Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ động cơ làm việc của nhân viên khối văn phòng ở việt nam...

Tài liệu động cơ làm việc của nhân viên khối văn phòng ở việt nam

.PDF
27
49
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KHỐI VĂN PHÒNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2016 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ C n tr n n n ứu o ọ n (l 1. Nguyễn Thị Phương Dung; Xây dựng thang đo động viên nhân viên nhân viên khối văn phòng ở Thành phố Cần Thơ; Tạp chí khoa học đại học Cần Thơ số 22b năm 2012; NXB đại học Cần Thơ. 2. Nguyễn Thị Phương Dung; Niềm tin ở tổ chức tác động đến động cơ và kết quả làm việc của nhân viên khối văn phòng ở việt nam; Tạp chí khoa học đại học Cần Thơ số 34c năm 2014; NXB đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Thị Phương Dung; Các mối quan hệ quen biết có ảnh hưởng đến động cơ làm việc của nhân viên không?; Tạp chí khoa học đại học Cần Thơ số 33c năm 2014; NXB đại học Cần Thơ. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KHỐI VĂN PHÒNG Ở VIỆT NAM C uy n n àn : QUẢN TRỊ KINH DOANH M s : 62.34.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH THỌ TS. HOÀNG LÂM TỊNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2016 CHUƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Vấn ề n n ứu Trong quá trình phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng như hiện nay thì kinh tế tri thức – một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Việc phát triển tri thức ở Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt, theo đánh giá của Worldbank1 (2012) Việt Nam được xếp hạng 104 so với thế giới về phát triển kinh tế tri thức, cao hơn 9 lần so với năm 2000. Điều này cho thấy rằng, chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và nhân lực có tri thức nói riêng đã không ngừng được nâng cao nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của một quốc gia. Nhân lực có tri thức được xem như là tài sản, nguồn lực vô cùng quý giá quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp (Chu Văn Toàn, 2009). Từ nhu cầu thực tiễn trên, các nhà khoa học trên thế giới đã không ngừng nghiên cứu xoay quanh lực lượng lao động có tri thức, với mục tiêu khám phá ra những nhân tố mới nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn vẫn chưa phát huy tác dụng ở một số nơi trên thế giới. Cụ thể là, một website điều tra về lao động và việc làm ở Anh cho thấy, “có đến 70% nhân viên nói rằng họ nhận được sự động viên của lãnh đạo ít hơn trước đây, 80% tin rằng, nếu họ muốn, họ có thể làm việc tốt hơn rất nhiều, và 50% lao động thừa nhận rằng họ chỉ làm việc vừa đủ để không bị sa thải” (trích tailieu.vn). Điều này có nghĩa là, khả năng của nhân viên chưa được phát huy đúng mức bởi họ không có động cơ để làm việc. Dựa trên lập luận này, nghiên cứu xác định chủ đề nghiên cứu cần phải thực hiện là động cơ làm việc của nhân viên. Động cơ làm việc không phải là một chủ đề mới, nhưng nó trở thành một chủ đề trung tâm được quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng lương đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức, vì thế các nhà nghiên cứu xem lương là một chính sách tài chính mạnh nhất có thể kích thích động cơ của nhân viên (Stringer, 2008). Ngược lại, một số nghiên cứu gần đây cho thấy chính sách tài chính không phải là sự khích lệ tốt nhất để kích thích nhân viên (Zhou và cộng sự, 2011). Vì quá trình làm việc của nhân viên không chỉ bị tác động bởi những phần thưởng vật chất mà còn bị tác động bởi các yếu tố khác. Theo dòng suy nghĩ này, Robbins (1998) xác định động cơ là sự sẵn sàng cố gắng hết sức của một người trong điều kiện nhu cầu cá nhân được thỏa mãn. Sự cố gắng này cho thấy các mức độ động cơ là khác nhau bởi giá trị công việc và nhu cầu của người lao động là không giống nhau (Yang, 2011). Căn cứ vào lập luận này, nghiên cứu tiến hành xác định động cơ làm việc của nhân viên dựa trên nền tảng hoàn cảnh xã hội đặc biệt về phương diện văn hóa ở Việt Nam để giải thích các yếu tố tác động đến quá trình hình thành và kết quả của động cơ làm việc. 1.2 Mụ t u n n ứu Để thực hiện được mục tiêu trên, nghiên cứu sẽ giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: 1. Khám phá và đo lường các yếu tố cấu thành động cơ làm việc của nhân viên khối văn phòng ở Việt Nam. 2. Xác định mức độ tác động của nhận thức về niềm tin của nhân viên ở tổ chức, các quan hệ phi chính thức ở nơi làm việc đến động cơ làm việc. 3. Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa động cơ làm việc và kết quả hành vi dựa trên nền tảng hoàn cảnh xã hội ở Việt Nam. 4. Kiểm định sự khác biệt về động cơ làm việc theo đặc điểm cá nhân, vị trí địa lý và khu vực làm việc. 1.3 Đ tƣợn và p ạm v n n ứu 1.3.1 P ạm v Đối tượng nghiên cứu là động cơ làm việc của nhân viên. Đối tượng khảo sát là nhân viên khối văn phòng làm việc trong khu vực công và tư ở địa bàn thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi khảo sát được giới hạn ở nhân viên văn phòng, tức không bao gồm tất cả các loại nhân viên. Đối tượng được phỏng vấn là nhân viên và quản lý mà không bao gồm chủ doanh nghiệp. 1.4 P ƣơn p pn n ứu 1.4.1 P ƣơn p p t u s l u Số liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhân viên khối văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ cả khu vực công và tư. 1.4.2 P ƣơn p p p ân tí s l ệu Nghiên cứu được thực hiện bao gồm 2 bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. (1) N n ứu sơ ộ Chương trình nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định tính gồm: 20 ý kiến, thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm Phương pháp định lượng gồm hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. (2) N n ứu ín t ứ Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. 1.5 Ý n ĩ ủ n n ứu Nghiên cứu này không chỉ mang lại ý nghĩa về mặt khoa học mà còn thực tiễn ở Việt Nam. Đặc biệt là cho các nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý các cơ quan ban ngành cũng như các tổ chức đào tạo, giáo dục đại học, hiệp hội doanh nghiệp, giám đốc điều hành doanh nghiệp CEO (Chief Executive Officer). 1.6 Kết ấu ủ n n ứu Kết cấu của nghiên cứu được chia thành năm chương được trình bày với những nội dung sau: C ƣơn 1. G ớ t ệu: Mục tiêu của chương là giới thiệu vấn đề chính dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện nghiên cứu và những mục tiêu quan trọng để giải quyết vấn đề nghiên cứu. C ƣơn 2. Cơ sở lý t uyết và m n n n ứu: Tổng kết lý thuyết nghiên cứu về động cơ làm việc và những lý thuyết có liên quan. Xây dựng mô hình lý thuyết về động cơ làm việc dựa trên nền tảng hoàn cảnh xã hội đặc thù về phương diện văn hóa ở Việt Nam. C ƣơn 3. P ƣơn p pn n ứu: Mục tiêu là xây dựng và phát triển những tiêu chí đo lường các thang đo thành phần thông qua chương trình nghiên cứu định tính và định lượng. C ƣơn 4. P ân tí ết quả và ểm ịn m n n n ứu: Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên bộ dữ liệu chính thức là 485 quan sát ở cả 2 địa bàn nghiên cứu. Chương này với mục tiêu kiểm định lại giá trị các thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và kiểm định sự khác biệt theo thuộc tính cá nhân. C ƣơn 5. Kết luận và àm ý ủ n n ứu: Tổng kết những phát hiện của nghiên cứu và đóng góp về mặt học thuật. Những hạn chế trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hướng khắc phục. CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 2 giới thiệu về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu động cơ làm việc. 2.1 Tổn ết lý t uyết ộn ơ làm v ệ 2.1.1 Địn n ĩ về ộn ơ làm v ệ Thuật ngữ “động cơ” có nguồn gốc từ chữ movere theo tiếng Latin có nghĩa là thúc đẩy (Kneitner và Kinicki, 1998). Nội hàm của động cơ là thúc đẩy một người hành động, dựa vào nội hàm này các nhà khoa học đã khám phá và chứng minh các yếu tố dẫn đến sự thúc đẩy, kích thích động cơ của một người. “Động cơ làm việc được thể hiện thông qua quá trình tâm lý nhằm tạo ra sự kích thích, điều khiển, và kiên trì thực hiện của các hoạt động tự nguyện theo mục tiêu đã được định hướng” (Mitchell, 1982). Theo Mitchell (1982), động cơ bị thúc đẩy bởi yếu tố tâm lý và hành vi mà một người điều khiển hành động của mình để đạt được kết quả mong đợi. Trong nghiên cứu này, định nghĩa về động cơ làm việc của Mitchell (1982) được sử dụng, vì quá trình làm việc của một người không chỉ bị tác động bởi các yếu tố vật chất, mà còn bị tác động bởi các yếu tố thuộc về tâm lý, đặc điểm của cá nhân. Một người có thể điều chỉnh hành vi của mình để thực hiện một hành động có ý nghĩa với bản thân và mọi người xung quanh. Đây là nội hàm của thuyết sự tự quyết, vì thế, để giải thích quá trình “nội hóa” những yếu tố thuộc về hoàn cảnh xã hội đặc thù dựa trên phương diện văn hóa thì định nghĩa của Mitchell (1982) là phù hợp nhất. 2.1.2 Lý t uyết về ộn ơ làm v ệ Trên thực tế có rất nhiều lý thuyết về động cơ đã và đang được ứng dụng, nghiên cứu này xác định lý thuyết phù hợp nhất để giải thích những hiện tượng thực tế, với mục tiêu khám phá ra những nhân tố mới có thể điều chỉnh động cơ ở những quốc gia có hoàn cảnh xã hội đặc biệt. Theo cái nhìn toàn diện về động cơ, thì Bartol và Martin (1998) chia các lý thuyết về động cơ thành ba nhóm: thuyết nhu cầu, thuyết nhận thức (cognitive theory) và thuyết củng cố (reinforcement theory) là nền tảng cho sự phát triển lý thuyết hiện đại về động cơ làm việc. Các lý thuyết này cung cấp cơ sở nền tảng cho việc phát triển các mô hình nghiên cứu, thảo luận kết quả và giải thích, ứng dụng trong thực tiễn về động cơ làm việc. Nghiên cứu này giới thiệu một cách khái quát nhất các lý thuyết động cơ đã được lựa chọn: (1) thuyết công bằng, (2) thuyết kỳ vọng, và (3) thuyết sự tự quyết. 2.1.3 Cơ sở ủ v ệ lự ọn lý t uyết sự tự quyết Thuyết sự tự quyết tập trung vào bản chất (Tremblay và cộng sự, 2009) hơn là hình thức của động cơ, nghĩa là thuyết này lý giải tại sao một người lựa chọn hành động để thực hiện. Trong khi đó, hầu hết những thuyết còn lại thì tập trung vào hình thức của động cơ như thuyết hai nhân tố của Herzberg, thuyết kỳ vọng của Porter và Lawler, thuyết bản chất công việc của Adam, thuyết kết nối những quan điểm về động cơ của Locke, nghĩa là các nhà nghiên cứu xác định những nhân tố tác động đến động cơ mà không đi sâu vào giải thích bản chất của vấn đề. Nghiên cứu này sử dụng thuyết sự tự quyết là lý thuyết nền tảng, sự lựa chọn lý thuyết này với mong đợi thuyết sự tự quyết tạo ra sự hiểu biết sâu sắc về động cơ làm việc. Theo lập luận ban đầu, hầu hết các thuyết trình bày về động cơ làm việc đều cho rằng động cơ có nguồn gốc và bắt đầu từ nhu cầu, vì thế hàng loạt các nhà nghiên cứu đã khám phá và chứng minh cho đều này. Nhưng theo Triandis (1993; trích Humphreys, 2007)) cho rằng văn hóa là một biến điều chỉnh lớn đối với động cơ ở những quốc gia có xã hội đặc biệt về phương diện văn hóa. Theo khảo sát mới nhất của Hofstede2 thì văn hóa ở xã hội Việt Nam được mô tả như là văn hóa có khoảng cách quyền lực cao, tránh sự không chắc chắn và văn hóa tập thể, trong khi đó văn hóa ở các nước phương Tây có khoảng cách quyền lực thấp, tránh sự không chắc chắn thấp và văn hóa cá nhân. Điều này nói lên rằng xã hội Việt Nam có văn hóa khác với văn hóa ở xã hội phương Tây. Trong khi đó, phần lớn lý thuyết về động cơ làm việc đều được xây dựng và phát triển ở phương Tây là chủ yếu. Theo lập luận của Triandis (1993), thì việc xác định động cơ làm việc ở Việt Nam là cần thiết. Dựa vào quan điểm trên, nghiên cứu này tập trung vào yếu tố xã hội đặc biệt về phương diện văn hóa. Theo cơ sở lý thuyết được trình bày ở trên, thì lý thuyết sự tự quyết cũng đề cập yếu tố hoàn cảnh xã hội có thể làm tăng hoặc cản trở động cơ làm việc của nhân viên (Deci và Ryan, 2000). Vì thế, nghiên cứu này cần làm rõ là hoàn cảnh xã hội ở Việt Nam về phương diện văn hóa làm tăng động cơ hay làm cản trở động cơ làm việc của nhân viên? Theo Guo (2007), thuyết sự tự quyết khác với các thuyết khác khi nghiên cứu về động cơ làm việc: (1) dựa trên giả định rằng con người vốn năng động nhưng hoàn cảnh xã hội có thể làm tăng hoặc cản trở động cơ của họ, (2) động cơ của con người không chỉ khác về số lượng, mà còn khác về bản chất và chất lượng; và (3) tiến trình phân tích động cơ dựa trên nhu cầu tâm lý cơ bản của con người. Phần này nghiên cứu tổng kết lý thuyết để tìm ra khoảng trống trong lý thuyết cũng như xây dựng nền tảng cho việc hình thành mô hình nghiên cứu. 2.2 Tổn qu n về lý t uyết ó l n qu n 2.2.1 Tổn qu n lý t uyết về n ềm t n ở tổ ứ 2.2.1.1 Địn n ĩ về n ềm t n Định nghĩa về niềm tin (trust) được xác định theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nội dung và đối tượng nghiên cứu (Burke và cộng sự, 2007). Nhìn chung, định nghĩa được chấp nhận phổ biến nhất là định nghĩa được xây dựng bởi Rousseau và cộng sự (1998), tác giả này cho rằng “niềm tin là một trạng thái tâm lý của một người chấp nhận dễ bị tổn thương dựa trên kỳ vọng tích cực về ý định hoặc hành vi của người khác”. Nghĩa là, khi tin tưởng một ai đó thì phải chấp nhận rủi ro và mong đợi người được tin sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Định nghĩa này đã được sử dụng nhiều vì Rousseau và cộng sự (1998) đã cho thấy được tiến trình hình thành niềm tin một cách rõ ràng nhất. 2.2.1.2 Lý t uyết về n ềm t n ở tổ T uyết ản sắ x ộ (So ứ l dent ty t eory): Ở xã hội phương Đông, niềm tin của một người được xác định dựa trên danh tính của họ đối với người khác (Fan, 2002; Han và cộng sự, 2012). Danh tính được nhận dạng thông qua danh tiếng và uy tín, nghĩa là niềm tin được hình thành dựa trên chức vụ và uy tín mà người đó có được. Ngoài ra, danh tính của một người còn được xác định thông qua ngoại hình, khả năng và năng lực mà một người tạo uy tín trong nhóm, gia đình, và xã hội (Fan, 2002). Yếu tố danh tính được nhận dạng dựa trên chuẩn mực của xã hội (Bedford, 2011) và nó là nguồn gốc của niềm tin (Hwang, 1999; House và cộng sự, 1997). Ở Việt Nam vấn đề này cũng xảy ra tương tự, bởi văn hóa Việt Nam là văn hóa được biết là có khoảng cách lớn về quyền lực (Hofstede2). Kết quả là người quản lý được tin tưởng thông qua quyền lực, vị trí và uy tín mà họ có được ở một thời điểm nhất định. Thuyết này là thuyết cơ bản để nhận định sự khác biệt về chuẩn mực xã hội ở xã hội phương Đông so với phương Tây. T uyết tr o ổ x ộ (So l ex n e t eory): Lý thuyết trao đổi xã hội tạo ra sự hiểu biết về hành vi con người (Lai và cộng sự, 2014). Điểm đặc biệt của thuyết này là hành động của con người tùy thuộc vào phần thưởng được phân bổ từ người khác (Blau, 1964). Trao đổi giữa các cá nhân diễn ra bằng cách trao đổi nguồn lực và phần thưởng một cách tự nguyện giữa hai người có mối quan hệ (Cook, 1977; Cropanzano và Mitchell, 2005; trích Lai và cộng sự, 2014). Thuyết trao đổi xã hội ban đầu được xem như là mối quan hệ trao đổi giữa lợi ích và chi phí. Sau đó, lý thuyết này mở rộng và bổ sung quá trình năng động của mối quan hệ, những triết lý của thuyết trao đổi quan hệ được ứng dụng trong mạng lưới mối quan hệ (Cropanzano và Mitchell, 2005). 2.2.1.3 Cơ sở ủ v ệ lự ọn t uyết n ềm t n ở tổ ứ Căn cứ vào những lập luận ở trên, nghiên cứu này có mục tiêu là xác định niềm tin theo chiều dọc tức là niềm tin nhân viên đối với tổ chức và lãnh đạo trực tiếp (quản lý). Theo lý thuyết trao đổi xã hội (social exchange theory) của Blau (1964), niềm tin được xây dựng thông qua quá trình trao đổi tình cảm giữa nhân viên và quản lý. Nghĩa là, niềm tin là rất quan trọng trong việc hình thành các mối quan hệ. Blau (1964) cho rằng niềm tin có thể được tạo ra như sau: (1) thông qua việc trao đổi, tiếp xúc thường xuyên giữa hai bên, và (2) mở rộng mối quan hệ qua thời gian. Lý thuyết này cho thấy niềm tin có thể được xây dựng từ các mối quan hệ xã hội bởi niềm tin có thể được tạo ra thông qua việc trao đổi và tiếp xúc thường xuyên giữa các bên. Với mong đợi được lập luận ở trên, nghiên cứu này sử dụng lý thuyết trao đổi xã hội của Blau như là lý thuyết nền trong việc xây dựng niềm tin của nhân viên ở tổ chức. 2.2.2 Tổn qu n lý t uyết về m qu n ệ n ân 2.2.2.1 Địn n ĩ về m qu n ệ n ân Quan hệ cá nhân được định nghĩa như là mối quan hệ đặc biệt giữa hai người với nhau (Alston, 1989). Định nghĩa này xác định rõ phạm vi mối quan hệ đặc biệt. Tuy nhiên, theo Jacobs (1979), quan hệ cá nhân có nghĩa là mạng lưới quan hệ hoặc mối quan hệ đặc biệt. Không chỉ giới hạn mối quan hệ của hai người, mà Jacobs cho rằng mối quan hệ đặc biệt này có liên quan đến cả mạng lưới mối quan hệ của xã hội. Vì thế, phạm vi và tầm hoạt động của quan hệ cá nhân được mở rộng cả về ý nghĩa và hàm ý trong việc vận dụng định nghĩa trên. Trong khi đó, nghiên cứu có mục tiêu là xác định quá trình hình thành mối quan hệ cá nhân của một người và chất lượng của mối quan hệ tác động đến động cơ và niềm tin của nhân viên trong tổ chức. Vì thế, định nghĩa của Jocobs là định nghĩa phù hợp nhất để giải thích nội hàm của nghiên cứu. 2.2.2.2 Lý t uyết qu n ệ n ân Quan hệ đặc biệt được các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh. Thật khó kinh doanh ở xã hội phương Đông khi không có mối quan hệ đặc biệt, vì thế thuật ngữ này đã được chấp nhận ở các nước phương Tây và xem là điểm văn hóa đặc biệt. Sau đó, thuật ngữ này được các nhà nghiên cứu phân loại dựa trên các cách tiếp cận khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân loại và xem xét mức độ tác động của chúng lên lợi ích của các bên có mối quan hệ. Trong khi đó, nghiên cứu về quá trình hình thành quan hệ đặc biệt vẫn chưa được khám phá. Mãi cho đến năm 2011, Bedford đã đề xuất mô hình lý thuyết về quan hệ đặc biệt ở nơi làm việc. Mô hình Bedford (2011) đã đề xuất tiến trình năng động ở nơi làm việc và quan hệ cửa sau. Mô hình này khắc phục hạn chế của những nghiên cứu trước đó như là (1) cách giải quyết cách một người không có mối quan hệ đặc biệt có thể phát triển mối quan hệ với người khác, (2) sự tồn tại quan hệ đặc biệt không tồn tại một mình riêng lẻ mà phải có quan hệ giữa hai bên và (3) quan hệ đặc biệt tiếp cận theo những cách khác nhau thông qua nguyên tắc trao đổi lợi ích. Lý thuyết quan hệ đặc biệt ở nơi làm việc của Bedford chỉ dừng lại ở mô hình lý thuyết được đề xuất và rất ít nghiên cứu kiểm chứng các mối quan hệ trên. Theo Bedford (2011), quan hệ làm việc là “quá trình mà các cá nhân có mối quan hệ trải qua thời gian dựa trên các yếu tố tình cảm để có thể thực hiện công việc”. Theo lập luận của Bedford (2011) thì các mối quan hệ này sẽ được hình thành qua thời gian bởi nó có yếu tố tình cảm can thiệp vào quá trình thực hiện công việc. Tuy nhiên, các nghiên cứu về quan hệ ở nơi làm việc tập trung vào các mối quan hệ chính thức, trong khi đó, các mối quan hệ phi chính thức thì vẫn chưa được xem xét. Vì thế, nghiên cứu này sẽ xác định các mối quan hệ đặc biệt ở nơi làm việc là một biến thuộc về hoàn cảnh xã hội ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu cũng làm rõ tác động tăng hoặc cản trở động cơ làm việc. 2.2.3 Tổn qu n lý t uyết về ết quả t ự ện n vệ 2.2.3.1 Địn n ĩ ết quả t ự ện n v ệ Kết quả thực hiện công việc của nhân viên là một khái niệm còn nhiều ẩn ý và rất ít nghiên cứu đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về nó, mặc dù thuật ngữ này đã được thực hiện trong nhiều nghiên cứu về hành vi nhân viên trong tổ chức (Mai, 2010). Kết quả thực hiện công việc được xác định như là hành vi của nhân viên tham gia vào công việc (Jex, 2002). Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả thực hiện công việc là một khái niệm đa hướng (Binnewies và cộng sự, 2010). Nhìn chung, các định nghĩa về kết quả thực hiện công việc là cách mà một người thực hiện công việc của mình. Mà cách thực hiện công việc này có yếu tố hành vi nhân viên can thiệp vào. Vì thế, nghiên cứu này dựa trên cách tiếp cận của Milkovich và Wigdor(1991), xem kết quả thực hiện công việc của nhân viên như là một chức năng của hành vi. 2.2.3.2 Lý t uyết ết quả t ự ện n v ệ Lý thuyết kết quả nói chung (performance theory) là lý thuyết nền của lý thuyết kết quả thực hiện công việc và lý thuyết kết quả cá nhân (Sonnentag và Frese, 2002). Lý thuyết kết quả thực hiện công việc đã nhận được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, vì thế lý thuyết này đã không ngừng được hoàn thiện thông qua hàng loạt nghiên cứu khác nhau (Campbell và cộng sư, 1990). Campbell và cộng sự (1990) là người đầu tiên đã xây dựng nội dung và thành phần của lý thuyết kết quả nói chung. Mô hình của Campbell và cộng sự (1990) cho rằng kết quả bao gồm 3 thành phần sau: kiến thức, quá trình sử dụng kiến thức và động cơ. Năm 1993, Campbell và cộng sự tiếp tục phát triển mô hình kết quả hành vi dựa trên những hạn chế của lý thuyết kết quả mà ông đã nghiên cứu năm 1990. Tuy nhiên, mô hình mới này lại có hạn chế vì đã không xác định bản chất của hành động và tiến trình đánh giá kết quả nói chung (Motowidlo và cộng sự, 1997). Theo Sonnentag và Frese (2002), kết quả thực hiện công việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác hơn là hành vi cá nhân. Căn cứ vào việc tổng kết của các nhà nghiên cứu trước đó, Borman và Motowidlo (1993) đã phân biệt kết quả thực hiện công việc và kết quả theo ngữ cảnh. Theo Borman và Motowidlo (1993) có ba điểm khác biệt của kết quả theo ngữ cảnh và kết quả thực hiện công việc là: (1) các hoạt động kết quả thực hiện công việc khác với các hoạt động trong kết quả theo ngữ cảnh, (2) kết quả thực hiện công việc có liên quan đến khả năng, trong khi đó kết quả theo ngữ cảnh có liên quan đến tính cách và động cơ, và (3) kết quả thực hiện công việc đề cập đến nhiệm vụ cần phải thực hiện, còn kết quả ngữ cảnh đề cập đến môi trường. Tiếp theo đó là hàng loạt nghiên cứu đã xem xét đặc điểm cá nhân tác động lên kết quả cá nhân. Các nghiên cứu gần đây chỉ ứng dụng một phần đề xuất trong mô hình của Campbell và cộng sự (1990) và Motowidlo và cộng sự (1997). Phần lớn các nhà nghiên cứu đã gộp chung kết quả thực hiện công việc của nhân viên vào đặc điểm cá nhân của họ. 2.2.3.3 Cơ sở o v ệ lự ọn lý t uyết ết quả t ự ện n vệ Mặc dù lý thuyết kết quả thực hiện công việc đã được phát triển qua các giai đoạn khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu đã ứng dụng nhiều quan điểm khác nhau về kết quả trong quá trình nghiên cứu của mình bởi các lý thuyết trên chỉ phát huy tác dụng một phần. Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng các chính sách về tài chính để nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Trong khi đó, quá trình làm việc của một người bị tác động bởi những yếu tố khác như tâm lý, hành vi của nhân viên ở tổ chức. Căn cứ vào lập luận trên, nền tảng hoàn cảnh xã hội về phương diện văn hóa là cơ sở quan trọng để điều chỉnh động cơ nhằm nâng cao khả năng ứng dụng ở những quốc gia đặc thù về văn hóa. Vì vậy, nghiên cứu này xem xét kết quả thực hiện công việc như là kết quả hành vi kiểm soát của nhân viên dưới tác động của các mối quan hệ ở nơi làm việc và niềm tin ở tổ chức. Nghiên cứu sử dụng khái niệm kết quả hành vi của nhân viên được xây dựng bởi Tepeci (2001). 2.3 Xây dựn m n n n ứu Nghiên cứu này xem xét hai khía cạnh liên quan đến động cơ làm việc là nguyên nhân và kết quả. Yếu tố nguyên nhân gồm có nhận thức của nhân viên về niềm tin ở tổ chức (gọi tắt là niềm tin ở tổ chức) và quan hệ đặc biệt ở nơi làm việc. Yếu tố kết quả là kết quả hành vi của nhân viên (gọi tắt là kết quả hành vi). Dựa vào cơ sở lý thuyết trình bày ở phần 2.2, mô hình lý thuyết được đề xuất ở hình 2.1. Kết quả hành vi Niềm tin ở tổ chức H2 (+) Động cơ làm việc H4 (+) (+) Quan hệ đặc biệt ở nơi làmviệc Quan hệ cá nhân H n 2.1.M Bản 2.1: Tóm tắt n lý t uyết về ộn ơ làm v ệ ả t uyết Giả thuyết M i quan hệ Niềm tin ở tổ ch c H1 Niềm tin ở tổ ch c H2 Quan h ặc bi t ở ơ l H3 Quan h ặc bi t ở ơ l H4 Độ ơl c H5 Quan h â H6 Quan h â H7 c c Kết qu Độ ơl c Độ ơl c Niềm tin ở tổ ch c Kết qu Gi thuyết H2 Gi thuyết H3 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 3 bao gồm 4 phần chính: (a) thiết kế nghiên cứu, (b) các thang đo, đo lường các khái niệm nghiên cứu, (c) đánh giá sơ bộ thang đo. 3.1 T ết ế n n ứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1, chương trình nghiên cứu sơ bộ đươc thực hiện nhằm để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp 20 ý kiến, thảo luận tay đôi, thảo luận nhóm, kiểm định độ tin cậy Cronbach's alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Giai đoạn 2, chương trình nghiên cứu chính thức được thực hiện nhằm mục đích kiểm định lại mô hình đo lường và mô hình lý thuyết với bộ dữ liệu là 485 quan sát, thông qua phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích SEM. Chương trình nghiên cứu sơ bộ được thực hiện gồm: (1) xây dựng và phát triển thang đo, (2) kiểm định thang đo và (3) kết luận chương trình nghiên cứu sơ bộ. 3.2 Xây dựn t n o Từ cơ sở lý thuyết ở chương 2, nghiên cứu đã xác định được năm khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong luận án này, trong đó tất cả các khái niệm đều là khái niệm đa hướng. Năm khái niệm đa hướng bao gồm: (1) động cơ làm việc, (2) kết quả hành vi, (3) nhận thức của nhân viên về niềm tin ở tổ chức, (4) các mối quan hệ đặc biệt ở nơi làm việc bên trong và (5) các mối quan hệ đặc biệt bên ngoài tổ chức. Mỗi thành phần đều có những khái niệm chi tiết định hình cho dàn bài thảo luận (phụ lục 1). Kết quả xây dựng và phát triển các thang đo thành phần được trình bày ở phụ lục 2. 3.3 Đ n sơ ộ t 3.3.1 K ểm ịn t n n o o sơ ộ ằn ộ t n ậy Thang đo động cơ làm việc gồm có 18 tiêu chí được đo lường thông qua 6 thành phần. Kết quả kiểm định tất cả các thang đo thành phần đều có ý nghĩa ở độ tin cậy > 0.7 và một tiêu chí bị loại là ER3 vì hệ số tương quan biến tổng < 0.3. Thang đo kết quả hành vi gồm 10 tiêu chí được đo lường qua 2 thành phần. Kết quả kiểm định cho thấy cả hai thang đo thành phần đều có ý nghĩa ở độ tin cậy = 0.698; 0.685. Riêng tiêu chí đo lường WILL2 bị loại. Thang đo niềm tin ở tổ chức gồm 4 thành phần, được đo lường thông qua 21 tiêu chí. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các thành phần của thang đo đều đạt được tin cậy cao > 0.8. Trong đó, có 2 tiêu chí đo lường bị loại là TRUST 2 và RE5. Thang đo các mối quan hệ đặc biệt ở nơi làm việc được đo lường qua 15 tiêu chí ở hai thành phần là quan hệ quản lý-nhân viên và quan hệ đồng nghiệp. Cả hai thành phần của thang đo đều có độ tin cậy cao > 0.8, trong đó tiêu chí DN7 bị loại. Thang đo các mối quan hệ cá nhân gồm có 3 thành phần, được đo lường qua 14 tiêu chí. Cả 4 thành phần của thang đo đều có độ tin cậy cao α > 0.7 và không có tiêu chí nào bị loại. 3.3.2 P ân tí n ân t mp (EFA) Thang đo động cơ làm việc: kết quả cho thấy KMO = 0.810 > 0.50 và sig. = .000 < 0.01 thang đo đạt được giá trị thống kê. Tróng đó, có bốn nhân tố được trích với tổng phương sai trích là 66.15% > 60%. Hai thành phần động cơ bên trong và động cơ điều chỉnh để hòa nhập gom lại thành 1 và nhóm điều chỉnh theo mục tiêu bị loại. Thang đo kết quả hành vi: Kết quả phân tích EFA cho thấy KMO = 0.716 > 0.5, sig. = .000 < 0.01, tổng phương sai trích 64.794% lớn hơn 60%. Số nhân tố trích được là 2 nhân tố, trong đó SAT3, SAT4 bị loại vì chúng có trọng số nhân tố < 0.5. Thang đo niềm tin ở tổ chức: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy KMO = 0.827 > 0.5, sig. = .000, thể hiện mức ý nghĩa cao. Tổng phương sai trích bằng 72.79% > 60%, số nhân tố trích được là 4 nhân tố và không có tiêu chí nào bị loại. Thang đo các mối quan hệ đặc biệt ở nơi làm việc: Kết quả phân tích nhân tố EFA khái niệm quan hệ đặc biệt ở nơi làm việc cho thấy, KMO = 0.852 > 0.5, Sig. = .000 < 0.01. Vì vậy có thể kết luận khái niệm này có mức ý nghĩa cao. Tổng phương sai trích của khái niệm là 63.31% > 60%. Số nhân tố trích được là 3 nhân tố trong đó có một nhân tố mới được tách ra từ thang đo thành phần quan hệ quản lý-nhân viên. Và cuối cùng là thang đo các mối quan hệ cá nhân: Kết quả phân tích cho thấy, KMO = 0.801 > 0.5, Sig. = .000 < 0.01, có ba nhân tố được trích với tổng phương sai trích của khái niệm là 65.36% > 60%, trọng số tải của các nhân tố đều > 0.5. Số nhân tố trích được là 3 nhân tố. 3.4 Kết luận về n n ứu sơ ộ Việc tiến hành nghiên cứu sơ bộ được thực hiện trên số phiếu phỏng vấn là 130 phiếu đạt yêu cầu và được đưa vào kiểm định sơ bộ như kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Việc kiểm định trong nghiên cứu sơ bộ giúp nghiên cứu đánh giá được tính phân biệt của các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ đã sàng lọc những biến không phù hợp trong các thang đo và được đưa vào danh sách các biến áp dụng cho chương trình nghiên cứu chính thức. CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Nội dung của chương này là (1) kiểm định sự phù hợp của mô hình đo lường bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA và (2) kiểm định mô hình lý thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. 4.1 K ểm ịn t n o ằn CFA Thang đo động cơ làm việc: Kết quả mô hình cho thấy các thông số thống kê như sau: Chi-square = 40.243 (p = .080), CMIN/df = 1.388 < 2. Các chỉ số GFI, TLI, CFI lần lượt là 0.983; 0.987 và 0.987 đều > 0.9, RMSEA = 0.028 < 0.08. Điều này có thể kết luận rằng dữ liệu phù hợp với thị trường. Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các nhân tố của thang đo cho thấy thang đo động cơ làm bên trong và động cơ điều chỉnh đề hòa nhập có p-value = 0.2982 > 0.05. Điều này có thể kết luận rằng cặp khái niệm này không đạt được giá trị phân biệt. Nghiên cứu kết luận là khái niệm động cơ bên trong và động cơ điều chỉnh để hòa nhập ở thị trường Việt Nam hợp thành một nhân tố. Thang đo kết quả hành vi: Kết quả phân cho thấy mô hình tương thích với dữ liệu thị trường thông qua các chỉ số: Chi-square = 23.651 (p = 0.034), CMIN/df = 1.815, GFI = 0.986, TLI = 0.966, CFI = 0.979 và RMSEA = 0.041. Hệ số tương quan của các khái niệm này khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Khái niệm kết quả hành vi của nhân viên đạt được giá trị phân biệt. Thang đo niềm tin ở tổ chức: Kết quả CFA cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường, Chi-square = 195.370 (p = .000); GFI = 0.953, TLI = 0.962; CFI = 0.970 và RMSEA = 0. Hệ số tương quan của các thành phần của khái niệm niềm tin ở tổ chức có các thành phần đều đạt được giá trị phân biệt. Thang đo các mối quan hệ đặc biệt ở nơi làm việc: Kết quả CFA cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường: Chisquare = 179.494 (p=.000), CMIN/df = 2.640 < 3, GFI = 0.947, TLI = 0.944, CFI = 0.958. Phần này tác giả sẽ đi tìm lý thuyết để giải thích
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan