Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật hình sự việt nam...

Tài liệu Định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật hình sự việt nam

.PDF
80
1
123

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH LÝ NGỌC SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Định hướng ứng dụng Mã số: 8380104 Người hướng dẫn khoa học : Pgs. Ts. Nguyễn Thị Phương Hoa Học viên : Lý Ngọc Sơn Lớp : Cao học Luật, An Giang khóa 2 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo Luật hình sự Việt Nam” là kết quả của quá trình tổng hợp và nghiên cứu độc lập của cá nhân, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Pgs. Ts. Nguyễn Thị Phương Hoa. Nội dung tài liệu được sử dụng tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong trích dẫn tài liệu tham khảo. Các bản án, thông tin nêu trong luận văn là hoàn toàn chính xác, đúng sự thật. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Lý Ngọc Sơn DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự Bộ CA Bộ Công an Bộ TP Bộ Tư pháp CA Công an KSND Kiểm sát nhân dân NĐ Nghị định NĐ-CP Nghị định Chính phủ NXB Nhà xuất bản TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TNHS Trách nhiệm hình sự TTHS Tố tụng hình sự TTLT Thông tư liên tịch VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH TỘI CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN THEO DẤU HIỆU THUỘC MẶT KHÁCH QUAN VÀ MẶT CHỦ QUAN ..................7 1.1. Lý luận và cơ sở pháp lý hình sự của định tội danh Tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo dấu hiệu thuộc mặt khách quan và mặt chủ quan ........................7 1.2. Thực tiễn định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo dấu hiệu thuộc mặt khách quan, mặt chủ quan và kiến nghị ...................................................12 1.3. Kiến nghị hướng dẫn áp dụng pháp luật về Tội cố ý làm hư hỏng tài sản ..............................................................................................................................27 Kết luận chương 1 ...................................................................................................32 CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH TỘI CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM NHIỀU TỘI ....................................................33 2.1. Lý luận và cơ sở pháp lý hình sự của định tội danh tội huỷ hoại tài sản trong trường hợp phạm nhiều tội......................................................................33 2.2. Thực tiễn định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản trong trường hợp phạm nhiều tội và kiến nghị ...............................................................................37 Kết luận chương 2 ...................................................................................................47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng, tính chất vụ án biến phức tạp với những hành vi, thủ đoạn tinh vi, đa dạng, trong đó các vụ phạm tội về trật tự xã hội, xâm phạm sở hữu, phạm tội chức vụ… xảy ra liên tục, ngày càng nhiều. Tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu hiện nay xảy ra ngày càng nhiều, trong đó có tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Hành vi này tuy không mang tính chất chiếm đoạt nhưng người phạm tội đã có hành vi làm hư hỏng và gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người khác đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả, đòi hỏi công tác điều tra, truy tố, xét xử chính xác về tội danh đối với người phạm tội nhằm đáp ứng công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về "Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020"; và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" với nội dung "Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật”. Trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự tại các Tòa án vẫn còn nhiều vụ án không xác định đúng tội danh, đã khởi tố sai tội danh, dẫn đến việc phải ra quyết định thay đổi tội danh, hoặc quyết định hình phạt không đúng hoặc phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Vì thế, định tội được xem là tiền đề, điều kiện cho việc quyết định hình phạt đúng đắn, góp phần mang lại hiệu quả trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Việc định tội danh không chính xác đến nhiều hậu quả pháp lý mà bị cáo phải gánh chịu như: Hình phạt không tương xứng, xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm, tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hạn xác định án tích... Nhận thức được tầm quan trọng việc định tội danh, tác giả nhận thấy các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh, đặc biệt là đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội cố ý làm hư hỏng tài sản nói riêng. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản nhưng chỉ nêu lên các dấu hiệu đặc trưng cơ bản nhất của một cấu thành tội phạm, trong khi trên thực tế tội phạm xảy ra vô cùng phức tạp và đa dạng với sự tham gia của nhiều chủ thể thiện hành vi phạm tội, hành vi khách quan biểu hiện da dạng trong 2 thực tiễn, người phạm tội thực hiện cùng lúc nhiều hành vi phạm tội đi liền nhau trong đó có cả hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo Luật hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ Luật học. Trên cở sở khảo sát thực tiễn và kết quả xét xử tại Tòa án các cấp về định tội danh đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định Luật hình sự, tác giả nhận thấy trong thực tiễn quá trình thực hiện chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực hình sự có rất nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh về đánh giá chứng cứ, xác định tội cố ý làm hư hỏng tài sản như sau: - Nhầm lẫn giữa hành vi cố ý hủy hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản, cụ thể nhầm lẫn trong xác định chủ thể, khách thể, hành vi khách quan, đối tượng tài sản bị xâm phạm, hoặc chưa thống nhất về đánh giá xác định tội danh huỷ hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản,... Những vấn đề này chưa được quy định hoặc hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến có sai lầm trong xác định giữa hai hành vi cố ý huỷ hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản. - Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa xác định rõ đó là tài sản gì, được kết cấu ra sao, tính năng sử dụng của tài sản (được tạo thành từ một hay nhiều bộ phận khác nhau, tính đồng bộ của nó) ... việc xâm hại đó ảnh hưởng như thế nào đến tài sản đó. Đồng thời, chưa xác định rõ mục đích, động cơ thực hiện hành vi của người phạm tội trong trường hợp phạm nhiều tội trong đó có tội cố ý làm hư hỏng tài sản cùng với tội khác như “Trộm cắp tài sản”, “Cố ý gây thương tích” .... - Vấn đề định giá tài sản, việc thẩm định giá tài sản cũng rất phức tạp, đặc biệt trong những trường hợp mà dấp dính giữa định lượng tài sản với việc có tội hay không có tội, ví dụ: Trường hợp người thực hiện hành vi khi tấn công gây thiệt hại tài sản cho người khác mà người bị thiệt hại có nhiều tài sản bị gây thiệt hại nhưng có tài sản chỉ bị hư hỏng, có tài sản thì bị tiêu huỷ hoàn toàn, cũng có trường hợp nhiều tài sản mà giá trị tài sản bị thiệt hại lại khác nhau có tài sản giá trị bị thiệt hại ít hơn hai triệu đồng nhưng có tài sản lại có giá trị lớn hơn hai triệu đồng, dẫn đến xác định hậu quả xảy ra không chính xác sẽ dẫn đến xác định sai tội danh. Từ những vướng mắc thực tiễn định tội danh cố ý làm hư hỏng tài sản, tác giả đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật đối với tội danh này phù hợp với thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tội danh cố ý làm hư hỏng tài sản hoặc huỷ hoại tài sản được một số nhà khoa học, cán bộ làm công tác thực tiễn 3 nghiên cứu, trao đổi ý kiến nghiệp vụ thực tiễn xét xử, các giáo trình, bài giảng, bài viết đăng trên các tạp chí về tội danh này. Cụ thể: Về tài liệu nghiên cứu là sách giáo trình, sách chuyên khảo, gồm có: + Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm – Quyển I của trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm – Quyển I của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội; + “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm”, tập II của Đinh Văn Quế, năm 2005; “Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)” của tác giả Nguyễn Mai Bộ, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2010, Hà Nội; “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm” của GS.TS Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân năm 2001; “Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm”, cuả ThS Đinh Văn Quế, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005; Sau khi Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 sửa đổi bổ sung năm 2017 được ban hành, tội cố ý làm hư hỏng hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được tiếp tục đề cập trong “Giáo trình luật hình sự Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm” của Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, ... Quyền 4: Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 - Chương XVI: Các tội xâm phạm sở hữu; Chương XVII: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình Tác Giả: Đinh Văn Quế. - Về bài viết khoa học trên các tạp chí, gồm có: Lê Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Học viện Tư pháp (2009), Nhận diện tội hủy hoại tài sản và tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 của tác giả Dương Tấn Thanh; Khó khăn, vướng mắc trong xác định tội danh “Cố ý huỷ hoại tài sản và tội cố ý làm hư hỏng tài sản” của tác giả Nguyễn Tiến Đường; Đào Trí Úc (2001), "Tìm hiểu khái niệm và những đặc trưng cơ bản của tội phạm theo Luật hình sự Việt Nam", Nhà nước và Pháp luật. Võ Khánh Vinh (2003), "Thay đổi định tội danh, một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Tòa án nhân dân.... Các tà liệu này, tác giả nhận thấy đã giải quyết được những nội dung về vấn đề xác định tài sản là đối tượng tác động trong tội cố ý làm hư hỏng tài sản, định giá tài sản, xác định mục đích của người thực hiện hành vi. Luận văn kế thừa những nội dung đã được giải quyết trong các bài viết để tiếp tục nghiên cứu theo hướng toàn diện quy định pháp luật về tội cố ý làm hư hỏng tài sản. 4 - Về luận án, luận văn, gồm có: “Huỷ hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam” của Ngô Thị Huyền Phương, Viện Nhà nước và pháp luật, năm 2010; Định tội danh đối với tội huỷ hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam của Bùi Thị Nhung. Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu của các tác giả về tội cố ý làm hư hỏng tài sản, luận văn đã giải quyết được những vấn đề như sau: - Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật để xác định cấu thành tội phạm của tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo dấu hiệu yếu tố chủ quan và khách quan để phân biệt với tội huỷ hoại tài sản được chính xác, đúng quy định pháp luật hình sự; - Xác định dấu hiệu của tội cố ý làm hư hỏng tài sản trong trường hợp phạm nhiều tội đối với các hành vi xâm phạm nhiều khách thể khác nhau, hành vi kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng lúc hành vi xâm nhiều khách thể, đối tượng xâm phạm đa dạng để xác định chính xác từng hành vi cho phù hợp tội danh theo quy định pháp luật hình sự; trên cơ sở quy định pháp luật về tội cố ý làm hư hỏng tài sản làm sáng tỏ các hành vi khách quan, mục đích của người phạm tội, những vướng mắc từ thực tiễn xét xử đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản; - Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật hoặc các giải pháp, kỹ năng điều tra, truy tố, xét xử nhằm nâng cao hiệu xét xử đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản trong thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, các bài viết tập trung nghiên cứu góc độ khách thể xâm phạm hoặc về hành vi khách quan và chưa giải quyết toàn diện những vấn đề thực tiễn xét xử với những quy định pháp luật về tội danh này, đặc biệt trường hợp phạm nhiều tội, nhầm lẫn giữa hành vi huỷ hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản. Trong Luận văn này, tác giả phân tích những vướng mắc các cơ quan tiến hành tố tụng gặp phải để có đề xuất, kiến nghị phù hợp, nâng cao chất lượng xét xử các vụ án về Tội cố ý làm hư hỏng tài sản tại Tòa án. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Việc nghiên cứu về tội danh cố ý làm hư hỏng tài sản nhằm đề xuất những biện pháp về pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật để đảm bảo định tội danh đúng tội cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015. Để đạt được mục đích trên, Luận văn giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:  Một là, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật về tội cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015. 5  Hai là, đánh giá thực tiễn xét xử, xác định về mặt khách quan và mặt chủ quan của Tội cố ý làm hư hỏng tài sản, thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân các cấp về xác định hành vi khách quan đối với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản trong trường hợp phạm nhiều tội.  Ba là đề xuất các kiến nghị về pháp luật và áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm định tội danh đúng Tội cố ý làm hư hỏng tài sản. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định pháp luật về tội cố ý làm hư hỏng tài sản, thực tiễn áp dụng pháp luật trong định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015 tại Tòa án nhân dân các cấp. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Tác giả tập trung nghiên cứu về định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo mặt chủ quan, mặt khách quan của tội phạm và một số trường hợp phạm nhiều tội. + Về không gian: Tác giả nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội cố ý làm hư hỏng tài sản tại một số Toà án nhân dân các cấp trong cả nước. + Về thời gian: Tác giả nghiên cứu các bản án của Toà án nhân dân các cấp đã xét xử tội cố ý làm hư hỏng tài sản từ năm 2015 – 2021. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận văn được thực hiện với phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngoài ra, để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, Luận văn sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:  Phương pháp lý thuyết luật học được sử dụng để phân tích các vấn đề lý luận của định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Phương pháp này cũng được sử dụng trong việc phân tích quy định của BLHS năm 2015 để làm sáng tỏ các dấu hiệu cấu thành của tội cố ý làm hư hỏng tài sản.  Phương pháp nghiên cứu án điển hình được sử dụng để phân tích những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản.  Phương pháp so sánh được sử dụng để phân biệt giữa tội cố ý làm hư hỏng tài sản với tội hủy hoại tài sản. Ngoài ra, các công cụ tư duy như phân tích, tổng hợp được sử dụng trong tất cả các nhiệm vụ nghiên cứu. 6 6. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết Luận văn dự kiến giải quyết các vấn đề sau đây: - Những hạn chế trong thực tiễn định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015, đặc biệt liên quan đến xác định các dấu hiệu thuộc mặt khách quan và chủ quan của tội này. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế này, bảo đảm định tội danh đúng. - Những hạn chế trong thực tiễn định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản trong trường hợp phạm nhiều tội và từ đó đưa ra các đề xuất để khắc phục các hạn chế này. Kết cấu của Luận văn: Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 02 chương: Chương 1. Định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo dấu hiệu thuộc mặt khách quan và mặt chủ quan. Chương 2. Định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản trong trường hợp phạm nhiều tội. 7 CHƯƠNG 1 ĐỊNH TỘI DANH TỘI CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN THEO DẤU HIỆU THUỘC MẶT KHÁCH QUAN VÀ MẶT CHỦ QUAN 1.1. Lý luận và cơ sở pháp lý hình sự của định tội danh Tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo dấu hiệu thuộc mặt khách quan và mặt chủ quan Định tội danh là quá trình nhận thức lí luận có tính logic, là dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các cấu thành tội phạm tương ứng do Luật hình sự quy định nhằm đạt được sự thật khách quan, tức là đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật. Việc định tội danh Tội cố ý làm hư hỏng tài sản phải dựa trên quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của đề tài, luận văn chỉ phân tích cơ sở pháp lý hình sự của định tội danh Tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Có thể thấy rằng, Bộ luật hình sự là nguồn trực tiếp và duy nhất quy định về tội phạm, hình phạt và được áp dụng trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong định tội danh và quyết định hình phạt. Xuất phát từ khái niệm định tội danh tổng quát nêu trên, định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản là hoạt động so sánh, đối chiếu và kiểm tra, xác định xem các tình tiết của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong thực tế khách quan có phù hợp với các dấu hiệu tương ứng của tội cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự hay không. Với các dấu hiệu cấu thành tội phạm của Tội cố ý làm hư hỏng tài sản được nêu khái quát trong Phụ lục của Luận văn. Trong thực tiễn định tội danh Tội cố ý làm hư hỏng tài sản thường có sự nhầm lẫn về hành vi khách quan và ý thức chủ quan của người phạm tội nên dẫn đến tranh chấp quan điểm về tội danh. Vì vậy, trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu việc định tội danh theo hai dấu hiệu thuộc mặt khách quan và mặt chủ quan. Về dấu hiệu thuộc mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội cố ý làm hư hỏng tài sản là tài sản có trị giá từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường 8 hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015 mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội cố ý làm hư hỏng tài sản, chưa được xóa án tích mà còn phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật, cổ vật. Tài sản tác động của tội cố ý làm hư hỏng tài sản không bao gồm các loại tài nguyên thiên nhiên và nguồn nước. Nếu có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản là tài nguyên thiên nhiên (rừng nguyên sinh, nguồn nước tự nhiên….) bị xử lý về các tội phạm tương ứng trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế hoặc các tội phạm về môi trường. Đối tượng tác động của tội cố ý làm hư hỏng tài sản chính là tài sản. Tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền về tài sản. Tuy nhiên, các tài sản trên chỉ trở thành đối tượng tác động của “Tội cố ý làm hư hỏng tài sản” nói riêng khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định1. - Vật Vật2 - Là bộ phận của thế giới vật chất; con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể; có thể đang tồn tại hoặc tài sản sẽ hình thành trong tương lai. Vật là đối tượng tác động của tội cố ý làm hư hỏng tài sản thì không có tính năng đặc biệt. Nếu có hành vi cố ý làm hư hỏng có tính năng đặc biệt như công trình quan trọng về an ninh quốc gia, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất ma tuý, tiền chất ma tuý, vật liệu nổ, chất độc, chất phóng xạ… thì quan hệ sở hữu không phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi nên nó không phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Ví dụ: Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản là phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện dẫn chất đốt như cắt đường dây điện đốt lấy lõi đồng mang bán, đường dây điện là công trình điện quan trọng về an ninh quốc gia thì có thể không thuộc các tội xâm phạm sở hữu, sẽ cấu thành tội “phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” Trường Đại học Luật Tp. HCM (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần Các Tội phạm – Quyển 2), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Tp.HCM. 2 Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, vật là bộ phận của thế giới vật chất, có thể đáp ứng được nhu cầu nào đó (vật chất) của con người. Không phải bất kỳ bộ phận nào của thế giới vật chất cũng được coi là vật. Có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này được coi là vật nhưng ở dạng khác không được coi là vật. Ví dụ: Không khí trong tự nhiên, nước suối, nước sông, nước biển… không được coi là vật, nhưng nếu đóng vào bình nước hay được làm nóng, làm lạnh… lại được coi là vật (Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb CAND, 2007, tr.193). 1 9 Trong tội cố ý làm hư hỏng tài sản, tài sản mà người phạm tội hướng đến để tác động, về nguyên tắc, không bao gồm vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự. Nếu quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu mà có hành vi cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 114 và Điều 303 của BLHS năm 2015, thì phạm tội “Cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” theo Điều 413 BLHS3. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, nếu có hành vi phá vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà người thực hiện hành vi này không phải là quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối hợp với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 114 và Điều 303 của BLHS năm 2015, thì phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS năm 2015). Vật - với tư cách là đối tượng tác động của tội cố ý làm hư hỏng tài sản - phải là vật có giá trị. Nếu vật không có giá trị thì không đáp ứng được nhu cầu vật chất của con người, không thỏa mãn mục đích phục vụ của con người thì không được coi là tài sản nên không thể trở thành đối tượng tác động của tội này. Đồng thời, vật là đối tượng tác động của tội cố ý làm hư hỏng tài sản phải chưa bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu. Vì BLHS quy định các tội xâm phạm sở hữu là nhằm bảo vệ quyền sở hữu của chủ tài sản đối với tài sản của họ. Vì vậy, đối với các tài sản bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu, tài sản không có chủ, thì nhà nước không cần phải bảo vệ và hành vi tác động lên các tài sản này không xâm phạm quyền sở hữu của bất kỳ chủ thể nào. - Tiền: Là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu phải là tiền có giá trị đang được lưu hành trên thực tế và được pháp luật thừa nhận. Cần đề cập rằng, trước đây, Điều 98 BLHS năm 1985 có quy định riêng về hành vi phá hủy tiền tệ, nhưng BLHS năm 1999 đã không còn quy định riêng về hành vi này. Vì vậy, hành vi làm hư hỏng tiền của người khác (bao gồm tiền đồng Việt Nam) bị xử lý về Tội cố ý làm hư hỏng tài sản nếu không thỏa mãn các tội phạm khác như: các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội hủy hoại tài sản. - Giấy tờ có giá: Là những loại giấy tờ mà trên đó thể hiện giá trị thanh toán hoăc quy đổi được thành tiền như tín phiếu, trái phiếu, công trái, séc, thư bảo lãnh của ngân hàng, sổ tiết kiệm… Những giấy tờ có giá có thể quy đổi trực tiếp thành 3 Tham khảo: Mục A.II.6 TTLN số 01/TTLN-1995 của TANDTC, VKSNDTC, BNV. 10 tiền, có khả năng thanh toán trực tiếp (như công trái, séc vô danh…) là đối tượng tác động của Tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Những giấy tờ có giá mà trên đó ghi tên chủ sở hữu thì không phải là đối tượng tác động tội này. - Quyền tài sản: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tài sản bao gồm các quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, các quyền tài sản khác…. Quyền tài sản không phải là đối tượng tác động của tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Như vậy, có một số loại tài sản không thể trở thành đối tượng tác động của tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản cho chủ sở hữu đối với các tài sản này có thể phạm tội trong những chương khác của BLHS. Dấu hiệu về hậu quả của tội cố ý làm hư hỏng tài sản: Gây thiệt hại tài sản cho người khác, cụ thể làm cho tài sản của người khác bị giảm giá trị sử dụng ở mức độ tài sản còn khả năng khôi phục lại được. Việc xác định hậu quả xảy ra còn phải căn cứ vào ý chí chủ quan của người phạm tội và phương thức thực hiện hành vi phạm tội. Giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả, chính hành vi cố ý tác động vào tài sản của người phạm tội là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại về tài sản cho người khác. Tội cố ý làm hư hỏng tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất, tội phạm hoàn thành khi có thiệt hại về tài sản từ hai triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm đ khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015. Dấu hiệu về mặt chủ quan: Tội cố ý làm hư hỏng tài sản được thực hiện do lỗi cố ý, người phạm tội cố tình tác động lên tài sản với ý chí mong muốn tài sản đó bị hư hỏng hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra nên lỗi của người phạm tội có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội. Nếu người phạm tội thực hiện hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì họ sẽ bị xử lý về các tội phạm được quy định trong chương “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”, không phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản4. 4 Trường Đại học Luật Tp. HCM (2019), tlđd (1). 11 Khi định tội danh Tội cố ý làm hư hỏng tài sản có một số vấn đề liên quan đến hành vi khách quan cần lưu ý để phân biệt với tội hủy hoại tài sản như sau: Thứ nhất, hành vi khách quan của tội cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm hư hỏng một phần của tài sản hoặc làm cho tài sản đó bị mất một phần giá trị hoặc giảm giá trị, giảm tính năng sử dụng, giảm giá trị sử dụng nhưng thực tế tài sản đó có thể khôi phục, sửa chữa lại được5. Vì vậy, trong quá trình định tội danh đối với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản cần căn cứ vào hậu quả của hành vi, xác định rõ mức độ thiệt hại của tài sản. Điều quan trọng trong việc xác định tội danh cố ý làm hư hỏng tài sản thông qua hành vi khách quan, người phạm tội thông thường có hành vi hành động như đập, phá, chặt, cắt, cưa, đốt, đổ các chất độc hay đối với sự việc tác động cây cối, động vật.... với mục đích làm cho tài sản bị hư hỏng. Tuy nhiên trên thực tế, rất khó xác định hành vi khách quan khi lập luận định tội danh cho hành vi này. Các hành vi khách quan của tội cố ý làm hư hỏng tài sản được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động với lỗi cố ý. Khi có hành vi làm cho tài sản của người khác bị hư hỏng…với lỗi cố ý trực tiếp thì việc xác định mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc định tội. Người thực hiện hành vi với mục đích làm mất hẳn giá trị hoặc giá trị sử dụng (không khôi phục được) hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn thì định tội hủy hoại tài sản. Nếu chưa đạt được mục đích thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, nếu xác định rõ mục đích của người thực hiện tội phạm chỉ làm cho tài sản bị hư hỏng một phần thì định tội cố ý làm hỏng tài sản. Khi có hành vi làm cho tài sản của người khác bị hư hỏng với lỗi cố ý gián tiếp thì việc định tội sẽ căn cứ vào thiệt hại của tài sản (Nếu tài sản chỉ bị hư hỏng một phần thì cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản nhưng nếu tài sản bị tiêu hủy hoàn toàn thì cấu thành tội hủy hoại tài sản. Với những hành vi khách quan của người thực hiện hành vi phạm tội, vấn đề đặt ra tài sản mà người phạm tội tác động đến thông thường là loại tài sản gì? Mức độ thiệt hại như thế nào? Việc xác định loại tài sản mà người thực hiện hành vi phạm tội tác động là cơ sở để định tội đúng. Khi định tội danh đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản, có một số vấn đề liên quan đến ý chí chủ quan của người phạm tội cần lưu ý: 5 Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (2018), Nxb Công an nhân dân 12 Người phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, thực hiện hành vi phạm tội do lỗi cố ý. Nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chỉ làm hư hỏng tài sản của người khác, mục đích của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội. Nếu người phạm tội làm hư hỏng tài sản chỉ là phương thức để đạt được mục đích khác như chống chính quyền nhân dân ... thì không cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản mà tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội bi truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng được quy định trong Bộ luật hình sự6. Để xác định chính xác tội danh cố ý làm hư hỏng tài sản, cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định rõ ý chí của người phạm tội, lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội, công cụ, phương thức thực hiện hành vi phạm tội. Nếu thông qua cách thức thực hiện hành vi phạm tội thể hiện người phạm tội mong muốn tài sản đó chỉ bị mất giá trị sử dụng, tài sản đó vẫn còn khả năng sử dụng, còn khả năng khôi phục. Việc làm rõ yếu tố lỗi, xác định ý chí của người thực hiện hành vi phạm tội để phân biệt giữa cấu thành của tội hủy hoại tài sản với tội cố ý làm hư hỏng tài sản là rất quan trọng. Vì thực tiễn hiện nay rất khó xác định được mục đích, ý chí chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội, có thể mong muốn ban đầu của họ chỉ là làm giảm giá trị sử dụng, hư hỏng một phần tài sản nhưng họ lại khai là muốn hủy hoại tài sản hoặc ngược lại. Nếu không xác định và không chứng minh được thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi thì dẫn đến việc định tội danh không chính xác. Hoặc trường hợp trong lúc tức giận thì họ bộc lộ hành vi đập, phá và để mặc cho hậu quả xảy ra, lúc này họ chỉ thực hiện hành vi để thỏa mãn cơn tức giận, không nghĩ đến hậu quả. Thực tiễn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử án hình sự còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất về việc đánh giá, xác định tội danh giữa các cơ quan tiến hành tố tụng về tội hủy hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản. 1.2. Thực tiễn định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo dấu hiệu thuộc mặt khách quan, mặt chủ quan và kiến nghị Thực tiễn định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo dấu hiệu thuộc mặt khách quan (bao gồm đối tượng tác động) và mặt chủ quan của tội phạm còn một số hạn chế, vướng mắc sau: 6 Trường Đại học Luật Tp. HCM (2019), tlđd (1). 13 Thứ nhất, tranh chấp quan điểm giữa tội cố ý làm hư hỏng tài sản với tội hủy hoại tài sản trong trường hợp đối tượng tác động của tội phạm là vật đồng bộ Trong thực tiễn hiện nay, việc định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản gặp khó khăn nhất là tài sản bị thiệt hại là vật đồng bộ. Theo Điều 114 BLDS năm 2015 thì “Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút”. Tuy nhiên, đối với tài sản là vật đồng bộ như xe máy, xe ô tô, máy tính bàn, … thì thông thường người phạm tội chỉ gây thiệt hại cho một bộ phận của chiếc xe như gương chiếu hậu, kính chắn gió, màn hình máy tính, bàn phím… mà không nhằm vào toàn bộ chiếc xe, toàn bộ máy tính, vậy thì hành vi này phạm tội hủy hoại tài sản hay cố ý làm hư hỏng tài sản, bởi vì hành vi này chỉ làm hư hỏng một phần, một bộ phận của tài sản và có khả năng khôi phục được. Vụ án thứ 1: Bản án số: 02/2021/HS-ST ngày 13/01/2021 của Tòa án nhân dân huyện Châu Phú, xét xử bị cáo Nguyễn Văn Của phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015. Nội dung vụ án như sau: Khoảng 20 giờ ngày 22/8/2020 sau khi uống rượu, Nguyễn Văn Của điều khiển xe mô tô biển số 61N8 - 9143 trên tuyến hương lộ 26/3 thuộc xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, cùng chiều phía sau xe ô tô tải biển số 67C - 092.98 do ông Võ Văn Dứt điều khiển. Của nhiều lần điều khiển xe mô tô để vượt qua xe ô tô tải nhưng do đường hẹp nên không vượt được. Của cho rằng xe ô tô tải chèn ép mình nên Của điều khiển xe bằng tay phải vượt lên sát thùng xe bên trái của xe tải; tay trái Của cầm thanh sắt (dài 0,5m, ngang 04cm, dày 0,2mm) đập vào thùng xe; do đập hụt, xe mất thăng bằng nên Của ngã xuống đường; Dứt điều khiển xe ô tô không hay biết chuyện gì vẫn lái xe đi tiếp. Của đứng dậy điều khiển xe mô tô, trên tay cầm thanh sắt đuổi theo xe ô tô tải của Dứt. Khi đến đoạn đường giao nhau với Quốc lộ 91, thuộc ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, thì Dứt điều khiển cho xe dừng lại để chuyển hướng ra Quốc Lộ 91, về thành phố Châu Đốc. Lúc này Của điều khiển xe mô tô vượt lên phía trước và dựng xe trước đầu xe ô tô tải của Dứt; Của cầm thanh sắt đi lại bên cửa trái xe ô tô tải, lớn tiếng yêu cầu Dứt xuống xe để nói chuyện; Dứt trả lời mình không biết gì hết và bấm kính cửa xe lên thì bị Của dùng tay phải cầm thanh sắt đập vào kính bên trái 02 lần. Lúc này, anh Hà Văn Hạnh đến ngăn cản ôm Của lại thì bị Của chửi và dùng tay tát vào mặt; Hạnh buông Của ra, Của tiếp tục dùng thanh sắt đập mạnh vào cửa kính bên 14 trái xe ô tô, làm cửa kính vỡ hoàn toàn. Sau đó Của bỏ đi, còn ông Dứt đến Công an xã Mỹ Phú trình báo. Sau khi bỏ đi, Của cũng đã tự đến Công an xã Mỹ Phú trình báo sự việc. Vật chứng bị thu giữ trong vụ án gồm: 01 (một) thanh kim loại màu trắng, dài 0,5m; ngang 04cm; dày 0,2mm. Kết luận định giá tài sản số 36/KL-HĐĐGTS ngày 15/9/2020 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Châu Phú xác định: 01 (một) cái kính cửa trái xe ô tô tải, loại tải trọng 5,65 tấn, trị giá 5.542.000 đồng (Năm triệu năm trăm bốn mươi hai ngàn đồng). Trong quá trình truy tố, ngày 30/11/2020 Viện kiểm sát nhân dân huyện Châu Phú ban hành Cáo trạng số 57/CT-VKS.CP truy tố Nguyễn Văn Của ra trước Toà án nhân dân huyện Châu Phú, tỉnh An Giang về tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015. Quan điểm của Viện kiểm sát xác định xe ô tô tải là vật đồng bộ, chỉ làm hư hỏng một bộ phận của xe là kính cửa trái của xe ô tô theo thiệt hại thực tế đã xảy ra, đồng thời do không chứng minh được ý thức chủ quan của bị can, mục đích của bị can Của nên chỉ căn cứ vào thiệt hại thực tế để xử lý, xác định hành vi phạm tội. Quan điểm của Toà án xét xử đối với bị can Của, đã kết tội bị cáo Nguyễn Văn Của phạm tội "Cố ý làm hư hỏng tài sản” theo khoản 1 Điều 178; Điều 50, điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm d khoản 1 Điều 52; Điều 38 của BLHS năm 2015. Như vậy, Toà án thống nhất với quan điểm truy tố của Viện kiểm sát về hành vị của bị cáo Của là cố ý làm hư hỏng tài sản. Tuy nhiên, phần nhận định của bản án chưa nhận định rõ đối tượng tác động là vật đồng bộ, công cụ tác động vào tài sản là thanh kim loại thể hiện tính nguy hiểm của hành vi, chưa phân tích rõ ý thức chủ quan, mục đích tác động đến tài sản là muốn làm hư hỏng một phần tài sản để phù hợp với hành vi khách quan của bị cáo đã thực hiện. Đồng thời tài sản mà bị cáo tác động là vật động bộ được cấu tạo từ nhiều bộ phận nên việc tác động vào một bộ phận của tài sản gây thiệt hại thực thế thì xác định tội danh theo mức độ thiệt hại, hậu quả xảy ra đến đâu thì xử lý đến đó. Nhận xét, đánh giá Xung quanh quá trình giải quyết vụ án này, hiện đang có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định tội danh đối với Của. - Có quan điểm cho rằng: Của phạm tội hủy hoại tài sản, quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015. Vì hành vi của Của là dùng cây sắt đập kính chiếu của xe ô tô đã vỡ hoàn toàn, không thể sửa chữa hay khắc phục được mà buộc phải thay thế kính mới hoàn toàn. Đối tượng tài sản mà Của hướng đến là kính xe chứ không phải 15 là toàn bộ chiếc xe nên hành vi làm hư hỏng toàn bộ kính xe phải thay mới là hành vi hủy hoại tài sản, nếu tính theo từng bộ phận của xe ô tô tải. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, Của phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản, quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015, vì những lý do sau: Về cơ sở lý luận, Điều 178 BLHS năm 2015 quy định là hai loại tội phạm tội hủy hoại tài sản và tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Hành vi khách quan của cả hai tội này có điểm giống nhau ở việc có sự tác động lên tài sản của người khác, người thực hiện hành vi phạm tội do lỗi cố ý, họ đều nhận thức rõ được hậu quả xảy ra. Tuy nhiên, nó có điểm khác nhau hoàn toàn ở tính chất của hành vi và mức độ hậu quả xảy ra (sự biến đổi tình trạng bình thường của tài sản): + Đối với hành vi hủy hoại tài sản thì hậu quả là làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng, không thể sửa chữa, không thể khôi phục lại, hành vi tác động đối với tài sản có sự quyết liệt, thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, kết hợp với công cụ, phương thức, thủ đoạn tác động vào tài sản thể hiện tính nguy hiểm dẫn đến hư hỏng toàn bộ tài sản mà không thể không phục hoặc sử dụng được. + Còn hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản chỉ làm giảm giá trị sử dụng của tài sản và có thể sửa chữa, khôi phục lại được. Điều này cho thấy hành vi tác động vào tài sản tuy có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng mức độ hạn chế hơn so với hành vi huỷ hoại tài sản. Để xác định được hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản hay hủy hoại tài sản, chúng ta cần xác định rõ đó là loại tài sản gì, được kết cấu ra sao (Được tạo thành từ một hay nhiều bộ phận khác nhau, tính đồng bộ của nó)... việc xâm phạm đó ảnh hưởng như thế nào đến tài sản đó, mức độ thiệt hại đối với tài sản như thế nào hay nói cách khác chính là hậu quả do người phạm tội gây ra? Tài sản thuộc phạm trù vật chất nên trên thực tế rất đa dạng và phong phú thể hiện ở dạng, hình dáng khác nhau, loại vật khác nhau. Từ khái niệm về "vật đồng bộ" được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015, ta thấy rằng: Xe ô tô tải được cấu tạo bởi nhiều chi tiết (máy, thân vỏ, kính...), cửa kính chắn gió bên trái xe ô tô thuộc bộ phận thân vỏ của xe ô tô, nếu thiếu một trong các bộ phận hợp thành thì xe ô tô sẽ làm giảm tính năng, giảm giá trị sử dụng của xe chứ không làm mất hoàn toàn giá trị của xe nhưng tách riêng từ bộ phận thì không thể cấu tạo thành một chiếc xe. Tuy nhiên, người phạm tội nhằm vào kính xe để đập tức là muốn kính xe này bị thiệt hại, nếu xét riêng kính xe thì hành vi của người phạm tội làm kính xe bị hư hỏng toàn bộ nên hành vi thỏa mãn với tội hủy hoại tài sản.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan