Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải thích điều khoản hợp đồng thông minh kinh nghiệm cho việt nam...

Tài liệu Giải thích điều khoản hợp đồng thông minh kinh nghiệm cho việt nam

.PDF
70
1
68

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ NGUYỄN NGỌC HỒNG ANH MSSV: 1853801090001 GIẢI THÍCH ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG THÔNG MINH KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Niên khóa: 2018 – 2022 Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Hoàng Thái Hy TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ NGUYỄN NGỌC HỒNG ANH MSSV: 1853801090001 GIẢI THÍCH ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG THÔNG MINH KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Niên khóa: 2018 – 2022 Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Hoàng Thái Hy TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG THÔNG MINH ................................7 1. 1. Blockchain ...........................................................................................................7 1.1.1. Định nghĩa......................................................................................................7 1.1.2. Đặc điểm ........................................................................................................7 1.2. Hợp đồng thông minh ..........................................................................................9 1.2.1. Định nghĩa......................................................................................................9 1.2.2. Đặc điểm ......................................................................................................10 1.2.3. Phân loại ......................................................................................................14 1.2.4. Tính ràng buộc về mặt pháp lý của hợp đồng thông minh ..........................18 1.3. Vai trò của việc giải thích hợp đồng đối với hợp đồng thông minh ..................20 Kết luận chương 1 .....................................................................................................22 CHƯƠNG 2: CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ QUY ĐỊNH VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM .....23 2.1. Lý luận về giải thích hợp đồng ..........................................................................23 2.2. Các hướng tiếp cận về giải thích hợp đồng trong pháp luật nước ngoài ...........24 2.2.1. Hướng tiếp cận khách quan .........................................................................24 2.2.2. Hướng tiếp cận chủ quan .............................................................................30 2.2.3. Hướng tiếp cận kết hợp................................................................................33 2.3. Chế định giải thích hợp đồng trong pháp luật Việt Nam ...................................35 2.3.1. Cơ sở pháp lý và hướng tiếp cận .................................................................35 2.3.2. Căn cứ giải thích ..........................................................................................37 Kết luận chương 2 .....................................................................................................39 CHƯƠNG 3: SO SÁNH CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG TRONG GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THÔNG MINH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ...............................................................................................................41 3.1. Lý luận về giải thích hợp đồng thông minh .......................................................41 3.2. Áp dụng quy định giải thích hợp đồng của pháp luật nước ngoài đối với hợp đồng thông minh .......................................................................................................43 3.2.1. Hướng tiếp cận khách quan .........................................................................43 3.2.2. Hướng tiếp cận chủ quan .............................................................................50 3.3. Áp dụng quy định giải thích hợp đồng của pháp luật Việt Nam đối với hợp đồng thông minh .......................................................................................................53 3.3.1. Giải thích căn cứ vào ý chí ..........................................................................53 3.3.2. Giải thích căn cứ vào sự thể hiện ý chí ........................................................54 3.3.3. Khuyến nghị.................................................................................................56 Kết luận chương 3 .....................................................................................................57 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................61 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp đồng thông minh, với những tính chất công nghệ của nó gắn liền với công nghệ sổ cái phân tán phi tập trung Blockchain, là loại hình công nghệ mới đang có sự phát triển vô cùng nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay, được đánh giá là có nhiều triển vọng về mặt ứng dụng của nó đối với nhiều lĩnh vực quan trọng trong xã hội1. Bên cạnh đó, giao dịch trao đổi các tài sản mã hóa gắn liền với công nghệ Blockchain được thực hiện bằng hợp đồng thông minh hiện nay đang là một xu hướng vô cùng thịnh hành trên thế giới và tại Việt Nam2, và xu hướng này được dự đoán là sẽ không hề giảm nhiệt, mà ngược lại, chúng ta khó hình dung về một tương lai không có sự tồn tại của tiền mã hóa3. Đi cùng với sự phát triển về mặt công nghệ, là những rủi ro, bất cập phát sinh liên quan đến đặc điểm công nghệ của loại hình này, đặc biệt là trong bối cảnh mà các quy định của pháp luật vẫn chưa kịp thời có sự điều chỉnh và quản lý các nền tảng dựa trên công nghệ Blockchain và hợp đồng thông minh. Các rủi ro có thể kể đến, là việc hợp đồng thông minh có khả năng bị các đối tượng sử dụng cho các mục đích trái pháp luật như rửa tiền, tài trợ cho khủng bố, tấn công và trục lợi từ các phần mềm điện tử khác4, … Về quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể tư, mặc dù hợp đồng thông minh được đề cao vì tính chất tự ràng buộc, tự thực thi của nó, khả năng tranh chấp hợp đồng xảy ra là vẫn tồn tại, khi mà những hạn chế hợp đồng thông minh vẫn bộc lộ qua việc hợp đồng thông minh có thể bị tấn công bởi hacker 5, và những giới hạn về vấn đề thực thi khi xây dựng một hợp đồng thông minh có liên quan đến các yếu tố bên ngoài chuổi khối Blockchain. Mặc dù việc sử dụng hợp đồng thông minh được Đinh Trường, “Sự phát triển của công nghệ blockchain”, ngày 08/04/2022, xem tại: [https://nhandan.vn/baothoinay-hosotulieu/su-phat-trien-cua-cong-nghe-blockchain-692420/] (truy cập ngày 26/06/2022). 2 Đặng Ánh, “Xu hướng đa dạng hóa các loại tài sản tiền ảo của nhà đầu tư”, ngày 09/02/2022, xem tại: [https://www.vietnamplus.vn/xu-huong-da-dang-hoa-cac-loai-tai-san-tien-ao-cua-nha-dau-tu/771988.vnp] (truy cập ngày 26/06/2022). 3 Trần Ngọc, “Dự báo lạc quan về tiền số: Sẽ có nhiều điểm tương đồng với USD hơn là vàng, bạc”, ngày (06/07/2021), xem tại: [https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/du-bao-lac-quan-ve-tien-so-se-co-nhieu-diem-tuongdong-voi-usd-hon-la-vang-bac-871437.vov] (truy cập ngày 26/06/2022). 4 Alexander Savelyev, “Contract Law 2.0: «Smart» Contracts As the Beginning of the End of Classic Contract Law”, Higher School of Economics Research, 2016, Paper No. WP BRP 71/LAW/2016, tr. 17. 5 Samuel Falkon, “The Story of the DAO — Its History and Consequences”, ngày 24/12/2017, xem tại: [https://medium.com/swlh/the-story-of-the-dao-its-history-and-consequences-71e6a8a551ee] (truy cập ngày 26/06/2022). 1 2 các chủ thể tiến hành trong tâm thế rằng loại hợp đồng tự thực thi này là một hình thức self-help6, không cần đến sự điều chỉnh và can thiệp của Tòa án trong việc ràng buộc và thực thi quan hệ pháp luật, nhưng xét từ các hạn chế và lỗ hổng của hợp đồng thông minh, quyền lợi của các chủ thể này sẽ không được bảo đảm đầy đủ trong những trường hợp xảy ra rủi ro. Tuy nhiên, những quy định dành cho loại hình hợp đồng thông minh trên thế giới hiện nay chỉ mới tồn tại ở mức độ định nghĩa và nhận diện7, còn việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý xoay quanh hợp đồng thông minh trên thế giới cũng như tại Việt Nam vẫn còn vô cùng mới mẻ, vừa nở rộ trong những năm gần đây. Khả năng mà cơ quan giải quyết tranh chấp có thể can thiệp, và can thiệp như thế nào đối với một hợp đồng thông minh là còn mơ hồ. Về khía cạnh giải thích hợp đồng, là một phần vô cùng quan trọng trong hoạt động giải quyết tranh chấp, nếu như có thể đạt được một thủ tục và đưa ra các nguyên tắc thích hợp dành riêng cho giải thích hợp đồng thông minh, thì có thể phần nào làm rõ và củng cố được khả năng can thiệp và điều chỉnh hợp đồng thông minh của cơ quan giải quyết tranh chấp. Dù vậy, hiện nay trên thế giới vẫn chưa có khung pháp lý chính thức để điều chỉnh vấn đề giải thích hợp đồng đối với hợp đồng thông minh, mà mới chỉ dừng lại ở những đề xuất, khuyến nghị của các học giả. Do đó, việc nghiên cứu về cách thức giải thích điều khoản của những hợp đồng pháp lý được giao kết thông qua hợp đồng thông minh là có tính cấp thiết, nhằm góp phần xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hợp đồng thông minh và củng cố vai trò của cơ quan giải quyết tranh chấp trước loại hình hợp đồng này, bảo vệ những nguyên tắc cốt lõi của pháp luật về hợp đồng và đảm bảo quyền lợi của các chủ thể giao kết hợp đồng thông minh. Sefl-help được định nghĩa là những hành vi được pháp luật cho phép, mà các cá nhân tự tiến hành, mà không có sự cưỡng chế của pháp luật và không cần đến sự quản lý của chính phủ để ngăn chặn và đền bù những sự vi phạm quan hệ dân sự. Theo: Larry A. Dimatteo, Cristina Poncibó, “Quandary of Smart Contracts and Remedies: The Role of Contract Law and Self-Help Remedies”, European Review of Private Law, 2018, Volume 26, Issue 6, tr. 817. 7 Marina Kasatkina, “The Interpretation of Smart Contracts in the EU and the USA”, International Comparative Jurisprudence, 2021, Vol. 7 No. 2, tr. 208. 6 3 2. Mục đích nghiên cứu Về mục đích nghiên cứu, khóa luận này nghiên cứu nhằm mục đích chủ đạo là đưa ra những đề xuất cho pháp luật Việt Nam về việc nên áp dụng và xây dựng các quy định về giải thích hợp đồng như thế nào để phù hợp với hợp đồng thông minh. Để làm được điều đó, mục đích này có thể được chia thành những mục đích nhỏ hơn. Những mục đích nhỏ của khóa luận bao gồm thứ nhất nghiên cứu những tính chất, đặc điểm của hợp đồng thông minh mà sẽ có ảnh hưởng đến quá trình giải thích hợp đồng. Thứ hai, nhận diện những đặc trưng trong các hướng tiếp cận của pháp luật về giải thích hợp đồng của một quốc gia trên thế giới và Việt Nam, mà có thể trở thành lợi thế hoặc bất lợi khi áp dụng cho hợp đồng thông minh. Cuối cùng là tìm kiếm những đề xuất có tính phù hợp với pháp luật Việt Nam từ trong những quan điểm của các học giả nước ngoài bình luận về giải thích hợp đồng thông minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu mà khóa luận này hướng đến là bản chất về công nghệ của hợp đồng thông minh và Blockchain, cũng như các vấn đề lý luận liên quan đến hợp đồng thông minh, các quy định về giải thích hợp đồng trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, các quan điểm của các học giả xoay quanh việc áp dụng các quy định về giải thích hợp đồng hiện hành đối với hợp đồng thông minh. Về phạm vi nghiên cứu, trong khuôn khổ khóa luận này sẽ tập trung nghiên cứu các tính chất, đặc điểm của hợp đồng thông minh mà sẽ có ảnh hưởng sâu sắc và liên quan mật thiết đến hoạt động giải thích hợp đồng. Các quy định pháp luật được nghiên cứu là các quy định điều chỉnh về giải thích hợp đồng, được tìm thấy trong pháp luật của một số quốc gia và khu vực pháp lý mang tính đại diện cho hướng tiếp cận khách quan và hướng tiếp cận chủ quan trong việc giải thích hợp đồng. Cùng với đó là các quan điểm của học giả liên quan đến đề xuất về thủ tục, cách thức giải thích hợp đồng thông minh, và bình luận về khả năng áp dụng các quy định pháp lý hiện hành cho hợp đồng thông minh. Về mặt thời gian, các lý luận và quy định về giải thích hợp đồng được nghiên cứu là các quy định đã tồn tại từ rất lâu, như Bộ luật dân sự Pháp năm 1804 cho đến hiện tại. Còn các nghiên cứu đề cập đến các tính chất của hợp đồng thông minh và giải thích hợp đồng thông minh có phạm vi về thời gian từ năm 1997, là mốc thời 4 gian mà bài viết của một trong những học giả tiên phong nghiên cứu về các loại hợp đồng tự thực thi là Nick Szabo8 được đăng tải cho đến thời điểm hiện tại. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể để có thể trả lời các câu hỏi nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về đối tượng nghiên cứu. Khóa luận kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp so sánh, phương pháp logic, phương pháp giả thuyết, để tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu về tinh chất cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến Blockchain và hợp đồng thông minh, cũng như các hướng tiếp cận về giải thích hợp đồng trên thế giới, các đánh giá của học giả nước ngoài về giải thích hợp đồng đối với hợp đồng thông minh, để từ đó chọn lọc những đề xuất phù hợp với pháp luật Việt Nam. 5. Tính mới của đề tài Nhìn chung, việc nghiên cứu về các khía cạnh pháp lý của công nghệ Blockchain và hợp đồng thông minh vẫn còn là một địa hạt mới mẻ, đặc biệt trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, chỉ mới ở giai đoạn đầu tiên, và có rất ít công trình nghiên cứu đã đề cập đến. Riêng đối với khía cạnh cụ thể là giải thích hợp đồng đối với hợp đồng thông minh, hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tại Việt Nam đã làm về khía cạnh này. Khóa luận này có đối tượng nghiên cứu vừa cũ mà vừa mới, khi phân tích những nội dung pháp luật đã tồn tại từ lâu, là chế định giải thích hợp đồng, trong sự tích hợp với một đối tượng nghiên cứu rất mới như hợp đồng thông minh, nên các tính mới của đề tài này còn được bộc lộ ở những điểm cụ thể như sau: Đầu tiên, việc nghiên cứu đối với đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp luật về giải thích hợp đồng có tính mới ở việc sẽ tiếp cận bằng cách hệ thống hóa các quy định đó dựa trên hai xu hướng về giải thích hợp đồng trái ngược nhau là xu hướng khách quan và xu hướng chủ quan, với mục đích là tìm ra nền tảng và các đặc điểm chính của mỗi hướng tiếp cận. Hiện nay, các phân tích về giải thích hợp đồng ở Việt Nick Szabo, “Smart Contracts: Formalizing and Securing Relationships on Public Networks”, First Monday, 1997, Volume 2, Number 9 - 1, xem tại: [https://firstmonday.org/ojs/index.php/fm/article/download/548/469] (truy cập lần cuối 25/06/2022). 8 5 Nam đa số tiếp cận bằng cách đi vào phân tích những nội dung nguyên tắc được thể hiện trên văn bản luật. Cách thức nghiên cứu theo từng hướng tiếp cận giải thích hợp đồng khách quan và chủ quan, sau đó so sánh với pháp luật Việt Nam ít được đề cập hơn, có thể tìm thấy trong bài viết “Các học thuyết giải thích hợp đồng trên thế giới và việc vận dụng vào chế định giải thích hợp đồng ở Việt Nam” của tác giả Hà Thị Thúy9. Khóa luận này cũng dựa trên các hướng tiếp cận khách quan và chủ quan và phương pháp so sánh khi nghiên cứu về giải thích hợp đồng, nhưng có sự khác biệt ở chỗ, mục đích của nghiên cứu là để tìm ra được các đặc điểm phù hợp và không phù hợp của mỗi hướng tiếp cận này đối với hợp đồng thông minh. Thứ hai, những nghiên cứu và bình luận về giải thích hợp đồng thông minh dựa trên các nguyên tắc và thủ tục giải thích hợp đồng hiện hành trong quy định pháp luật nước ngoài cũng từng được công bố bởi nhiều học giả, nhưng phần lớn các công trình nghiên cứu này chỉ có phạm vi nghiên cứu trong pháp luật của một quốc gia hoặc một khu vực pháp lý cụ thể. Khóa luận này học hỏi các quan điểm đó bằng cách tổng hợp những nhận định trên, hệ thống hóa và phân loại vào một trong hai hướng tiếp cận khách quan hoặc chủ quan đang tồn tại trên thế giới, để chọn lọc và làm nổi bật các nội dung quan trọng. Cuối cùng, mục tiêu chủ đạo của khóa luận này là đưa ra các nhận định, khuyến nghị về việc áp dụng các quy định của giải thích hợp đồng trong pháp luật Việt Nam để giải thích hợp đồng thông minh, có thể coi là một đề tài mới chưa từng được thực hiện tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Tính mới còn thể hiện ở cách thức đi đến nội dung kết luận như trên, dựa vào việc phân tích và tổng hợp hai yếu tố: (1) sự so sánh quy định giải thích hợp đồng của pháp luật Việt Nam và các quy định giải thích hợp đồng của một số quốc gia khác, và (2) những nhận định của các học giả nước ngoài về giải thích hợp đồng thông minh theo pháp luật về giải thích hợp đồng của nước ngoài. Hà Thị Thúy, “Các học thuyết giải thích hợp đồng trên thế giới và việc vận dụng vào chế định giải thích hợp đồng ở Việt Nam”, Dân chủ & Pháp luật, Bộ Tư pháp, 2017, Số 6 (303). 9 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Khóa luận góp phần làm rõ bản chất cũng như bổ sung, hoàn thiện hơn các vấn đề lý luận và xu hướng tiếp cận của việc giải thích hợp đồng, làm cơ sở vững chắc cho việc tiếp cận các quy định về giải thích hợp đồng của mỗi một quốc gia cụ thể. Từ đó có nền tảng lý luận khoa học để đánh giá được thực trạng, những quy định của pháp luật các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam điều chỉnh vấn đề giải thích hợp đồng thông minh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kinh nghiệm, kết luận, đề xuất từ quá trình nghiên cứu của khóa luận này được tiếp thu, học hỏi có chọn lọc từ pháp luật một số quốc gia và quan điểm của các học giả trên thế giới, sao cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam liên quan đến chế định giải thích hợp đồng. Do đó, những đề xuất này có thể phát huy hiệu quả nếu được cân nhắc áp dụng vào thực tế, làm hoàn thiện các quy định về giải thích hợp đồng để có thể thích ứng với các công nghệ mới. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của khóa luận này sẽ có thể trở thành nguồn tài liệu có giá trị tham khảo cho các hoạt động học tập, nghiên cứu, giảng dạy về giải thích hợp đồng, và về pháp luật điều chỉnh những quan hệ liên quan mật thiết đến sự phát triển về công nghệ trong môi trường không gian mạng. 7. Kết cấu của khóa luận Khóa luận với đề tài “Giải thích điều khoản hợp đồng thông minh - Kinh nghiệm cho Việt Nam” bao gồm phần mở đầu, phần nội dung chính, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục. Phần nội dung chính của khóa luận bao gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về hợp đồng thông minh. - Chương 2: Các hướng tiếp cận và quy định về giải thích hợp đồng trong pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam. - Chương 3: So sánh các hướng tiếp cận giải thích hợp đồng trong giải thích hợp đồng thông minh và kinh nghiệm cho Việt Nam. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG THÔNG MINH Chương này là những trình bày về các thông tin cơ bản chung về hợp đồng thông minh và công nghệ nền tảng của nó là Blockchain. Để làm rõ các nội dung đó, trước hết, cần đưa ra những giải thích về Blockchain và những đặc tính của nó gắn liền với hợp đồng thông minh, sau đó giải thích về định nghĩa, tính chất, phân loại của hợp đồng thông minh, và vai trò của hoạt động giải thích hợp đồng đối với hợp đồng thông minh. 1. 1. Blockchain 1.1.1. Định nghĩa Theo một số nghiên cứu, Blockchain là một công nghệ hoạt động như một sổ cái phân tán, mà cơ sở dữ liệu được phân phối trên nhiều máy tính khác nhau, ghi lại tất cả những giao dịch đã được thực hiện trong một mạng ngang hàng. Trong một mạng ngang hàng của blockchain, các nút mạng được kết nối với nhau, sẽ lưu trữ và duy trì mọi thông tin về giao dịch một cách phân tán, không dựa vào sự quản lý của bất kỳ một máy chủ riêng biệt hay một bên trung gian nào 10. Những dữ liệu trên sổ cái blockchain sẽ được bảo vệ bằng cách mã hóa, trở nên không thể thay đổi nhưng có thể kiểm toán được, để cung cấp những thông tin mang tính trung thực tuyệt đối. Bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào các dữ liệu này dựa trên tính chất mã nguồn mở của công nghệ blockchain, nhưng không bên nào có khả năng sửa đổi dữ liệu11. 1.1.2. Đặc điểm Để mô tả một cách đơn giản nhất về cách hoạt động của Blockchain, đúng như tên gọi của nó, các dữ liệu được lưu trữ trong các khối (block), và được liên kết với nhau thành một chuỗi (chain). Trong mỗi khối sẽ chứa đựng dữ liệu là danh sách các giao dịch và thông tin của chúng, kèm theo hàm băm mật mã học. Hàm băm mật mã học, còn gọi là mã băm, là cách thức mà các khối sẽ liên kết với nhau. Giả sử, một khối của blockchain, được gọi là khối (n), sẽ chứa dữ liệu của nó cùng với mã băm Shafaq Naheed Khan, et al., “Blockchain smart contracts: Applications, challenges, and future trends”, Peerto-Peer Networking and Applications, 2021, 14, tr. 2901. 11 Riccardo De Caria, “The Legal Meaning of Smart Contracts”, European Review of Private Law, 2018, Volume 26, Issue 6, tr. 732-733. 10 8 của khối (n), và mã băm của khối trước đó là (n-1). Tiếp theo khối này, một khối (n+1) sẽ chứa dữ liệu, mã băm của khối (n) trước đó, và mã băm của chính nó. Hình 1: Cách thức liên kết của chuỗi khối chứa dữ liệu trên blockchain12. Sự liên kết diễn ra như thế diễn ra và chuỗi khối tiếp tục kéo dài. Nếu muốn thay đổi một thông tin trong khối (n+1), hệ thống sẽ tiến hành đối chiếu mã băm của khối (n) và phát hiện ra thay đổi ngay lập tức. Nếu muốn thay đổi khối (n+1) thì phải thay đổi khối (n), và tiếp tục thay đổi tất cả các khối trước đó 13. Do vậy, thông tin trên Blockchain là không thể bị thay đổi, trừ khi đạt được sự đồng thuận từ các nút mạng để thay đổi tất cả các khối, được gọi là “cơ chế đồng thuận” (consensus mechanism)14. Với việc sử dụng Blockchain, các ứng dụng mà trước đây chỉ có thể hoạt động thông qua một bên trung gian đáng tin cậy, hiện nay đã có thể vận hành theo cách phi trung gian, không cần đến một chủ thể có thẩm quyền để giám sát và quản lý, nhưng vẫn đạt được những mức độ tương tự về chức năng cũng như sự chắc chắn và tin cậy15. Từ đó, có thể thấy rằng, Blockchain sẽ mang những đặc điểm sau. Thứ nhất, tính phi trung gian, do không cần đến sự quản lý, kiểm soát của bất kỳ bên trung gian nào. Thứ hai, tính phân tán, do các khối dữ liệu được lưu trữ, phân phối trên nhiều máy tính khác nhau. Thứ ba, tính không thể thay đổi, dựa vào ứng dụng của hàm băm mật mã học và thuật toán đồng thuận. Cuối cùng, tính minh bạch, khi dữ liệu được lưu trữ và chia sẻ cho các bên tham gia trong mạng đó. Konstantinos Christidis, Michael Devetsikiotis, “Blockchains and Smart Contracts for the Internet of Things”, IEEE Access, 2016, 4, tr. 2293. 13 Konstantinos Christidis, Michael Devetsikiotis, tlđd (12), tr. 2293. 14 Law Commission, Smart Legal Contracts - Summary, 2021, tr. 5, xem tại: [https://www.lawcom.gov.uk/project/smart-contracts/] (truy cập ngày 25/06/2022). 15 Konstantinos Christidis, Michael Devetsikiotis, tlđd (12), tr. 2292. 12 9 1.2. Hợp đồng thông minh 1.2.1. Định nghĩa Cho đến hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau liên quan đến hợp đồng thông minh16, dựa trên những đặc điểm về tính chất công nghệ vô cùng phức tạp của loại hợp đồng này. Có quan điểm cho rằng, hợp đồng thông minh là “hợp đồng được chạy trên máy tính, tự thực thi và tự ràng buộc”. Định nghĩa này là một cách hiểu đơn giản nhất, có sự tương đồng với cách định nghĩa của Nick Szabo, một trong những người tiên phong trong việc phân tích về các loại hợp đồng tự thực thi, cho rằng “hợp đồng thông minh là một giao dịch bằng thuật toán, sẽ triển khai thực thi các điều khoản của hợp đồng khi những sự kiện làm điều kiện cho việc thực thi đó đã diễn ra”17. Đây là cách định nghĩa nguyên gốc phổ biến, xoay quanh việc nhúng18 các điều khoản và điều kiện của hợp đồng vào phần mềm, để kiểm soát việc thực hiện và ngăn chặn vi phạm bằng các phương tiện kỹ thuật19. Tuy nhiên, cách định nghĩa như trên không được đồng tình ở điểm, nếu như chỉ nhấn mạnh vào tính tự động thực thi, sẽ không phân định rõ tính mới của hợp đồng thông minh so với các dạng hợp đồng tự thực thi khác, ví dụ như hình thức máy bán hàng tự động20. Thay vào đó, một cách định nghĩa được cho là chắc chắn hơn, được đưa ra bởi Gideon Greenspan, nhấn mạnh đặc điểm về các tính năng của hợp đồng thông minh phải gắn liền mật thiết với công nghệ Blockchain: “Hợp đồng thông minh là một đoạn mã lập trình, được lưu trữ trên Blockchain, được kích hoạt bởi các giao dịch Blockchain, đọc và ghi lại dữ liệu lên Blockchain đó”21. Cùng một cách định nghĩa tương tự về tính chất công nghệ như trên, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (National Institute of Standards and Technology – NIST) mô tả hợp đồng thông minh là: “Một bộ mã bao gồm mật mã và dữ liệu, được triển khai bằng cách Eliza Mik, “Smart Contracts: A Requiem”, Journal of Contract Law, 2019, forthcoming, tr. 2. Mateja Durovic, André Janssen, “Formation of Smart Contracts under Contract Law”, The Cambridge Handbook of Smart Contracts, 2019, tr. 62; Alexander Savelyev, tlđd (4), tr. 5. 18 Khái niệm hợp đồng nhúng (embedded contract) được đề cập bởi Nick Szabo, là những điều khoản điều kiện của hợp đồng được tích hợp vào phần cứng hoặc phần mềm, để ngăn chặn việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Theo: Nick Szabo, tlđd (8). 19 Eliza Mik, tlđd (16), tr. 2. 20 Alexander Savelyev, tlđd (4), tr. 6. 21 Alexander Savelyev, tlđd (4), tr. 6. 16 17 10 sử dụng những giao dịch được ký kết mã hóa trên mạng Blockchain”22. Có thể tham khảo những cách định nghĩa chi tiết hơn, khi loại hình hợp đồng thông minh được một số khu vực pháp lý thừa nhận và định nghĩa về chúng trong các quy định. Tiểu bang Arizona của Hoa Kỳ đã đưa ra định nghĩa như sau: “Là một chương trình lập trình hướng sự kiện23, với trạng thái của nó, được khởi chạy trên sổ cái phân tán, phi trung gian, có tính chia sẻ và nhân rộng, có thể lưu ký và điều hướng những sự chuyển giao tài sản trên sổ cái đó”24. Tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ đã mở rộng cách định nghĩa trên rằng hợp đồng thông minh: “Là một chương trình lập trình hướng sự kiện, khởi chạy trên sổ cái phân tán, phi trung gian, có tính chia sẻ và nhân rộng, được sử dụng để tự động hóa các giao dịch, bao gồm nhưng không giới hạn ở các giao dịch: (a) lưu ký và điều hướng những sự chuyển giao tài sản trên sổ cái đó; (b) Tạo lập và phân phối tài sản điện tử; ‘(c) Đồng bộ hóa thông tin; (d) Quản lý danh tính và quyền truy cập của người dùng vào một số phần mềm.”25 Như vậy, khi tìm kiếm những điểm chung từ các cách định nghĩa trên, có thể tìm ra cách hiểu về hợp đồng thông minh một cách khái quát nhất, là một thỏa thuận điện tử, mà: dưới dạng ngôn ngữ lập trình máy tính, do đó, là một chương trình máy tính, hoặc phần mềm; khởi chạy trên Blockchain hoặc trên các công nghệ sổ cái phân tán, phi trung gian tương tự, do đó, mang tính phi trung gian và không thể thay đổi; được thực thi một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người, do đó, được gọi là “thông minh”26. 1.2.2. Đặc điểm Khi được ứng dụng dựa trên những đặc tính công nghệ của Blockchain, hợp đồng thông minh do đó không chỉ có tính chất tự thực thi, tự ràng buộc mà không cần đến sự hiện diện của một bên trung gian nào, ngoài ra tất cả mọi giao dịch của nó đều Eliza Mik, tlđd (16), tr. 2. Lập trình hướng sự kiện là một mô hình trong đó các thực thể (đối tượng, dịch vụ, v.v.) giao tiếp gián tiếp bằng cách gửi thông điệp cho nhau thông qua một trung gian. Thông báo thường được lưu trữ trong một hàng đợi trước khi được xử lý bởi người tiêu dùng. Theo: Gigi Sayfan, “Introduction to event-based programming”, xem tại: [https://aiven.io/blog/introductionto-event-based-programming] (truy cập lần cuối ngày 26/06/2022). 24 Arizona ALS 97, Arizona Sess. Laws 97, Arizona Ch. 97, Ariz. HB 2417, 2017. 25 State of Tennessee, Public Chapter No. 591, Senate Bill No. 1662, 2018. 26 Riccardo De Caria, tlđd (11), tr. 737; Michel Cannarsa, “Contract Interpretation”, The Cambridge Handbook of Smart Contracts, Blockchain Technology and Digital Platforms, 2019, tr. 105. 22 23 11 sẽ được tự động ghi lại trên một cơ sở dữ liệu có tính chất phân tán 27. Như vậy, các đặc điểm của hợp đồng thông minh sẽ bao gồm28: a. Là một chương trình máy tính Thứ nhất, hợp đồng thông minh có tính chất tồn tại dưới dạng điện tử khi là một chương trình máy tính. Hợp đồng thông minh thường liên quan đến các tài sản kỹ thuật số, hoặc sự thể hiện dưới định dạng kỹ thuật số của các tài sản ngoại tuyến được đưa vào và tồn tại trong Blockchain để có thể thực thi tự động. Sự thực hiện hợp đồng cũng thường liên kết với các dữ liệu, sự kiện điện tử. Những yếu tố trên bắt buộc hợp đồng thông minh chỉ có thể tồn tại dưới dạng điện tử để đảm bảo thực thi tự động, mà không thể tồn tại ở bất kỳ định dạng nào khác. Điều này khác với các loại hợp đồng thương mại điện tử khác, mà đôi khi vẫn phải cần đến các định dạng văn bản cần thiết như hóa đơn, chứng từ vận chuyển như một phần không thể thiếu, hoặc thậm chí là loại hợp đồng click-wrap29, ký kết và tồn dưới dạng điện tử nhưng có thể thực thi bằng cách ấn định những nghĩa vụ phải được thực hiện ngoài đời thực30. Thứ hai, hợp đồng thông minh được triển khai như một phần mềm. Hợp đồng thông minh được tạo nên bằng cách đưa các điều khoản của hợp đồng vào dạng mã hóa máy tính, do đó vừa đóng vai trò là một hợp đồng điều chỉnh quan hệ của các bên tham gia hợp đồng đó, mà chính bản thân hợp đồng thông minh được coi như là một phần mềm, một chương trình máy tính trong phạm vi của luật sở hữu trí tuệ. Do đó, việc thiết lập nên hợp đồng thông minh cũng được coi là lập trình và phát triển phần mềm, cần phải tuân thủ các quy định liên quan của các khía cạnh như quyền truy cập, giấy phép cấp quyền của phần mềm, địa chỉ IP, …31 Thứ ba, là tính chắc chắn của ngôn ngữ lập trình. Một đặc điểm vô cùng quan trọng của hợp đồng thông minh, đó chính là nó được thiết lập bằng ngôn ngữ lập trình mã hóa. Trong khi ngôn ngữ bình thường mà con người sử dụng hằng ngày được gọi là ngôn ngữ “ướt” (wet language), ngôn ngữ mã hóa được ví von là ngôn ngữ “khô” (dry language). Do tính chất của nó, ngôn ngữ “khô” không chịu những hạn chế của Riccardo De Caria, tlđd (11), tr. 733. Alexander Savelyev, tlđd (4), tr. 9. 29 Hợp đồng click-wrap là dạng hợp đồng điện tử mà một bên sẽ xác nhận sự chấp thuận của mình đối với các điều khoản bằng cách thực hiện hành vi nhấp chuột vào hộp “Tôi đồng ý”. 30 Alexander Savelyev, tlđd (4), tr. 9. 31 Alexander Savelyev, tlđd (4), tr. 9-10. 27 28 12 việc đa dạng ngôn ngữ như khi con người nói nhiều thứ tiếng khác nhau32. Và cách mà máy tính sẽ hiểu khi được chỉ dẫn bởi một đoạn mã lập trình chỉ có một nghĩa duy nhất33, không cho phép sự tùy ý trong cách hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ lập trình, như việc một bộ não con người sẽ hiểu ngôn ngữ tự nhiên dựa trên những phán đoán và cách thức tư duy khác nhau. Mặc dù sự mơ hồ đa nghĩa vẫn tồn tại trong ngôn ngữ lập trình, nhưng so với ngôn ngữ con người thì sự mơ hồ là vô cùng ít ỏi, bởi vì số lượng cách hiểu mà máy tính có thể nhận ra từ những thuật ngữ, cụm từ là rất ít so với những gì con người có thể hiểu được34. Ngôn ngữ lập trình “khô” cũng mang đến một đặc điểm cho hợp đồng thông minh, đó là tính không linh hoạt, không thể thay đổi một khi đã được thiết lập. Đặc điểm này một mặt hoàn toàn đáp ứng với nguyên tắc “pacta sunt servanda” của luật hợp đồng, rằng thỏa thuận một khi đã ký kết cần phải được tuân thủ và thực hiện một cách tận tâm và triệt để, một mặt khác, nó cũng gây nên bất lợi khi hợp đồng thông minh không thể thích nghi nếu như có sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh35. Tuy nhiên, cần phải làm rõ, điều đó không có nghĩa là hợp đồng thông minh sẽ hoàn toàn không bị chi phối bởi tính đa nghĩa của ngôn ngữ con người và loại bỏ hoàn toàn các rủi ro vận hành sai do hiểu lầm ý định. Quá trình làm ra một hợp đồng thông minh trên thực tế đòi hỏi sự giao tiếp nhiều tầng nhiều lớp giữa các bên trong hợp đồng với bên chịu trách nhiệm lập trình cho hợp đồng đó, nghĩa là giữa con người với con người, và bên lập trình sẽ đưa các ý định này chuyển thành ngôn ngữ mã hóa để máy tính có thể hiểu được, nghĩa là giữa con người với máy tính 36. Thứ nhất, sự hiểu lầm có thể đến từ giao tiếp giữa người với người, nếu bên lập trình hiểu sai ý định của các bên. Thứ hai, lỗi sai có thể đến từ khó khăn do khoảng cách rất lớn về sự khác biệt giữa ngôn ngữ pháp lý và ngôn ngữ mã hóa, trong quá trình lập trình hợp đồng. Cuối cùng, các lỗ hổng kỹ thuật và các lỗi lập trình cũng là một rủi ro lớn có khả năng xảy ra đối với hợp đồng thông minh37. Đây là một đặc điểm cần được lưu ý đến khi phân tích về việc giải thích hợp đồng. Michel Cannarsa, tlđd (26), tr. 111. Green Sarah, "Smart Contracts, Interpretation and Rectification", Lloyd’s Maritime and Commercial Law Quarterly, 2018, 234 (2018), tr. 240. 34 Alexander Savelyev, tlđd (4), tr. 10. 35 Michel Cannarsa, tlđd (26), tr. 111. 36 Green Sarah, tlđd (33), tr. 239. 37 Alexander Savelyev, tlđd (4), tr. 11. 32 33 13 Thứ tư, hợp đồng thông minh có các đặc tính gắn liền với công nghệ Blockchain. Do là một chương trình máy tính gắn liền với các đặc tính của công nghệ Blockchain, hợp đồng thông minh cũng mang những đặc điểm của Blockchain như đã được phân tích trước đó, là tính phi trung gian, tính phân tán của dữ liệu, tính không thể thay đổi một khi dữ liệu đã được đưa vào Blockchain38. b. Tính tự thực thi và tự ràng buộc Thứ nhất, hợp đồng thông minh gắn liền với việc thiết lập các điều kiện. Hợp đồng thông minh gắn liền với việc thiết lập các điều kiện, do được tạo nên bởi ngôn ngữ lập trình, và các câu lệnh của nó thường đi theo cấu trúc dưới dạng câu điều kiện như là “nếu X, thì Y”, có nghĩa là khi sự kiện X xảy ra, thì hệ thống sẽ thực thi bước Y39. Sự kiện X và sự kiện Y cụ thể mang nội dung như thế nào, sẽ được quyết định trước bởi tác giả của hợp đồng thông minh đó40. Cấu trúc câu “nếu - thì” này hoàn toàn phù hợp và tương đồng với cách thiết lập các điều khoản trong hợp đồng truyền thống41. Ví dụ, có thể lập trình một điều khoản sử dụng cấu trúc này, mang nội dung như sau: Nếu A đưa cho B 20 token tiền ảo của nền tảng Gemini, thì B sẽ trả lại A 30 token tiền ảo của nền tảng Coinbase. Thứ hai, do đó hợp đồng thông minh tự động thực thi các nghĩa vụ hợp đồng mà không cần sự can thiệp của con người. Từ cách lập trình nên các điều kiện như trên, sẽ tạo nên tính tự động thực thi các nghĩa vụ đã được thiết lập sẵn trong hợp đồng. Một khi hợp đồng thông minh được ký kết, việc thực hiện hợp đồng kể từ đó sẽ không còn phụ thuộc vào ý chí của các bên hay bất kỳ bên thứ ba nào nữa, hợp đồng sẽ thực thi mà không cần phải có một sự chấp thuận hay một hành động nào diễn ra. Khi máy tính xác nhận rằng vế “nếu” trong câu đã đạt đủ điều kiện, sẽ tự triển khai thực hiện vế “thì”42. Do đó, hợp đồng thông minh có tính chất tự động thực thi và ràng buộc các bên trong hợp đồng. Law Commission, tlđd (14), tr. 4. Law Commission, Smart legal contracts: advice to Government, 2021, tr. 1, xem tại: [https://www.lawcom.gov.uk/project/smart-contracts/] (truy cập ngày 25/06/2022). 40 Riccardo De Caria, tlđd (11), tr. 737. 41 Alexander Savelyev, tlđd (4), tr. 11. 42 Alexander Savelyev, tlđd (4), tr. 11. 38 39 14 1.2.3. Phân loại Hiện nay, có nhiều cách thức phân loại khác nhau về hợp đồng thông minh. Thường được đề cập đến nhiều bởi các học giả trên thế giới đó chính là phân loại dựa trên hình thức ngôn ngữ của hợp đồng thông minh, và phân loại dựa trên khả năng tự thực thi của hợp đồng khi sử dụng đến các thông tin nằm trong hoặc nằm ngoài chuỗi khối Blockchain. a. Phân loại dựa trên hình thức ngôn ngữ Quan điểm phân loại dựa trên hình thức hợp đồng được đưa ra bởi Ủy ban Pháp luật nước Anh và xứ Wales đã phân chia hợp đồng thông minh thành ba dạng43. Thứ nhất là “hợp đồng truyền thống được mã hóa để thực thi tự động”, thứ hai là “hợp đồng thông minh hỗn hợp”, cuối cùng là “hợp đồng thông minh mã hóa toàn phần”. Thứ nhất, là dạng hợp đồng truyền thống được mã hóa để thực thi tự động (natural language contract with automated performance). Đối với dạng hợp đồng này, quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng diễn ra bằng ngôn ngữ con người, quá trình thực thi hợp đồng diễn ra tự động dưới dạng mã hóa. Về bản chất, đây là một hợp đồng giao kết hoàn toàn bằng ngôn ngữ con người, chỉ khác biệt ở chỗ một phần hoặc toàn bộ quá trình thực thi của hợp đồng sẽ được mã hóa để diễn ra một cách tự động dựa trên công nghệ sổ cái phân tán phi trung gian. Việc mã hóa không gắn liền với việc thể hiện các nghĩa vụ hợp đồng, mà chỉ đơn thuần là một công cụ dùng để thực thi hợp đồng. Do đó, đối với việc giải thích và xác định các điều khoản của hợp đồng đối với dạng hợp đồng này không làm phát sinh các vấn đề pháp lý mới, mà có thể được tiến hành như một hợp đồng bình thường44. Thứ hai, là dạng hợp đồng thông minh hỗn hợp (hybrid smart contract). Đối với dạng hợp đồng này, quá trình đàm phán tiền hợp đồng thực hiện bằng ngôn ngữ con người, quá trình soạn thảo hợp đồng có thể tạo ra cả phiên bản ngôn ngữ và phiên bản mã hóa của hợp đồng, quá trình thực thi diễn ra bằng mã hóa. Ở dạng hợp đồng này sẽ bao gồm luôn cả yếu tố ngôn ngữ con người, lẫn yếu tố ngôn ngữ mã hóa, đều được coi là các thành phần của hợp đồng. Về mối tương quan của các thành phần ngôn ngữ này trong hợp đồng, có khả năng một hợp đồng thông minh hỗn hợp sẽ 43 44 Law Commission, tlđd (39), tr. 76. Law Commission, tlđd (14), tr. 6. 15 được viết chủ yếu bằng mã hóa, chỉ với một vài điều khoản như điều khoản giải quyết tranh chấp được lập bằng ngôn ngữ con người, hoặc ở một thái cực đối lập, hợp đồng được soạn thảo đa phần bằng ngôn ngữ con người, với chỉ một vài điều khoản mã hóa45. Ở giữa hai thái cực đó, hợp đồng thông minh hỗn hợp có thể được thể hiện rất đa dạng, một điều khoản nào đó có thể nằm trong một hoặc cả hai phiên bản ngôn ngữ. Dạng hợp đồng này sẽ gây nên nhiều vấn đề về giải thích hợp đồng, đặc biệt là khi có mâu thuẫn giữa hai thành phần ngôn ngữ46. Một cách thức phân loại khác cũng dựa trên hình thức về ngôn ngữ của hợp đồng của Michel Cannarsa gọi tên loại hợp đồng có sự kết hợp giữa hai hình thức ngôn ngữ là hợp đồng pháp lý thông minh (smart legal contract). Theo đó, hợp đồng pháp lý thông minh là các thỏa thuận pháp lý thông thường, được mã hóa một phần hoặc toàn bộ, để thực thi một cách tự động47, là một tổ hợp bao gồm cả hợp đồng thông minh mã hóa và hợp đồng pháp lý truyền thống48. Loại hình này là một sự bổ sung, hoặc thậm chí thay thế cho một hợp đồng pháp lý thông thường. Như vậy, hợp đồng pháp lý thông minh xét theo định nghĩa này có thể là hợp đồng truyền thống được mã hóa để thực thi tự động, hoặc hợp đồng thông minh hỗn hợp, tùy theo mức độ phân bổ của hai thành phần ngôn ngữ con người và ngôn ngữ mã hóa trong từng hợp đồng cụ thể. Cuối cùng, là dạng hợp đồng thông minh mã hóa toàn phần (solely code contract). Đối với dạng hợp đồng này, quá trình tiền hợp đồng có thể diễn ra bằng ngôn ngữ con người hoặc bằng ngôn ngữ mã hóa, quá trình soạn thảo hợp đồng chỉ tạo nên phiên bản mã hóa, quá trình thực thi diễn ra tự động dưới dạng mã hóa. Đây là dạng hợp đồng thông minh mà không tồn tại một phiên bản ngôn ngữ con người nào của hợp đồng, các bên tiếp cận hợp đồng bằng cách truy cập vào mã nguồn, trực tiếp đồng ý với các điều khoản mã hóa và ký kết để nó được tự động hóa thực hiện ngay trên sổ cái Blockchain49. Đây là loại hợp đồng được cho là sẽ gây nên nhiều thách thức lớn đối với hoạt động giải thích hợp đồng, nếu thực sự không tồn tại bất Law Commission, tlđd (14), tr. 4-6. Law Commission, tlđd (39), tr. 51. 47 Michel Cannarsa, tlđd (26), tr. 105. 48 Mateja Durovic, André Janssen, tlđd (17), tr. 63. 49 Law Commission, tlđd (14), tr. 6. 45 46 16 cứ thành phần ngôn ngữ con người nào của hợp đồng 50. Quan điểm phân loại của Michel Cannarsa đã gọi loại hợp đồng này là hợp đồng thông minh mã hóa (smart contract code), là một đoạn mã máy tính được lưu trữ, xác minh và thực thi trên Blockchain51. Trong đó, công nghệ Blockchain đóng vai trò là một tác nhân phần mềm hoặc một tác nhân thông minh, thay thế cho một hợp đồng pháp lý để ràng buộc các bên thực thi thỏa thuận52. b. Phân loại dựa trên khả năng tự thực thi Khả năng thực thi của hợp đồng trong cách phân loại này được đo lường thông qua việc mạng Blockchain có đầy đủ thông tin để thực thi hợp đồng hay không53, nói cách khác, là mức độ của sự thực thi tự động54. Theo đó, hợp đồng thông minh sẽ được phân loại thành: Thứ nhất, hợp đồng thông minh có thể xác thực (deterministic smart contract). Đây là trường hợp mà một hợp đồng thông minh được giao kết, khi tất cả những đối tượng, thông tin, sự kiện mà máy tính cần phải xác minh để thực thi đều tồn tại hoàn toàn trên Blockchain, và do đó máy tính có đủ thông tin để thực thi hợp đồng này 55. Trong thực tế, các giao dịch chủ yếu của Blockchain hiện nay thuộc loại hợp đồng thông minh có thể xác thực, thường liên quan đến tiền mã hóa, tài sản ảo gắn liền với Blockchain để đảm bảo tính thực thi, ví dụ như giao dịch trao đổi tiền mã hóa, việc thực thi hoàn toàn diễn ra bên trong Blockchain. Thứ hai, hợp đồng thông minh không thể xác thực (non-deterministic smart contract). Hợp đồng thông minh không thể xác thực là khi máy tính không có đầy đủ các dữ kiện mà phải cần đến một nguồn thông tin bên ngoài Blockchain để có thể xác định được các điều kiện làm nền tảng thực thi hợp đồng. Do đó, trong trường hợp này, hợp đồng thông minh phải phụ thuộc vào một công cụ mang tên Oracle, đóng vai trò kết nối thế giới thực với thế giới trong chuỗi khối, để Blockchain có thể nhận Daniele Magazzeni, Peter McBurney, William Nash, “Validation and Verification of Smart Contracts: A Research Agenda”, Computer, 2017, vol. 50, no. 9, tr. 53; Jia Wang, Lei Chen, “Regulating Smart Contracts and Digital Platforms - A Chinese Perspective”, The Cambridge Handbook of Smart Contracts, Blockchain Technology and Digital Platforms, 2019, tr. 190. 51 Mateja Durovic, André Janssen, tlđd (17), tr. 63. 52 Michel Cannarsa, tlđd (26), tr. 105. 53 Michel Cannarsa, tlđd (26), tr. 106. 54 Mateja Durovic, André Janssen, tlđd (17), tr. 65. 55 Michel Cannarsa, tlđd (26), tr. 106. 50
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan