Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Giải pháp nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên thông qua việc hướng dẫn thực tập,...

Tài liệu Giải pháp nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên thông qua việc hướng dẫn thực tập, kiến tập tại trường mầm non đông thọ b

.PDF
19
17
134

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 2.1 a b 2.2 2.2.1 2.2.2 a b 2.3 a b c d e g h 2.4 3 3.1 3.2 NỘI DUNG TRANG MỞ ĐẦU 2 Lý do chọ đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 3 Những điểm mới của SKKN 3 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 Hiểu thế nào là kỹ năng, kỹ năng nghề 4 Thế nào là kỹ năng nghề nghiệp 4 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 5 Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra ANKET 5 Thực trạng cho thấy 6 Về mặt nhận thức nghề. 6 Công tác kiến tập, thực tập của sinh viên mầm non. 6 Các giải pháp: 8 Tạo môi trường kiến tập, thực tập: 8 Xây dựng các kế hoạch chỉ đạo kiến tập,thực tập. 9 Tổ chức các hoạt động dạy mẫu: 13 Nâng cao vai trò tập giảng của giáo sinh trong trường MN. 13 Tổ chức đánh giá, nhận xét, xếp loại. 14 Công tác phối kết hợp giữa trường MN với trường SP 14 Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ nhà giáo 14 Hiệu quả của SKKN đối với HĐGD, với bản thân, đồng 15 nghiệp và nhà trường. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: Kết luận 15 Kiên nghị 15 1 1. MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn đề tài: Dạy học là một nghề rất đặc biệt mà “Không ai trong xã hội, ngay cả cha mẹ là bậc vĩ nhân đi nữa cũng không thể thay thế được chức năng của người thầy giáo”. J.A.Comenxki đã cho rằng, nghề thầy giáo là nghề rất vinh dự mà “dưới ánh mặt trời không có nghề nghiệp nào cao quý hơn”. Nói đến người giáo viên chúng ta nghĩ ngay đến trách nhiệm hết sức nặng nề song cũng đầy vinh quang. Giáo viên là người giáo dục hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, là người đào tạo ra những con người kế tục sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục đó, điều kiện đầu tiên là “Giáo viên phải là những người có tâm hồn cao thượng, có kiến thức cần thiết, có nhân cách, thiết tha yêu nghề, yêu trẻ, vì tương lai của thế hệ trẻ mà phấn đấu”. Đặc biệt trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non, lòng yêu nghề, yêu trẻ là yêu cầu cần thiết, là điều kiện tiên quyết để có thể trở thành người giáo viên, người mẹ thứ hai của trẻ. Trong c¸c nhiÖm vô chung cña gi¸o dôc, mét nhiÖm vô c¬ b¶n mµ néi hµm ho¹t ®éng cña nã lµ qu¸ tr×nh d¹y vµ häc, víi ®èi tîng phôc vô chÝnh lµ thÕ hÖ trÎ. §Ó lµm tèt nhiÖm vô nµy, B¸c Hå ®· tõng nh¾c nhë: D¹y trÎ ph¶i “Toµn vÑn c¸i tÝnh vui vÎ ho¹t b¸t, tù nhiªn, tù ®éng, trÎ trung cña chóng, chí nªn lµm cho chóng ho¸ ra nh÷ng ngêi giµ sím”. ViÖc ®æi míi gi¸o dôc hiÖn nay mµ chóng ta ®ang thùc hiÖn ph¶i ch¨ng lµ mét sù tr¶ l¹i b¶n chÊt qu¸ tr×nh gi¸o dôc vµ gi¶ng d¹y mµ B¸c Hå kÝnh yªu cña chóng ta, Ngêi thÇy vÜ ®¹i cña d©n téc ®· ®Æt ra c¸ch ®©y rÊt l©u. §èi víi c« MÉu gi¸o B¸c ®· c¨n dÆn : “Lµm MÉu gi¸o tøc lµ thay mÑ d¹y trÎ. Muèn lµm ®îc thÕ th× tríc hÕt ph¶i yªu trÎ... D¹y trÎ nh trång c©y non. Trång c©y non ®îc tèt th× sau nµy c©y lªn tèt. D¹y trÎ tèt th× sau nµy c¸c ch¸u thµnh ngêi tèt”. Cïng víi sù ®æi míi chung trong gi¸o dôc, GDMN víi môc tiªu ph¸t triÓn tæng thÓ trÎ trong ®é tuæi MÇm non cÇn ph¶i cã nh÷ng ®æi míi nh»m h×nh thµnh ë trÎ nh÷ng n¨ng lùc chung, nh÷ng nÒn t¶ng nh©n c¸ch ban ®Çu. Như vậy thì vai trò của cô giáo Mầm non là hết sức quan trọng đồng nghĩa với việc đòi hỏi chất lượng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên Mầm non là vô cùng cần thiết. Dưới góc độ cách nhìn của một nhà quản lý trường mầm non, đã nhiều năm trực tiếp chỉ đạo lớp lớp sinh viên khoa MN của trường Đại học Hồng Đức kiến thực, thực tập. Bản thân tôi cũng rất trăn trở, quan tâm tới chất lượng thực của các em sinh viên ngành MN. Qua việc nêu một vài giải pháp thực tiễn, nhằm trao đổi kinh nghiệm của bản thân cùng các trường bạn, kết nối giữa trường MN với khoa sư phạm MN trường ĐH Hồng Đức, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên thông qua việc hướng dẫn sinh 2 viên thực tập, kiến tập tại trường MN nói chung và trường MN Đông Thọ B, thành phố Thanh Hoá nói riêng” . 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên ngành giáo dục mầm non thông qua việc tổ chức chỉ đạo các hoạt động thực tập, kiến tập cho các em. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động thực tập, kiến tập của sinh viên ngành mầm non trường Đại học Hồng Đức tại trường mầm non Đông Thọ B để đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao kỹ năng nghề cho cho sinh viên. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp thu thập thông tin. - Phương pháp khảo sát thực tế, quan sát, ghi chép. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp sử dụng phiếu điều tra Anket. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài đã xây dựng phiếu điều tra ANKET với 7 nội dung câu hỏi, nhằm mục đích nắm bắt khái quát tình hình tâm sinh lý, ý thức chọn nghề nghiệp, xác định mức độ gắn bó với nghề của các em sinh viên. Những thuận lợi và khó khăn cũng như những điểm mạnh, điểm yếu được rút ra từ hoạt động kiến tập, thực tập. Từ đó giúp cho đề tài nghiên cứu được sâu sắc hơn, phù hợp với thực tiễn hơn, hoàn thiện hơn trong việc đề xuất những giải pháp nâng cao kỹ năng nghề cho các em sinh viên ngành học Mầm non. Phạm vi khảo sát thông qua phiếu điều tra được mở rộng không chỉ dành cho các em sinh viên kiến thực tập tại trường mà còn cho các em sinh viên đang kiến tập, thực tập ở một số trường bạn thuộc địa bàn thành phố Thanh Hóa. Để tránh tình trạng các em còn e ngại trong quá trình trả lời các câu hỏi trong mẫu phiếu. Vì vậy không nhất thiết các em phải ghi tên mình vào phiếu điều tra. Đảm bảo độ chính xác cao trong quá trình khảo sát. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Trong chúng ta, tương lai nghề nghiệp, hiệu quả công việc của mình còn phụ thuộc vào những kỹ năng của mỗi bản thân. Kỹ năng của mỗi người có được nhờ qua quá trình sống, trau dồi, học tập, rèn luyện… a. Hiểu thế nào là kỹ năng, kỹ năng nghề: Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng, tuỳ thuộc vào cách tiếp cận.Theo từ điển Oxfort “ Kỹ năng” là khả năng để làm tốt một công việc nào đó thường có được qua đào tạo hoặc kinh nghiệm. Theo đó kỹ năng được hiểu là 3 sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác trong quá trình hình thành một công việc cụ thể nào đó. Theo Tâm lý học, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ. Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là dạng hành động tự giác, được thực hiện có kỹ thuật, dựa vào những điều kiện sinh học, tâm lý và xã hội ở cá nhân; và có kết quả nhất định đáp ứng mục tiêu hay chuẩn đã được định trước. Malayxia cho rằng kỹ năng được hiểu là khả năng được học và được thực hành để thực hiện một nhiệm vụ hay một công việc. - Như vậy kỹ năng có một số nội dung là những quá trình tâm lý vì nó được tổ hợp hàng loạt các yếu tố hợp thành như: tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, khả năng chú ý, tư duy…được thể hiện: - Kỹ năng có tính linh hoạt, tính cụ thể. - Kỹ năng được hình thành do luyện tập, được hình thành qua quá trình hoạt động của con người. b. Thế nào là kỹ năng nghề nghiệp: Trong hoạt động nghề nghiệp,con người luôn biểu hiện những khả năng nhất định để thực hiện công việc nào đó. Lúc đó con người cần phải có những tri thức, kinh nghiệm cần thiết tương ứng với hoạt động. Như vậy kỹ năng nghề nghiệp được hiểu là khả năng của con người thực hiện công việc nghề nghiệp một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp, với các điều kiện nhất định, dựa vào sự tích hợp nhuần nhuyễn các kiến thức, kỹ năng, thái độ. Như vậy phát triển kỹ năng nghề nghiệp tức là quan tâm tới đầu ra ( người học sau quá trình đào tạo), lấy người học là trung tâm, trú trọng năng lực làm việc của người lao động. c. Những kỹ năng nghề nghiệp sư phạm Mầm non: - Kỹ năng nghề: Múa, hát, kể chuyện, chơi được nhạc cụ cơ bản, làm đồ chơi cho trẻ….những kỹ năng này đòi hỏi phải thành thạo. - Kỹ năng giao tiếp với trẻ nhỏ: Giáo viên mầm non giỏi, có trình độ chuyên môn, yêu nghề sẽ được trẻ em yêu quý. Vì thế việc rèn luyện và hoàn thiện về khả năng giao tiếp với trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng và phải mất rất nhiều thời gian. Nếu không có kỹ năng này, bạn dễ trở nên vô cảm với trẻ, với nghề nghiệp của mình. - Kỹ năng giao tiếp với động nghiệp, với phụ huynh: Khi làm việc trong trường mầm non, bên cạnh việc giao tiếp với các bé thì chúng ta còn phải tạo dựng và duy trì mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp vì điều đó rất quan trọng. Tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh sẽ giúp bạn biết được tính cách cũng như tâm lý của mỗi trẻ, từ đó dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và quản lý trẻ. - Kỹ năng soạn giáo án và tổ chức các trò chơi: Việc phải soạn giáo án ttrước khi đến lớp, có kế hoạch và các hoạt động cụ thể trong từng ngày là một công việc cần phải thực hiện của cô giáo mầm non. Để thực sự có hiệu quả trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ thì đòi hỏi cô giáo mầm non phải có sự linh 4 hoạt, sáng tạo, thường xuyên cập nhật kiến thức, giúp trẻ không nhàm chán, luôn vui vẻ, thích được đến trường, ham tìm hiểu khám phá. - Kỹ năng y tế, sơ cấp cứu ban đầu: Cô giáo mầm non hội tụ đủ các yếu tố của một người nghệ sỹ, một bác sỹ, một giáo viên. Biết dạy cho bé phải làm gì khi gặp tai nạn và bản thân cũng phải biết cần phải làm gì, nắm vững cách sơ cứu ban đầu cho trẻ nhỏ khi có vấn đề xảy ra. - Kỹ năng công nghệ thông tin: Là một kỹ năng giúp người giáo viên tiết kiệm được về thời gian và công sức trong công việc của mình trong quá trình tìm kiếm thông tin, soạn giáo trình… - Sự hài hước, dí dỏm: Sự hài hước, dí dỏm sẽ tạo một môi trường vui tươi, thân thiện, giúp bản thân và những người xung quanh giải toả những áp lực, sự căng thẳng. Khiến cho trẻ nhỏ yêu mình hơn, đồng nghiệp và phụ huynh quý mến. Khi gặp áp lực, căng thẳng nếu biết cách sử dụng trí tuệ cảm xúc để áp chế sẽ biến những khó khăn thành động lực hành động và yêu nghề hơn. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 2.2.1. Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra ANKET: Tổng số phiếu điều tra = 68 phiếu 1. Bạn vui lòng cho biết lý do nào đã giúp bạn lựa chọn nghề Mầm non: a. Do yêu nghề, thích làm cô giáo mầm non 42/68 = 62% b. Thích trẻ con 15/68 = 22% c. Thi đầu vào dễ hơn so với ngành khác 0 = 0% d. Có thể xin được việc làm ngay sau khi ra trường 11/68 = 16% e. Lý do khác……………………………………………… 0 = 0% 2. Trong quá trình kiến tập, thực tập bạn thấy khó nhất ở hoạt động nào? a. Công tác chủ nhiệm 9/68= 13,2% b. Tập dạy 17/68 = 25% c. Chăm sóc sức khỏe trẻ 8/68= 11,8% d. Chế biến bữa ăn cho trẻ 19/68 = 28% e. Ý kiến khác: Không có hoạt động nào khó 15/68 = 22% 3. Theo bạn, qua các đợt kiến thực tập khâu nào sau đây bạn cho là đã được xây dựng và thực hiện một cách hợp lý. a. Xây dựng kế hoạch 49/68= 72% b. Thời gian, thời lượng. 45/68= 66% c. Nội dung chương trình 65/68=95,5% d. Đánh giá, xếp loại 45/68= 66% e. Ý kiến khác:……………………………………………0% 4. Theo bạn công tác kiến tập, thực tập có mức độ quan trọng như thế nào trong quá trình làm việc sau này. 5 a. Rất quan trọng 66/68 = 97% b. Khá quan trọng 2/68 = 3% c. Bình thường 0 d. Không quan trọng 0 5. Sau khi tốt nghiệp ra trường bạn dự định sẽ công tác ở đâu? a. Về nơi bạn đang ở 39/68=57,3% b. Xin việc tại Thành phố 8/68= 11,8% c. Sẵn sàng về vùng khó khăn 5/68 = 7,4% d. Nơi nào tuyển dụng về nơi đó làm việc 16/68= 23,5% e. Ý kiến khác…………………………………………… 0 6. Bạn cho biết dự định mức độ gắn bó với nghề của bản thân. a. Gắn bó lâu dài 54/68= 79,4% b. Làm việc tạm thời, có điều kiện sẽ chuyển nghề 9/68= 13,2% c. Chưa xác định 3/68 = 4,4% d. ý kiến khác………….. …………………………………2/68 = 3% 7. Một số ý kiến đề xuất ngắn gọn sau kiến tập, thực tập. a. Đối với trường đại học nơi đào tạo: Một vài ý kiến đề xuất cần cho sinh viên được thực tế nhiều hơn tại các cơ sở mầm non. Đối với các lớp Đại học nên tăng cường thêm một đợt kiến tập để sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế, Tích lũy kinh nghiệm quý báu trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. b. Đối với trường mầm non nơi thực tập: Không có ý kiến đề xuất nào. 2.2.2. Thực trạng cho thấy: a. Về mặt nhận thức nghề: Nghề dạy học Mầm non hiện nay đang được rất nhiều các em học sinh quan tâm và lựa chọn do nhiều nguyên nhân khác nhau: - Đa số các em đều rất thích làm cô giáo mầm non, lựa chọn thi vào ngành mầm non phần lớn xuất phát từ việc yêu nghề, mến trẻ. Xác định khi ra trường bản thân sẽ gắn bó với nghề nghiệp như đã lựa chọn và trở về quê hương nơi mình đang sống để làm việc. - Phù hợp với khả năng, năng lực của nhiều em với suy nghĩ không nhất thiết phải học giỏi mà biết hát, biết múa một chút là được. - Dễ xin việc làm hơn so với các nghành học khác. - Chỉ cần yêu trẻ nhỏ là có thể làm cô giáo mầm non. b. Công tác kiến tập, thực tập của sinh viên mầm non: + Đối với giáo sinh: - Hầu hết các em giáo sinh đều nhận thức được hoạt động kiến tập, thực tập là rất quan trọng. Tích cực tham gia vào các hoạt động tổ chức, quản lý, chăm sóc và giáo dục trẻ. Thực tập bếp ăn một chiều và các hoạt động trang trí nhóm lớp, làm đồ dùng đồ chơi…. 6 - Nhiều em đã thể hiện được bản lĩnh, sự tự tin qua đợt kiến tập,thực tập. Có các kỹ năng nghề tốt, mặc dù bước đầu được tiếp cận thực tế với công việc nhưng thể hiện vai trò như một cô giáo mầm non thực sự. - Về thời gian kiến tập, thực tập tại các cơ sở GDMN còn chưa đáp ứng được nhu cầu tập dạy thực hành một cách toàn diện của sinh viên. Kiến tập chủ yếu dự giờ, thực tập chỉ thực hành được khoảng 2 hoạt động tập dạy. - Khả năng và năng lực sư phạm của sinh viên là không đồng đều. Đặc biệt vị trí địa lý về vùng miền có ảnh hưởng đến tâm sinh lý và ngôn ngữ của các em. - Các khoá học đào tạo có trình độ khác nhau. - Đa số các em sinh viên đã được trang bị về năng lực chuyên môn ( kiến thức về các bộ môn) song năng lực sư phạm và các kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Các kỹ năng nghề như múa, hát, kể chuyện, chơi đàn…còn nhiều hạn chế. Vốn có sẵn về các kỹ năng này không phải em nào cũng có. - Thường các em khi đi kiến tập thực tập, tâm lý chỉ trú trọng đến kết quả tập dạy ngay trong nhóm tiếp cận. - Đôi khi giữa lý thuyết và thực hành không đồng nhất. - Đa số các em sinh viên lấy giờ dạy mẫu của giáo viên hướng dẫn dạy làm khuôn mẫu, các em chưa mạnh dạn để thể hiện hết khả năng của mình hoặc chưa vận dụng hết được những vấn đề đã được học trên lý thuyết vào thực tế giảng dạy. - Kiến thức tiếp thu được sau quá trình thực tập phụ thuộc chủ yếu vào khả năng và năng lực, cách thức của người giáo viên hướng dẫn ở các nhà trường. - Số ít sinh viên chưa xác định rõ việc gắn bó với nghề mà có thể chuyển đổi nghề khác khi có cơ hội. + Đối với giáo viên hướng dẫn: - Phương pháp và năng lực sư phạm của giáo viên hướng dẫn là không đồng đều. - Giáo viên chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình. Trú trọng nhiều đến việc quản lý con số, ngày giờ, công việc của nhóm sinh viên thực tập. Còn hạn chế trong việc đưa ra những biện pháp hữu hiệu để kịp thời giúp các em điều chỉnh những yếu điểm và phát huy những ưu điểm trong quá trình tập giảng. - Quan điểm đánh giá của giáo viên hướng dẫn chưa có cái nhìn tổng thể, nặng về việc đánh giá sự chăm chỉ, cần cù và ngoan ngoãn. - Trong quá trình giáo viên hướng dẫn đánh giá đôi lúc, đôi chỗ còn mang nặng cảm tính. - Giáo viên hướng dẫn chưa mạnh dạn và kịp thời khuyến khích sự sáng tạo, cái mới trong từng em. + Đối với trường sư phạm: 7 - Còn hạn chế sự gắn kết trao đổi giữa giáo viên trường mầm non với trường sư phạm. - Nội dung đánh giá kiến tập thực tập chưa toàn diện ở tất cả các hoạt động tập dạy, chủ yếu giáo sinh được lựa chọn tập dạy theo khả năng sở trường. Thiếu thực hành bắt buộc về kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi hay ở tất cả các hoạt động tập dạy. + Đối với trường mầm non: - Chưa trú trọng đến việc xây dựng kế hoạch tổng thể dẫn đến công tác chỉ đạo, kiểm tra còn đôi khi chưa khoa học, chưa sát thực. Còn đôi khi mang tính giao phó cho giáo viên chủ nhiệm ở các nhóm lớp. - Tổ chức dạy mẫu tập chung còn quá ít, chỉ 1 đến 2 hoạt động. 2.3. Các giải pháp: Sự chuẩn bị cho các em sinh viên sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp, một trạng thái tâm lý tích cực trước hoạt động lao động đối với nghề nghiệp, đặc biệt là nghề mầm non là một việc làm hết sức quan trọng. Khi tiếp cận với các trường MN, sinh viên có cơ hội được trải nghiệm, thử sức với nghề, được thực hành lao động để kiểm chứng sở thích, khả năng, năng lực của bản thân đối với nghề, cũng như củng cố lý thuyết đã được học. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, lý thuyết đi đôi với thực hành, nhà trường gắn liền với thực tế xã hội. Trong giai đoạn kinh tế và xã hội ngày càng phát triển, nghề giáo dục đang được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt đó là giáo dục mầm non bởi nó là quá trình đầu đời của mỗi đứa trẻ khi bước chân đến trường. Vậy nên, tại nhiều trường sư phạm hiện nay đang có chương trình tuyển sinh trung cấp MN ( Xét học bạ, không phải thi) để cho các em sinh viên yêu trẻ nhỏ có cơ hội được làm công việc yêu thích của mình. Làm nghề này đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì, có lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp. Công việc dạy trẻ tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn và phức tạp. Nhiệm vụ của mỗi cô giáo là giúp đỡ các em nhỏ có nhận thức cho riêng mình, truyền đạt những kiến thức sơ khai để trẻ biết yêu thương, gắn bó, đoàn kết với bạn bè, và đặc biệt cô giáo mầm non phải là những người rất yêu trẻ nhỏ. Bởi chỉ khi chúng ta yêu trẻ, chúng ta mới thực sự muốn truyền cảm hứng cho trẻ để chúng tiếp thu bài học nhanh hơn và sâu sắc hơn. a. Tạo môi trường kiến tập, thực tập: Một môi trường thân thiện, lành mạnh, nề nếp chính là sự chào đón đầu tiên đối với các em sinh viên. Thường thì khi mới bước vào giai đoạn kiến tập, thực tập ban đầu cảm giác của các em sinh viên là vô cùng phấn chấn, nhiệt huyết với công việc làm quen của mình. Sau thời gian thực tập, nhiều em có những biểu hiện chán nản với công việc, chán nghề là do sự nhận thức về nghề chưa đúng. Chính trong những thời điểm này, các cô giáo, những đàn chị đi trước có vai trò truyền cảm hứng và nhiệt huyết với nghề cho các em. Cái nghề cái nghiệp được gắn liền với cuộc sống của mỗi con người. Nhà trường, đội ngũ CBGV, NV nơi các em về thực tế phải coi các em như những thành viên chính trong ngôi nhà chung của mình. Bởi đây là nơi các em học viên 8 được đặt bước chân đầu tiên với nghề mình đã chọn. Sự thành công hay thất bại, niềm yêu thích nghề hay chán nghề …phần lớn khởi nguồn từ thời điểm này. Các cô, các chị đi trước phải thực sự là tấm gương sáng về mọi mặt từ phong cách ăn mặc, đi đứng, hành động, nói năng… để các em sinh viên học tập, trau dồi phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non và nâng cao lòng yêu nghề mến trẻ. b. Xây dựng các kế hoạch chỉ đạo kiến tập,thực tập. Việc xây dựng kế hoạch là một trong những khâu hết sức quan trọng để giáo viên hướng dẫn và giáo sinh có cơ sở xây dựng kế hoạch của cá nhân và phối hợp làm việc một cách khoa học, hợp lý. Kế hoạch cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố: - Đảm bảo hợp lý, tránh chồng chéo, đầy đủ về mặt thời gian, thời lượng, nội dung các hoạt động do trường Đại học đào tạo yêu cầu. BGH nhà trường xây dựng kế hoạch toàn đợt ( Biểu số 1); phân nhóm, đảo nhóm ( Biểu số 2); phân lịch tập dạy ( Biểu số 3). Giáo viên trực tiếp hướng dẫn xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng cá nhân trong nhóm hướng dẫn. - Cần tạo điều kiện để giáo sinh có thời gian làm quen với nhóm lớp trước khi tập giảng. - Đối với đoàn kiến tập lần 1, tuỳ thuộc vào việc giáo sinh đã được học lý thuyết bộ môn phương pháp nào thì cho các em đăng ký tập giảng bộ môn đó. - Tuỳ thuộc vào thời gian kiến thực tập để có kế hoạch đổi nhóm. 9 KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP SƯ PHẠM K29 TCSP MẦM NON ND CÔNG VIỆC BAN CHỈ ĐẠO ND CÔNG VIỆC GIÁO SINH THỜI GIAN TUẦN 1-> - Đón tiếp đoàn. Phân nhóm giáo sinh, phân TUẦN 4 công giáo viên hướng dẫn. ( 14/8 ĐẾN 10/9) - Xây dựng KH tổng thể và phê duyệt KH cho giáo sinh kiến tập. - Tiến hành các giờ hoạt động mẫu : Hoạt động có chủ đích: LQCC ( MGL), VẬN ĐỘNG ( Nhà trẻ 25-36 tháng), Hoạt động góc ( MGN), ÂM NHẠC ( MGN). - Giáo viên thực hiện các hoạt động theo thời gian biểu trong trường MN. - Chỉ đạo giáo sinh soạn giáo án, tập dạy. TUẦN 5-> TUẦN 8 (11/9 đến 08/10) - Tiến hành các hoạt động theo 9 thời điểm trong ngày. - Hướng dẫn giáo sinh thực hiện các ND thực tập theo đúng kế hoạch đa phê duyệt. - Duyệt giáo án, dự giờ, góp ý, đánh giá cho điểm. GHI CHÚ - Ra mắt đơn vị trường học. Nhận kế Thực tập nhóm hoạch kiến tập. - Xây dựng kế hoạch hoạt động GD & 1 HĐ chuyên môn của cá nhân. - Tìm hiểu thực tiễn giáo dục của nhà trường và địa phương. - Phối hợp với GV trang trí nhóm lớp, rèn nề nếp trẻ. - Dự giờ mẫu tập chung. - Dự giờ giáo viên tại nhóm lớp TT. - Tập soạn giáo án, tập dạy theo lịch đã phân công. - Dự giờ tại các nhóm lớp. - Thực hiện các nội dung thực tập theo kế hoạch đã được phê duyệt. - Tập soạn bài, tập giảng. Đổi nhóm 2 TUẦN 9-> - Tiếp tục hướng dẫn chỉ đạo giáo sinh thực - Tiếp tục thực hiện các ND thực tập. TUẦN 12 (09/10 hiện các ND thực tập theo kế hoạch. - Viết thu hoạch. ĐẾN 05/11) - Hoàn thiện công tác đánh giá, xếp loại. - Hoàn thiện hồ sơ thực tập của cá nhân. Tổng kết công tác thực tập toàn đoàn. - Dự tổng kết thực tập. - Đổi nhóm 3 BẢNG PHÂN NHÓM, PHÂN ĐỢT THỰC TẬP SINH VIÊN K29 TCSP MẦM NON Stt Họ, tên Đợt 1 (14/8-> 10/9) Đợt 2 ( 11/9->08/10) Đợt 3 (09/10-> 05/11) Ghi 10 Nhóm TT GV hướng dẫn Nhóm TT GV hướng dẫn MGN A2 Nhóm TT GV hướng dẫn chú   1 Lê Thị Yến Nhi MGL A1 2 Phạm Thị Phương MGL A1 3 Dương Thị Thu Phương MGL A1 4 Nguyễn Thị Phương MGL A1 MGN A2 NHÀ TRẺ   5 Lê Thị Phượng NHÀ TRẺ MGN A1 MGL A1   6 Lê Thị Quỳnh NHÀ TRẺ 7 Nguyễn Thị Sâm NHÀ TRẺ 8 Hoàng Thị Minh Huệ NHÀ TRẺ MGN A1 MGL A3   9 Phạm Thị Tuyết MGB A1 MGL A1 MGN A2   10 Bùi Thị Bích Thanh MGB A1 11 Bùi Thị Thảo MGB A1 12 Cao Thị Yến Lệ MGB A1 MGL A1 MGN A2   13 Hoàng Thị Thu Thảo MGL A2 MGB A1 MGN A1   14 Nguyễn Thị Thiêm MGL A2 15 Nguyễn Lệ Thu MGL A2 16 Vũ Thị Thu MGL A2 MGB A1 MGN A1 17 Hoàng Thị Trang MGN A2 NHÀ TRẺ MGL A1 18 Nguyễn Thị Trang MGN A2 19 Quách Thị Huyền Trang MGN A2 20 Trịnh Thị Vân MGN A2 21 Cao Thị Hải Triều MGN A1 22 Phạm Thị Vân MGN A1 23 Nguyễn Hải Yến MGN A1 24 Lê Thị Yến MGN A1 Nguyễn Thị Phương Lê Thị Châm Lê Thi Thanh Tuyền Cao Thị Diệp Phạm Thị Kim Nguyễn Thị Hằng MGN A2 MGN A2 MGN A1 MGN A1 MGL A3 MGL A1 MGB A1 MGB A1 NHÀ TRẺ NHÀ TRẺ Phạm Thị Kim Nguyễn Thị Hằng Nguyễn Thị Phương Lê Thi Thanh Tuyền Lê Thị Châm NHÀ TRẺ   Lê Thị Châm NHÀ TRẺ MGL A1 TĐ,TN   Nguyễn Thị Phương MGL A1 MGN A2 TN   Phạm Thị Kim MGN A2 MGN A1 TN   Nguyễn Thị Hằng MGN A1 TN       Cao Thị Diệp MGL A1 PĐ,TN MGL A1     NHÀ TRẺ MGL A3     MGL A2 MGB A1 NHÀ TRẺ MGL A2 MGL A2 MGL A3 Cao Thị Diệp MGB A1 MGB A1 TN   Lê Thị Thanh Tuyền     MGB A1 BẢNG PHÂN CÔNG LỊCH DẠY THỰC TẬP KHÓA K29, TCSP MẦM NON NĂM HỌC 2017-2018 11 Stt Họ và tên 1 2 3 4 5 6 7 8 Lê Thị Yến Nhi Phạm Thị Phương Dương T Thu Phương Nguyễn Thị Phương Lê Thị Phượng Lê Thị Quỳnh Nguyễn Thị Sâm Hoàng Thị Minh Huệ 9 10 11 12 Tuần 1 Tuần Tuần 2 3 NHÓM 1 Tuần 4 Tuần 5 Tuần Tuần 6 7 NHÓM 2 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 NHÓM 3 GHI CHÚ Tuần 12   1 HĐCCĐ + 1HĐK 3 HĐCCĐ + 2HĐK 1CN + 2 HĐCCĐ+ 1HĐK + ViẾT TH   1CN + 1 HĐCCĐ + 1HĐK 3 HĐCCĐ + 2HĐK 2 HĐCCĐ + 1HĐK + ViẾT TH   1 HĐCCĐ + 1HĐK 1CN +3 HĐCCĐ + 2HĐK 2 HĐCCĐ + 1HĐK + ViẾT TH   1 HĐCCĐ + 1HĐK 3 HĐCCĐ + 2HĐK 1CN +2 HĐCCĐ + 1HĐK + ViẾT TH   1CN + 2HĐCCĐ + 1HĐK 2HĐCCĐ + 2HĐK 2HĐCCĐ + 1HĐK + ViẾT TH   1CN +1HĐCCĐ + 1HĐK 3HĐCCĐ + 2HĐK 2HĐCCĐ + 1HĐK + ViẾT TH   2HĐCCĐ + 1HĐK 2HĐCCĐ + 2HĐK 1CN + 2HĐCCĐ + 1HĐK + ViẾT TH   2HĐCCĐ + 1HĐK 1CN + 2HĐCCĐ + 2HĐK   Phạm Thị Tuyết Bùi Thị Bích Thanh Bùi Thị Thảo Cao Thị Yến Lệ 1HĐCCĐ + 1 HĐK 1CN + 2HĐCCĐ + 2HĐK 2HĐCCĐ + 1HĐK + ViẾT TH 1HĐCCĐ + ViẾT TH ( 2HĐCCĐ + 1HĐK) 1HĐCCĐ + 1 HĐK 3HĐCCĐ + 2HĐK 1CN + ViẾT TH ( 2HĐCCĐ + 1HĐK)   1HĐCCĐ + 1 HĐK 3HĐCCĐ + 2HĐK 1CN + ViẾT TH ( 2HĐCCĐ + 1HĐK)   1HĐCCĐ + 1 HĐK 3HĐCCĐ + 2HĐK   13 14 Hoàng Thị Thu Thảo Nguyễn Thị Thiêm 1HĐCCĐ + 1 HĐK 1CN +2HĐCCĐ + 2HĐK 1CN + ViẾT TH ( 2HĐCCĐ + 1HĐK) 1HĐCCĐ + ViẾT TH ( 2HĐCCĐ + 1HĐK) 1HĐCCĐ + 1 HĐK 3HĐCCĐ + 2HĐK   15 16 17 18 19 20 Nguyễn Lệ Thu Vũ Thị Thu Hoàng Thị Trang Nguyễn Thị Trang Quách T Huyền Trang Trịnh Thị Vân 1CN +1HĐCCĐ + 1 HĐK 2HĐCCĐ + 2HĐK 1CN + ViẾT TH ( 2HĐCCĐ + 1HĐK) 1HĐCCĐ + ViẾT TH ( 2HĐCCĐ + 1HĐK) 1HĐCCĐ + 1 HĐK 3HĐCCĐ + 2HĐK 1CN + ViẾT TH ( 2HĐCCĐ + 1HĐK)   1HĐCCĐ + 1 HĐK 1CN + 2HĐCCĐ + 1HĐK 3HĐCCĐ + 2HĐK + ViẾT TH   1CN + 1HĐCCĐ + 1 HĐK 2HĐCCĐ + 1HĐK 3HĐCCĐ + 2HĐK + ViẾT TH   1HĐCCĐ + 1 HĐK 1CN + 2HĐCCĐ + 1HĐK 3HĐCCĐ + 2HĐK + ViẾT TH   1CN + 1HĐCCĐ + 1 HĐK 2HĐCCĐ + 1HĐK   21 22 Cao Thị Hải Triều Phạm Thị Vân 1HĐCCĐ + 1 HĐK 1CN + 2HĐCCĐ + 2HĐK 3HĐCCĐ + 2HĐK + ViẾT TH 1HĐCCĐ + ViẾT TH ( 2HĐCCĐ + 1HĐK) 1HĐCCĐ + 1 HĐK 3HĐCCĐ + 2HĐK   23 24 Nguyễn Hải Yến Lê Thị Yến 1HĐCCĐ + 1 HĐK 1CN + 2HĐCCĐ + 2HĐK 1CN + ViẾT TH ( 2HĐCCĐ + 1HĐK) 1HĐCCĐ + ViẾT TH ( 2HĐCCĐ + 1HĐK) 1HĐCCĐ + 1 HĐK 3HĐCCĐ + 2HĐK 1CN + ViẾT TH ( 2HĐCCĐ + 1HĐK)             12 c. Tổ chức các hoạt động dạy mẫu: - Hoạt động dạy mẫu tập chung cần phải được chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt cả về hình thức và nội dung: Giáo án, đồ dùng trực quan, trang phục, tâm thế, môi trường lớp… - Hoạt động dạy mẫu nên mang tính toàn diện: ở các hoạt động mà trẻ được làm quen và các độ tuổi khác nhau. Mỗi đợt kiến tập,thực tập khoảng từ 5 đến 6 hoạt động mẫu. Ví dụ: Nhà trường tổ chức hoạt động dạy mẫu dự tập trung cho đoàn kiến tập lần 2 trung cấp sư phạm mầm non K29 trường Đại học Hồng Đức gồm các hoạt động: 1. Độ tuổi nhà trẻ 25- 36 tháng: PTVĐ: Đi theo đường hẹp. 2. Độ tuổi MGB: LQVH: Truyện “Đôi bạn tốt” 3. Độ tuổi MGN: LQVT: Số 4 ( tiết 1) 4. Độ tuổi MGN: Tổ chức hoạt động góc chủ đề “ Thế giới thực vật” 5. Độ tuổi MGL: Âm nhạc tổng hợp: “Chị ong nâu và em bé” 6. Độ tuổi MGL: LQ với chữ cái U, Ư. Thực chất các hoạt động dạy mẫu tập trung đã được nhà trường duyệt, góp ý xây dựng; vì vậy chất lượng giờ dạy sẽ chất lượng hơn so với các giờ dự theo nhóm. Chính vì vậy việc giáo sinh được dự tập trung các hoạt động làm quen ở tất cả các môn học trong đợt kiến tập hay thực tập là một cơ hội tốt cho học viên : + Khắc sâu kiến thức đã được học, phương pháp cơ bản các bộ môn một cách toàn diện hơn. + Làm quen với nhiều phong cách sư phạm khác nhau của các cô giáo. + Tìm hiểu thực tế giảng dạy ở tất cả các độ tuổi của trẻ. - Tổ chức rút kinh nghiệm, đóng góp ý kiến, giảng giải, giải thích những thắc mắc của giáo sinh sau khi dự giờ tập trung. Từ đó giúp các em yên tâm, tự tin hơn. d. Nâng cao vai trò tập giảng của giáo sinh trong trường MN. - Tăng thời lượng kiến tập, thực tập ( Thực hành) tại các trường MN. Sư phạm mầm non không quá quan trọng về bằng cấp nhưng nó đòi hỏi cao về kĩ năng: như kĩ năng truyền cảm hứng cho trẻ, kỹ năng dạy trẻ những kiến thức về xã hội, tự nhiên, đòi hỏi bạn phải là người hết sức kiên nhẫn và đầy nhiệt huyết cùng tình yêu với trẻ nhỏ. Việc cần phải hình thành, bồi dưỡng, giáo dục lòng yêu nghề, mến trẻ cho sinh viên SPMN phải ngay từ những ngày đầu bước chân vào giảng đường đại học là rất cần thiết. Khi các em được thực tế tại các trường MN qua đợt kiến tập, thực tập thì chính môi 13 trường mầm non là nơi thắp thêm lửa yêu nghề cho các em, nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp để tự mỗi bản thân soi mình, nhìn nhận, rèn luyện và hoàn thiện. Như vậy thời lượng kiến thực tập càng nhiều sẽ giúp sinh viên càng có nhiều cơ hội để trải nghiệm thực tế và một lần nữa cũng để xác định rõ định hướng gắn bó nghề nghiệp của các em trong tương lai. - Để các em sinh viên có cơ hội được trải nghiệm tất cả các hoạt động một cách nghiêm túc trong trường MN. Tránh tình trạng lý thuyết suông, hoạt động thực tế thì hời hợt. Như vậy cả quyền lợi và nghĩa vụ của các em được nâng lên. - Mỗi đợt tập giảng các em được đổi nhóm, nhiều giáo viên hướng dẫn. Sinh viên có cơ hội được tiếp cận với nhiều phong cách khác nhau, chắt lọc được nhiều kinh nghiệm từ giáo viên trực tiếp hướng dẫn ở từng độ tuổi trẻ. e. Tổ chức đánh giá, nhận xét, xếp loại. Góp ý, rút kinh nghiệm qua mỗi giờ tập giảng của giáo sinh cũng là một khâu hết sức quan trọng, đòi hỏi giáo viên hướng dẫn phải thực sự nghiêm túc. Nghiêm túc trong khâu nhận xét, đánh giá thực lực của sinh viên. Giáo viên hướng dẫn cần chỉ rõ những ưu nhược của các em để đánh giá chính xác chất lượng thực tập, kiến tập. Đánh giá thông qua các kỹ năng ( Kỹ năng thực hành hoạt động GD trẻ, kỹ năng thực hành VSCS trẻ, kỹ năng chuyên biệt: Hát, múa, vẽ, đàn…., kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý học sinh….). Để làm tốt khâu này đòi hỏi GV hướng dẫn phải có đầy đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp. Có lòng nhiệt thành, biết giúp đỡ, biết truyền cảm hứng, ý chí nghề nghiệp cho các em sinh viên. g. Công tác phối kết hợp giữa trường mầm non với trường sư phạm. Duy trì và làm tốt việc phối hợp giữa các nhà quản lý trường MN với trường sư phạm ( Khoa MN), tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề, trao đổi giao lưu với sinh viên của khoa để trang bị thêm những kiến thức nghề thực tế cho các em. Kịp thời cập nhật được những vấn đề đổi mới trong GDMN. Tham gia viết tập san chuyên đề, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế. h. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ nhà giáo. Tiếp tục quan tâm đến chế độ chính sách của GVMN ( cả về vật chất và tinh thần): Về chế độ chính sách của GVMN hiện nay còn nhiều bất cập. Mức thu nhập thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đội ngũ giáo viên 14 các nhà trường và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, tâm lý chung của sinh viên MN đang ngồi trên ghế nhà trường. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. - Sáng kiến kinh nghiệm đã đề ra một số giải pháp mang tính hiệu quả trong việc nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên ngành giáo dục mầm non thông qua hoạt động chỉ đạo thực tập, kiến tập tại trường mầm non Đông Thọ B nói riêng và các trường MN nói chung. - Góp phần nâng cao hiệu quả phối kết hợp giữa trường mầm non với trường sư phạm trong việc đào tạo nghề cho giáo sinh. - Thông qua sáng kiến kinh nghiệm giúp bản thân cũng như những đồng nghiệp với vai trò là những nhà quản lý giáo dục, xác định nghiêm túc trách nhiệm trong công tác chỉ đạo kiến tập, thực tập. Từ đó xây dựng quy trình KẾ - TỔ - ĐẠO - KIỂM khoa học và hiệu quả nhất, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ tương lai cho ngành học. - Từ việc nghiêm túc thực hiện công tác chỉ đạo kiến tập, thực tập đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong tập thể, giúp đội ngũ nhà trường có phong cách làm việc tự giác, nghiêm túc. Luôn có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao năng lực về mọi mặt để xứng đáng là những đàn chị đi trước, là tấm gương sáng cho các em giáo sinh học tập. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 3.1. Kết luận: GDMN bậc đặt nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cô giáo MN với vai trò là người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Để chất lượng GDMN thực sự có hiệu quả thì điều kiện cơ bản tiên quyết đầu tiên phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên. Nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên là một việc làm cần thiết và cấp bách bước đầu nhằm rèn luyện ý thức, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao năng lực thực hành, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên ngành GDMN. Hy vọng trong sự quan tâm trăn trở của lãnh đạo khoa MN trường ĐH Hồng Đức, sự nhiệt tâm của các thầy cô giáo, sự gắn kết chặt chẽ của các nhà trường MN và sự cố gắng nỗ lực học tập, rèn luyện của các em sinh viên ngành GDMN sẽ đào tạo được lớp lớp giáo viên vừa hồng, vừa chuyên cho bậc học MN nói riêng và cho hệ thống giáo dục nước nhà nói chung. 3.2. Kiến nghị: Trong thời gian và phạm vi nghiên cứu đề tài có hạn, vì vậy những giải pháp về nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên sư phạm mầm non thông qua hoạt động kiến tập, thực tập sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, 15 kính mong hội đồng xét duyệt SKKN các cấp đóng góp ý kiến để bản SK được hoàn thiện hơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI VIẾT Thanh hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người làm sáng kiến kinh nghiệm Lê Thị Lan Anh 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Thành Hưng ( 2016), “ Vai trò của kỹ năng trong sự phát triển con người”. Tạp chí khoa học số 31, tháng 4/2016. 2. Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha, (2016), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 3. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, ( 2001). Từ điển giáo dục học, NXB từ điển Bách khoa - Hà Nội. 4. Vũ Xuân Hùng (2011). Dạy học hiện đại và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên, NXB lao động xã hội Hà Nội. 17 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đà ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Lê Thị Lan Anh Chức vụ và đơn vị công tác: Trường mầm non Đông Thọ B TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...) 1. 2. Biện pháp dạy trẻ LQ với toán Biện pháp chỉ đạo chuyên đề nâng cao Sở GD&ĐT Sở GD&ĐT Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) B C Sở GD&ĐT C 2008-2009 4. khoa học BP chỉ đạo nâng cao hiệu quả tổ chức Sở GD&ĐT C 2010-2011 5. HĐVC cho trẻ MG ở trường MN Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác PGD&ĐT B 2012-2013 6. XHHGD ở trường MN Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Sở GD&ĐT C 2013-2014 7. XHHGD ở trường MN Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác PGD&ĐT A 2014-2015 8. XHHGD ở trường MN Thực trạng việc thực hiện dân chủ ở PGD&ĐT A 2015-2016 9 trường mầm non. Giải pháp nâng cao kỹ năng nghề PGD&ĐT A 2016-2017 Năm học đánh giá xếp loại 2000-2001 2005-2006 chất lượng cho trẻ LQVH &CV lứa 3. tuổi MGL Nâng cao hiệu quả dạy và học thông qua việc hướng dẫn trẻ khám phá cho sinh viên thông qua việc hướng dẫn sinh viên thực tập, kiến tập tại 18 trường MN nói chung và trường MN Đông Thọ B 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan