Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải thích pháp luật ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Giải thích pháp luật ở việt nam hiện nay

.PDF
115
37
143

Mô tả:

Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay Phạm Thị Duyên Thảo Khoa Luật Luận án TS ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 62 38 01 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Hồng Thái Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Tóm tắt tình hình nghiên cứu về giải thích pháp luật ở nước ngoài và trong nước, xác định các vấn đề cần nghiên cứu của Luận án. Trình bày những nội dung cơ bản về lý luận giải thích pháp luật: khái niệm, vai trò, mục đích, nguyên tắc, phương pháp, các mô hình của giải thích pháp luật. Nghiên cứu thực tiễn giải thích pháp luật ở Việt Nam (cơ sở pháp lý, thực tế hoạt động, kết quả, những vấn đề đang đặt ra). Đề xuất mô hình và giải pháp nâng cao chất lượng giải thích pháp luật ở Việt Nam. Keywords: Lịch sử nhà nước; Pháp luật Việt Nam; Giải thích pháp luật Content 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1. Lý luận về giải thích pháp luật (gtpl) là một bộ phận quan trọng của khoa học pháp lý, được tổng kết từ thực tiễn gtpl 1 ở nhiều nước, có tính phổ biến, có giá trị hướng dẫn và thúc đẩy hoạt động gtpl ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lý thuyết về gtpl chưa được quan tâm đúng mức, chưa có điều kiện hệ thống lại và thống nhất quan điểm trên những phương diện căn bản nhất. 2. Hoạt động gtpl ở nước ta do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thực hiện theo quyền hạn, thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó dẫn đến tình trạng nhiều chủ thể ngoài UBTVQH “đã tham gia” gtpl ngoài quy định, đưa ra nhiều sản phẩm đang cần sự đánh giá thống nhất, nghiêm túc. 3. Nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp theo những yêu cầu và mục tiêu chiến lược đã được hoạch định. Vì thế, những giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng gtpl ở Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp này cần sớm phải xác định. 4. Hiện nay cách đánh giá về thực tiễn gtpl từ nhiều vị trí nghiên cứu rất phân tán, các quan điểm về gtpl ở nước ta có nhiều điểm trái ngược, tranh cãi. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 Mục đích: Trên cơ sở lý luận về gtpl, đánh giá tình hình gtpl ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng gtpl ở Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ cụ thể: - Tóm tắt tình hình nghiên cứu về gtpl ở nước ngoài và trong nước, xác định các vấn đề cần nghiên cứu của luận án. - Trình bày những nội dung cơ bản về lý luận gtpl: Khái niệm, vai trò, mục đích, nguyên tắc, phương pháp, các mô hình của gtpl. - Nghiên cứu thực tiễn gtpl ở Việt Nam: cơ sở pháp lý, thực tế hoạt động, kết quả, những vấn đề đang đặt ra. - Đề xuất mô hình và giải pháp nâng cao chất lượng gtpl ở Việt Nam 3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của luận án - Lý luận về giải thích pháp luật chính thức - Hoạt động giải thích pháp luật chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Thành tựu, hạn chế của thực tiễn giải thích pháp luật ở Việt Nam - Giải pháp nâng cao chất lượng giải thích pháp luật ở Việt Nam 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 - Luận án sử dụng phương pháp luận Mác – Lênin, phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp, văn bản học… đồng thời vận dụng các quan điểm của Đảng về xây dựng pháp luật và cải cách tư pháp trong nhà nước pháp quyền… để nghiên cứu gtpl ở Việt Nam. - Phương pháp cụ thể: tìm mối liên hệ logic của hoạt động gtpl khi áp dụng (lý luận chung chương 2) và thực tiễn hoạt động gtpl của UBTVQH (mô hình hiện tại, chương 3) và cơ sở lý luận của hoạt động gtpl của tòa án (mô hình tương lai, chương 4). 5. Đóng góp của luận án - Đặt hai quá trình gtpl: giải thích khi xây dựng pháp luật của chủ thể lập pháp và giải thích khi thực hiện, áp dụng pháp luật của chủ thể áp dụng pháp luật trong sự đối chiếu, so sánh để nghiên cứu thực tiễn gtpl ở Việt Nam. - Đưa ra một quan điểm: gtpl là một hoạt động độc lập, tất yếu, diễn ra tập trung nhất tại nơi có sự vướng mắc của pháp luật trong quá trình áp dụng. - Chứng minh giải thích pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật dưới luật là giải thích pháp luật trong quá trình xây dựng pháp luật. - Chứng minh hoạt động gtpl của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là hoạt động gtpl trong khuôn khổ lập pháp nên không đáp 4 ứng được nhu cầu gtpl vốn tồn tại ngoài mong muốn của nhà làm luật. - Lý giải Tòa án Việt Nam có đủ điều kiện để nhận nhiệm vụ gtpl chính thức trong quá trình áp dụng pháp luật đáp ứng nhu cầu gtpl trong đời sống pháp lý. 6. Kết cấu luận án: gồm Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, 4 chương. Chƣơng 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Ở nước ngoài, hoạt động gtpl đã được nghiên cứu từ những thế kỷ trước, tập hợp thành một hệ thống lý thuyết về hoạt động pháp lý này. Tiêu biểu như: Lý thuyết giải thích và pháp lý, 2005 (Interpretation and legal theory) của Andrei Marmor, Quy tắc và mục đích của giải thích pháp luật, 1990 (Rule and Purpose in Legal Interpretation) của Stephen F Williams, Giải thích luật: Những nguyên tắc cơ bản và các khuynh hướng hiện nay, 2008 (Statutory interpretation: General principles and recent trends) của Yule Kim, Mục đích của giải thích trong luật, 2005 (Purposive Interpretation in law) của Aharon Barak, Vấn đề của sự giải thích: Tòa án liên bang và pháp luật, 1998 (A matter of interpretation: Federal courts and the law) của Antonin Scalia,… 5 Nhìn khái quát, các học giả đã tập trung nghiên cứu: gtpl là một hoạt động khách quan; gtpl được tiếp cận chủ yếu tại khu vực áp dụng pháp luật, với vai trò gtpl chủ đạo là tòa án; Các biện pháp kỹ thuật giải thích ngôn ngữ văn bản; Lý thuyết giải thích hiến pháp và luật, các nguyên tắc, phương pháp gtpl ... 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu về gtpl chưa nhiều. Hiện có một số công trình tiêu biểu như: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của thẩm quyền giải thích HiÕn pháp, luật, pháp lệnh của UBTVQH”, Nguyễn Văn Thuận, Mã số 94-98-106/ĐT, Hà Nội, 1999, Thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh”, của Hoàng Văn Tú (Tạp chí Nghiên cứu Pháp luật số 5/2002), "Vai trò giải thích pháp luật của Toà án", Võ Trí Hảo (Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2003), "Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay", Luận văn thạc sỹ, tác giả Đỗ Tiến Dũng, Hà Nội, 2006, “Giải thích pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Hà Nội, 2009… Các công trình kể trên ở Việt Nam là những nghiên cứu quan trọng về các khía cạnh của gtpl, tuy nhiên vấn đề nổi lên là còn nhiều nội dung lý luận đang tồn tại những quan điểm khác nhau hoặc chưa có sự thống nhất. Chẳng hạn sự đánh giá không thống nhất về vai trò gtpl của UBTVQH, về khả năng gtpl của 6 Tòa án, về nội dung gtpl trong các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật, về phạm vi, về thực trạng của hoạt động gtpl ở Việt Nam… 1.3. Các vấn đề nghiên cứu của Luận án - Lý luận về giải thích pháp luật (chính thức) - Thực tiễn hoạt động giải thích pháp luật ở Việt Nam - Giải pháp để nâng cao chất lượng giải thích pháp luật ở Việt Nam. Phương pháp để giải quyết là tìm hiểu mối liên hệ biện chứng giữa ba vấn đề trên và lấy thực tiễn hoạt động gtpl ở Việt Nam hiện nay làm xuất phát điểm. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 1. Ở nước ngoài, có nhiều công trình nghiên cứu về gtpl và gtpl của tòa án rất công phu. Họ đúc kết được nhiều phương diện, tạo thành một hệ thống lý thuyết về gtpl như lý thuyết chung, lý thuyết về nguyên tắc, phương pháp giải thích, về giải thích hiến pháp, đạo luật, về khám phá ngôn ngữ văn bản, về gtpl của tòa án… Cơ sở xã hội của sự phát triển lý thuyết này là sự phát triển của hoạt động gtpl ở các quốc gia có truyền thống đề cao gtpl của tòa án. 2. Ở Việt Nam, hoạt động gtpl chưa phát triển, còn nhiều tranh cãi trong việc xây dựng lý thuyết và đánh giá thực tiễn, nên việc nghiên cứu gtpl nhìn chung chưa ngã ngũ ở nhiều góc 7 độ như vấn đề chủ thể gtpl, hình thức gtpl chính thức, nội dung trong văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật, giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng gtpl trong thời gian tới. 3. Ở Luận án này, qua việc nghiên cứu bản chất, hình thức của gtpl sẽ tập trung nghiên cứu về hoạt động gtpl của UBTVQH, lấy đó làm cơ sở để nghiên cứu sự “tham gia” gtpl của Chính phủ, các Bộ, Tòa án các cấp,… và cuối cùng là đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động gtpl ở Việt Nam. Chƣơng 2. LÝ LUẬN VỀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT 2.1. Khái niệm giải thích pháp luật 2.1.1. Định nghĩa giải thích pháp luật Cho đến nay, gtpl đã không thể có một khái niệm tuyệt đối, mỗi định nghĩa có cách diễn đạt và tiếp cận khác nhau. Bởi vì, dù tiêu chí “làm cho hiểu rõ” pháp luật là tiêu chí chủ đạo thì bên cạnh nó còn nhiều tiêu chí khác thuộc về phạm trù không gian và thời gian, về các quy định pháp lý, thực tiễn của mỗi đời sống pháp lý quy định. Tuy nhiên, nhận thấy, dù tiếp cận dưới góc độ nào thì bản chất của gtpl luôn phải là nhận thức pháp luật, khu biệt hẳn với xây dựng pháp luật. Nếu xây dựng pháp luật là xác lập quy tắc xử sự, là đặt nghĩa cho những quy phạm pháp luật, thì gtpl là xác định quy tắc xử sự, là đọc nghĩa của những quy phạm pháp luật đó. Sự phân biệt này đặc biệt quan trọng, vì nó 8 tránh được nhầm lẫn giữa hoạt động gtpl - thuộc về một quá trình nhận thức thành hoạt động xây dựng pháp luật - thuộc về một quá trình thể hiện.… Luận án xin đưa ra một định nghĩa về gtpl chính thức như sau: Giải thích pháp luật là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền theo một quy trình pháp lý nhằm xác định chính xác ý nghĩa, nội dung quy tắc xử sự trong văn bản quy phạm pháp luật (mà chủ yếu là những quy phạm pháp luật khi áp dụng gặp vướng mắc) để nhận thức, thực hiện pháp luật đúng đắn, thống nhất. Hình 2.1. Sơ đồ diễn đạt Khái niệm Giải thích pháp luật 9 2.1.2. Đặc điểm của giải thích pháp luật - Gtpl là hoạt động có mục đích cơ bản nhất là xác định chính xác nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật để nhận thức, thực hiện pháp luật đúng đắn, thống nhất (đặc biệt là khi quy phạm đó bộc lộ khả năng phải giải thích). - Gtpl là hoạt động tất yếu sau hoạt động lập pháp, trong quá trình thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. - Gtpl được thực hiện theo một phương thức và quy trình nhất định 2.2. Hai hình thức cơ bản của giải thích pháp luật chính thức Giải thích pháp luật chính thức, căn cứ vào tính chất thường được chia thành hai hình thức cơ bản là giải thích mang tính quy phạm và giải thích mang tính vụ việc. - Giải thích chính thức mang tính quy phạm: Đặc điểm: Do chủ thể có thẩm quyền tiến hành theo một quy trình luật định, sản phẩm giải thích thể hiện dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật, mang tính bắt buộc chung, hiệu lực giống với hiệu lực của văn bản được giải thích. Gtpl mang tính quy phạm trong thực tế thường là giải thích các văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp trên, các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. - Giải thích chính thức mang tính vụ việc: 10 Đặc điểm: là gtpl được tiến hành khi một sự việc nhất định phát sinh nhu cầu gtpl có liên quan. Giá trị pháp lý của kết quả giải thích thường chỉ có hiệu lực đối với một vụ việc pháp lý cụ thể. Hình thức này thường xuất hiện trong khi áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền, mà chủ yếu là các tòa án trong khi xét xử để đưa ra những phán quyết. Giải thích mang tính quy phạm và giải thích mang tính vụ việc là hai hình thức khác nhau nhưng có mối quan hệ tương ứng. Bởi vì gtpl mang tính vụ việc cũng vẫn là xem xét từ quy phạm, bắt đầu từ quy phạm, chứ không phải từ vụ việc. Mối liên hệ này còn thể hiện ở chỗ; đôi khi, kết quả của một “giải thích mang tính vụ việc” lại dẫn đến việc chỉnh sửa một quy phạm, và, cũng đôi khi một “giải thích mang tính quy phạm” lại nhờ nó mà giải quyết được những tình huống rất cá biệt trong một quan hệ pháp luật cụ thể nào đó. 2.3. Tính tất yếu khách quan của hoạt động giải thích pháp luật Giải thích pháp luật là tất yếu khách quan vì các nguyên nhân cơ bản sau: - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ khiến cho từ ngữ được dùng trong văn bản pháp luật có thể có nhiều nghĩa và nghĩa có thể thay đổi bởi nhiều lý do, gây ảnh hưởng trực tưởng tiếp đến các ý tưởng của lập pháp. 11 - Tính chất khái quát của văn bản pháp luật thường dung nạp yếu tố “khóa”,“mở” làm cho những điều không rõ ràng, những mâu thuẫn trong quy phạm pháp luật có cơ hội xuất hiện. - Các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… mà pháp luật điều chỉnh luôn có sự thay đổi và khó dự đoán làm cho khả năng hiện thực hóa của những quy định pháp luật bị hạn chế. - Nhu cầu tự nhiên của nhiều chủ thể khác nhau về gtpl nhằm khai thác các lợi ích có thể làm cho pháp luật luôn phải đón nhận sức thử thách và kiểm nghiệm giá trị. 2.4. Vai trò, mục đích của giải thích pháp luật 2.4.1. Vai trò của giải thích pháp luật Gtpl có chức năng bảo vệ và phát huy các giá trị của pháp luật; nâng cao ý thức pháp luật ở mỗi chủ thể pháp luật; nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật. 2.4.2. Mục đích của giải thích pháp luật Gtpl nhằm mục đích nhận thức, thực hiện đúng đắn, thống nhất pháp luật; dần xóa bỏ những khoảng cách giữa pháp luật thành văn và thực tế, góp phần hoàn thiện sản phẩm lập pháp. 2.5. Nguyên tắc, phƣơng pháp của giải thích pháp luật 2.5.1. Nguyên tắc của giải thích pháp luật Các nguyên tắc cơ bản bao gồm: nguyên tắc khách quan, trung thực, nguyên tắc tôn trọng ngôn ngữ quy phạm, nguyên tắc 12 tôn trọng ý chí của cơ quan lập pháp, nguyên tắc tôn trọng mục đích khách quan của văn bản pháp luật… 2.5.2. Phương pháp giải thích pháp luật Các phương pháp cơ bản gồm: Phương pháp giải thích ngôn ngữ, văn phạm, phương pháp giải thích chính trị - lịch sử, phương pháp giải thích logic, phương pháp giải thích tiếp cận mục đích, phương pháp giải thích mở rộng, phương pháp giải thích rút gọn… Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào thẩm quyền và cách thức sử dụng. 2.6. Các mô hình giải thích pháp luật 2.6.1. Mô hình Tòa án giải thích pháp luật Điển hình là các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ. Đây cũng là mô hình khá phổ biến cho đến hiện nay. Theo mô hình này, chủ thể gtpl thuộc về tòa án, đối tượng của gtpl nhìn chung không bị hạn chế, hiệu lực sản phẩm gtpl của các tòa án có giá trị đối với những vụ việc, tình huống cụ thể… Yếu tố quyết định đặc trưng của mô hình này là nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, truyền thống sử dụng án lệ, truyền thống xây dựng pháp luật… 2.6.2. Mô hình cơ quan Lập pháp giải thích pháp luật Điển hình ở một số nước Châu Âu (khoảng trước những năm 80 thế kỷ trước), Liên Xô cũ, Canada, Cu Ba, Trung Quốc, Myanma, Bắc Triều Tiên, Việt Nam… Theo mô hình này, chủ 13 thể gtpl là các cơ quan lập pháp như Nghị viện, Hội đồng nhà nước, Ủy ban thường vụ quốc hội, và thường được ghi nhận chính thức trong các văn bản pháp luật quan trọng của quốc gia. Đối tượng của gtpl chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật, loại văn bản được giải thích cũng có thể bị hạn chế, quy trình gtpl được quy định khá cụ thể, chi tiết. Yếu tố quyết định mô hình này là nguyên tắc tập trung quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, được xem là chủ thể thích hợp cho gtpl. Vai trò của tòa án trong gtpl ít được chú trọng, tuy nhiên gần đây, nhiều quốc gia đang có sự mở rộng hơn thẩm quyền gtpl cho Tòa án. 2.6.3. Mô hình cả ba cơ quan quyền lực giải thích pháp luật Điển hình là Hàn Quốc, Nhật Bản. Chủ thể gtpl theo mô hình này gồm Tòa án, Chính phủ, Tổng thống, các cơ quan hành chính, cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, Tòa án có vai trò quan trọng nhất. Gtpl của các chủ thể khác đều có thể bị tòa án xem xét lại, nếu các giải thích đúng thẩm quyền, hợp lý, tòa án thừa nhận, nếu không sẽ bị hủy giá trị và giải thích của tòa án mới mang tính quyết định. 2.6.4. Mô hình giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay 14 Chủ thể: Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Đối tượng: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, Điều ước quốc tế; Chủ thể yêu cầu: Chủ tịch nước, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, … Đại biểu Quốc hội; Hình thức sản phẩm giải thích: Nghị quyết của UBTVQH; Quy trình: Khi nhận yêu cầu - UBTVQH giao một cơ quan soạn thảo Dự thảo Nghị quyết giải thích - UBTVQH giao Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra - UBTVQH xem xét, thông qua Dự thảo Nghị quyết giải thích – đăng Công báo Nghị quyết giải thích. Đây là mô hình được xây dựng cho chủ thể gtpl thuộc hệ thống cơ quan lập pháp. Nhận thấy mô hình gtpl này chưa thích hợp, khó thực hiện được thường xuyên vì UBTVQH gtpl trong khuôn khổ lập pháp nên không đáp ứng được nhu cầu của gtpl, nhất là trong bối cảnh đất nước đang xây dựng Nhà nước pháp quyền với những tiêu chí hiện đại. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 1. Thuật ngữ gtpl nói đến trong Luận án này là chỉ hoạt động gtpl do nhà nước tổ chức, thường được gọi là gtpl chính thức (đối lập với gtpl không chính thức, không thuộc phạm vi trình bày ở đây). Gtpl theo nghĩa rộng nhất có thể xuất hiện ở hai khu vực, một là trong quá trình xây dựng pháp luật, hai là trong quá trình 15 thực hiện, áp dụng pháp luật. Quy luật chung của hoạt động gtpl chính thức là tất yếu tập trung vào quá trình thực hiện, áp dụng pháp luật. Gtpl, vì thế chính là xác định đúng quy tắc xử sự trong văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện, áp dụng đúng đắn, thống nhất. 2. Gtpl là một đòi hỏi khách quan, nhưng lại do con người tổ chức thực hiện nên phải có quy định pháp lý chặt chẽ để đảm bảo giữ đúng mục đích và vai trò của gtpl. Những quy định pháp lý quan trọng đó là nguyên tắc, phương pháp, quy trình, đối tượng của gtpl. Cơ quan nào được quyền gtpl chính thức là vấn đề đại sự quốc gia, phụ thuộc vào cách thức tổ chức và vận hành quyền của lực nhà nước. 3. Mỗi quốc gia đều có cách tổ chức hoạt động gtpl chính thức cho quốc gia mình vì đó là một hoạt động bắt buộc, quan trọng gắn liền với việc quản lý xã hội. Cách tổ chức và tiến hành đa dạng, nhưng nhìn chung đặc trưng mô hình là do việc quy định về chủ thể gtpl. Có những mô hình cơ bản như: mô hình Tòa án gtpl, mô hình do cơ quan Lập pháp gtpl, mô hình do cả ba cơ quan quyền lực gtpl. Nhận thấy, các nhà nước tổ chức theo lý thuyết phân quyền thì Tòa án gtpl, các nhà nước tổ chức theo lý thuyết tập quyền thì thường cơ quan lập pháp gtpl, nhưng xu hướng chung hiện nay là gtpl được giao cho tòa án. 16 4. Ở Việt Nam, Hiến pháp quy định UBTVQH có quyền hạn và nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Đó chính là mô hình cơ quan Lập pháp giải thích pháp luật. Mô hình này sẽ được phân tích trong các chương sau. Chƣơng 3 THỰC TIỄN GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Khái quát thực tiễn giải thích pháp luật ở Việt Nam Nhà nước ta đã đề cập đến nhiệm vụ gtpl từ khá sớm, đã thấy được vai trò của gtpl. Gtpl mà nhà nước đặt ra trong Hiến pháp là một nhiệm vụ độc lập, tách khỏi nhiệm vụ lập pháp. Tuy nhiên, việc thực hiện chưa được như mong muốn: UBTVQH được trao quyền chính thức (từ Hiến pháp năm 1959), nhưng đến nay mới giải thích có 6,7 lần, trong đó chỉ 2 lần Nghị quyết đề rõ là giải thích, còn lại là để quy định, hướng dẫn giải quyết những tranh chấp có liên quan. Chính phủ, các bộ, TANDTC… trong khi ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành pháp luật (do yêu cầu tự nhiên, do thông lệ) cũng tiến hành diễn giải, làm cho hiểu rõ nhiều nội dung thuộc văn bản của cấp trên. “Yếu tố gtpl” này hiện đang có nhiều ý kiến tranh cãi, nội dung giải thích nằm trong văn bản 17 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện pháp luật rất khó đánh giá và kiểm soát. Tòa án (do yêu cầu nghiệp vụ, trong quá trình xét xử) cũng gtpl để áp dụng vào những vụ việc cụ thể. Nội dung gtpl của Tòa án chưa được thể hiện đầy đủ trong bản án, mà chỉ thấy xuất hiện ở những tài liệu (như Báo cáo, Tờ trình…) ghi lại các quan điểm khác nhau khi tranh luận về một vấn đề được áp dụng. Đứng ở góc độ khoa học pháp lý thì công việc giải thích pháp luật như vừa khái quát là chưa quy củ, còn nhiều vấn đề cần phải bàn, phải tìm cách khắc phục. 3.2. Hoạt động gtpl chính thức của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội. 3.2.1. Cơ sở pháp lý Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, Luật BHVBQPPL năm 1996, 2008,… Các nội dung cơ bản gồm: Chủ thể, hình thức sản phẩm, chủ thể yêu cầu, đối tượng, quy trình, cơ quan giúp việc gtpl, giải thích ĐƯQT…(như đã trình bày khái quát ở phần Mô hình gtpl Việt Nam hiện nay). 3.2.2. Thực tế hoạt động giải thích pháp luật của UBTVQH Theo các tài liệu, UBTVQH đã tiến hành gtpl khoảng 6,7 lần, điển hình là: 18 Giải thích điểm c, khoản 2, Điều 241 Luật Thương mại (1997) năm 2005, Giải thích khoản 6 Điều 19 của Luật Kiểm toán Nhà nước (2005) năm 2006, Hướng dẫn các giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 1.7.1991 năm 1998, Giải thích, hướng dẫn giải quyết một số trường hợp cụ thể về nhà đất trước 1.1.1991 năm 2005, Hướng dẫn, giải thích về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1.7.1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia 2006… 3.2.3. Đánh giá kết quả giải thích pháp luật của UBTVQH Trong các lần gtpl của UBTVQH thấy có hai sắc thái: Hai trường hợp: giải thích điểm c, khoản 2, Điều 241 Luật Thương mại năm 1997 và trường hợp giải thích khoản 6, Điều 19 Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005 - khi giải thích, UBTVQH đã dùng phương pháp giải thích theo nghĩa đen để giải thích các quy định tại văn bản được yêu cầu, và đã giải quyết được những vướng mắc rất cụ thể khi áp dụng pháp luật: Kiểm toán Nhà nước gặp vướng mắc về cấp độ văn bản mà họ được ban hành trong khi làm nhiệm vụ, một tòa án địa phương gặp vướng mắc về thời hiệu khởi kiện trong khi giải quyết tranh chấp từ hợp đồng mua bán. Hai trường hợp này, UBTVQH giải thích trên cơ sở quy trình gtpl với khởi đầu là những yêu cầu của các chủ thể liên quan trong quá trình áp dụng pháp luật. Như vậy, UBTVQH đã tiến hành gtpl chính thức xuất phát từ nhu cầu cụ thể khi áp dụng pháp luật. Đây là hai 19 trường hợp gtpl điển hình, vừa có cơ sở pháp lý, vừa mang đến nhiều ý nghĩa có giá trị lý luận cho hoạt động này. Ba trường hợp còn lại, UBTVQH đã gtpl trên cơ sở cân nhắc đến sự thay đổi của tình hình hiện tại so với các quy định pháp luật được ban hành trước đó. Các giải thích này của UBTVQH tiến hành mang nặng tính hướng dẫn, quy định chi tiết, có những nội dung được quy định thêm, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Như vậy là, UBTVQH đã giải thích theo phương pháp “lập pháp bổ sung”, tức là giải thích nhưng gắn liền với việc quy định thêm, loại giải thích này chỉ ở cơ quan có quyền xây dựng pháp luật mới được làm. Xét thực tế, đó là xây dựng pháp luật chứ không phải gtpl. Như vậy điều này có thể không đúng với tinh thần mà Hiến pháp muốn đặt ra cho chủ thể gtpl ở nước ta. Quyền hạn và nhiệm vụ gtpl chắc chắn phải khác quyền hạn và nhiệm vụ ban hành pháp luật. Từ “giải thích” trong Hiến pháp, dù không được định nghĩa nhưng chắc hẳn không thể bao hàm cả nghĩa làm luật, xây dựng pháp luật. Gtpl không thể là xác lập quy phạm mới mà phải là xác định nghĩa của quy phạm đã có rồi. Tóm lại, Việt Nam đã tổ chức hoạt động gtpl theo mô hình cơ quan Lập pháp gtpl. Chủ thể gtpl chính thức ở Việt Nam là UBTVQH. UBTVQH đã thực hiện công việc giải thích pháp luật “chưa được nhiều” – nội dung các lần giải thích (trong Luận án có kể đến 6,7 lần) thì chủ yếu là quy định thêm, quy định bổ sung – 5/7 lần. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan