Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Giáo án mầm non chủ đề làm quen với văn học [bản mới nhất]...

Tài liệu Giáo án mầm non chủ đề làm quen với văn học [bản mới nhất]

.DOC
169
519
134

Mô tả:

Chủ đề: NHỮNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH Trường Mầm non Nhiêu Lộc – Quận Tân Phú. Hoạt động LQVH:CHÁU CHÀO ÔNG Ạ!(Kể chuyện với con rối) HĐKH HĐVĐV:Xếp sát cạnh NBPB:Màu đỏ -màu xanh Thể dục:Bò chui qua cổng MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: _Tập kể chuyện cùng cô, trả lời các câu hỏi của cô, thích trò chuyện với cô và các bạn.Tập sử dụng con rối. _Biết chào hỏi ông bà, không tranh dành đồ chơi với các bạn, thân thiện với mọi người. _Biết bò chui qua cổng, đi trong đường hẹp, biết giữ thăng bằng khi đi.Biết xâu hạt thành vòng tròn, xếp sát cạnh tạo thành đường đi. _Nhận biết màu xanh – đỏ qua đồ vật đồ chơi, biết phân biệt âm thanh của các con vật (gà, chim) CHUẨN BỊ: _Đàn organ.Tranh nhà ông, bà _Con rối que các nhân vật:Ong,Cóc, Gà con, Chim _15 tấm bití màu xanh, vàng, hột hạt, dây xâu đủ cho mỗi trẻ. HƯỚNG DẪN: Hoạt động 1: Chơi cùng cô (Nhóm 1&2) Trẻ chơi trò : “Nào ta cùng lắc” Cô tạo tiếng chim hót cho trẻ đi tìm. Hoạt động 2: Bé kể chuyện: “Cháu chào ông ạ!” Cô gợi ý trẻ ngồi ngoan để nghe chim kể chuyện Cô kể chuyện với các con rối que: Ong, Cóc, Gà con, Chim Tách nhóm: Tập kể chuyện theo cô(Nhóm 1&2) Trẻ về hai nhóm và kể chuyện cùng cô. Câu chuyện chú chim kể có những ai? Các bạn nhỏ làm gì khi gặp ông? Các bạn hãy cùng đặt tên cho câu chuyện Cô cho trẻ chơi với con rối. Trò chơi :Phân nhóm theo màu sắc (?Nhóm 1&2) Nhóm 1: Tìm áo ông cùng màu lông với chim Nhóm 2: Tìm áo ông cùng màu với gà con Hoạt động 3: Chơi với đồ chơi. Tách nhóm Nhóm 1: Cho trẻ xếp đường đi màu xanh về nhà ông → chào ông Nhóm 2: Bò chui qua cổng màu đỏ, đến nhà ông bà xâu vòng màu đỏ tặng ông bà. Trẻ tiếp tục chơi tự do với các góc LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ đề : HOA – QUẢ Đề tài ( thơ ) : Hoa cúc vàng I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -Trẻ cảm nhận vần điệu và nội dung bài thơ : Mỗi khi mùa xuân đến hoa cúc nở vàng rực rỡ - Trẻ đọc thơ diễn cảm , thể hiện được cảm xúc của mình qua nét mặt , điệu bộ - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc ,khả năng ghi nhớ có chủ định. Cung cấp từ “Cúc gom nắng vàng , rực vàng hoa cúc” II/ CHUẨN BỊ : - Trước hoạt động cho trẻ làm quen bài thơ :cô đọc cho trẻ nghe , giải thích một số từ khó : “gom nắng vàng, rực vàng” - Đồ dùng –đồ chơi : + Tranh minh họa : 2 hay 3 tranh + Một chậu cúc vàng để trong góc gia đình III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô  Hoạt động 1 : Giới thiệu bài thơ -Cô dùng tình huống : + Hình như hôm nay trong lớp mình có gì khác hôm qua . Có ai nhận ra không? + Các con có biết hoa cúc nở vào dịp nào không ? + Các con nghĩ xem hoa cúc có những màu gì ? - Tác giả Nguyễn Văn Chương có viết bài thơ miêu tả vẽ đẹp của hoa cúc Các con hãy lắng nghe xem trong bài thơ miêu tả vẻ đẹp của hoa cúc như thế nào nhé  Hoạt động 2 : Đọc thơ -Lần 1 : cô đọc diễn cảm , kết hợp tranh minh họa -Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp cử chỉ, điệu bộ minh họa -Dạy trẻ đọc theo cô : 2- 3 lần  Hoạt động 3 : Dạy đọc thơ -Trong bài thơ tác giả đang nói về mùa gì -Mùa đông trong bài thơ được miêu tả như thế nào? -Câu thơ nào đã thể hiện điều ấy ? Dự kiến hoạt động trẻ -Thưa cô con thấy có chậu hoa cúc vàng … -Hoa cúc nở vào ngày tết , nở vào mùa xuân -Hoa cúc vàng , hoa cúc trắng -Trẻ lắng nghe cô đọc và quan sát tranh -Trẻ đọc diễn cảm theo cô -Bài thơ nói về mùa đông -Trời không có nắng , trời màu trắng như đắp chăn bông -Trẻ đọc thơ diễn cảm +Cho trẻ đọc lại đoạn 1+2 .” Đoạn thơ này nói về thời tiết của Mùa đông” -Còn mùa xuân thì sao ? -Trời mát mẻ , nắng ấm áp cây cỏ xanh tốt -Câu thơ nào nói lên điều này ? -Trẻ đọc câu “Thấy mùa xuân …về chăng” + Cô cho trẻ đọc lại đoạn 3 : “Đoạn thơ này khi mùa -Trẻ đọc thể hiện diễn cảm xuân đến hoa cúc vàng nở rất đẹp” -Tác giả miêu tả hoa cúc như thế nào ? -Hoa nở bung , vàng rực rỡ -Khi mùa xuân đến con cảm thấy như thế nào ? -Con thấy vui … -Câu thơ nào nói lên niềm vui của mọi người khi mùa -Trẻ đọc 2 câu cuối xuân đến + Cho trẻ đọc lại đoạn 4 : “Đoạn này nói về ngày tết -Trẻ đọc theo cô đoạn 4 hoa nở rất vui” -Các con thử tượng xem nếu chúng ta đang ở trong -Con cảm thấy lạnh , rét , run … thời tiết mùa đông các con cảm thấy thế nào ? -Chia nhóm cho trẻ đọc thơ -cả lớp đọc 4 khổ thơ -Cá nhân đọc  Hoạt động 4 : Tưởng tượng – sáng tạo -Các con hãy thử đặt tên cho bài thơ (cô viết lại tên -Trẻ đặt tên theo suy nghĩ cho trẻ xem) -Cô giới thiệu tên bài thơ “ Hoa cúc vàng” của tác giả -Trẻ quan sát cô viết và đọc theo Nguyễn Văn Chương -Nếu con được vui chơi trong vườn hoa cúc vàng con -Con thấy mùi thơm hoa cúc , con cảm thấy thế nào ? thấy một màu vàng rực … -Nếu con là tác giả con sẽ tả hoa cúc vàng đẹp như thế -Hoa cúc vàng rực rỡ như màu nắng nào ? …. Trò chơi : Thử tài -Trẻ tìm bạn , kết theo nhóm cô yêu -Các con hãy kết cho cô mỗi nhóm 5 bạn cầu -Các nhóm thi đua nhau tìm những bài thơ , bài hát -Trẻ thỏa thuận trong nhóm và thể hay câu chuyện về các loại hoa sẽ thi đua nhau hiện lại + Bài thơ : Hoa kết trái +Bài hát : lý cây bông , hoa bé ngoan … GIÁO ÁN LQVH - TÍCH HỢP LQCV CHỦ ĐIỂM: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ LỌAI TIẾT: KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO LỚP LÁ I. Mục đích yêu cầu: 1. Giáo dưỡng:  Cháu nhớ trình tự câu chuyện  Biết được địa danh nổi tiếng ở Hà Nội: tháp rùa, hồ gươm, cầu thê húc…  Biết thể hiện lại thái độ, hành động, cử chỉ…của một số nhân vật trong truyện.  Biết thay một số tình huống trong câu chuyện và kể sáng tạo lại theo ngôn ngữ của mình. 2. Giáo dục:  Lòng yêu thương quê hương, đất nước  Không tự ý đi tham quan một mình khi đang còn nhỏ.  Giáo dục một số thói quen học tập: giơ tay phát biểu, ngồi học ngay ngắn. 3. Phát triển:  Óc sáng tạo, quan sát.  Ngôn ngữ mạch lạc, kể chuyện diễn cảm, nói to, rõ. II. Chuẩn bị: Cô Mô hình: Hồ Hoàn kiếm Rối tay: ếch, rùa, rắn. Thẻ từ: ếch xanh, tháp rùa. Cháu Các thẻ chữ cái rời bé đã học. III. Hướng dẫn hoạt động:  Ổn định lớp bằng trò chơi “ Năm con ếch”  Cô mở nhạc. Cháu chọn cho mình mỗi bạn một thẻ chữ cái. Hết nhạc – cháu kết thành 2 nhóm.  Chơi trò chơi: trúc xanh - Mỗi bạn trong nhóm sẽ tiến hành lên lật chữ cái. - Bạn khác sẽ tìm từ có chứa chữ cái. - Đội nào đoán được hình nền trước đội đó sẽ thắng. - Cô dẫn dắt: hình nền đó chính là bức tranh của câu chuyện “ Ếch xanh đi du lịch” - Mở nhạc: Dẫn cháu đi xem kịch ( cô diễn rối tay )  Đàm thoại: - Câu chuyện kể về bạn gì? - Bạn đó sóng ở đâu? - Ếch xanh còn có tên gì nữa? Tại sao người ta lại gọi là “ Tí tủm ”? - Tại sao Tí Tủm lại thích đi du lịch? - Tí Tủm đã làm gì? Chuẩn bị gì cho chuyến đi du lịch? - Ai đã tiễn Tí Tủm lên đường? Rùa đã nói gì với Tí Tủm? Cô kể dẫn dắt tiếp… - Ai đã làm cho Tí Tủm thức giấc? - Cho trẻ diễn tả lại cử chỉ và lời thoại của Rắn hổ mang? - Cuối cùng Tí Tủm đã trở về đâu? Tại sao lại biết đó là nơi ở của mình?  Trò Chơi: Tạo dáng toàn cảnh Hồ hoàn kiếm và một số nhân vật trong chuyện? Giáo dục: - Đi du lịch để làm gì? - Còn nhỏ có nên đi du lịch một mình không? - Khi đi du lịch xong thì trở về đâu? Tại sao?  Trò chơi LQCV: - Gắn chữ cái theo mẫu ( cô có 2 thẻ từ : ếch xanh, tháp rùa ) - Cho trẻ học và đếm số lượng chữ cái tương ứng. - Trẻ tiến hành lên gắn thẻ chữ cái, đội nào xong trước, đội đó sẽ thắng. LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ đề : CÁC LOẠI RAU Chuyện : Quả bầu tiên ( lần 1 ) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện .Nắm bắt được trìng tự và diễn biến câu chuyện : Người hiền lành thì được hưởng phúc , người tham lam thì bị trừng trị - Trẻ thể hiện cảm xúc , biết lắng nghe cô kể chuyện - Phát triển khả năng tưởng tượng , suy đoán và ngôn ngữ mach lạc - Giáo dục trẻ biết tham gia hoạt động cùng tập thể , bàn bạc và thảo luận trong nhóm chơi II/ CHUẨN BỊ : - Trước hoạt động cho trẻ: + Tô màu các nhân vật rời trong chuyện (cắt rời) + Làm quen bài hát “Bầu và Bí” + Bộ tranh truyện cho mỗi trẻ , thẻ rời cá loại rau củ , lá , quả … - Giáo cụ : tranh phông , nhân vật rời , mặt nạ nhân vật , bút III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Tổ chức hoạt động cô Dự kiến hoạt động của trẻ  Hoạt động 1 : Trò chuyện – giới thiệu chuyện Trẻ hát theo nhạc -Cho trẻ hát bài “Bầu và Bí” -Nội dung bài hát nói về điều gì ? -Kể về bầu và bí sống chung giàn , thương yêu nhau … -Đố các con bầu và bí thuộc nhóm gì ? -Nhóm rau ăn quả -Cô có một câu chuyện liên quan đến quả bầu -Trẻ lắng nghe cô kể chuyện nhưng không phải là quả bầu bình thường đâu nhé , các con có muốn biết điều kỳ lạ ở quả bầu này không ? Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện quả bầu tiên.  Hoạt động 2 : Kể chuyện -Lần 1 : Cô kể chuyện tranh kết hợp câu hỏi -Chú bé chăm sóc , cho chim ăn định hướng , cho chim ngủ ấm …. -Cô kể : “Ngày xưa….xuống đất gãy cánh” Các con thử đoán xem cậu bé sẽ làm gì với chú én nhỏ? -Cô kể tiếp “Chú bé vội…khi bổ ra” -Có hột bầu , vàng bạc , thức ăn Theo con trong quả bầu của chú bé có gì ngon …. không ? -Cô kể đoạn cuối cùng Chuyện gì sẽ xảy ra với tên địa chủ Lần 2 : cô kể chuyện diễn cảm, sau khi kể xong đàm thoại : + Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? + Theo con cậu bé là người như thế nào ? + Con nghĩ gì về ông địa chủ ?  Hoạt động 3 : Đàm thoại - Cậu bé là người tốt bụng , thường giúp đỡ mọi người , cho nên cậu bé đã cứu được một con chim én và để trả ơn cho cậu bé , chim én đã làm gì ? -Cậu bé đã làm gì với hạt bầu và tiếp theo có điều kỳ lạ nào xảy ra không ? -Có quần áo rách , có rắn rít , có quả hư …. -Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ - Chim én tặng cậu bé hạt bầu - Cậu bé trồng hạt bầu và trong quả bầu có vàng bạc , châu báu . -Có thật là trong quả bầu có vàng bạc không ? -Trẻ cùng cô đứng lên , cùng đi Nào mình cùng đến nhà cậu bé xem sao . với cô -Nhà của cậu bé sao mà xa quá , chạy nhanh -Trẻ thực hiện chạy nahnh , bật lên các bạn , coi chừng qua một vườn rau đấy , xa , chạy chậm hãy nhảy qua nhé .Tới chưa các bạn -Hình như cậu bé đang bổ quả bầu ra kìa , các -Có nhiều bạc , vàng , quần áo bạn nhìn xem có gì không đẹp … -Khi lão địa chủ biết tin thì ông ta đã làm gì ? - Ông ta bẽ gãy cánh chim én rồi giả bộ chăm sóc -Chim én cũng tặng hạt bầu nhưng khi thành - Trẻ làm động tác bỏ quả bầu quả bầu thì sao ? và la lên “Oi toàn là rắn rít …” -Tại sao quả bầu của lão địa chủ và cậu bélại - Vì cậu bé hiến lành nên được khác nhau như thế ? thưởng , ông địa chủ gian ác bị trừng trị …. -Vì sao lão địa chủ có quả bầu toàn là rắn rít ? - Vì ông địa chủ tham lam , không biết giúp đỡ mọi người -Nếu con là ông địa chủ con sẽ làm gì? - Giúp đỡ mọi người , không bẽ gãy cánh chim én .. -Nếu con là cậu bé con sẽ làm gì khi có quả bầu - Con sẽ chia cho mọi người ? tiên + Hoạt động 4 : Trò chơi “Ráp nhân vật” -Các con hãy đi chọn cho mình một loại rau , - Trẻ lấy rau dán vào tay và kết sau đó kết theo loại nhóm “ + Nhóm rau củ + Nhóm rau lá … -Các con sẽ ráp đúng nhân vật sau đó đặt tên -Trẻ ráp và thỏa thuận nhóm theo thái độ của nhân vật trong tranh -Cô ghi lại tên nhân vật từng nhóm đặt đặt tên -Trẻ đặt tên : + Cậu bé dễ thương + Cậu bé nhân hậu … LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ điểm : MỘT SỐ LOẠI RAU Chuyện : Quả bầu tiên ( lần 2 ) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ khắc sâu chi tiết , nắm được tiến trình câu chuyện và tính cách nhân vật - Trẻ thể hiện được tính cách , tâm trạng nhân vật - Phát triển khả năng tập kể sáng tạo , tưởng tượng , phát triển ngôn ngữ mạch lạc - Trẻ tích cực hoạt động , thỏa thuận trong nhóm II/ CHUẨN BỊ : -Đồ dùng của cô : Một quả bầu thật , mâm , dao cắt , một đôi đũa 2 đầu gắn 2 ngôi sao màu xanh , đỏ -Đồ dùng của trẻ : + 4 tranh nền (cô vẽ sẵn) *Tranh vẽ buổi sáng , có cây xanh , vườn hoa *Tranh vẻ nhà anh nông dân , phía ngoài là vườn rau *Tranh vẽ cảnh ban đêm trong vườn rau nhà anh nông dân , có cây to *Tranh vẽ trong khu rừng có cây , cỏ , mặt trăng + Bông hoa có gắn chữ : y, g , h …(hay chữ đang học) + Rỗ chứa các nhân vật rời -Trước hoạt động : cho trẻ tô màu và cắt rời các nhân vật (anh nông dân , lão địa chủ , quả bầu , quả bí , quả dưa hấu , củ cà rốt ….) III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Tổ chức hoạt động của cô  Hoạt động 1 : Trò chơi Ao thuật -Đố các con đây là cái gì ? -Vì sao con biết đây là cây đũa thần ? -Con đã thấy ở đâu -Đôi đũa có gì lạ ? Dự kiến hoạt động của trẻ -Trẻ tự phán đoán theo suy nghĩ của trẻ -Nó dài giống đôi đũa -Con thấy trong chuyện cổ tích , thấy bà tiên thường cầm … -Có một đầu xanh , một đầu đỏ -Cô sẽ là bà tiên hóa phép nhé “Um ba la , úm ba la có gì xảy ra” ( cô dùng đầu đỏ) -Không được rồi cô sẽ thay đầu xanh vậy “ Um ba la , Um ba la hãy xuất hiện ”(cô đưa ra 1 mâm che kín bên trong là quả bầu) -Con đoán xem đây là cái gì ? -Quả bầu này chỉ để chơi thôi . Theo con thì để làm gì ? Nấu gì ? -Để cô cắt ra xem có gì bên trong không ( lấy dao cắt quả bầu ra) -Sao không có châu báu ? Cô nhớ có một quả bầu thưởng nhiều vàng bạc châu báu cho nhười tốt bụng và trừng trị người tham lam . các con có nhớ đó là chuyện gì không ? -Chuyện gì đã xãy ra trong quả bầu tiên ? -Anh nông dân đã làm gì mà được thưởng quả bầu? Các con có biết vì sao gọi là quả bầu tiên không ? -Thế ông lão nhà giàu đã làm gì để có quả bầutiên -Con đoán xem quả bầu của lão có chứa gì ? -Trẻ cùng làm động tác với cô -Trẻ trả lời theo ý trẻ -Để nấu canh , xào … -Trẻ quan sát cô cắt -Đó là chuyện quả bầu tiên -Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ -Anh chăm sóc chim én …..được chim tăng hạt bầu …. -Vì có nhiều châu báu , vì quả bầu trừng phạt người tham lam và thưởng cho người tốt bụng …. -Trẻ kể lại việc làm của lão kết hợp hành động “ Bẻ gãy cánh chim én …” -Có quần áo rách , rắn , chén bể , đất cát …  Hoạt động 2 : đàm thoại ( khắc sâu chi tiết ) -Các con thử tưởng tượng xem thái độ của cậu bé khi thấy chim én rơi xuống -Khi chim én bay về thì cậu bé như thế nào ? -Thái độ của ông địa chủ khi giả vờ chăm sóc chim én ra sao ? -Con thử đoán xem khi bổ quả bầu ra ông địa chủ sẽ làm gì ?  Hoạt động 4 : Tập kể sáng tạo -Cho trẻ lấy hoa có chữ đeo vào và kết thành nhóm - Bông hoa có gì lạ -Con đọc xen chữ gì -Cậu bé vội lao ra cứu chim én ( kết hợp động tác ) -Cậu bé mừng rỡ , vuốt ve chim én … -Ông làm bộ xót thương , vỗ về … ( Làm động tác kèm theo ) -Ông ta hoảng sợ , hốt hoảng , bỏ chạy … -Trẻ lấy hoa đeo vào và kết thành nhóm Bông hoa có chữ -Trẻ đọc chữ trên hoa -Mỗi nhóm có mấy bạn -Số bạn 4 nhóm như thế nào -Các con về nhóm chọn nhân vật thay thế hay thêm nhân vật có thể là cây , hoa … sau đó kể thành câu chuyện -Cô mời trẻ trong nhóm kể chuyện , có thể kể nối tiếp theo nhóm -Cô xen kẻ đặt một số câu hỏi : Ví dụ như : + Câu chuyện của con xảy ra vào lúc nào ? + Tại sao con gắn lão địa chủ ở đây + Con đặt tên cho câu chuyện là gì ?… -Qua câu chuyện con rút ra được bài học gì cho bản thân -Có … bạn - Bằng nhau / ít hơn / nhiều hơn -3 tổ trưởng lấy tranh phông , nhân vật rời và về nhóm thực hiện -Từng nhóm kể , các bạn bổ sung -Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ -Không tham lam , biết giúp đỡ mọi người … LÀM QUEN VĂN HỌC CHỦ ĐỀ : CÂY XANH Chuyện kể : Cây tre trăm đốt ( lần 1 ) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện, biết đựơc trình tự diễn biến câu chuyện: anh nông dân chăm chỉ , siêng năng , lão nhà giàu tham lam , độc ác , không giữ lời hứa. - Biết chú ý lắng nghe và bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách chân thành hồn nhiên - Phát triển khả năng sáng tạo, phán đoán,tưởng tượng - Giáo dục cháu mạnh dạn tự tin, bàn bạc thảo luận khi thực hiện cùng với nhóm. II. CHUẨN BỊ : -Trước hoạt động : + Cho trẻ tô màu các nhân vật trong truyện, làm chiếc khăn dành cho anh nông dân - Giáo cụ : + Tranh phông vẽ cảnh khu rừng với nhiều bụi tre xanh + Nhân vật rời : anh nông dân, lão nhà giàu, ông tiên + Bộ tranh minh họa các chi tiết chính của truyện III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô + Hoạt động 1 : Trò chuyện – giới thiệu - Chia lớp 4 nhóm (mỗi nhóm 4-5 bé ). Ở mỗi nhóm cho trẻ xem 1 bức tranh minh họa và để trẻ tự trò chuyện (khoảng 2-3 phút) - Cô quan sát và lắng nghe để xác định xem nhóm nào trò chuyện về nội dung tranh vẽ tốt nhất -Tập hợp lớp ngồi theo hình vòng cung và mời nhóm nói tốt nhất lên kể về bức tranh của nhóm mình -“Các con có muốn cùng cô tìm hiểu xem tất cả các bức tranh chúng ta này kể về chuyện gì không ?…” - Các con chú ý lắng nghe để còn đặt tên cho câu chuyện nhé ! + Hoạt động 2 : Kể lần 1 – câu hỏi định hướng - Cô kể từ :”ngày xưa …….. vào rừng để chặt Hoạt động của trẻ -Cháu chia 4 nhóm nhỏ lấy tranh về chỗ cùng trò chuyện về tranh -Gọi 1 cháu lên kể tóm nội dung theo tranh -Trẻ lắng nghe cô kể tre” + Con đoán thử xem lão nhà giàu sẽ làm gì khi anh nông dân đi rồi ? -Cô kể tiếp…. Cây tre trăm đốt + Con thử nghĩ xem làm sao anh nông dân vác được cây tre trăm đốt về làng - Cô kể tiếp ….. sờ tay vào cây tre. +Theo con điều gì xảy đến với lão nhà giàu khi ông sờ tay vào cây tre -Cô kể tiếp cho đến hết câu chuyện + Hoạt động 3 : Đàm thoại với nhân vật -Các bé có nhận ra ai không ? (Cô quấn khăn làm nông dân) -Các bạn ơi hôm nay tôi phải vào rừng để tìm cây tre trăm đốt cho ông nhà giàu , các bạn có muốn giúp tôi không ? -Nào các bạn hãy cùng đứng lên và theo tôi nhé -Cây tre này cao quá có lẽ được 100 đốt đấy -Các bạn hãy đốn giúp anh cây tre nào cao nhất nhé ( Đốn xong , cổ giả bộ đếm) -Oi chưa đủ rồi , phải đi tìm cây khác thôi -Các bé ơi chắc anh không thể tìm cây tre có 100 đốt được . Thế ai có thể giúp anh đây? -Thế ông lão bảo anh phải làm gì ? Các bé hãy đọc câu thần chú của ông lão để 100 đốt tre này dính lại đi -Nhưng cây tre dài quá làm sao vác về được ? -A, được rồi Chúng mình cùng vác tre về thôi -Về đến nhà rồi -Để xem lão nhà giàu nói gì với anh đây ? -Các bạn thấy lão nhà giàu là người như thế nào? -Lão nhà giàu độc ác thật, bây giờ mình làm gì để trừng trị lão đây? -Bây giờ lão hứa giữ lới, các bạn cùng anh đọc câu thần chù thả lão ra đi -cám ơn các bạn đã giúp cho anh , chào các bạn ( Tháo mặt nạ ra ) -Trẻ tự suy nghĩ và trả lời theo ý trẻ -Trẻ trả lời theo ý trẻ -Trẻ trả lời theo suy đoán - Anh nông dân -Dạ muốn -Trẻ đi nhóm , đi khom, đi bật -Trẻ đếm cùng cô Trẻ bắt chước chặt tre -Trẻ tiếp tục làm động tác đi tìm cùng cô -Trẻ trả lời tự do : ông tiên, ông bụt -Trẻ nói tự do “khắc nhập, khắc nhập” -Hãy nói “khắc xuất, khắc xuất” -Làm theo cô -Tao bảo mày chăt đem về 1cây tre 100 đốt chứ có bảo mày chặt 100 đốt tre đâu -Trẻ trả lời tự do “Khắc nhập, khắc nhập” “Khắc xuất, khắc xuất” -Chào anh nông dân -Con suy nghĩ xem nếu nếu không có ông bụt thì ai sẽ giúp anh nông dân -Nếu con là anh nông dân con sẽ làm gì để tìm được cây tre trăm đốt  Hoạt động 4 : Tưởng tượng , sáng tạo -Cho trẻ đặt tên câu chuyện -Cô viết lại tên chuyện mà trẻ đã đặt -Cô giới thiệu tên chuyện “Cây tre trăm đốt” -Con có thể thay đoạn kết của câu chuyện khác được không ? - Con hãy tưởng tượng ra một câu thần chú khác để làm cho cây tre dính lại (hay rời ra)  Hoạt động 5 : trò chơi “Ráp tre” -Các con chia thành 4 nhóm , lấy những khúc tre thi ráp xem cây tre của nhóm nào dài nhất (Cô quan sát trẻ chơi) -Cô đếm hết thời gian , tất cả lớp đứng xung quanh cùng kiểm tra xem cây tre nào dài nhất. -Ông tiên , bà tiên … -Trẻ trả lời theo ý cá nhân -Trẻ đặt tên theo suy nghĩ -Trẻ quan sát thao tác viết của cô, đọc theo -Trẻ trả lời theo ý cá nhân -Trẻ tự sáng tác ra câu tùy ý -Trẻ chia nhóm và lấy tre cùng tham gia chơi -Trẻ quan sát các cây tre của nhóm . Nhận xét : + Cây tre dài nhất + Cây tre ngắn hơn + Cây tre ngằn nhất… LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ đề : CÂY XANH Kể chuyện : Cây tre trăm đốt ( lần 2 ) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -Trẻ hiểu sâu sắc nội dung truyện và tính cách của từng nhân vật -Trẻ thể hiện được tính cách nhân vật qua lời nói,cử chỉ, điệu bộ, hành động… -Phát triển khả năng chú ý, tưởng tuợng và khả năng sáng tạo -Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin , tích cực hoạt động nhóm II. CHUẨN BỊ : -Trước hoạt động tổ chức cho trẻ tô màu các nhân vật rời để thay thế cho nhân vật trong truyện -Giáo cụ : + Tranh phông : cảnh có cây xanh , hoa + Nhân vật rời (rối tay hay rối ngón) + Băng casseet nội dung chuyện III. Tổ CHứC HOạT ĐộNG Hoạt động của cô * Hoạt động 1 : Gợi nhớ , kể chuyện Gợi nhớ -Mở băng casseet cho trẻ nghe lại 1 đoạn chuyện: “Hãy mang về đây một cây tre trăm đốt ông sẽ gã con gái cho”. Đó là câu nói của ai ? Có trong câu chuyện nào ? -Câu chuyện đó kể về điều gì ? Dự kiến hoạt động của trẻ -Câu nói của lão nhà giàu -Trong câu chuyện “ Cây tre trăm đốt -Kể về môt lào nhà giào tham lam đã bị trừng phạt Kể chuyện: -Cô kể chuyện với rối tay -Trong lúc kể cô dừng lại hỏi để trẻ tham gia cùng kể với cô +Thái độ của lão địa chủ khi lừa anh nông dân như -Trẻ nói lời của lão địa chủ và diễn tả thế nào ? thái độ +Anh nông dân làm việc như thế nào? -Anh nông dân làm việc chăm chỉ , không nề hà … +Hết 3 năm làm thuê tên nhà giàu đã bảo anh nông -Tìm cây tre trăm đốt về làm đũa ăn dân điều gì ? cưới +Ai kể tiếp đoạn đoạn anh nông dân vào rừng để -Mời 1 trẻ lên kể tiếp câu chuyện chặt tre -Anh nông dân liền mang về nhà + Chuyện gì xảy ra khi anh nông dân tìm thấy cây nhưng không được . … tre trăm đốt +Khi mang tre về làng thì chuyện gì đã xảy ra ? -Mời trẻ khác kể tiếp đoạn lão nhà giàu bị dính vào cây tre +Tạo tình huống sai : Khi lão nhà giàu ra sức van -Trẻ phát hiện chi tiết sai và nói lại xin anh, nhưng anh không đồng ý và lẳng lặng bỏ đi nội dung đúng của câu chuyện + Hoạt động 3 : Kề chuyện sáng tạo Yêu Cầu: Trẻ biết chọn nhân vật theo ý thích để dán vào tranh phông. Sau đó cùng với nhóm lên kể sáng tạo theo nội dung tranh ( kể tóm nội dung) - Cho trẻ 4 nhóm , mỗi nhóm sẽ lên lấy tranh phông và các nhân vật rời cùng chi tiết phụ - Từng nhóm sẽ lụa chọn và sắp xếp các chi tiết và nhân vật rời để dán vào tranh.Sau đó cùng thỏa thuận để lên kể chuyện sáng tạo theo nhóm mình -Cô cho từng nhóm lần lượt lên kể theo bức tranh của mình -Cô hỏi từng nhóm : Đặt tên cho câu chuyện là gì? - Cô viết lại tên chuyện của từng nhóm lên giấy -Trẻ kết nhóm theo yêu cầu của cô -bàn bạc thảo luận sắp xếp và kể sáng tạo theo nội dung tranh -Trẻ lên gắn tranh rồi cùng kể theo nhóm -Trẻ tự do nói tên chuyện -Trẻ quan sát cô viết và đọc theo. LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ đề : MÙA XUÂN Chuyện kể : Sự tích Mùa xuân ( lần 1 ) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nắm bắt được diễn biến và trình tự câu chuyện : Thỏ con thương mẹ , biết đoàn kết để cùng nhau làm việc -Trẻ biết chú ý lắng nghe , thể hiện được thái độ và cảm xúc cá nhân tự nhiên -Phát triển ngôn ngữ , khả năng tưởng tượng , sáng tạo … -Giáo dục trẻ biết hợp tác , thảo luận trong nhóm hoạt động II/ CHUẨN BỊ : -Trước hoạt động : cho trẻ cùng cô làm một số tranh , hình ảnh về nội dung các mùa : vườn hoa , hoa phượng , tranh mọi người tắm biển , tranh bạn mặc áo ấm … -Giáo cụ : + Tranh minh họa về nôi dung chuyện (mô hình) + Mũ nhân vật thỏ (của cô) III/ TỔ CHƯC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô  Hoạt động 1 : Trò chuyện – giới thiệu chuyện - Các con biết trong một năm có bao nhiêu mùa không -Trong các mùa đó thì mùa nào là đẹp nhất ? -Theo con vì sao mùa xuân lại đẹp và mọi người ai cũng thích ? -Mùa xuân thì ai cũng thích cả nhưng ngày xưa chỉ có 3 mùa : hạ , thu , đông mà lại không có mùa xuân . Các con có muốn biết vì sao không ? -Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện này và con hãy chú ý lắng nghe để đặt tên cho chuyện nhé  Hoạt động 2 : Kể chuyện + câu hỏi định hướng -Cô kể “ Ngày xưa …Bác Khỉ già thông thái” Con thử đoán xem Thỏ con sẽ nói gì với Bác Khỉ ? -“Chúng ta ….Đi tìm các loài hoa” Các con thử xem Thỏ đi tìm hoa để làm gì ? -Cô kể tiếp đến hết câu chuyện cho trẻ nghe Dự kiến hoạt động của trẻ -Dạ có 2 mùa -Dạ có 4 mùa (xuân ,hạ ,thu đông) -Mùa xuân , mùa hè … -Vì có nhiều hoa nở , thời tiết mát mẻ , vì mùa xuân đến là tết đết con được đi chơi … -Dạ muốn biết -Dạ -Trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý trẻ -Vì mùa xuân có nhiều hoa , vì hoa có nhiều màu sắc … - Trẻ lắng nghe cô kể hết chuyện  Hoạt động 3 : Trò chơi “đàm thoại cùng nhân vật” (cô giả làm nhân vật thỏ ) -Các bạn có biết ngày xưa trên trái đất có bao nhiêu -Có 3 mùa ; mùa hạ (hè) , mùa mùa? đông và mùa thu -Thời tiết mùa hạ , mùa thu và mùa đông như thế -Mùa hạ : nóng ,nắng .. nào? Mùa đông :lạnh , gió, không có nắng.. Mùa thu lá rụng nhiều … -Khi thời tiết thay đội đột ngột khiến cho muôn loài -Chúng ta cùng nhau làm một chiếc hết sức khổ sở .Mẹ của tôi cũng bị ốm đấy .Thỏ cầu vồng để đón mùa xuân thương mẹ mà cũng thương cả muôn loài nữa . Các -Rủ muông thú góp những chiếc bạn hãy nói cho tôi biết tôi phải làm gì bây giờ ? lông đẹp để làm chiếc cầu vồng nhiều màu sắc … -Nhưng đường đi khó lắm các bạn cố gắng nhé , nào -Trẻ bật xa , đi chậm đi từ từ , có con suối đấy nhảy qua nào , các bạn ơi -Mình cúi người xuống phía xa có những tán lá thấp mình làm sao bây giờ ? -Các bạn hãy giúp thỏ gọi muôn thú đi nào “Bạn Gấu , -Trẻ làm động tác giả gọi các con sóc nâu , bạn công ơi hãy làm cầu vồng giúp tôi với” vật -Cám ơn các bạn đã góp những chiếc lông nhiều màu -Còn phải tìm các loài hoa nở thật sắc cho tôi .Nhưng sao cô Mùa xuân vẫn chưa đến nhỉ đẹp -Vậy mình đi tiếp nào , lần này mình đi nhanh hơn cho -Trẻ đi theo cô , làm động tác như kịp kẻo trời tối đấy tìm kiếm hoa -Các bạn có thấy loài hoa nào chưa , A! các bạn ơi tôi -Trẻ đi theo cô : chạy chậm , chạy thấy rồi có nhiều hoa lắm nhanh -Cám ơn các bạn đã giúp cho thỏ tìm được cầu vồng, -Chào thỏ , chúc cho mẹ thỏ hết thế là mùa xuân ấm áp đã xuất hiện, mẹ thỏ sẽ khỏi bệnh …. bệnh thôi . Chào các bạn thỏ về đây (bỏ mũ thỏ ra) Đàm thoại : -Tặng cho thỏ một chiếc áo trắng -Sau khi mẹ khỏi bệnh cô mùa xuân tặng cho thỏ cái tinh , mềm mại , tặng cho lời khen gì nhỉ ? …. -Qua câu chuyện này các con học tập ở thỏ đức tính gì -Hiếu thảo biết thương mẹ …. -Cho trẻ đặt tên câu chuyện -Trẻ đặt theo suy nghĩ cá nhân (cô viết lại tên chuyện cho trẻ xem) Trẻ quan sát cô viết -Cô giới thiệu tên chuyện “Sự tích Mùa xuân” -Trẻ lắng nghe * Hoạt động 4 : Trò chơi “ Xếp tranh” - Chia trẻ thành 4 nhóm , mỗi nhóm 4-5 bạn -Trẻ tự chia nhóm theo yêu cầu - Chúng ta chơi trò chơi: “xếp tranh” các bạn lấy tranh -Trẻ thỏa thuận chọn mùa và thỏa thuận trong nhóm chọn mùa nào Sau đó từng nhóm chọn những hình ảnh minh họa cho + Nếu Mùa xuân: vườn hoa nở , mùa mà nhóm mình chọn . mọi người hớn hở đi chơi …. Cho trẻ gắn lên MTHĐ + Mùa hè : mặt trời nóng bức , mọi người tắm biển , hoa phượng nở … LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ đề : NGÀY TẾT Chuyện : Sự tích Mùa xuân ( lần 2 ) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -Trẻ khắc sâu chi tiết nội dung chuyện , tính cách nhân vật -Thể hiện được tính cách nhân vật qua cử chỉ , giọng kể , điệu bộ … -Phát triển khả năng kể chuyện sáng tạo, tưởng tượng, chú ý và ghi nhớ có chủ định. -Giáo dục trẻ tính hợp tác hoạt động trong nhóm II/ CHUẨN BỊ : -Trước hoạt động : cho trẻ làm các ĐD , nhân vật rời bằng nhiều NVL trẻ tập kể chuyện -Các nhân vật rời bằng thú bông đeo vào tay (loại rối ngón hay rối tay) -Máy casseet III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô  Hoạt động 1 : Kể chuyện -Mở băng cho trẻ nghe một đoạn truyện “ Thỏ con nhờ các bạn làm chiếc cầu vồng” hỏi trẻ + Đó là câu nói của ai ? + Trong câu chuyện nào ? Kể chuyện :-Kể chuyện với rối ngón , kết hợp cho trẻ cùng kể với cô -Mỗi khi Mùa đông đến thời tiết giá buốt , lạnh lẽo cho nên việc gì đã xảy ra với thỏ con và muôn loài -Thế thỏ đã làm gì để chữ khỏi bệnh cho mẹ ? Dự kiến hoạt động trẻ -Trẻ lắng nghe -Đó là lời nói của thỏ con Trong chuyện Sự tích Mùa xuân -Trẻ chú ý lắng nghe và kể tiếp cùng cô -Mẹ của thỏ bị bệnh , muôn loài khổ sở vì lạnh ,… -Trẻ kể tiếp đoạn chuyện thỏ con gặp bác Khỉ và muôn thú giúp đỡ --Khi muôn thú đã làm xong chiếc cầu vồng thật đẹp, -Trẻ kể đoạn “ Thỏ đi , đi mãi thỏ lại tiếp tục lên đường đi tìm các loại hoa , các con ….chi Gió báo tin là đồng loạt nở” có biết thỏ gặp những khó khăn nào không ? -Một buổi sáng cuối Mùa đông thì mọi việc đã làm -Trên trái đất có nhiều loài hoa xong , cả mặt đất lộng lẫy sắc màu của hoa , thế là khoe màu rực rỡ mùa xuân đã về .Thế khi Mùa xuân về thì chuyện gì -Mẹ của thỏ khỏi bệnh , thỏ được xảy ra nào? tặng một chiếc áo trắng tinh , mềm mại vì tấm lòng hiếu thảo của mình …
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan