Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh thanh hóa...

Tài liệu Giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh thanh hóa

.PDF
104
129
103

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH THỊ MINH HƯỜNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH THỊ MINH HƯỜNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Phát triển bền vững Mã số: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trịnh Thị Minh Hường i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô trong Học viện Khoa học xã hội đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Danh Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm. Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn của mình đến lãnh đạo, các đồng nghiệp trong Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hóa, bạn bè, gia đình, luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ................................................................................................................8 1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 8 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ........................... 17 1.3. Chủ thể và các bên liên quan trong giảm nghèo bền vững ..................... 21 1.4. Kinh nghiệm thực tiễn về GNBV và bài học rút ra ............................... 23 Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH THANH HÓA ..........................................................................................................................30 2.1. Bối cảnh phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa ..................................... 30 2.2. Thực trạng giảm nghèo và các vấn đề đặt ra đối với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Thanh Hóa ............................................................................................... 41 Chương 3: GIẢI PHÁP GNBV TỪ THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 ...................................................................................................... 63 3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu giảm nghèo bền vững ............ 63 3.2. Các giải pháp giảm nghèo bền vững ................................................ 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban chấp hành BĐKH Biến đổi khí hậu BHYT Bảo hiểm y tế DTTS Dân tộc thiểu số GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) GNBV HĐND Giảm nghèo bền vững Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) Hội đồng nhân dân HSSV Học sinh sinh viên KT-XH Kinh tế - Xã hội LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia MTTQ Mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (United Nations Development Programme) UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations Children's Fund) WB Ngân hàng thế giới (World Bank) XĐGN Xóa đói giảm nghèo GRDP DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam 15 Bảng 2.1: Thực trạng nghèo tỉnh Thanh Hóa theo vùng, miền giai 50 đoạn 2011-2015 Bảng 2.2: Thực trạng nghèo đa chiều năm 2015 theo hộ 52 Bảng 2.3: Thực trạng nghèo đa chiều năm 2015 theo nhân khẩu 52 Bảng 2.4: Tỷ lệ thiếu hụt các chỉ số so với tổng số hộ nghèo 54 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Tỷ lệ hộ cận nghèo theo vùng miền 53 Hình 2.2: Phân tích hộ nghèo theo mức độ tiếp cận các dịch vụ 54 xã hội cơ bản MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Trong những năm qua, chương trình giảm nghèo đã được tổ chức thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo của cả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng giảm xuống khá nhanh. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, nguy cơ tái nghèo cao; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn cao; phân hoá giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế có xu hướng gia tăng [18]. Thanh Hóa là tỉnh có 7 trong số 64 huyện nghèo nhất cả nước [36], trình độ dân trí không đồng đều, địa hình phức tạp, chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân còn rất khó khăn, nhất là vùng bãi ngang, ven biển và đồng bào dân tộc thiểu số ở những thôn bản vùng sâu, vùng xa. Được sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự đồng thuận triển khai tích cực của các cấp, các ngành, MTTQ, các đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp; cùng với sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, hộ cận nghèo, công tác giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tích, kết quả quan trọng. Giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo cũ) 1 giảm đáng kể ở các vùng, miền trong tỉnh, giảm từ 24,86% năm 2011 xuống còn 6,99% vào năm 2015, bình quân giảm 3,57%/năm (trong đó, khu vực miền núi giảm bình quân 5,94%/năm, 7 huyện nghèo giảm bình quân 6,7%, khu vực ven biển giảm bình quân 2,51%/năm); tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 13,84% xuống 8,76%, bình quân giảm 1,02%/năm [18]. Tại Hội nghị lần thứ Ba, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII ngày 06/4/2016 của Tỉnh ủy Thanh Hóa đã thống nhất thông qua “Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh phải thấp hơn mức bình quân chung của cả nước”. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của cán bộ và Nhân Dân trong tỉnh. Với mong muốn được hiểu biết sâu, rộng về công tác giảm nghèo, đồng thời tìm hiểu để đề xuất những giải pháp thực hiện GNBV, cá nhân chọn nghiên cứu đề tài “Giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ và hy vọng sẽ góp một phần vào thực hiện quyết tâm của Đảng bộ và Nhân Dân tỉnh Thanh Hóa. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài GNBV là chủ trương lớn của Đảng và là vấn đề thực tiễn đặt ra rất cấp bách đối với các ngành, các cấp cũng như mỗi người dân Việt Nam. Vì vậy, xung quanh vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm kiếm giải pháp tối ưu cho sự nghiệp giảm nghèo đảm bảo tính bền vững. Có thể kể đến các công trình chủ yếu sau: Trần Tiến Khai & Nguyễn Ngọc Danh (2012), với “Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam“, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Mã số: CS-2012-02 đã khẳng định: Tình trạng nghèo không chỉ được đo lường bằng chi tiêu hay thu nhập, mà còn bằng các chỉ báo về mức sống chỉ ra phúc lợi kinh tế - xã hội mà hộ gia đình có được. Nghiên cứu đã nhằm đến việc khám phá các quan hệ qua lại 2 giữa tình trạng nghèo về tiền và các đặc trưng kinh tế - xã hội khác của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam dựa trên cách tiếp cận sinh kế và tìm kiếm các chỉ báo kinh tế - xã hội phù hợp cho đo lường nghèo đa chiều [9]. Kết quả nghiên cứu xác nhận rằng có tối thiểu 10 chiều đo lường cho tình trạng nghèo đa chiều và đại diện cho bốn nhóm tài sản sinh kế. Một số biến định lượng và phân loại được trích ra và sử dụng như là các chỉ báo phù hợp cho đo lường nghèo đa chiều. Phân loại hộ dựa trên tình trạng nghèo đa chiều tỏ ra có hiệu quả thống kê tốt hơn khi tính đồng nhất trong từng nhóm được cải thiện rõ ràng so với phân loại hộ dựa trên chi tiêu bình quân đầu người. Nguyễn Đức Nhật và nhóm chuyên gia (2013) đã có công trình “Nghiên cứu mô hình giảm nghèo của các đối tác quốc tế ở Việt Nam“, Báo cáo trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững (2011-2020) và Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững (2012-2015)”, do Bộ LĐTBXH, Tổ chức UNDP, Tổ chức Iris Aid tài trợ. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định: tình trạng đói nghèo ở mỗi vùng miền có đặc tính khác nhau và cần các phương pháp tiếp cận khác nhau; trong thực thi cần chú trọng tính tự chủ của địa phương, sự tham gia của người dân và lựa chọn đối tác triển khai phù hợp. Quá trình phân tích chỉ ra rằng, mô hình của các tổ chức quốc tế thành công hơn bởi họ tuân thủ các nguyên tắc của lý thuyết kinh tế, xây dựng động lực tham gia của các bên và trao quyền tự quyết cho người dân. Các mô hình quốc tế cũng triển khai theo hướng nhỏ, chậm chắc và chú trọng về nâng cao năng lực so với các chương trình đại trà nhanh và thiếu kiểm tra đánh giá của nhà nước [19]. Báo cáo “Các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững” trong khuôn khổ thực hiện các dự án nâng cao năng lực phát triển cộng đồng của chương trình Chia Sẻ - SIDA (2009) đã xác định những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ nghèo tiếp cận các 3 nguồn lực để giảm nghèo bền vững. Theo đó, 5 nguồn vốn sinh kế đã được phân tích bao gồm: nguồn vốn con người, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn tự nhiên. Nghiên cứu cũng chỉ rõ: sự đóng góp các nguồn vốn sinh kế vào trong quá trình giảm nghèo đối với các nguồn vốn có sự khác nhau [6]. Vì vậy, cần có cách điều chỉnh khác nhau trong việc tác động các nguồn vốn sinh kế vào mục tiêu giảm nghèo. Xét trong ngắn hạn, nguồn vốn tài chính và một phần nguồn vốn con người có tác động tích cực trong quá trình giảm nghèo. Việc hỗ trợ gia tăng nguồn vốn tài chính từ các kênh khác nhau sẽ làm tăng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của hộ. Và điều này mang lại giảm nghèo trong ngắn hạn. Xét về trung hạn, sự gia tăng nguồn vốn con người trên khía cạnh giáo dục, cơ sở hạ tầng sẽ mang lại kết quả giảm nghèo. Ví dụ, việc xây dựng đường giao thông hay cầu cống chỉ mang lại hiệu quả tốt cho giảm nghèo khi mà sản xuất của họ đã phát triển đến mức có thể tiếp cận với thị trường để gia tăng thu nhập. Hoặc là việc đào tạo chỉ có tác dụng tốt khi người dân được đào tạo đã có quá trình tích lũy kiến thức để có thể phát huy trong đời sống và sản xuất. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích vấn đề giảm nghèo ở các địa bàn dưới nhiều giác độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung phân tích các đặc điểm nghèo đói, xác định các nguyên nhân của sự nghèo đói, các chính sách XĐGN cũng như các yếu tố cần thiết trong chính sách XĐGN. Nhiều nghiên cứu cũng đã đánh giá tác động của các chính sách XĐGN chủ yếu qua các tiêu chí tính hiệu quả, tính hiệu lực, sự phù hợp và bền vững của chính sách; mối quan hệ giữa sinh kế và vấn đề giảm nghèo. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề giảm nghèo bền vững theo cách tiếp cận đa chiều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Qua đó, đề xuất những quan điểm, định hướng, cách tiếp cận và các giải pháp thiết thực, khả thi thực 4 hiện giảm GNBV từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Vì vậy, đề tài mà cá nhân lựa chọn không trùng với các nghiên cứu đã công bố. Ngoài việc kế thừa, chọn lọc từ các thành tựu nghiên cứu đã có, đề tài đi sâu tìm hiểu công tác GNBV theo cách tiếp cận đa chiều, đề xuất sinh kế cho người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững, đánh giá thực trạng nghèo và các vấn đề đặt ra đối với GNBV tại Thanh Hóa, đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện GNBV trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được nghiên cứu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và thực tiễn về GNBV. - Phân tích, đánh giá thực trạng nghèo và giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa trên quan điểm bền vững và tiếp cận mới về giảm nghèo. - Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện GNBV theo tiếp cận và tiêu chí nghèo mới (nghèo đa chiều) từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề GNBV của địa phương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu vấn đề GNBV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Luận văn cũng nghiên cứu GNBV tại một số địa phương trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa. - Về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2015. 5 - Về nội dung: tập trung chủ yếu vào các vấn đề giảm nghèo theo quan điểm bền vững và tiếp cận nghèo đa chiều (có chú ý tới tiếp cận nghèo đơn chiều được áp dụng ở giai đoạn trước năm 2016 ở nước ta). 5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện khung lý luận để phân tích các vấn đề thực tiễn; xuất phát từ những điều kiện khách quan và chủ quan để nghiên cứu các vấn đề GNBV. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm: - Phương pháp tổng hợp, thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu nhằm thu thập, tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu, đề tài, dự án có liên quan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. - Phương pháp kế thừa: Khai thác các nguồn tài liệu, số liệu từ Internet, kế thừa kết quả, số liệu của các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp phân tích, đánh giá: Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và nguyên nhân, phân tích, đưa ra những nhận định và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác GNBV. - Ngoài ra, các phương pháp chuyên ngành khoa học khác liên quan tới nghiên cứu phát triển bền vững (phân tích kinh tế, xã hội, môi trường) cũng được sử dụng trong các đánh giá thực trạng giảm nghèo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa, phân tích làm rõ những vấn đề có tính lý luận về GNBV từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa. 6 Cung cấp các bài học kinh nghiệm được rút ra từ nghiên cứu thực tiễn GNBV của một số nước và địa phương Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp cơ sở thực tiễn cùng các chứng cứ minh chứng và các vấn đề đặt ra trong GNBV từ thực tiễn một tỉnh có tỷ lệ nghèo còn cao (tỉnh Thanh Hóa). Đề xuất những giải pháp GNBV từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa như là những gợi ý tham khảo cho các địa phương khác có điều kiện phát triển tương tự. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững. Chương 2: Thực trạng giảm nghèo bền vững tại tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Giải pháp giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Nghèo và nghèo đa chiều Trên thế giới hiện nay có rất nhiều quan niệm về nghèo được các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đưa ra, song nhìn chung có thể chú ý vào một số quan niệm chủ yếu sau: Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 1995 đã đưa ra định nghĩa về nghèo như sau: “người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” [9]. Theo Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993, “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương” [9]. Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra quan điểm: nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất, nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực [9]. Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không 8 được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh” [32]. Như vậy, nghèo cũng có thể xem xét đơn chiều (như thu nhập, chi tiêu) hay đa chiều. Nghèo đa chiều là nghèo được xem xét đồng thời thông qua nhiều khía cạnh không chỉ là thu nhập, mà bao gồm các khía cạnh liên quan đến dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực (WB, 2000); khả năng để đáp ứng các tiêu chuẩn đầy đủ các phúc lợi, về mức độ an ninh kinh tế, xã hội và con người, quyền dân sự và chính trị; sức khoẻ, giáo dục và thu nhập ở cấp hộ gia đình (UNDP, 2010); giáo dục, dinh dưỡng, y tế, nhà ở, nước và vệ sinh, lao động trẻ em, giải trí, tham gia và bảo trợ xã hội (UNICEF). Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống [13]. 1.1.2. Giảm nghèo bền vững Cho đến nay, vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về GNBV hay giảm nghèo theo hướng bền vững là gì. Tuy nhiên, vấn đề giảm nghèo luôn được đề cập đến khi nói đến phát triển bền vững và GNBV là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững. Ngược lại, phát triển kinh tế bền vững lại là cơ sở, điều kiện để GNBV. Để làm rõ quan niệm GNBV, trước hết cần xem xét mục đích và yêu cầu đề ra đối với GNBV là gì? Về cơ bản, giải quyết nghèo đói nói chung trước hết cần đảm bảo cả hai mặt: số lượng và chất lượng. Số lượng giảm nghèo sẽ là số tuyệt đối hộ nghèo giảm được trong một thời gian. Cần phân biệt giữa số hộ nghèo giảm với số 9 hộ thoát nghèo, hai khái niệm này sẽ chỉ thống nhất với nhau khi không có các yếu tố khác tác động đến như di chuyển dân cư, tái nghèo. Chất lượng giảm nghèo là khái niệm để chỉ thực chất của kết quả giảm nghèo, mà vấn đề cần đạt được là đời sống người nghèo được nâng lên sau khi có tác động hỗ trợ, khoảng cách thu nhập với các nhóm dân cư khác được rút ngắn về mặt tốc độ, khi gặp rủi ro hay bất trắc sẽ không bị rơi vào tình trạng đói nghèo hay nói cách khác, chất lượng giảm nghèo suy cho cùng là phản ánh tính bền vững của quá trình giảm nghèo [9]. Trên thực tế không có nhiều tài liệu thảo luận về khái niệm “giảm nghèo” - có thể là do mục đích của “giảm nghèo” đã rất rõ ràng là giảm tình trạng nghèo trên cơ sở khái niệm và các tiêu chuẩn về nghèo đói. Trong một số tài liệu, giảm nghèo được giải thích là làm giảm tỷ lệ hộ nghèo hay là làm giảm số hộ nghèo trên một địa bàn, là giảm mức độ nghèo của một cộng đồng, làm giảm khoảng cách nghèo cũng có thể được hiểu là làm tăng thu nhập bằng các biện pháp hỗ trợ hộ gia đình đạt được mức thu nhập bình quân cao hơn chuẩn nghèo. Theo Bộ LĐTBXH, các chương trình giảm nghèo được hiểu là tập hợp các chính sách, biện pháp và dự án nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ xã hội, như vậy giảm nghèo lại có nghĩa là tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội; hay giảm nghèo được hiểu là kết quả từ những nỗ lực của nhà nước, cộng đồng và người dân làm cho người dân đạt được mức sống vượt trên mức sống tối thiểu. Trên cơ sở khái niệm nghèo, khái niệm giảm nghèo được xác định trong luận văn này là giảm tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Ở cấp độ cộng đồng, giảm nghèo được hiểu là giảm số lượng hay tỷ lệ người hay hộ không được đáp ứng ở mức tối thiểu những nhu cầu cơ bản. Ở cấp hộ gia đình, giảm nghèo được hiểu là nâng cao mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của hộ gia đình; hay còn gọi là thu hẹp khoảng cách nghèo [9]. 10 Ở Việt Nam, “Giảm nghèo bền vững” đã được một số nghiên cứu đề cập từ trước năm 2000. Nhưng đến năm 2008 cụm từ “Giảm nghèo bền vững” được sử dụng chính thức trong văn bản hành chính ở Việt Nam tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; tiếp đó là Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2010 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012, Hội nghị BCH Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Tính đến thời điểm này vẫn chưa có một định nghĩa hay khái niệm chính thức về “giảm nghèo bền vững”. “Bền vững“ có thể hiểu là ổn định, được duy trì trong thời gian dài, là vững chắc. Như vậy, nên hiểu bền vững là một tiêu chuẩn hay một yêu cầu về sự “chắc chắn” đối với kết quả giảm nghèo. Mục đích rất rõ ràng của GNBV chính là đảm bảo hay duy trì thành quả giảm nghèo một cách lâu dài, bền vững. Nếu hiểu “bền vững” với nghĩa là có khả năng chống đỡ, là vững chắc thì giảm nghèo bền vững được hiểu là tình trạng đạt được mức thỏa mãn những nhu cầu cơ bản/mức sống/mức thu nhập cao hơn mức chuẩn (nghèo) và duy trì được lâu dài mức thỏa mãn các nhu cầu cơ bản/mức sống/mức thu nhập trên mức chuẩn đó ngay cả khi gặp phải các cú sốc hay rủi ro để không phải lại rơi vào tình trạng nghèo [16]. Nhìn chung, để GNBV các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về kinh tế xã hội, lao động việc làm đều cho rằng, cần hỗ trợ phát triển hạ tầng, hỗ trợ nghề cũng như các điều kiện tiếp cận cơ hội phát triển kinh tế dựa vào cộng đồng để người nghèo có thể tự vươn lên thoát nghèo làm giàu bằng chính khả năng của mình dựa trên những điều kiện kinh tế xã hội sẵn có. 11 Theo PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “không thể giúp người nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phương tiện sống. Đây là cách giảm nghèo, xóa nghèo nhanh nhưng chỉ tức thời, không bền vững. Muốn GNBV thì Nhà nước, cơ quan chức năng cần phải cấp cho người nghèo một phương thức phát triển mới mà tự do không thể tiếp cận và duy trì. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, ngăn ngừa, loại trừ các yếu tố gây rủi ro chứ không chỉ là sự nỗ lực khắc phục hậu quả sau rủi ro. Đặc biệt, sự hỗ trợ giảm nghèo này phải được xác lập trên nguyên tắc ưu tiên cho các vùng có khả năng, điều kiện thoát nghèo nhanh và có thể lan tỏa nhanh sang các vùng lân cận“ [1]. Tác giả luận văn đồng ý với quan niệm trên về GNBV. Đây chính là việc tặng “cần câu“ thay vì tặng “cá“, bên cạnh đó còn tạo cho họ khả năng biết tìm cách nuôi cá thay vì chỉ đi câu... tạo ra sự chủ động trong việc thoát nghèo bằng chính năng lực của mình chứ không chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của cộng đồng. Bên cạnh đó cần có biện pháp giúp họ phòng ngừa rủi ro, để tự họ có thể khắc phục rủi ro như họ có thể chuyển đổi phương thức sản xuất khi phương thức cũ không còn phù hợp, có thể tìm được việc làm mới, xây dựng lại nhà cửa sau thiên tai. Muốn vậy, người nghèo cần được tiếp cận và duy trì với các loại dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, pháp lý.... Ngoài ra, những chương trình giảm nghèo đặc thù cho những đối tượng cụ thể, một số vùng nhằm tạo ra sức lan tỏa là hết sức cần thiết trong điều kiện nguồn lực hạn chế như của chúng ta hiện nay. Do vậy, quan điểm GNBV ở nước ta chính là cần nắm bắt được các xu hướng và đặc điểm vận động của các nhân tố tác động đến chất lượng của giảm nghèo và giải quyết đồng thời tất cả những bất cập nêu trên. 12 1.1.3. Tiêu chí và chuẩn nghèo đa chiều Để đo lường nghèo hay xác định được người nghèo, về lý thuyết, phải đo lường được tất cả các khía cạnh thiếu hụt hay sự không thỏa mãn tất cả các nhu cầu cơ bản. Ví dụ, thiếu hụt về nhu cầu ăn (dinh dưỡng, lương thực, thực phẩm…), nhu cầu về mặc (đẹp, ấm…), nhu cầu về ở (diện tích, chất lượng nhà ở).... Chuẩn nghèo là thước đo (hay tiêu chí) nhằm xác định ai là người nghèo (hoặc không nghèo) để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nhà nước. Nhằm bảo đảm công bằng trong thực hiện các chính sách giảm nghèo, căn cứ vào mức sống thực tế các địa phương, trình độ phát triển kinh tế xã hội, từ năm 1993 đến năm 2015, Bộ LĐTBXH đã 6 lần công bố tiêu chuẩn cụ thể cho hộ nghèo. Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian cùng với sự thay đổi mặt bằng thu nhập quốc gia. Các chuẩn nghèo của Bộ LĐTBXH ban đầu được quy đổi ra thóc, nhưng từ năm 2005 được tính theo phương pháp tiếp cận dựa vào chi phí cho những nhu cầu cơ bản đa dạng hơn. Chuẩn nghèo được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như Chính phủ, Bộ LĐTBXH, Tổng cục Thống kê. Trong luận văn này, chuẩn nghèo được áp dụng theo chuẩn nghèo quốc gia do Chính phủ ban hành. Chuẩn nghèo quốc gia quy định và áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Chuẩn nghèo này được dùng để xác định đối tượng nghèo để thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo của Chính phủ. Theo Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020” đã được Chính phủ phê duyệt thì đo lường nghèo giai đoạn 2016 - 2020 gồm các tiêu chí về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. - Các tiêu chí về thu nhập gồm: 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan