Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng...

Tài liệu Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng

.PDF
58
108
124

Mô tả:

Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng Đặng Thái Hưng Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật quốc tế; Mã số 60 38 01 08 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Lan Nguyên Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hợp đồng; Hợp đồng; Xung đột pháp luật. Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Kể từ khi bắt đầu tiến hành Đổi Mới vào năm 1986, Việt Nam đã bắt đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ đặc biệt hội nhập sâu và toàn diện vào sân chơi toàn cầu khi chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) năm 2007. Chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế như vậy, điều dễ dàng nhận thấy mỗi một quốc gia đều có một hệ thống các quy định pháp luật riêng và các quy phạm pháp luật này khác với quy phạm pháp luật của các quốc gia khác thậm chí là hoàn toàn trái ngược. Nguyên nhân của sự khác nhau về pháp luật của mỗi quốc gia do xuất phát từ các đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội và điều kiện lịch sử hình thành của mỗi quốc gia đó. Sự khác nhau về hệ thống pháp luật giữa các quốc gia sẽ dẫn đến XĐPL khi điều chỉnh một quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, pháp luật Việt Nam vẫn cần thiết phải hoàn thiện để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, các quy định pháp luật cần phải có sự thống nhất và phù hợp theo thông lệ của thế giới nói chung và trong lĩnh vực hợp đồng nói riêng, đặc biệt là việc giải quyết XĐPL về hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2005 mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể so với Bộ luật Dân sự 1995 về những quy định liên quan đến Phần thứ 7 về Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, những quy định về giải quyết xung đột pháp luật tại Phần này của Bộ luật Dân sự 2005 còn có những điểm bất cập, chưa phù hợp hoặc gây khó khăn cho việc áp dụng hoặc không thể áp dụng được trên thực tế. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho việc hội nhập kinh tế của Việt Nam và đồng thời cũng chưa tương thích với xu thế phát triển của pháp luật của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 8 Khóa XIII năm 2014, Quốc hội Việt Nam đã cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005. Ngoài ra, Quốc hội Việt Nam tại kỳ họp thứ 8 Khóa XIII đã bắt đầu xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp quốc tế để pháp điển hóa các quy định liên quan đến tư pháp quốc tế Do đó, bằng việc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích đề tài “Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng” để đưa ra cái nhìn tổng quát về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực xung đột hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các quy định pháp luật khác có liên quan và hướng giải quyết XĐPL trong lĩnh vực hợp đồng theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Đồng thời, tác giả cũng mong muốn đưa ra những kiến nghị để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 trong lĩnh vực giải quyết XĐPL về hợp đồng và đóng góp đối với việc xây dựng đạo luật về tư pháp quốc tế riêng biệt của Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu trong vấn đề xung đột pháp luật và xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng tại Việt Nam đã có một số đề tài như: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Bá Chiến về “Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thuận về “Giải quyết xung đột về hiệu lực và áp dụng giữa các điều ước quốc tế”; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Công Khanh về “Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay”; Luận án tiến sĩ của Nông Quốc Bình về “Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam”; Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Thoa về “Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng tòa án”; Luận văn thạc sỹ của Phạm Thành Tài về “Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam trong mối tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới”; Luận văn thạc sỹ của Lê Thu Hường về “Một số vấn đề pháp luật và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài”; Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Mai Hương về “So sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ”, ... Các công trình nghiên cứu như: Nguyễn Tiến Vinh: “Bàn về việc hoàn thiện các quy định trong Phần VII “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2003, tr.45252); Đỗ Văn Đại: “Tư pháp Quốc tế Việt Nam và vấn đề dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10/2003, tr. 64271), .v.v... Các sách chuyên khảo như: "Giáo trình Luật Thương mại quốc tế", của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội do PGS. TS Nguyễn Bá Diến chủ biên, 2005, .v.v... Các công trình về xung đột pháp luật của nước ngoài như: Conflict of laws (Michael Freeman, Published by the University of London Press, 2004); Yeo Tiong Min, Professor of Law, School of Law, Singapore Management University: “The conflict of laws”, .v.v... Tóm lại, đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về xung đột pháp luật, một số vấn đề về quy phạm xung đột và việc áp dụng quy phạm xung đột trong thực tiễn nhất là trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, thừa kế có yếu tố nước ngoài và mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, trong tất cả các công trình nêu trên và theo tác giả được biết thì chưa có một công trình nào chỉ tập trung nghiên cứu chuyên sâu, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống và tổng thể đối với quy phạm xung đột về hợp đồng tại Việt Nam. Do đó, đề tài “Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng” nhằm mục đích nghiên cứu một cách chuyên sâu, tổng hợp, khái quát, đánh giá một cách có hệ thống các quy định giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng và hoàn thiện các quy phạm xung đột pháp luật về hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2005. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn Mục đích nghiên cứu: - Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những quan điểm, phương hướng và kiến nghị cụ thể để hoàn thiện các quy định giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 hiện hành. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận văn: - Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005. - Đưa ra những kiến nghị và đề xuất giải pháp góp phần sửa đổi, bổ sung các quy định giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Phần thứ 7 của Bộ luật Dân sự 2005. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng được nghiên cứu của đề tài là các quy phạm pháp luật xung đột về hợp đồng có yếu tố nước ngoài chủ yếu trong Bộ luật Dân sự 2005 và các quy định pháp luật khác có liên quan của pháp luật Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung vào phân tích chủ yếu các quy định về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005. Đề tài chỉ phân tích những quy phạm pháp luật xung đột về lĩnh vực hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2005 mà những quy định này còn có những điểm bất cập, không phù hợp với tình hình thực tế hoặc gây khó khăn trên thực tế khi áp dụng. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh và phương pháp thu thập thông tin để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. Các phương pháp này được sử dụng linh hoạt trong các phần khác nhau của luận văn. Ngoài ra, luận văn còn được nghiên cứu trên cơ sở xem xét, so sánh tính phổ biến của pháp luật quốc tế và pháp luật các nước trong lĩnh vực giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng. Luận văn cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn giới thiệu, trình bày một cách tổng hợp, khái quát các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về việc áp dụng các quy phạm xung đột pháp luật để điều chỉnh các loại hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Luận văn làm rõ thêm một số quan điểm, đề xuất những phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định liên quan đến việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2005. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm ba chương: Chương 1: Khái quát chung về xung đột pháp luật và xung đột pháp luật về hợp đồng. Chương 2: Thực trạng giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng của Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Vũ Thị Lan Anh (2011), “Chế định hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức”, Tạp chí Luật học, Đặc san 9/2011, tr. 89-94. 2. Phan Thông Anh (2013), “Bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật hợp đồng ở Việt Nam” Số, Nghiên cứu lập pháp, Số 2+3, tr. 103-110. 3. Phan Thông Anh (2011), “Quyền tự do giao kết hợp đồng ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”, Nghiên cứu lập pháp, Số 23 (208) tháng 12/2011, tr. 45-54. 4. Trần Việt Anh (2014), “Bàn về khái niệm hợp đồng”, Nhà nước và Pháp luật, Số 4/2010, tr. 80-84. 5. Đỗ Minh Ánh (2011), “Vấn đề sửa đổi khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế trong Luật thương mại để gia nhập công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp chí Luật học, Số 9/2011, tr. 3-9. 6. Nguyễn Hồng Bắc, Lê Thị Bích Thủy (2014), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam – Những bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, Số 4/2014, tr. 3-11. 7. Trần Văn Biên (2010), “Về khái niệm hợp đồng điện tử”, Nhà nước & Pháp Luật, Số 8/2010, tr. 30-36. 8. Trần Văn Biên (2010), “Sự thỏa thuận trong giao kết hợp đồng điện tử qua mạng internet”, Nhà nước và Pháp luật, Số 10/2010, tr. 55-66. 9. Nguyễn Bá Bình (2008), “Việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp và chọn luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài”, Nghiên cứu lập pháp, Số 8/2008, tr. 15 – 19. 10. Nguyễn Bá Bình (2006), “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài-một số vấn đề áp dụng pháp luật theo quy định tại phần 7 Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí Luật học, Số 10/2006, tr. 3-7. 11. Nông Quốc Bình (2011), “Sự mềm dẻo trong một số điều khoản của công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp chí Luật học, Số 4/2011, tr. 18-23. 12. Nông Quốc Bình (2011), “Phạm vi áp dụng và không áp dụng của công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp chí Luật học, Số 10/2011, tr. 3-8. 13. Trần Thị Hòa Bình, Trần Văn Nam (2005), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 14. Nguyễn Bá Chiến (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Ngô Huy Cương (2010), “Bàn về khái niệm và các điều kiện của chấp nhận giao kết hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2005”, Dân chủ Pháp luật, số 1/2010, trg. 7-14. 16. Ngô Huy Cương (2010), “Về yếu tố ưng thuận của hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 07 và 08/2010, tr. 28-38. 17. Ngô Huy Cương (2010), “Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 265, tháng 5/2010, tr. 29 - 44. 18. Nguyễn Khắc Cường (2013), “Hoàn thiện chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005”, Dân chủ & Pháp Luật, Số 2 (251)/2013), tr. 21-26. 19. Nguyễn Bá Diến (2005) (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp Quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Trần Văn Duy (2013), “Vài nét về hợp đồng vận chuyển hợp đồng hàng hóa bằng đường biển quốc tế và một số kiến nghị”, Dân chủ & Pháp Luật, Số 3(252)/2013, tr. 21-33. 21. Đỗ Văn Đại (2013), “Hình thức bắt buộc của hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam: Những bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, Số 2/2013, tr. 3-14. 22. Đỗ Văn Đại (2011), Luật hợp đồng Việt Nam: Bản án và những bình luận bản án, Tập I (tái bản lần thứ ba, có sửa chữa bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 23. Đỗ Văn Đại (2013), “Quyền lựa chọn Pháp luật trong tư pháp quốc tế Việt Nam”, Nghiên cứu lập pháp, Số 2+3/2013, tr. 17-25. 24. Nguyễn Ngọc Điện (2009), “Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng”, Nghiên cứu lập pháp, Số 19 (156)/2009, tr. 31-37. 25. Lê Hương Giang (2013), “Pháp luật của Liên minh Châu Âu về hợp đồng giao kết từ xa trong thương mại và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số 2/2013, tr.15-21. 26. Lê Thị Giang Hương (2009), Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Luận văn Thạc sỹ Luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 27. Phạm Hoàng Giang (2007), “Ảnh hưởng của điều kiện hình thức hợp đồng đến hiệu lực hợp đồng”, Nhà nước và pháp luật, Số 3/2007. 28. Đỗ Thanh Hà (2013), “Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại SICID và bài học kinh nghiệm chi Việt Nam”, Dân chủ & Pháp Luật, Số 2 (251)/2013), tr. 16-20. 29. Phan Chí Hiếu (2005), “Hoàn thiện chế định hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 51, tháng 4/2005, tr. 17-22. 30. Phan Trung Hoài (2001), “Tản mạn về xung đột pháp luật”, Tạp chí Khoa học Pháp luật, số 1/2001, tr. 19-24. 31. Nguyễn Thị Hồi (2009), Áp dụng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 32. Nguyễn Vũ Hoàng (2007), “Các quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam”, Nhà nước và Pháp luật, Số 10/2007, tr. 51-61. 33. Nguyễn Vũ Hoàng (2008), Pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 34. Lê Minh Hùng (2009), “Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo Điều 405 Bộ luật Dân sự 2005”, Nhà nước và Pháp luật, Số 6/2009, tr. 45-55. 35. Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 36. Lê Minh Hùng (2009), “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Nghiên cứu lập pháp, Số 6, tháng 3/2009, tr. 41- 51. 37. Lê Minh Hùng, Dương Anh Sơn (2010), “Hình thức văn bản, văn bản có chứng thực là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng”, Nghiên cứu Lập pháp, Số 18/2010, tr. 28 - 33. 38. Nguyễn Ngọc Lâm (2014) “Nhiệm vụ và vị trí của tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật”, Tạp chí Khoa học Pháp luật, số 1/2004, tr. 47-54. 39. Vũ Thị Phương Lan (2014), “Phương hướng hoàn thiện quy định về phạm vi quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Điều 758 Bộ luật Dân sự năm 2005”, Tạp chí Luật học, Số 4/2014, tr. 34-39. 40. Hoàng Thế Liên (2010), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Tập III, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Nguyễn Thị Ngọc Linh (2012), “Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”, Nhà nước và Pháp luật, Số 2/2012, tr. 40-68. 42. Nguyễn Ngọc Tú Loan (2009), Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 43. Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn (2006), Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 44. Trần Thị Thu Phương (2013), “Áp dụng điều ước quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số 2/2013, tr. 64-72. 45. Phạm Thành Tài (2011), Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam trong mối tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 46. Đỗ Viết Anh Thái (2012), “Giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 4/2012, tr. 50-54. 47. Trần Thị Hồng Thu (2011), Thực trạng và hoàn thiện Pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 48. Vũ Khắc Thư (2009), Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của Pháp luật quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 49. Nguyễn Trung Tín (2013), “Mấy ý kiến về phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong Bộ luật Dân sự 2005”, Nghiên cứu Lập pháp, Số 23/2013, tr. 20 - 26. 50. Nguyễn Thị Hồng Trinh (2010), “Nguyên tắc tự do chọn luật hợp đồng từ công ước Rome 1980 đến quy tắc Rome I và nhìn về Việt Nam”, Nghiên cứu Lập pháp, Số 6(167), T3/2010, tr. 32-39. 51. Bành Quốc Tuấn (2011), “Hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế”, Nghiên cứu lập pháp, Số 14/2011, tr. 22 - 28. 52. Bành Quốc Tuấn (2012), “Hoàn thiện quy định về quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 210211, tháng 1-2012. 53. Đinh Văn Thanh (chủ biên), Phạm Văn Tuyết, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Quyển 2, tr. 304-332, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 54. Phạm Văn Tuyết (2011), “Các thời điểm trong hợp đồng dân sự”, Tạp chí Luật học, Số 5/2011, tr. 50-54. 55. Bùi Thị Thu (2010), Giáo trình Luật Tư pháp Quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 56. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Tư pháp Quốc tế, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 57. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Tư pháp Quốc tế - Phần riêng, Nxb Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh. II. Tiếng Anh 58. Principles of International Commercial Contracts of International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT). 59. Regulation No. 593/2008 on the Law Applicable to Contractual Obligations (Rome I). 60. The 1980 Rome Convention on the Law Applicable to Contractual Obligations. 61. United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (Vienna, 1980). VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan