - Trên thành mạch có chất chống đông do một loại bạch cầu tiết ra (0,5đ) + Máu chảy ra khỏi mạch bị đông là do: - SL tiểu cầu > 35000/ml - Tiểu cầu ra ngoài va chạm vào bờ vết thương nên bị vỡ giải phóng ra enzim - Enzim này làm cho prôtêin (hoà tan trong huyết tương) cùng với ion canxi làm thành sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông Máu được vận chuyển trong cơ thể như thế nào? Máu vận chuyển trong cơ thể là nhờ sự co giãn của tim và sự chênh lệch áp suất của máu giữa các mạch. - Tim co tạo ra lực đẩy tống máu vào các động mạch ( động mạch phổi và động mạch chủ ) sau đó đến các động mạch nhỏ, rồi đến hệ mao mạch, đến tĩnh mạch rồi trở về tim làm thành vòng kín gọi là vòng tuần hoàn. Có 2 vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. - Máu vận chuyển theo 1 chiều nhất định trong các vòng tuần hoàn là nhờ các van tim ( van nhĩ thất và van thất động ) 7 - Máu vận chuyển trong các đoạn mạch khác nhau có vận tốc khác nhau, nhanh ở động mạch, chậm nhất ở mao mạch để đủ thời gian cho quá trình trao đổi chất (động mạch 0,5m/s -> mao mạch 0,001m/s), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch. Sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch về tim còn được hỗ trợ bởi các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra và nhờ sự hỗ trợ của các van tĩnh mạch. Văcxin là gì? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vắcxin hoặc sau khi bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn nào đó? Văcxin là: Dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã được làm yếu dùng tiêm vào cơ thể người để tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó. Tiêm Văcxin tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể vì: Độc tố của vi khuẩn là kháng nguyên nhưng do đã được làm yếu nên vào cơ thể người không đủ khả năng gây hại. Nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể. Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh ấy. Sau khi mắc một bệnh nhiễm khuẩn nào đó có thể có khả năng miễn dịch bệnh đó vì: Khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn tiết ra độc tố. Độc tố là kháng thể kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể chống lại. Nếu cơ thể sau đó khỏi bệnh thì kháng thể đã có sẵn trong máu giúp cơ thể miễn dịch bệnh đó. Vì sao nói máu, nước mô, bạch huyết là môi trường trong của cơ thể? Máu, nước mô và bạch huyết là môi trường trong cơ thể vì: Nhờ máu, nước mô và bạch huyết trong cơ thể mà tế bào và môi trường ngoài liên hệ thường xuyên với nhau trong quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng, oxi, khí cacbonic và các chất thải khác. Tại sao trong cùng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh? - Cường độ trao đổi chất mạnh ở những cơ thể kích thước nhỏ, nhu cầu đòi hỏi nhiều ôxi. - Cường độ trao đổi chất mạnh vì diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ thể với môi trường lớn so với khối lượng cơ thể, nên có sự mất nhiệt nhiều, sự tiêu hao năng lượng là lớn Như vậy, nhu cầu O2 và năng lượng cao đòi hỏi những cơ thể có kích thước nhỏ phải tăng nhịp tim để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. 8 Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? Có thể giải thích điều này thế nào khi nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo? * Chỉ số nhịp tim/ phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm: Lúc nghỉ ngơi : 40-60 lần/ phút, lượng máu được bơm của một ngăn tim là 75-115ml/lần đủ đáp ứng nhu cầu O2 cho cơ thể -> tim được nghỉ ngơi nhiều hơn, khả năng tăng năng suất của tim cao hơn Lúc hoạt động gắng sức : 180-240 lần/ phút , lượng máu bơm được của một ngăn tim là 180-210ml/lần đáp ứng nhu cầu hoạt động mạnh cần nhiều O2 -> khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên * Giải thích: ở các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ôxi cho cơ thể là vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn. Nêu nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh xơ vữa động mạch? Để phòng tránh bệnh xơ vữa động mạch cần làm gì? * Nguyên nhân: Người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, chế độ ăn giàu chất côlesterôn (thịt, trứng, sữa...). * Tác hại: - Làm cho mạch bị hẹp lại, không còn trơn nhẵn -> xơ cứng và vữa ra. - Sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông -> tắc mạch (đặc biệt là ĐM vành -> các cơn đau tim; ĐM não -> đột quỵ). - ĐM dễ bị vỡ -> tai biến (xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, tử vong). * Phòng, tránh: - Tập thể dục thường xuyên. - Chế độ ăn, uống hợp lý. Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim, mạch ? - Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn - Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, heroin, rượu, doping….. - Cần kiểm tra sức khỏe định kì hằng năm để phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt động, sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ 9 - Khi bị shock hoặc stress cần điểu chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ - Hạn chế các loại thức ăn có hại cho tim mạch... Trình bày các tác nhân gây hại cho tim mạch? Nêu các biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch? -Các tác +Khuyết tật tim, phổi xơ nhân có +Bị sốc mạnh, sốt cao, mất nhiều máu... hại cho +Sử dụng chất kích thích tim mạch +Thức ăn chứa nhiều mỡ động vật +Do một số vi rút, vi khuẩn +Do tập luyện thể thao quá sức -Các biện +Tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch pháp bảo +Tạo cuộc sống tinh thần vui vẻ, thoải mái vệ và rèn +Lựa chọn cho mình một hình thức rèn luyện phù hợp luyện hệ +Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chịu tim dựng của tim mạch và cơ thể mạch: a. Nhịp tim là gì? Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể? b. Tại sao lại có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật? c. Tại sao nhịp tim của trẻ em thường nhanh hơn của người lớn? Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút a. Động vật có khối lượng càng nhỏ thì tim đập càng nhanh và ngược lại động vật có khối lượng càng lớn thì tim đập càng chậm b. Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn  nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều bù lại lượng nhiệt đã mất các quá trình chyển hóa vật chất tăng lên  tim đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể c. Vì ở trẻ em: lực co bóp của tim nhỏ, thể tích tim nhỏ và ở trẻ em tỉ lệ S/V lớn nên lượng nhiệt mất vào môi trường xung quanh nhiều hơn hoạt động trao đổi chất mạnh hơn nhịp tim phải đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu oxi và chất dinh dưỡng cho quá trình đó. Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch? Nguyên nhân của sự thay đổi đó? Tại sao ở người già bị bệnh huyết áp cao thường dẫn đến bại liệt hoặc dễ tử vong? Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch? Cho biết mối liên quan giữa vân tốc máu và tổng tiết diện mạch? Vận tốc máu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Khái niệm huyết áp (SGK ) 10 Sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch: Huyết áp trong hệ mạch cao nhất ở động mạch chủ, nhỏ nhất ở tỉnh mạch chủ (nghĩa là càng xa nơi xuất phát huyết áp càng giảm) Nguyên nhân: Lực ma sát giữa máu và thành mạch, và sự ma sát giữa các phân tử máu với nhau. *Vì ở người già mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não . Khi bị huyết áp cao thì nguy cơ dễ vỡ mạch gây hiện tượng xuất huyết não và có thể dẫn đến bại liệt hoặc là tử vong. Sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch: +Vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ (khoảng 500mm/s) đến tiểu động mạch. + Vận tốc máu thấp nhất là ở mao mạch(khoảng 0,001mm/s) + Vận tốc máu tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ(khoảng 200mm/s) Mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch: + Trong hệ động mạch tổng tiết diện tăng dần nên vận tốc giảm dần + Ở mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên vận tốc nhỏ nhất + Trong hệ tĩnh mạch tổng tiết diện giảm dần nên vận tốc tăng dần Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch. Em hiểu như thế nào về chứng xơ vữa động mạch? - Nguyên nhân: do chế độ ăn uống nhiều cholesterol, ít vận động cơ bắp - Biểu hiện của bệnh: Nếu xơ vữ động mạch não có thể gây đột quỵ; xơ vữa động mạch vành sẽ gây đau tim. Ngoài ra, còn có thể gây xuất huyết dạ dày, xuất huyết não . . . - Cơ chế gây bệnh: cholesterol ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước , xơ cứng và vữa ra. - Tác hại: động mạch xơ vữa kéo theo sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch, hoặc gây nên các tai biến như đau tim, đột quỵ, xuất huyết các nọi quan . . . cuối cùng có thể gây chết. Giải thích vì sao sau khi được tiêm chủng vắcxin đậu mùa thì người ta không mắc bệnh đậu mùa nữa? - Tiêm vắcxin đậu mùa là đưa kháng nguyên (Vi trùng đậu mùa đã được làm chết) vào cơ thể, sự có mặt của kháng nguyên đã kích thích cơ thể tạo ra một chất kháng thể dự trữ. 11 - Khi có vi khuẩn của bệnh đậu mùa xâm nhập vào cơ thể thì chúng không gây bệnh được vì cơ thể đã có kháng thể dự trữ để chống lại. Theo em, các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích ? a. Tất cả các tế bào trong cơ thể người đều có nhân ? b.Các nơron có thể phân chia tạo ra các nơron mới thay thế các nơron già yếu ? c. Máu chảy trong động mạch có thể là máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm? Giải thích các nhận định: a. Sai. Vì tế bào hồng cầu ( máu ) không có nhân b. Sai. Vì nơron là loại TB thần kinh, loại TB này không có khả năng phân chia tạo TB con c. Đúng: Thông thường máu động mạch là máu giàu oxi nên có màu đỏ tươi nhưng máu trong ĐM phổi có màu đỏ thẫm vì là máu mang nhiều Cacbonic mang đến phổi để trao đổi khí. Mạch đập ở cổ tay và thái dương có phải do máu chảy trong hệ mạch gây nên hay không ?Giải thích ? Mạch đập ở cổ tay và thái dương không phải do máu chảy trong hệ mạch gây nên mà do tính đàn hồi của thành động mạch và nhịp co bóp của tim gây nên. Tại sao khi khám bệnh bác sĩ lại căn cứ vào số lượng hồng cầu để chuẩn đoán bệnh? Phải căn cứ vào số lượng hồng cầu để chuẩn đoán bệnh vì: + Cần phải căn cứ vào số lượng hồng cầu để biết được tình trạng sức khỏe( 4,5 triệu/ mm3 ở nam, 4,2 triệu/ mm3 ở nữ). Nếu số lượng tăng quá hoặc giảm quá thì cơ thể ở tình trạng bệnh lí. Ngoài ra các bác sĩ còn căn cứ vào tỉ lệ các loại bạch cầu trong thành phần máu mà xác định được mắc bệnh gì. Vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy? Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là: - Do chất nhày có trong dịch vị phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách tế bào niêm mạc với enzim pépsin và HCl Tại sao khi vỗ béo lợn, người ta thường bổ sung thêm tinh bột vào khẩu phần ăn?. 12 Vì: Tinh bột dưới tác dụng của Enzim tiêu hoá biến đổi thành glucôzơ. Khi lượng glucôzơ trong cơ thể quá nhiều được chuyển hoá thành lipít. Nên cho Lợn ăn thêm tinh bột lợn sẽ béo. Vì sao khi ăn, ta không nên vừa nhai vừa cười nói, đùa nghịch? - Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nhai, vừa cười vừa nói, đùa nghịch thì nắp thanh quan không đậy kín đường hô hấp, thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí (thanh quản, khí quản) làm ta bị sặc, thậm trí gây tắc đường dẫn khí, dẫn đến nguy hiểm… Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? * Khi nuốt thì ta không thở. - Vì lúc đó khẩu cái mềm (lưỡi gà) cong lên đậy hốc mũi, nắp thanh quản (tiểu thiệt) hạ xuống đạy kín khí quản nên không khí không ra vào được. Vì sao thức ăn sau khi đã được nghiền bóp kỹ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợt? Hoạt động như vậy có tác dụng gì? .- Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được chuyển xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị. - Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kĩ - Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ đóng môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật -Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hòa axit của thức ăn từ dạ dày xuống làm ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng. -Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với một lượng nhỏ, tạo thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng. Bằng kiến thức sinh học em hãy giải thích câu ca dao: "Ăn no chớ có chạy đầu Đói bụng chớ có tắm lâu là phiền" a. " Ăn no chớ có chạy đầu" - Chạy là một hoạt động cần được cung cấp nhiều năng lượng, nhất là chạy thi, chạy vượt lên đầu, mà trong lúc vừa ăn no xong lại cần tập trung năng lượng cho hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Quan trọng là 13 hoạt động thì máu phải dồn tới nhiều, mang O 2 và các chất dinh dưỡng (chủ yếu là glucozơ) tới để ôxi hóa tạo năng lượng cho cơ quan đó hoạt động. Nếu ăn no xong chạy ngay thì sẽ bị "đau xóc" nhất là chạy nhanh vượt lên đầu (vận động mạnh) thì càng nguy hiểm, ăn vừa xong cơ quan tiêu hoá sẽ bị đầy, khó tiêu vì máu đã dồn vào hoạt động chạy nên hạn chế hoạt động chạy của cơ quan tiêu hóa thức ăn. - Để phân phối máu hợp lí đến hệ tiêu hoá thì sau khi ăn xong cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để đảm bảo máu dồn vào hệ tiêu hóa giúp tiêu hóa tốt b. "Đói bụng chớ có tắm lâu mà phiền" - Đây cũng là lời khuyên trong sử dụng năng lượng hợp lí. Khi tắm cơ thể sẽ mất nhiệt, cơ thể phải tăng sinh nhiệt để bù đắp bị phần nhiệt mất đi khi tắm giữ cho thân nhiệt ổn định. - Đây là hiện tượng mất thăng bằng trong chi thu năng lượng, có chi mà không có thu. Năng lượng mất đi không được bù lại, dị hóa vượt đồng hóa là sự bất thường trong hoạt động sinh lí của cơ thể dẫn tới bị cảm lạnh do bị hạ nhiệt, có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong. => Hai ý của câu ca dao trên là những lời khuyên trong vệ sinh ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày đảm bảo sự hài hòa, giữ gìn sức khỏe tốt. Tại sao nói "Nhai kỹ lại no lâu", bằng kiến thức sinh học hãy giải thích câu nói đó? - Cơ thể thường xuyên lấy chất các chất dinh dưỡng để xây dựng cơ thể, đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển thông qua thức ăn. - Thức ăn bao gồm nhiều loại hợp chất hữu cơ phức tạp như gluxit, lipit, prôtêin...nhưng cơ thể không sử dụng trực tiếp được mà phải qua quá trình tiêu hóa - Nhai là công việc đầu tiên của cơ quan tiêu hóa giúp nghiền nhỏ thức ăn, đây là mặt biến đổi quan trọng của quá trình biến đổi cơ học . - Nhai càng kỹ, thức ăn càng nhỏ, diện tích tiếp xúc với dịch tiêu hóa càng lớn, tiêu hóa càng nhanh và thức ăn càng được biến đổi triệt để, cơ thể càng hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn so với nhai qua loa, chếu cháo, do đó nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể được đáp ứng tốt hơn, no lâu hơn. - No đây là no về mặt sinh lí, chứ không phải "no căng bụng" nghĩa là cơ thể tiếp nhận được nhiều dinh dưỡng hơn khi nhai kỹ. Khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa vì: 14 - Dịch mật do gan tiết ra có muối kiềm tạo môi trường kiềm giúp đóng mở cơ vòng môn vị điều khiển thức ăn từ dạ dày xuống ruột từng đợt nhỏ giúp thức ăn thấm đều các dịch tiêu hoá và tạo môi trường kiềm cho enzim tiêu hoá hoạt động. Dịch mật có muối mật vai trò nhũ tương hoá lipit  hỗ trợ các enzim tiêu hoá lipit. - Khi bị bệnh về gan làm giảm khả năng tiết mật, dẫn đến giảm khả năng tiêu hoá. Một người bị phù được hội chẩn chính xác là do rối loạn chức năng gan, cơ sở sinh học nào giải thích hiện tượng này? Vì hầu hết các dạng protein trong huyết tương được sinh và phân hủy trong gan nên gan có vai trò điều hòa protein trong huyết tương. Khi gan bị rối loạn chức năng  Giảm sản sinh ra prôtêin huyết tương  áp suất thẩm thấu trong máu giảm  Nước bị ứ đọng lại trong gian bào  Gây ra hiện tượng phù nề. Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả? - Ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, dễ thấm dịch tiêu hóa hơn nên tiêu hóa được hiệu quả hơn. - Ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hóa sẽ thuận lợi hơn, số lượng và chất lượng dịch tiêu hóa cao hơn và sự tiêu hóa sẽ hiệu quả hơn. - Ăn thức ăn hợp khẩu vị cũng như ăn trong bầu không khí vui vẻ đều giúp sự tiết dịch tiêu hóa tốt hơn nên sự tiêu hóa sẽ hiệu quả hơn. - Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi giúp cho hoạt động tiết dịch tiêu hóa cũng như hoạt động co bóp của dạ dày và ruột được tập trung hơn nên sự tiêu hóa hiệu quả hơn. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ? - Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng. - Giải thích: Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng  Hoạt động trao đổi chất tế bào tăng  Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic  Nồng độ cacbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp. Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường? - Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra nhiều CO 2 - Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy hoạt động mạnh điều khiển làm tăng nhịp hô hấp để thải loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể. - Chừng nào lượng CO2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp mới trở lại bình thường Giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời? - Thai nhi trong bụng mẹ thực hiện trao đổi chất qua dây rốn. 15 - Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn, đứa trẻ mất sự cung cấp bổ sung khí O2 từ mẹ, trong khi hoạt động trao đổi chất ở tế bào của trẻ vẫn diễn ra => nồng độ O2 trong máu ít dần, nồng độ CO 2 trong máu tăng; CO2 trong máu có nồng độ cao sẽ kết hợp với nước tạo thành H2CO3 => Ion H+ tăng => Kích thích trung khu hô hấp hoạt động, tạo ra động tác hít vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời. - Nếu đứa trẻ sinh ra không khóc thì bác sỹ phải kích thích để gây ra sự thông khí ở phổi. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời. Em hiểu thế nào là hô hấp trong, quá trình đó diễn ra như thế nào? * Hô hấp trong: Là quá trình trao đổi khí giữa máu với các tế bào. - Quá trình hô hấp trong: + Máu đỏ tươi, giàu ôxi được tim chuyển đến các tế bào. Tế bào luôn tiêu dùng ôxi trong quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào (dị hóa) nên nồng độ ôxi luôn luôn thấp hơn so với nồng độ ôxi trong máu từ tim chuyển tới, trong khi đó nồng độ khí CO 2 do quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ tạo ra, luôn luôn cao. + Kết quả là xảy ra quá trình trao đổi khí giữa máu với các tế bào thông qua nước mô nhờ hiện tượng khuếch tán: ôxi từ máu chuyển sang tế bào để thực hiện sự hô hấp trong (thực chất là quá trình dị hóa); sản phẩm của quá trình này là CO 2 và H2O. CO2 do tế bào sinh ra được chuyển sang máu, máu nhiễm khí CO2 trở thành máu đỏ thẫm và được chuyển về tim để đưa lên phổi, thực hiện trao đổi khí ở phổi. * Tóm lại: Hô hấp ngoài tạo điều kiện cho hô hấp trong, thực chất là quá trình dị hóa, trong đó có sự phân giải các chất hữu cơ nhờ ôxi, tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào, đồng thời tạo ra các sản phẩm phân hủy trong đó có CO2. Ôxi được lấy từ trong không khí hít vào và CO2 được đưa ra ngoài cơ thể trong không khí thở ra. Giải thích vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng? - Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra. - Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung 16 tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ cần luyện tập đều từ bé. Cần luyện tập TDTT đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé. Hãy kể một số nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp? Có mấy phương pháp hô hấp nhân tạo thường áp dụng? Nêu điểm giống và khác nhau giữa các phương pháp hô hấp nhân tạo. * Nguyên nhân gây cản trở hô hấp: Cơ thể nạn nhân bị thiếu ôxy, mặt tím tái. - Do phổi bị ngập nước (bị chết đuối); - Do cơ hô hấp hoặc có thể cả cơ tim bị co cứng (bị điện giật); - Do bị ngất hoặc ngạt thở (bị lâm vào môi trường thiếu dưỡng khí). * Có hai phương pháp hô hấp nhân tạo thường sử dụng: - Hà hơi thổi ngạt; - Ấn lồng ngực. * So sánh: - Giống nhau: + Mục đích: Phục hồi sự hô hấp bình thường cho nạn nhân. + Cách tiến hành: Thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12-20 lần/phút. Lượng khí lưu thông trong mỗi nhịp ít nhất là 200ml. - Khác nhau: PP. Hà hơi thổi ngạt PP. Ấn lồng ngực - Dùng miệng thổi không khí - Dùng tay tác động gián tiếp vào trực tiếp vào phổi qua đường phổi qua lực ép vào lồng ngực. dẫn khí. - Lượng khí vào phổi nạn nhân - Đảm bảo số lượng và áp lực không ổn định. của không khí đưa vào phổi. - Không làm tổn thương lồng - Có thể gây tổn thương lồng ngực ngực. Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận. Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu ko ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đổi khí ở phổi cũng ko ngừng diễn ra, O2 trong ko khí ở phổi ko ngừng khuếch tán vào máu, CO2 ko ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2 trong ko khí ở phổi hạ thấp tới mức ko đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa. Tác hại của khói thuốc lá đối với hệ hô hấp. - Gây viêm đường hô hấp trên (viêm họng) - Gây viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản cấp). Khói thuốc lá kích thích vào các phế quản, tiểu phế quản, phế nang tiết dịch nhày theo 17 cơ chế tự bảo vệ. Dịch nhày này sẽ ứ đọng tại các bộ phận trên gây nhiễm trùng. - Dịch nhày này sẽ ứ đọng tại các phế quản, tiểu phế quản, phế nang lâu năm gây nên hội chứng viêm phế quản mãn, làm cản trở lưu thông khí trong đường hô hấp tạo nên sự khó thở (suy hô hấp) cho bệnh nhân. Y học gọi hội chứng trên là bệnh TÂM PHẾ MÃN (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) làm cho bệnh nhân thường xuyên khó thở nhiều, thể lực suy kiệt và dẫn tới tử vong. - Khói thuốc làm cho các phế quản, tiểu phế quản, phế nang dần dần bị xơ hóa, cứng dần lên, mất độ đàn hồi vốn có của các tổ chức này làm cho chức năng hô hấp bị suy giảm (hít vào được ít không khí và thở ra không hết thán khí tạo nên sự rối loạn trao đổi khí tại phổi). - Hút thốc lá lâu năm sẽ làm cho biến đổi cấu trúc tế bào của các phế quản, tiểu phế quản, phế nang và có nguy cơ dẫn tới Ung thư phế quản và Ung thư phổi. - Khói thuốc lá làm cho những người xung quanh có thể bị mắc một số chứng bệnh về đường hô hấp (nếu những người này mẫn cảm với khói thuốc lá) như: viêm mũi họng, hen phế quản ... do bị "hút thuốc thụ động". - Thuốc lá làm tê liệt lớp lông rubng ở phế quản, giảm hiệu quả lọc sách không khí. Có thể gây ung thư phổi (vì có chất nicotin, nitrozamin,...) - Trong khói thuốc lá có CO2 chiếm chỗ của O2 trong máu (hồng cầu) làm cho giảm hiệu quả hô hấp có thể dẫn đến tử vong - Trong khói thuốc lá có nito oxit gây nên viêm xương khớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí có thể gây chết ở liều cao. - Khói thuốc lá có nhiều chất độc, gây ra nhiều bệnh hô hấp như làm bệnh hen suyễn nặng thêm, tắc nghẽn phổi mãn tính. Vì sao cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn? Vì sao ở trẻ nhỏ có hiện tượng tiểu đêm trong giấc ngủ ( tè dầm ) - Ở người, khi ý thức hình thành thì phía dưới cơ vòng trơn của ống đái còn có loại cơ vân, lúc này đã phát triển hoàn thiện, cơ này có khả năng co rút tự ý. Vì vậy, khi ý thức hình thành và phát triển, cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn. - Ở trẻ nhỏ, do cơ vân thắt bóng đái phát triển chưa hoàn chỉnh nên khi lượng nước tiểu nhiều gây căng bóng đái, sẽ có luồng xung thần kinh gây co cơ bóng đái và mở cơ trơn ống đái để thải nước tiểu, điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh. Phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động sống vì: 18 Tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể người đều hoạt động dưới sự điều khiển và điều hòa của hệ thần kinh thông qua con đường phản xạ: sự co cơ, co giãn mạch máu, sự tiêu hóa, sự tuần hoàn, bài tiết,... Tại sao nói thận nhân tạo là đơn vị cứu tinh của những bệnh nhân suy thận? * Nói thận nhân tạo là đơn vị cứu tinh của những bệnh nhân suy thận vì nếu bị suy thận họ sẽ có thể bị chết sau vài ngày do bị nhiễm độc những chất thải của chính cơ thể mình. - Song họ vẫn có thể được cứu sống nếu được cấp cứu kịp thời với sự hỗ trợ của thận nhân tạo. Cụ thể, thận nhân tạo thực chất là một máy lọc máu mà phần cơ bản quan trọng của nó là lớp màng lọc được con người chế tạo mô phỏng cấu trúc của vách mao mạch cầu thận + Phía trong lớp màng này là máu động mạch của cơ thể với áp lực cao nhờ sự hỗ trợ của máy bơm. + Phía ngoài là dung dịch nhân tạo được pha chế giống hệt huyết tương, song không có chất thải. Sự chênh lệch nồng độ giữa máu và dung dịch nhân tạo đã giúp cho các chất thải trong máu được khuếch tán sang dung dịch và máu được lọc sạch lại qua tĩnh mạch về cơ thể. Em hãy giải thích tại sao có thể nói: " Giữ vệ sinh tai, mũi, họng là góp phần bảo vệ cầu thận khỏi bị hư hại về cấu trúc". Có thể nói: " Giữ vệ sinh tai, mũi, họng là góp phần bảo vệ cầu thận khỏi bị hư hại về cấu trúc". Vì : - Nếu giữ vệ sinh tai, mũi, họng thì tai, mũi, họng sẽ đỡ bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên. - Các vi khuẩn gây viêm tai, mũi, họng thường gián tiếp gây viêm cầu thận là do các kháng thể của cơ thể sinh ra khi tấn công các vi khuẩn này( theo đường máu đang kẹt ở cầu thận) đã tấn công nhầm và làm hư hại cấu trúc của cầu thận. 19 Nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh vì: - Thân nơron và các sợi nhánh tạo nên chất xám của vỏ đại não, vỏ tiểu não, chất xám trong tuỷ sống, các nhân nền và các hạch thần kinh ngoại biên - Các sợi trục của nơron có bao miêlin tập hợp thành chất trắng trong trung ương thần kinh ( não, tuỷ) và phần lớn các dây thần kinh thuộc bộ phận ngoại biên của hệ thần kinh. - Nhờ sợi trục có bao miêlin có tác dụng như lớp vỏ cách điện nên sự truyền xung trên sợi trục không bị truyền sang nhau và còn giúp cho sự truyền xung được nhanh. *Nơron là đơn vị chức năng của hệ thần kinh vì: - Nơron có khả năng hưng phấn, dẫn truyền và thành phần chủ yếu của cung phản xạ mà phản xạ là chức năng của hệ thần kinh. Mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ. Nếu phần cuối sợi trục của nơ ron bị đứt có mọc lại được không? Giải thích? + Tua nơron bị đứt, phần còn dính vào thân nơron vẫn sống, mọc dài và phục hồi lại đoạn đứt vì vậy có những trường hợp bị đứt dây thần kinh gây liệt một bộ phận nào đó của cơ thể nhưng sau đó có thể phục hồi. Vì sao khi chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong? Vì hành tủy chứa trung tâm điều hòa hô hấp và điều hòa tim mạch. – Nếu hành tủy bị tổn thương => ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hô hấp và hoạt động tim mạch -> dễ tử vong. Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi? Người say rượu chân nam đá chân chiêu là do rượu đã ức chế sự dẫn truyền xung thần kinh qua cúc xináp giữa các tế bào có liên quan đế tiểu não, chức năng của tiểu não không thực hiện được hay tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững. Tại sao gọi là “Hệ thần kinh sinh dưỡng, và hệ thần kinh vận động”? Tại sao cung phản xạ sinh dưỡng lại chậm hơn cung phản xạ vận động? Cho ví dụ? +Gọi là HTK vận động vì điều khiển điều hòa hoạt động của cơ vân và tạo ra sự chuyển động cho cơ thể. Là hoạt động có ý thức. +Gọi là HTK sinh dưỡng vì điều khiển điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Là hoạt động không có ý thức Cung phản xạ sinh dưỡng chậm hơn cung phản xạ vận động vì 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan