Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Giáo án mầm non tổng hợp các chủ đề [Bản mới nhất] Phần 2...

Tài liệu Giáo án mầm non tổng hợp các chủ đề [Bản mới nhất] Phần 2

.DOC
358
575
126

Mô tả:

BÀN TAY CỦA BÉ I. - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Dạy trẻ chơi với bàn tay Dạy trẻ chơi làm quen màu nước Dạy kỹ năng: Vẽ bằng tay với màu nước Phát triển cổ tay, ngón tay, bàn tay Giáo dục: Dạy trẻ chơi màu nước gọn gàng, sạch sẽ - CHUẨN BỊ: Các dĩa màu nước nhiều màu đủ cho trẻ Các lọ sữa( Vẽ mặt tạo thành búp bê) Giấy vẽ đủ cho trẻ Âm nhạc : Đàn máy cassette Bài hát: Búp bê, Lắc cái tay Trò chơi: Bé đàn, ngón tay nhúc nhích, đập bàn tay xuống đất II. III. HƯỚNG DẪN: HỌAT DỘNG CỦA CÔ 1. Họat động 1: Chơi với bàn tay - Cô cùng trẻ chơi tự do các trò chơi + Ngón tay nhúc nhích + Làm cá bơi + Chơi với rối ngón tay - Cô gợi ý trẻ chơi. Cô hỏi trẻ: + Con chơi gì đấy? + Bàn tay, ngón tay của con như thế nào? HỌAT ĐỘNG CỦA CHÁU - Trẻ cùng chơi với cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ tự lấy lọ sữa và tham gia chơi 2. Họat động 2: Chơi vẽ ngón tay - Cô đưa thùng ra và hỏi trẻ” Cô có cái gì đây?” Cho trẻ quan sát và đoán Cô cho mỗi trẻ tự lấy một lọ sữa( giả làm búp bê) Cô giới thiệu màu nước và yêu cầu trẻ dùng ngón tay nhúng màu nước vẽ lên làm áo búp bê Cô chơi vẽ cùng trẻ(Quan sát giúp đỡ trẻ) - Cô cho trẻ chơi với búp bê cuả mình và hát bài” búp bê” 3. Họat động 3: Chơi vẽ bàn tay - Cho trẻ chơi:đập bàn tay” và cùng hát Cô đưa ra tranh mẫu( hoa được in màu bằng bàn tay) - Cô cho trẻ tự lấy giấy và yêu cầu trẻ chơi vẽ các bông hoa - Cô quan sát từng trẻ và hỏi trẻ + Con đang làm gì? + Vẽ hoa bằng gì?  Kết thúc: - Trẻ tự gắn tranh, quan sát trò chuyện cùng cô và vận động bài” lắc cái tay cho đều” - Chơi cùng cô - Trẻ tự lấy giấy và vẽ bông hoa Trẻ trả lời - - Trẻ gắn tranh và quan sát trò chuyện cùng cô. HÒNG GIÁO DỤC QUẬN BÌNH THẠNH TRƯỜNG MẦM NON 14 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CÓ SỰ KIỆN Lê Thị Kim Loan Phạm Thị Kim Dung I – MỤC ĐÍCH & YÊU CẦU: 1. Nhận thức: - Trẻ biết Noel đến là có Ông già Noel, có cây thông. - Trẻ biết Noel là mọi người vui chơi, được ông già Noel tặng quà. 2. Ngôn ngữ: Biết trao đổi giao tiếp với bạn khi chơi, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, biết thể hiện ý tưởng bằng lời nói. 3. Thể chất: Thông qua vui chơi trẻ được rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay. 4. Thẩm mỹ: Cảm nhận vẻ đẹp của đồ chơi mình và bạn làm ra. 5. Tình cảm – quan hệ xã hội: Thể hiện sự hứng thú tham gia vào hoạt động cùng bạn, biết rủ bạn cùng chơi. II – CHUẨN BỊ: - Trước khi tổ chức cho trẻ chơi, cô và trẻ cùng thảo luận về những việc cần làm, tổ chức cho dịp lễ Noel tại lớp. Cô ghi nhận các ý kiến của trẻ. * Nguyên vật liệu để hoạt động: - Đất nặn, bánh to, nhỏ, giấy, bông gòn. - Dây xâu, ống bút màu, giấy gói quà, bóng bàn , hộp sữa nhỏ, dây thun, cây thông. - Dây kim tuyến, dây diện thoại, trái châu. - Giấy báo, len đủ màu. - Hồ, kéo, khăn lau tay. - Dĩa, bài hát Noel, máy cassette… III – CÔ TỔ CHỨC CHO CÁC CHÁU VUI CHƠI: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động 1: - Cô đọc chi trẻ nghe câu chuyện về Ông già Tuyết. - Trẻ lắng nghe cô đọc - Sắp đén Noel ông già tuyết rất thích trẻ con, các con suy truyện. nghĩ lớp mình sẽ chuản bị gì để đón Ông già Tuyết đến - Trẻ nêu ý tưởng sẽ làm gì. thăm. * Hoạt động 2: - Tổ chức cho trẻ cùng làm ra đồ chơi cho lễ hội. - Trẻ chọn nhóm theo ý thích - Cô gợi ý để trẻ chọn nhóm và trao đổi cùng nhóm của và tham gia hoạt động cùng mình thực hiện ý tưởng đã bàn bạc và cùng nhau làm ra bạn. những đồ chơi theo ý tưởng của trẻ để tham gia hoạt động cùng bạn. * Hoạt động 3: - Khi trẻ làm xong, cô cùng trẻ trang trí theo ý thích của - Trẻ múa hát cùng nhau. trẻ. Cô mở nhạc Noel cho trẻ đội mũ giả làm Ông già Noel hát múa cùng nhau và chơi với những đồ chơi mà trẻ làm ra. - Công chúa Tuyết xuất hiện vui chơi và tặng quà cho trẻ. HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Chủ đề Đề tài : HOA QUẢ : Vẽ trang trí hoa lá trên băng giấy ( ĐT ) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết cách vẽ trang trí hoa lá trên băng giấy xen kẽ họa tiết lập đi, lập lại. - Củng cố kỹ năng vẽ hoa, lá. Kỹ năng tô màu, phối hợp màu, pha màu (đối với trẻgiỏi) - Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, khi sử dụng màu, NVL để vẽ trang trí hoa, lá. - Giáo dục trẻ khéo léo, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm, biết yêu thích cái đẹp. II/ CHUẨN BỊ : - Trẻ xem cô vẽ tranh mẫu ở hoạt động chiều. * Đồ dùng của cô : tranh gợi ý. - Tranh 1 : Hoa lá xen kẽ. - Tranh 2 : Hoa lá và nụ, khác màu, xen kẽ lập đi, lập lại. - Vạt áo thêu hoa lá, vải có xen kẽ 2 họa tiết khác nhau. - Giấy bút ( để gợi ý trẻ yếu ) - Nhạc không lời – máy cassette. - Góc dán sản phẩm. * Đồ dùng của trẻ : - Giấy vẽ - Bút màu, cọ, màu nước, khăn lau, dĩa pha màu, các phụ liệu hột hạt, giấy màu… III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ - Hoạt động 1 : Cô đánh đàn bài “ Hoa trường em” - Các con nhìn xem áo cô mặc hôm nay có gì lạ ? - Các con có nhận xét gì về sự sắp xếp hoa lá trên vạt áo này ? Vậy áo cô mặc có đẹp không ? Muốn biết được 2 họa tiết được trang trí như thế nào gọi là đẹp cô mời các con xem tranh nha. - Hoạt động 2 : Quan sát tranh gợi ý - Tranh 1 : Tranh hoa lá cùng màu xen kẽ + Hoa và lá được vẽ như thế nào ? + Con thấy gì ở cách tô màu nền và tô màu hoa, lá? - Bạn đã tô màu nền nhạt làm nổi bật họa tiết hoa, lá thật hay. - Trẻ hát múa cùng cô. - Ao thêu, vạt áo có hoa lá - Hoa xen kẽ lá, hoa lá cách đều nhau - Hoa lá xen kẽ nhau. - Hoa tô cùng màu. lá tô cùng màu, màu nền nhạt. - Tranh 2 : Tranh hoa lá và nụ khác màu xen kẽ lập đi, lập lại. + Cách sắp xếp họa tiết ở tranh này có gì khác với tranh khi nãy ? + Ai biết được vẽ hoạ tiết làm sao cho thật đều, thật đẹp nè ? - Cô thấy bạn khéo chọn màu nền để tô không trùng với màu các loại hoa, lá làm cho bức tranh này thật hài hòa, trông đẹp mắt, đặc biệt bạn dùng thêm hạt cườm trang trí nhụy hoa làm nổi bật hoa rất sống động. Cô mong rằng các con cũng trang trí được những mẫu hình đẹp như vậy và vẽ sáng tạo nhiều loại hoa khác với cô khác với bạn nhé ! - Trò chuyện hỏi ý tưởng trẻ : + Con định trang trí bằng giấy của con như thế nào ? + Con định tô hoa màu gì ? Còn màu nền thì tô làm sao cho hài hòa với màu hoa ? + Bạn vẽ loại hoa hồng, còn bạn A con vẽ hoa gì cho khác với bạn mình. - Hoạt động 4 : Nhận xét sản phẩm – cô khen cả lớp - Cô gợi ý trẻ để sản phẩm theo loại, tô màu nước, tô màu sáp, một hay nhiều loại hoa, lá. - Con thấy bài trang trí nào là đẹp? Vì sao con thấy như vậy ? - Cách bạn vẽ họa tiết có gì sáng tạo ? Sáng tạo ở chỗ nào ? - Bạn vẽ sáng tạo như thế nào khi phối hợp màu sắc cho hài hòa ? - Với những băng giấy này con sẽ chơi được gì ờ hoạt động góc. - Kết thúc hoạt động : trò chơi “ Cua bò” - Nhiều loại hoa lá xen kẽ nhau, tô màu khác nhau. - Con vẽ hoa lá xen kẽ lập đi lập lại cách đều nhau. - Con vẽ hoạ tiết cách đều 2 cạnh băng giấy. - Con định vẽ….. - Con tô hoa màu ……và màu nền là ….. - Con sẽ vẽ….. - Con thấy bài……vì …….. - Nhụy hoa tỏa tia ra cánh hoa - Bạn kết hợp màu nóng với màu nhạt. - Hoá trang âm nhạc. PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN BÌNH THẠNH TRƯỜNG MẦM NON 14 KẾ HOẠCH CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH Chủ đề: NOEL CỦA BÉ Phan Thùy Kim Hạnh Lớp: Cơm thường. I – MỤC ĐÍCH & YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết và gọi tên các đồ vật, đồ chơi có danhg tròn, lăn được. - Tập cho trẻ kỹ năng nhồi đất, bóp đất, xoay tròn. - Tập cho trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu mở. - Trẻ thích tham gia trò chơi và vận động theo nhạc. - Phát triển tính sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt và thực một số hoạt động đơn giản. II – CHUẨN BỊ: - Giáo cụ: + Máy cassette, đĩa CD nhạc Noel. + Đất nặn, khăn ẩm, túi màu đỏ. + Rổ bóng xanh – đỏ – vàng đủ với số trẻ. - Nguyên vật liệu: + Cây thông( kẽm và dây kim tuyến). + Hộp trứng, que, cành cây, dĩa… + Cầu tuột, bậc thang( ván, ống nước). + Hộp hạt. III – TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: Bé cùng quả bóng vui nhộn. - Cô và trẻ hát bài “Đi chơi” quanh lớp. “Ồ! Có cái gì lạ thế nhỉ?” – Trẻ trả lời tự do. “Chiếc túi màu gì?” “Các con có biết ai hay vác chiếc túi màu đỏ trên vai vậy” - “Hôm nay ông già Noel sẽ đến lớp mình đấy.” “Đố các con trong túi quà có những gì?” – trẻ sờ và đoán. Cô đếm 1, 2, 3 đổ túi quà ra, trẻ cầm bóng chơi tự do cùng cô => hát và vận động bài bóng tròn to. Cô cho trẻ chơi với bóng: “Các con bóp xem quả bóng mềm hay cứng?” – Bóp bằng 2 tay; vo bóng, xoay bóng, đập bóng xuống đất( mình đập! đập! đập!) ngắt bóng. Con ngắt bóng được không? Đặt quả bóng căng tròn không ngắt được. Thế các con cất bóng vào rổ cùng màu đi. Cô nói: “Ú…!( trẻ nhắm mắt) -> Cô cất rổ bóng. Bây giở mình sẽ làm những món đồ chơi ngộ nghĩnh để đón ông già Noel nhé! 2. Hoạt động 2: Bé tạo những đồ chơi ngộ nghĩnh - - Òa…!( trẻ quan sát) Các con xem cái gì đây?( trẻ quan sát) Có nhiều đồ chơi quá: hột hạt, gỗ cho trẻ sờ và gọi tên đồ chơi. Sau đó cô đưa khối gỗ hỏi trẻ cái này có phải đất nặn không? Là cái gì? Cứng hay mềm? Ngắt được không? Cô để hộp đất nặn cho trẻ lấy ra. Thế đấy mới là đất nặn: cô lăn dài đất ra và hỏi trẻ: “Cô đang làm gì vậy con?” Cô cho mỗi trẻ đất nặn từ thỏi đất cô vừa lăn dài. Cho trẻ nhồi đất, để đất trong lòng bàn tay bóp, vừa chơi vừa đọc thơ( cô sáng tác) “Bé thích chơi đất! Nhồi cho thật mềm, Nào ta cùng bóp! Bóp – bóp – bóp – bóp Xoay cho thật tròn. Tròn – tròn – tròn – tròn. Trong quá trình trẻ thực hiện, cô hỏi tên sản phẩm trẻ tạo ra -> Gợi ý trẻ sử dụng nguyên vật liệu mở cho phù hợp. Nặn viên đất to: làm quả gắn cây, bi, cá viên… Nếu trẻ nặn dài cô cho trẻ làm bánh bỏ vào đĩa. Nếu trẻ nặn tròn cô cho trẻ lăn bi trên ván trượt. Cô cùng chơi với trẻ -> Cô nhắc trẻ xoay tròn bi mới lăn nhanh trên ván được. 3. Hoạt động 3: Ai mà tài thế? - Ông già Noel sắp tới rồi đấy! Các con bày những đồ chơi vào 1 góc cho đẹp nhé! Tới đây cùng nhảy múa với cô đón ông già Noel( cô mở nhạc Noel). Sau đó cô mở nhạc nhỏ lại cho trẻ phát hiện ra nhiều cây thông đẹp.  Ồ! Nhiều cây thông đẹp quá, nhưng chưa có trang trí trái châu tròn, mình phải làm sao? Cho trẻ lấy đất nặn để nặn quả tròn gắn lên cây thông( trẻ tự gắn) và trẻ thích nặn bao nhiêu cũng được. Kết thúc: - Cho trẻ quan sát và tự về lấy khăn lau tay. HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Chủ đề : HOA QUẢ Đề tài : Nặn mâm quả ngày tết ( ĐT ) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Cháu biết cách nặn các loại quả theo đặc điểm, đặc trưng của từng loại. - Củng cố kỹ năng lăn tròn, lăn dài, ấn bẹt, ấn lõm, kỹ năng gắn đính các phần, các bộ phận tạo sản phẩm. - Phát triển trí tưởng tượng, sáng tạobiết sử dụng NVL để nặn các loại quả & đặt tên cho tác phẩm. - Giáo dục trẻ tập trung, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm, biết quan tâm đến bạn trong khi thực hành và biết được lợi ích giá trị dinh dưỡng của trái cây II/ CHUẨN BỊ : - Trò chuyện và xem phim tài liệu giới thiệu các loại quả ngày hôm trước. - Đồ dùng cho cô : + Mâm trái cây thật. + Mẫu nặn gợi ý: trái mãng cầu, trái đu đủ. + Băng nhạc không lời + máy cassette + Kệ trưng bày sản phẩm. - Đồ dùng cho cháu : + Đất nặn, bảng con, dao, khăn lau, đĩa đựng sản phẩm. + NVL thiên nhiên, lá cây, kim sa, hạt, nút, cành cây, que, tăm tre. + Đội hình tập trung. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động cô - Hoạt động 1 : Cô cháu hát múa bài “Quả” - Các con thấy lớp mình hôm nay có gì lạ ? - Thế con nhìn xem mâm quả của cô có mấy loại quả ? - Con có nhận xét gì về mâm quả ? - Trong mâm quả này con thích ăn loại quả nào ? - Các bạn lớp lá 1 nặn 1 số quả rất là ngon hấp dẫn cô sẽ cho các con cùng nhìn nhé ! - Hoạt động 2 : Quan sát vật thật&mẫu nặn gợi ý. - Quả Na : + Đố các con bạn nặn quả gì đây ? + Vì sao con biết ? + Ai có thể nói được cách nặn quả? Dự kiến hoạt động của trẻ -Cháu hát múa cùng cô. -Mâm quả. - Trẻ đếm bằng mắt và trả lời -Có nhiều loại quả, to, nhỏ, tròn, dài xếp chồng với nhau. - Trẻ trả lới theo suy nghĩ. -Quả Na - Vì vỏ có từng mảng cạnh nhau. - Con lăn tròn rồi …… - Quả đu đủ: + Còn hình dáng quả đu đủ này thì sao nhỉ ? + Con nặn làm sao để thấy được thân quả đu đủ lượn ? -Cô thấy bạn nặn quả đu đủ rất khéo léo giống như quả thật - So sánh 2 quả : + Con có nhận xét gì về cách nặn 2 quả này ?  Đúng rồi 2 quả có hình dáng khác nhau. Mãng cầu có dạng hình cầu. Quả đu đủ thì dài và hơi lượn. - Trò chuyện hỏi ý tưởng trẻ : + Con dự định nặn quả nào ? + Con nặn quả xoài như thế nào ? + Còn bé A nặn quả gì ? + Con định nặn tạo dáng quả mận như thế nào ? - Cô có chuẩn bị nhiều NVL lắm,vậy các con có dự định dùng vật liệu gì để trang trí cho quả của mình hấp dẫn hơn ? - Cô chúc các con sẽ nặn được nhiều quả thật đẹp nhé! - Hoạt động 3 : Trẻ thực hành - Cô cho cháu vào bàn đội hình tập trung. Trong quá trình trẻ nặn cô theo dõi và gợi ý. + Con sẽ nặn gì ? Con sẽ nặn phần nào trước ? + Quả …..con đang nặn là loại quả gì ? (quả chùm hay quả đơn) + Con làm sao cho sản phẩm mình đẹp hơn ? Muốn cho vỏ quả được nhẵn láng hơn con làm như thế nào ? - Hoạt động 4 : Nhận xét sản phẩm. - Cô gợi ý trẻ để sản phẩm theo kiểu trưng bày mâm quả. -Một nhóm sẽ sắp xếp thành mâm quả trưng bày sản phẩm. + Con thấy sản phẩm của bạn đẹp ở chỗ nào ? + Bạn dùng vật liệu gì khác ngoài đất nặn để làm sản phẩm này ? + Con có nhận xét gì về khả năng gắn đính của bạn trên sản phẩm này ? + Con nghĩ xem mâm quả này mình sẽ làm gì ? Đưa vào góc nào ? Chơi gì? + Bạn nào chưa hoàn thành sản phẩm của mình có thể vào góc thực hiện tiếp - Hơi dài, phần giữa lượn cong. - Con miết cho phần giữa nhỏ hơn 2 đầu. - Quả mãng cầu thì phải lăn tròn còn quả đu đủ thì hơi dài và lượn cong - Trẻ trả lời theo ý thích - Con lăn dài rồi miết láng - Trẻ trả lời theo ý thích ( VD quả mận ) - Trẻ trả lời theo ý thích - Trẻ trả lời theo dự định. -Trẻ vào bàn -Trẻ trả lời ý định của mình. -Trẻ trả lời theo suy nghĩ. -Trẻ trả lời theo suy nghĩ. -Trẻ nhận xét theo ý trẻ - Trẻ trả lời theo cảm xúc của trẻ - Chơigia đình - Chơi sinh nhật bé. -Kết thúc hoạt động : Trò chơi“ Ngón tay nhúch nhích “ -Trẻ hát múa cùng cô KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÓ ĐÍCH CHỦ ĐỀ : ĐỘNG VẬT ĐỀ TÀI : Những chú bướm xinh CHỦ — ™ ˜ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết tạo hình con bướm từ bao nylon, giấy - Kỹ năng dán, gấp, kết, biết phối hợp màu sắc trang trí cánh bướm theo nguyên tắc đối xứng. - Trẻ biết tính chất của bao nylon : mềm, mỏng, trong, có thể thổi phồng, đựng đồ. - Phát triển trí tưởng tượng của trẻ qua việc tạo hình con bướm - Trẻ thể hiện cảm xúc khi múa hát, trang trí bướm. II. CHUẨN BỊ : - Bao nylon, giấy - Giấy thủ công, kéo, hồ - Dây kết. III. PHƯƠNG PHÁP – BIỆN PHÁP - Phương pháp trò chơi - Dùng lời nói - Thực hành IV. TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động 1 : “Những cái bao diệu kỳ” - Cho trẻ chơi với bao nylon :  Thi đua thổi bao nylon xem ai có bao to, căng nhất.  Tạo những tiếng kêu bằng Hoạt đọng của trẻ - cách đập các bao đã thổi, chà vào nhau tạo âm thanh “sột soạt”  Căng bao để nhìn mọi vật xung quanh vì nó trong suốt.  Thử giơ cao và thả xuống xem như thế nào ? (Bay được)Tại sao ? Vì nó nhẹ. → KL : Bao nylon mỏng, nhẹ, trong suốt. Bao nylon còn làm được gì hay chỉ để chơi ? (Đựng đồ, làm đồ chơi…) Làm con bướm từ bao nylon, kết hợp kể cho trẻ nghe câu chuyện “Bướm lớn lên như thế nào ?” - Chia nhóm cùng chơi. - Trẻ tham gia : nói cách làm bướm, cách trang trí. Hoạt động 2 : Những chú bướm xinh - Nói chuyện với trẻ về chú bướm, kết hợp gợi ý tưởng, biểu tượng về cách làm, cách trang trí… - Hướng trẻ nói lại cách làm bướm - Trẻ thực hiện từ bao nylon, cách trang trí khác… (chú ý kỹ năng buộc dây, tạo đối xứng) - Giới thiệu thêm nguyên vật liệu bằng giấy để làm con bướm (Xếp giáy kỷ năng cũ, buộc dây tạo đối xứng ð mới) - Tổ chức cho trẻ thực hành để tạo ra các chú bướm, xinh từ nguyên - Trẻ cùng tham gia các hoạt động với vật liệu bao và giấy. cô. Hoạt động 3 : “Ai khéo nhất” - Cô tổ chức các hoạt động cho trẻ chơi với sản phẩm làm ra :  Chơi đi thăng bằng bằng cách dang hai tay ra, đặt bướm lên tay và đi không làm rơi bướm.  Cho những chú bướm bay bằng cách thổi.  Hát múa bài “Con bướm vàng”  Trang trí lớp từ những chú bướm.  Làm nhân vật để kể chuyện về bướm. HOẠT ĐỘNG:TẠO HÌNH CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT ĐỀ TÀI: TẠO HÌNH VƯỜN CÂY Hoạt động kết hợp: LQCV I. - Mục đích yêu cầu: Biết sử dụng các sợi dây nhúng màu để tạo hình vườn cây theo ý thích. Sử dụng các ngón tay để vẽ, kết hợp màu sắc phong phú. Phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo. II. - Chuẩn bị: Màu nước, dây cắt dài ngắn khác nhau, hồ dán, viết màu. Một số tranh mẫu của cô. III. Tiến trình: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện - Cô và trẻ cùng hát, vận động bài” Vườn cây của ba”. Đàm thoại về các loại cây có trong bài hát… - Cô đố trẻ về cây dừa, cây leo,… cho trẻ đi tìm tranh vẽ về các loại cây đó, cho trẻ quan sát và đàm thoại về các bức tranh. - Trẻ hát và vận động cùng cô. - trò chuyện cùng cô. - Trả lời theo ý tưởng của mình. * Hoạt động 2: Làm mẫu - Cô giới thiệu vật liệu: màu, các loại dây… cô làm mẫu một cây mà trẻ thích chú ý cách uốn dây để tạo dáng, cách dùng tờ giấy khác để in thành hai cây, gợi ý trẻ vẽ thêm chi tiết. - Cô gợi hỏi vài trẻ về ý định sẽ thực hiện sản phẩm gì, chọn dây để làm… *Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Cô bao quát, gợi ý cho trẻ thêm các chi tiết. - Trẻ tạo ra sản phẩm và kết hợp ngón tay chấm màu để vẽ thêm chi tiết… - Trẻ tạo ra sản phẩm. - Cùng nhau vẽ thêm sản phẩm. * Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm - Trẻ giới thiệu về sản phẩm mình. Hướng trẻ viết tên mình và viết chủ đề cho tranh mình vẽ. - Trẻ giới thiệu sản phẩm của mình và hát. HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Chủ điểm Đề tài : CÁC LOẠI RAU : Vẽ một số rau củ ( ĐT ) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Cháu biết có nhiều loại loại rau củ với tên gọi màu sắc dáng vẻ khác nhau có thể. - Củng cố kỹ năng vẽ 1 số loại rau củ. - Khuyến khích trẻ tưởng tượng sáng tạo qua nhân cách hóa các loại rau củ vẽ thành những hình ảnh sống động : cà chua biết đi, cà rốt nhảy múa, biết đặt tên cho tác phẩm. - Giáo dục trẻ tính thẩm mỹ, kiên nhẫn hoàn thành tác phẩm. II/ CHUẨN BỊ : - Trước hoạt động : cho trẻ quan sát và trò chuyện về 1 số loại rau củ ngộ nghĩnh trong góc nghệ thuật. - Môi trường : góc nghệ thuật có trưng bày một số loại rau củ : cà chua, dâu, cà rốt, su su vẽ mắt, mũi, miệng.Nhân cách hóa, tranh sáng tạo về nhân cách hóa các loại rau củ. - Chỗ cho cháu dán sản phẩm. - Tranh gợi ý : 3 tranh. + Tranh 1 : Chị bầu đang buồn. + Tranh 2 : Chị em cải ngọt vui múa hát. + Tranh 3 : Gia đình cà chua dạo chơi. - Giấy A3 , A4 , giá vẽ, màu nước, màu sáp, đủ loại cọ, khăn lau. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ - Hoạt động 1 : đọc bài thơ “ Giáo dục dinh dưỡng” do -Trẻ đọc cùng cô. cô sáng tác. - Trong bài thơ vừa rồi có những loại rau quả gì ? - Cô lấy cà rốt, su su ( có vẽ mắt, mũi, miệng ) ra nói - Cháu lắng nghe cô đóng vai anh chuyện với nhau ( Thế cô chủ của su su thế nào ? Cô cà rốt và chị su su. chủ của mình dễ thương lắm, ngày nào cô chủ cũng chăm tưới nước, mình được tắm mát mê ly, là, lá, la, la…… Còn ông chủ của mình. Ôi ! Ông chủ của mình tham lam lắm ! Chỉ vì quả bầu tiên mà ông chủ bẻ gãy cánh chim én nhỏ, thật là tội nghiệp con én, híc, híc …… Thôi bạn đừng buồn nữa, trời sắp tối rồi, chúng ta về thôi,mai lại trò chuyện tiếp nhé ! ) -Cuộc trò chuyện vừa rồi em thấy như thế nào ? -Tội nghiệp chim én. - Cà rốt, su su thương bạn quá. -Đúng rồi cà rốt, su su giống như các con cũng biết thương yêu và quý mến nhau. - Hoạt động 2 : Quan sát tranh và đàm thoại -Bạn Hoàng ở lớp lá 1B vẽ tranh về các bạn rau củ rất dễ thương, cô cho các con xem nhé. - Cho trẻ xem 2 tranh. + Con đoán xem bạn vẽ gì đây ? - Quả bầu đang buồn. + Vì sao con nghĩ quả bầu đang buồn ? - Con thấy mí mắt bạn cụp, môi bạn trề ra. + Còn tranh này bạn vẽ từ loại rau nào vậy ? - Rau cải + Theo con rau cải đang làm gì ? - Cải ngọt đang nhảy múa + Bạn vẽ như thế nào mà con biết cải ngọt đang vui - Hai lá cải xoè ra nhảy múa.? So sánh 2 tranh: - Quả bầu chân dài, bạn để những lá cải + Còn cách sắp xếp của 2 bức tranh thì như thế đang giấy dọc, múa bạn vẽ giấy ngang. nào ? + Những bức tranh này thật vui, thật ngộ nghĩnh, ai - Trẻ đặt tên tranh theo ý trẻ có thể đặt tên cho tranh này ? + Còn đây là ai vậy các con ? -Anh cà chua đang dạo chơi. + Gia đình cà chua như thế nào nhỉ ? Sao con nghĩ - Anh cà chua đang vui như thế ? - Các bạn cùng vẽ về một số rau củ rất ngộ nghĩnh, rau củ mà còn biết vui, biết cười, còn biết buồn nữa. - Hôm nay chúng mình cùng vẽ một số loại rau, củ sao cho thật độc đáo, ngộ nghĩnh nhé ! - Trò chuyện hỏi ý tưởng trẻ : + Con định vẽ loại rau củ gì ? - Con vẽ ….. + Con vẽ …………………….như thế nào ? - Đang cười. + Con vẽ làm sao để biết ……đang cười ? - Trẻ trả lời theo suy nghĩ. + Bạn nào dự định vẽ khác bạn ? + Tại sao con vẽ…….đang buồn ? + Vẽ ……buồn con vẽ làm sao ? - Cô chúc các con vẽ được nhiều tranh ngộ nghĩnh, mới lạ để mình cùng khoe với bố mẹ chiều nay nhé! - Hoạt động 3 : Trẻ thực hành. - Cô quan sát, giúp đỡ trẻ yếu và dùng lời gợi ý trưởng cho trẻ vẽ thể hiện cảm xúc riêng của mình. - Hoạt động 4 : Nhận xét sản phẩm (Bài hát “ Đánh đàn Piano”) - Cô khen cả lớp đều vẽ tranh ngộ nghĩnh. - Con thấy tác phẩm mới lạ – lạ như thế nào? + Con thấy tranh nào đẹp ? Đẹp ở chỗ nào ? - Con thấy …… - Cô nhận xét những tác phẩm sáng tạo, gởi ý tưởng tiếp theo cho tranh chưa hoàn chỉnh. - Bạn nào chưa hoàn thành tác phẩm của mình có thể vào góc chơi thực hiện tiếp. - Con nghĩ xem với những tác phẩm này mình sẽ làm gì ? Đưa vào góc chơi nào ? - Kết thúc hoạt động : Hát múa bài “Quả gì ?”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan