Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Điều kiện mang thai hộ theo pháp luật việt nam...

Tài liệu Điều kiện mang thai hộ theo pháp luật việt nam

.PDF
142
1
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH LUẬT DÂN SỤ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ KHÓA 30 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 8380103 Người hướng dẫn khoa học: Ts. Lê Vĩnh Châu Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Lớp: Cao học Luật Dân sự và tố tụng dân sự – Khóa 30 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Điều kiện mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam” là kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Lê Vĩnh Châu. Mọi thông tin tham khảo được sử dụng trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, tuân thủ quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Nếu có sự gian dối, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ được viết thường Chữ được viết tắt 1. Luật Hôn nhân và gia đình Luật HNGĐ 2. Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP tháng 01 năm 2015 của Chính phủ Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 3. Nghị định số 98/2016/NĐ-CP ngày 01 Nghị định số 98/2016/NĐ-CP tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 4. Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày Nghị định số 12/2003/NĐ-CP 12/02/2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ ......... 9 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về điều kiện mang thai hộ .............................9 1.1.1. Khái niệm điều kiện mang thai hộ .................................................................9 1.1.2. Đặc điểm của điều kiện mang thai hộ ..........................................................12 1.1.3. Ý nghĩa của quy định về điều kiện mang thai hộ .........................................14 1.2. Cơ sở của quy định điều kiện mang thai hộ .................................................16 1.2.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn ................................................................................16 1.2.2. Cơ sở pháp lý ...............................................................................................18 1.3. Lịch sử pháp luật Việt Nam về mang thai hộ qua các thời kỳ ...................20 1.3.1. Thời kỳ phong kiến đến năm 1959 ...............................................................20 1.3.2. Trong giai đoạn từ năm 1959 đến năm 2014 ...............................................21 1.4. Quy định của một số quốc gia trên thế giới về mang thai hộ .....................26 1.4.1. Pháp luật các quốc gia công nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .....26 1.4.2. Pháp luật các quốc gia công nhận mang thai hộ vì mục đích thương mại .33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 41 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH, BẤT CẬP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .... 42 2.1. Các điều kiện chung đối với thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ..........................................................................................................................43 2.2. Điều kiện đối với người nhờ mang thai hộ ...................................................48 2.3. Điều kiện đối với người mang thai hộ...........................................................59 2.4. Điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện mang thai hộ ...................................73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 75 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vô sinh đang là vấn đề nguy hiểm đứng thứ ba, chỉ đứng sau ung thư, tim mạch và ngày càng trở nên phổ biến ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Theo nghiên cứu do Trường Đại học Y Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương thực hiện ở 08 tỉnh thành, với trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản cho thấy tỷ lệ vô sinh tại Việt Nam đang có xu hướng tăng cao, lên đến 7,7%, trong đó có 50% là các cặp vợ chồng dưới 30 tuổi1. Có thể thấy, tình trạng vô sinh đang dần trẻ hóa đã gây ra những tác động tiêu cực đến gia đình và xã hội. Dưới góc độ gia đình, việc không thể sinh con dẫn đến hôn nhân dễ tan vỡ, bởi lẽ sinh con không chỉ có ý nghĩa duy trì nòi giống, gắn kết và giữ gìn hạnh phúc gia đình, mà con cái còn là động lực để cha mẹ làm việc tốt hơn, sống có trách nhiệm hơn với gia đình. Ở khía cạnh xã hội, gia đình là tế bào của xã hội, gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ góp phần vào sự phát triển của xã hội. Không những thế, trẻ em còn là nguồn nhân lực trong tương lai, quyết định đến sự phồn vinh của xã hội. Trong bối cảnh đó, với sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã và đang góp phần hiện thực hóa giấc mơ có con của các cặp vợ chồng vô sinh, từ năm 2014 đến năm 2018 ước tính có khoảng 50.000 ca áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thành công2. Trong các giải pháp điều trị vô sinh, mang thai hộ được xem là giải pháp tối ưu cho những trường hợp mà người phụ nữ vì bệnh lý không thể tự mang thai, nhưng cũng là phương pháp có độ phức tạp và nhạy cảm cao, gây nhiều tranh cãi nhất bởi việc áp dụng biện pháp này cần có sự tham gia người thứ ba. Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều, nhưng không thể phủ nhận những giá trị tích cực từ phương pháp mang thai hộ, cụ thể cho phép mang thai hộ đối với một số chủ thể được chỉ định sẽ đảm bảo quyền làm mẹ chính đáng của người phụ nữ - một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được ghi nhận tại khoản 4 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tạo ra khung pháp lý an toàn cho các giao dịch mang thai hộ và hạn chế các đường dây thương mại hóa, bóc lột sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam”, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mang-thai-hotheo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam, truy cập ngày 01/03/2021. 2 Bộ Y tế, “Đánh giá quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về bảo đảm quyền dân sự, hôn nhân gia đình của cá nhân dưới góc độ y tế”, Tham luận của Bộ Y tế tại Hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 30/07/2019 tại Hà Nội, tr. 2. 1 2 Như vậy, việc Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 lần đầu tiên ghi nhận mang thai hộ không những là một bước tiến dài mang tính đột phá trong công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật hướng đến đảm bảo quyền con người3, mà còn phù hợp với bối cảnh, nhu cầu thực tế xã hội và tạo điều kiện cho công tác quản lý xã hội của Nhà nước4. Vì đây là nội dung mới, lần đầu được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ghi nhận nên các quy định về vấn đề này còn tồn tại những hạn chế, nhất là về điều kiện mang thai hộ như: Một là, người nhờ và người được nhờ mang thai hộ vẫn còn giới hạn ở một số đối tượng; Hai là, điều kiện về tình trạng con chung của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cần được hướng dẫn chi tiết hơn; Ba là, thỏa thuận mang thai hộ cũng nên được mở rộng, ghi nhận thêm một số nội dung nhằm chi tiết hóa một số vấn đề liên quan đến mang thai hộ;… Bên cạnh đó, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về chế định này, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu riêng về các điều kiện mang thai hộ. Do đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Điều kiện mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam” để thực hiện Luận văn thạc sĩ Luật học, với mong muốn góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tính đến thời điểm hiện tại, những quy định liên quan đến mang thai hộ đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả ở những phạm vi và mức độ khác nhau, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây: 2.1. Giáo trình, sách chuyên khảo Nhắc đến tài liệu viết về mang thai hộ thì thật thiếu sót nếu như không đề cập đến “Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Tái bản có sửa đổi, bổ sung)” của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Trong đó, nội dung về mang thai hộ được nhóm tác giả đề cập từ Mỗi năm nước ta ước tính có khoảng 500 đến 700 trường hợp có nhu cầu mang thai hộ, xem tại: Hà An, “Mỗi năm 500 – 700 người có nhu cầu mang thai hộ”, https://vnexpress.net/moi-nam-500-700-nguoi-co-nhu-caunho-mang-thai-ho-3008302.html, truy cập ngày 01/03/2021. 4 Theo như số liệu dự kiến, mỗi năm nước ta có khoảng 500 – 700 người có nhu cầu mang thai hộ, việc cho phép mang thai hộ trong khuôn khổ pháp luật sẽ giúp cho công tác quản lý xã hội thuận tiện hơn tránh cho họ tìm đến các “đường dây” bất hợp pháp. Xem thêm tại: Hà An, “Mỗi năm 500 – 700 người có nhu cầu nhờ mang thai hộ”, https://vnexpress.net/moi-nam-500-700-nguoi-co-nhu-cau-nho-mang-thai-ho-3008302.html, truy cập ngày 01/03/2021. 3 3 trang 275 đến trang 284, chủ yếu xoay quanh các vấn đề như khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; nêu và phân tích các điều kiện mang thai hộ; các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các bên; và cách xác định quan hệ cha mẹ con trong quan hệ mang thai hộ. Mặc dù giáo trình đã đề cập đầy đủ các quy định của pháp luật về mang thai hộ, là cơ sở lý luận cho tác giả tham khảo khi thực hiện đề tài, nhưng đây là tài liệu được biên soạn nhằm mục đích phục vụ công tác giảng dạy, học tập của thầy cô và sinh viên tại các cơ sở đào tạo luật nên nhóm tác giả chỉ nêu, phân tích các quy định của pháp luật mà chưa đánh giá thực trạng và chỉ ra những bất cập, hạn chế khi áp dụng các quy định của pháp luật về mang thai hộ. Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), “Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, NXB. Tư Pháp. Từ trang 290 đến trang 303 nhóm tác giả đã khái quát một cách toàn diện các nội dung về chế định này như khái niệm, ý nghĩa mang thai hộ; nêu và phân tích các điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang thai hộ; trách nhiệm pháp lý phát sinh từ việc mang thai hộ như xác định cha mẹ con, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình với đứa trẻ sinh ra từ mang thai hộ. Mặc dù các nội dung được đề cập khá đầy đủ, nhưng giáo trình chưa chỉ ra những hạn chế, bất cập khi áp dụng các quy định này trên thực tế và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 2.2. Luận văn, luận án Le Xuan Trung (2016), “Ethical and legal aspects of surrogacy – recommendations for the regulation of surrogacy In Vietnam (Những khía cạnh đạo đức và pháp lý của vấn đề mang thai hộ. Các khuyến nghị cho việc điều chỉnh pháp luật về mang thai hộ tại Việt Nam)”, Luận án tiến sĩ tại Đại học Southampton. Tác giả đã khái quát quá trình hình thành và thay đổi của pháp luật Việt Nam về mang thai hộ, cùng với đó là lý giải nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này dưới góc độ văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó, luận án còn đề cập đến quy định của pháp luật Việt Nam về mang thai hộ trên cơ sở so sánh với pháp luật nước Anh, từ đó chỉ ra những hạn chế trong quy định của pháp luật và kiến nghị hoàn thiện. Tuy nhiên nội dung của luận án tập trung vào phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của pháp luật Việt Nam về mang thai hộ, mà chưa phân tích, làm rõ toàn bộ quy định của pháp luật về điều kiện mang thai hộ nên việc tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ các điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trên cơ sở tham khảo các vấn đề tác giả tiếp cận trong đề tài này là điều cần thiết. 4 2.3. Bài viết tạp chí, tài liệu hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học Ở phạm vi nghiên cứu khoa học, hội thảo cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về chế định mang thai hộ, điển hình như: - Ngô Thị Anh Vân, Nguyễn Nhật Thanh (2018), Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về “Xác định cha, mẹ cho con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong pháp luật Việt Nam”, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài này tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về xác định mối quan hệ cha mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, trong đó mang thai hộ cũng được tác giả nhắc đến khi trình bày về cách xác định cha mẹ cho con trong trường hợp sinh sản đối với cặp vợ chồng vô sinh khi người vợ không có khả năng mang thai và sinh con. Vì trọng tâm của đề tài là mối quan hệ cha mẹ con nên nội dung về mang thai hộ chỉ dừng lại ở việc nêu ra các quy định của pháp luật về điều kiện mang thai hộ mà chưa đi sâu vào phân tích, tìm hiểu các điều kiện mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam. - Đặng Thị Thu Trang, “Vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo từ góc độ quyền công dân”, Kỷ yếu hội thảo khoa học về “Triển khai thi hành chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 2013” do Khoa Luật Hành chính – Nhà nước Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Thông qua việc phân tích các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện mang thai hộ; quyền, nghĩa vụ của các bên, tác giả chỉ ra mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một chính sách pháp luật tốt, thực thi quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân theo đúng mục tiêu Đảng đề ra trong chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung các điều kiện của người phụ nữ mang thai hộ, các cơ sở y tế được phép tiến hành mang thai hộ và thỏa thuận mang thai hộ được đề cập một cách khái quát mà chưa được phân tích, đánh giá cụ thể. - Chế Mỹ Phương Đài, “Chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Hội thảo khoa học Những điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết đã đưa ra các vấn đề lý luận xoay quanh về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, qua đó cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về chế định này. Tuy nhiên, nội dung các điều kiện về chủ thể, thỏa thuận mang thai hộ được đề cập một cách khái quát mà chưa được phân tích, đánh giá cụ thể. 5 - Nguyễn Ngọc Hồng Phượng, “Mang thai hộ trong pháp luật nước ngoài – kinh nghiệm cho việc hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình 2014”, Hội thảo khoa học Những điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung bài viết tập trung vào phân tích các quy định của pháp luật ở một số nước trên thế giới về mang thai hộ. Trên cơ sở đó, tác giả đã rút ra một số bài học và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về mang thai hộ. Những kiến nghị này mang tính chất định hướng, gợi mở cho quá trình nghiên cứu sâu hơn về mang thai hộ nói chung và điều kiện mang thai hộ nói riêng. - Nguyễn Văn Lâm (2015), “Quy định về mang thai hộ - điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 237, tr. 108-110. Bài viết chỉ ra được những cơ sở, nguyên nhân dẫn đến việc mang thai hộ được hợp pháp hóa tại Việt Nam, nhưng nội dung về quy định điều chỉnh mang thai hộ nói chung và điều kiện mang thai hộ nói riêng chưa được đề cập. - Nguyễn Quế Anh (2015), “Quy định về mang thai hộ - Một nội dung mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 08, tr. 5658. Trong bài viết này, tác giả đã nêu ra một cách khái quát các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bao gồm: Điều kiện pháp lý để được mang thai hộ; nội dung thỏa thuận mang thai hộ; quyền, nghĩa vụ của các bên và giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên ý nghĩa nhân văn của pháp luật khi luật hóa chế định này. - Nguyễn Thị Lan (2015), “Mang thai hộ và những vấn đề phát sinh”, Tạp chí Luật học, số 04, tr. 12-21. Nhìn chung, bên cạnh việc phân tích các quy định của pháp luật về mang thai hộ như điều kiện, thỏa thuận mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của các bên, mối quan hệ giữa cha mẹ, con và giữa đứa trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ với các thành viên khác trong gia đình, tác giả còn bàn về hậu quả pháp lý từ việc mang thai hộ trong mối liên hệ với các chế định pháp lý có liên quan như quyền yêu cầu ly hôn; khai sinh cho trẻ,… Trong đó, các hạn chế trong quy định về điều kiện về mang thai hộ được tác giả đánh giá khá chi tiết nhưng lại chưa đưa ra được kiến nghị hoàn thiện pháp luật. - Nguyễn Văn Cừ (2016), “Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 06, tr. 11-22. Trên cơ sở nhu cầu thực tế của xã hội đối với mang thai hộ, cũng như quan điểm của một số nước trên thế giới về vấn đề này, tác giả bàn về 6 sự cần thiết của quy định về mang thai hộ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật điều chỉnh về chế định này cũng được quan tâm, luận giải, bao gồm cả điều kiện về mang thai hộ. Tuy vậy, vì hướng nghiên cứu của bài viết là bao quát các khía cạnh liên quan đến mang thai hộ, nên điều kiện về mang thai hộ chưa được đánh giá chuyên sâu. Nói tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên được ra đời trong bối cảnh chế định mang thai hộ lần đầu tiên được pháp luật công nhận, do đó nội dung các bài viết chủ yếu xoay quanh các vấn đề pháp lý của việc mang thai hộ như các nguyên tắc chung về mang thai hộ; điều kiện mang thai hộ; quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ; quan hệ cha, mẹ, con giữa cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ với đứa trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ; xử lý hậu quả phát sinh từ việc mang thai hộ. Không thể phủ nhận, các bài viết, công trình kể trên đã cung cấp cho người đọc một cách nhìn toàn diện, khái quát về chế định mang thai hộ - một trong những điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Đây là nguồn tài liệu tham khảo, tạo tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu về mang thai hộ nói chung và điều kiện mang thai hộ nói riêng - vốn được coi là công cụ để quản lý việc mang thai hộ - vì hiện nay, ngoài các hướng tiếp cận như trên thì chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống riêng về điều kiện mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam. Do đó, tác giả lựa chọn vấn đề này để tìm hiểu, nghiên cứu và mong muốn đề tài “Điều kiện mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam” sẽ là một đóng góp mới, góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về chế định mang thai hộ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận về điều kiện mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, đánh giá thực tiễn, qua đó chỉ ra những bất cập của pháp luật về điều kiện mang thai hộ cũng như vướng mắc trong thực tiễn thực hiện pháp luật, nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, trong luận văn, tác giả tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây: 7 Một là, làm sáng tỏ các vấn đề về mặt lý luận của điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, bao gồm các nội dung: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở hình thành pháp luật về mang thai hộ và quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. Hai là, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện mang thai hộ, trong đó có sự liên hệ, đối sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này. Ba là, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về mang thai hộ nói chung và điều kiện mang thai hộ nói riêng ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập của pháp luật và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Bốn là, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế định này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo dưới khía cạnh lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng. Nội dung luận văn chú trọng các vấn đề lý luận, các quy định về điều kiện mang thai hộ đối với chủ thể nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ cũng như cơ sở y tế tiến hành quá trình mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về điều kiện mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Xét rằng, hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ cho phép hình thức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nên trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, trừ phần nội dung tìm hiểu pháp luật nước ngoài. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành bài luận văn, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh, quy nạp khi phân tích các điều kiện mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam cũng như thực trạng về mang thai hộ hiện nay. Các biện pháp này được kết hợp đan xen với nhau và phân bổ xuyên suốt nội dung của bài luận văn, cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích: Đây là một trong những phương pháp được sử dụng xuyên suốt đề tài, từ phân tích các vấn đề lý luận đến các quy định của 8 pháp luật về điều kiện mang thai hộ. Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất tại các Mục 1.1, 1.2 của Chương 1 và Mục 2.1, 2.2, 2.3 của Chương 2. - Phương pháp tổng hợp: Sau khi tiến hành phân tích vấn đề, tổng hợp là phương pháp nhằm hệ thống lại các vấn đề, quan điểm đã phân tích, qua đó giúp người đọc có một cái nhìn khái quát về chế định mang thai hộ nói chung và điều kiện mang thai hộ nói riêng. Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp trong phần kết luận của Chương 1, Chương 2 và kết luận chung của luận văn. - Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được tác giả sử dụng khi trình bày quá trình thay đổi của pháp luật Việt Nam về mang thai hộ từ không có cơ chế điều chỉnh đến quy định cấm mang thai hộ và cuối cùng là hợp pháp hóa hình thức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Mục 1.3 của Chương 1. - Phương pháp so sánh luật học: Đây là phương pháp được áp dụng trong việc tìm hiểu quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về mang thai hộ nói chung và điều kiện mang thai hộ nói riêng, từ đó làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt với pháp luật Việt Nam và tạo cơ sở kiến nghị hoàn thiện pháp luật về mang thai hộ. Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu ở Mục 1.4 của Chương 1 và các Mục 2.1, 2.2, 2.3 của Chương 2. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về các điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các điểm hạn chế, vướng mắc cũng như các kiến nghị nêu ra trong luận văn có giá trị tham khảo trong quá trình hoàn thiện quy định của pháp luật về mang thai hộ. Luận văn có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu các nội dung liên quan đến mang thai hộ nói chung và điều kiện mang thai hộ nói riêng trong các công trình nghiên cứu trong tương lai. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia thành 02 chương: Chương 1: Khái quát chung về điều kiện mang thai hộ Chương 2: Điều kiện mang thai hộ trong pháp luật Việt Nam hiện hành, bất cập và một số kiến nghị hoàn thiện. 9 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về điều kiện mang thai hộ 1.1.1. Khái niệm điều kiện mang thai hộ Ngày nay, cụm từ “mang thai hộ” đối với chúng ta không còn xa lạ. Mang thai hộ đã trở thành hiện tượng của thế giới từ những năm thập niên 70 của thế kỷ XX, đã và đang gây ra nhiều tranh cãi tại nhiều quốc gia trên thế giới bởi nó chịu sự chi phối cũng như tác động đến nhiều yếu tố như: đạo đức, văn hóa, tín ngưỡng, y học, kinh tế và cả tội phạm học. Tuy vậy, có ý kiến cho rằng mang thai hộ xuất hiện từ rất sớm và ghi nhận lần đầu tiên trong Bộ luật Hammurabi – một trong những bộ luật cổ xưa nhất thế giới ra đời trong khoảng thời gian từ 1792 – 1750 TCN. Hay chương 16 Sách sáng thế Genenis đã ghi nhận bà Sarah với khát khao làm mẹ nhưng không thể có con cùng chồng là Ông Abraham, trước sức ép bởi phong tục lúc bấy giờ, bà Sarah đã gửi người hầu gái của mình là Hagar đến chỗ chồng mình để mang thai và sinh con cho vợ chồng bà5. Theo dòng chảy của thời gian cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, “mang thai hộ” được hiểu và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể trong giai đoạn đầu, mang thai hộ được hiểu là việc người đàn ông (người chồng) quan hệ trực tiếp với một người phụ nữ (không phải vợ, thường được gọi là người mẹ thay thế - surrogacy mother hay người mang thai hộ), cho đến khi người phụ nữ này thụ thai, mang thai và sinh con. Đứa trẻ sinh ra sẽ được giao cho cặp vợ chồng để chăm sóc và nuôi dưỡng. Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)6 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác hỗ trợ sinh sản nói chung và cách nhìn nhận về mang thai hộ nói riêng. Bởi lẽ, như đề cập ở trên, mang thai hộ trước đây được hiểu là việc người vợ vì lý do nào đó không thể mang thai và sinh con nên đã cho chồng mình quan hệ sinh lý với người phụ nữ khác để người này mang thai và sinh con. Giờ đây, với sự ra đời của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thì mang thai hộ được nhìn nhận là hành động mang thai và sinh con thay cho người khác, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm tạo thành phôi, sau đó cấy phôi vào tử cung của một người phụ nữ khác để người này mang thai và sinh con. Vũ Huy Cương (2015), Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật hôn nhân gia đình, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 6. 6 Minh Đức, Thi Trân, https://vnexpress.net/cha-de-cua-phuong-phap-thu-tinh-trong-ong-nghiem3418347.html, truy cập ngày 01/03/2021. 5 10 Dưới góc độ y khoa, căn cứ vào sự hình thành giao tử, hiện nay trên thế giới, mang thai hộ được phân thành hai dạng là: Mang thai hộ một phần - là sử dụng tinh trùng của người chồng trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ (hay còn gọi là người cha sinh học) và trứng của người mang thai hộ, việc thụ tinh có thể được tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm hoặc trong tử cung của người mang thai hộ; và mang thai hộ toàn phần - được hiểu là sử dụng phôi thai được tạo thành từ: (i) Tinh trùng của người cha và trứng của người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh; (ii) kết hợp giữa tinh trùng của người cha và trứng hiến tặng của người phụ nữ khác nếu tử cung của người vợ không có trứng, trứng không đảm bảo chất lượng để thụ thai; (iii) kết hợp giữa trứng của người vợ và tinh trùng hiến tặng nếu tinh trùng của người chồng không đạt chất lượng để thụ thai; hoặc (iv) dùng cả trứng và tinh trùng hiến tặng để cấy vào tử cung của người mang thai hộ. Nói cách khác, một trong những dấu hiệu để phân biệt giữa hai hình thức mang thai hộ nêu trên là xem xét đến yếu tố di truyền học giữa người phụ nữ mang thai hộ và đứa trẻ. Cụ thể, trong hình thức mang thai hộ một phần, đứa trẻ sinh ra sẽ mang gen di truyền của người mang thai hộ, và ngược lại trong trường hợp mang thai hộ toàn phần thì đứa trẻ và người mang thai hộ sẽ không có quan hệ huyết thống. Cần lưu ý rằng, hiện nay ở Việt Nam chỉ cho phép tiến hành mang thai hộ toàn phần với hợp tử được tạo thành từ trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng trong cặp vợ chồng hiếm muộn7. Dưới góc độ pháp lý, dựa vào mục đích, động cơ của người mang thai hộ, pháp luật Việt Nam phân chia mang thai hộ thành hai hình thức đó là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Trong đó pháp luật chỉ thừa nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Với việc lần đầu tiên ghi nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, các nhà lập pháp khá thận trọng trong quá trình xây dựng các quy định của pháp luật nhằm tạo ra các giải pháp, cơ chế kiểm soát chặt chẽ vấn đề này. Trong đó, các chủ thể tham gia vào quá trình mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cần phải đáp ứng tất cả các điều kiện mà pháp luật đặt ra về: Đối tượng được phép thực hiện mang thai hộ, độ tuổi,… Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để kiểm soát việc mang thai hộ trong khuôn khổ nhất định. Nghiên cứu về điều kiện mang thai hộ cần bắt đầu từ việc tìm hiểu khái niệm để hình dung rõ ràng và chính xác hơn về bản chất đối tượng cần nghiên cứu. Do hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa “điều kiện 7 Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 11 mang thai hộ” mà chỉ quy định theo phương thức liệt kê8 nên khái niệm trên cần được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở góc độ ngôn ngữ học, theo từ điển bách khoa Việt Nam, “điều kiện” là chỉ ra những gì mà nếu không có thì đối tượng không thể tồn tại được9 hay điều cần thiết phải có để đạt một mục đích, cơ sở của một thỏa thuận10. Có thể hiểu điều kiện là một yêu cầu độc lập hoặc nhiều yêu cầu có tính đồng thời với nhau được đặt ra và chủ thể, đối tượng,… phải đáp ứng nhằm đạt được một thỏa thuận hoặc thực hiện điều gì đó. Còn từ “mang thai hộ” như đã nêu trên thì cụm từ này đã khá quen thuộc với chúng ta và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia “mang thai hộ” (surrogacy) là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác11. Trong khoa học pháp lý, luận giải về khái niệm “mang thai hộ”, Luật HNGĐ năm 2014 không đưa ra khái niệm chung về mang thai hộ mà chỉ quy định hai khái niệm là “mang thai hộ vì mục đích thương mại” và “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” tương ứng với sự phân chia hình thức mang thai hộ theo mục đích của người mang thai hộ như đã đề cập ở trên. Theo đó, mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác12. Và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hiểu là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con13. Đối với từ “điều kiện” xuất hiện rất phổ biến nhưng chưa có khái niệm cụ thể, nhưng nhìn chung có thể hiểu là căn cứ, cơ sở hoặc yêu cầu để một vấn đề pháp lý có thể xảy ra. Mặc dù khái niệm “điều kiện mang thai hộ” ít được quan tâm luận giải, nhưng đâu đó vẫn có thể tìm thấy một số quan điểm về vấn đề này hoặc chí ít cũng có liên 8 Ví dụ Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể về các điều kiện mang thai hộ. Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam 1, Cục xuất bản Bộ Văn hóa – Thông tin, tr. 806. 10 Nguyễn Lân (2004), Từ điển và từ ngữ Việt Nam, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 629. 11 Wikipedia, “Mang thai hô”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Mang_thai_h%E1%BB%99, truy cập ngày 21/03/2021. 12 Khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 13 Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 9 12 quan đến khái niệm này, cụ thể: “Việc đặt ra điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ là cơ sở pháp lý để kiểm soát việc mang thai hộ trong khuôn khổ nhất định”14 hay “Luật HNGĐ năm 2014 và Nghị định của Chính phủ số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 quy định về sinh con bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (sau đây gọi tắt là Nghị định số 10/2015/NĐ-CP) đã quy định chặt chẽ các điều kiện cho việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; buộc các bên tham gia vào quá trình mang thai hộ phải tuân thủ. Đây là cơ chế kiểm soát cho việc mang thai hộ không bị chệch hướng và là cơ sở pháp lý để việc mang thai hộ có hiệu lực”15. Nhìn chung, cả hai quan điểm trên đều tiếp cận qua khía cạnh mục đích, ý nghĩa và tính bắt buộc của điều kiện mang thai hộ đối với các chủ thể tham gia vào quan hệ mang thai hộ nói riêng và các vấn đề khác phát sinh liên quan đến mang thai hộ nói chung, đó là tạo ra hành lang pháp lý để việc mang thai hộ được đảm bảo thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật. Tuy nhiên, để sử dụng các quan điểm này như một định nghĩa về điều kiện mang thai hộ thì chưa thực sự đầy đủ và thuyết phục. Qua những phân tích nêu trên, tác giả khái quát khái niệm “điều kiện mang thai hộ” như sau: “ Điều kiện mang thai hộ là một hoặc tổng hợp các yêu cầu mang tính bắt buộc mà các chủ thể tham gia vào quá trình mang thai hộ phải đáp ứng, nhằm kiểm soát việc mang thai hộ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và là cơ sở pháp lý để việc mang thai hộ có hiệu lực pháp luật”. 1.1.2. Đặc điểm của điều kiện mang thai hộ Khi tham gia vào một quan hệ pháp luật các chủ thể cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến quan hệ đó và mang thai hộ cũng không ngoại lệ. Với đặc điểm là vấn đề nhạy cảm, còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau không chỉ trong nước ta mà còn giữa các quốc gia trên thế giới. Trong quá trình xây dựng các quy định điều chỉnh về mang thai hộ nói chung và điều kiện của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về mang thai hộ nói riêng, nhà lập pháp luôn cẩn trọng để đưa ra các điều khoản chặt chẽ, rõ ràng, phù hợp với văn hóa của dân tộc và tình hình phát triển của kinh tế, y tế, khoa học kỹ thuật. Các điều kiện mang thai hộ được quy định cụ thể tại Điều 95 Luật HNGĐ năm 2014, Chương V Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, trong 14 15 Nguyễn Thị Lan (2015), “Mang thai hộ và những vấn đề phát sinh”, Tạp chí Luật học, số 04, tr. 13. Nguyễn Văn Cừ (2016), “Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 06, tr. 16. 13 đó tùy vào địa vị pháp lý mà mỗi chủ thể bắt buộc phải đáp ứng toàn bộ hoặc một số các điều kiện tương ứng theo quy định để có đủ tư cách tham gia vào quan hệ này. Chính vì vậy đã tạo nên những đặc điểm riêng biệt của quy định về điều kiện mang thai hộ, cụ thể: Thứ nhất, mang thai hộ chỉ được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, vì mục đích nhân đạo, không bị cưỡng ép, đe dọa hay tham gia vì những lợi ích vật chất, kinh tế khác. Nhân đạo là một trong những nguyên tắc quan trọng và xuyên suốt trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật ở nước ta, được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Trong đó, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được xem là một trong những chế định mang đậm chất nhân văn được ghi nhận trong Luật HNGĐ năm 2014. Bởi lẽ, trước thực tế ngày càng có nhiều trường hợp vô sinh vì nhiều lý do khác nhau, việc tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng vô sinh được phép tiến hành mang thai hộ không những đã mở ra cánh cửa hy vọng được thực hiện thiên chức làm cha, làm mẹ của họ ngỡ đâu đã bị “đánh mất” mà còn góp phần duy trì hạnh phúc gia đình, ổn định xã hội. Với tinh thần và mục đích cao cả đó, việc mang thai hộ phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, vì mục đích nhân đạo, không vì bất kỳ lợi ích nào khác. Điều này được thể hiện khi người nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ cùng ký vào mẫu thỏa thuận mang thai hộ và người mang thai hộ ký vào mẫu cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại Nghị định số 10/2015/NĐ-CP sau khi họ đã được tư vấn y tế, pháp lý, hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Thứ hai, mang thai hộ chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Đặc điểm này được thể hiện thông qua các quy định về điều kiện để được nhờ người khác mang thai hộ. Theo đó, quá trình mang thai hộ chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định khi cặp vợ chồng vô sinh có noãn và tinh trùng đảm bảo khả năng thụ thai và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Có xác nhận của tổ chức y tế về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, vợ chồng đang không có con chung, đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Việc quy định rõ ràng các điều kiện đối với người nhờ mang thai hộ không những giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước trong việc quản lý, mà còn đảm bảo mục đích nhân văn của chế định này, tránh những trường hợp lợi dụng mang thai hộ để trục lợi. 14 Thứ ba, chỉ được thực hiện giữa các chủ thể có quan hệ gần gũi, thân thích trong phạm vi ba đời và mỗi người chỉ được mang thai hộ cho người khác một lần. Trong cuộc sống, đôi khi tồn tại những nguyên nhân gây vô sinh mà bản thân cặp vợ chồng không thể tự khắc phục dù cho họ đã nhờ đến sự hỗ trợ của các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại, đó là trường hợp người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh vì những lý do như tử cung không bình thường, mắc các bênh lý,… dẫn đến không thể tự mang thai hoặc sinh con được. Lúc này, sự “hỗ trợ” của một người phụ nữ khác trong việc mang thai thay cho người vợ vô sinh là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc hỗ trợ này cũng bị giới hạn trong một số trường hợp nhất định đó là: (i) Việc mang thai hộ giúp cho người khác không được tiến hành nhiều lần bởi cùng một chủ thể và (ii) được thực hiện bởi những chủ thể có mối quan hệ gần gũi, thân thích với nhau. Theo đó, người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của vợ hoặc chồng nhờ mang thai hộ và chỉ được mang thai hộ cho người khác một lần duy nhất bất kể quá trình này có thành công hay không. Sở dĩ như vậy là nhằm đảm bảo tính “nhân đạo”, hạn chế tối đa tính “thương mại”, góp phần bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em trong việc mang thai hộ. 1.1.3. Ý nghĩa của quy định về điều kiện mang thai hộ Các quy định về chế định mang thai hộ nói chung và điều kiện mang thai hộ nói riêng không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên trong quá trình mang thai hộ, nhất là với phụ nữ và trẻ em, nó còn giúp hạn chế các trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại. Đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Thứ nhất, là cơ sở nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể trong quan hệ mang thai hộ. Người mang thai hộ là đối tượng có thể đối mặt với các tình huống rủi ro, tổn thương về thể chất lẫn tinh thần trong quá trình mang thai, cho nên các quy định điều kiện đối với người mang thai hộ về độ tuổi phù hợp, đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần nhằm đảm bảo sự an toàn tốt nhất về sức khỏe cho người mang thai hộ và trẻ em sinh ra từ việc mang thai hộ; đồng thời tạo tâm lý thoái mái, ổn định cho người mang thai hộ khi đã có sự trải nghiệm trong việc thực hiện thiên chức làm mẹ. Nếu như các yêu cầu buộc người mang thai hộ phải đáp ứng hướng đến bảo vệ sức khỏe của họ thì các điều kiện đặt ra đối với người nhờ mang thai hộ nhằm tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng vô sinh mà người vợ không thể mang thai ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có cơ hội được làm cha, làm mẹ đối với đứa con 15 mang huyết thống của mình, từ đó đảm bảo quyền con người và thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc của pháp luật. Ngoài ra, với việc ghi nhận tinh thần tự nguyện của các bên là một trong những điều kiện bắt buộc khi tham gia vào quan hệ mang thai hộ, pháp luật không những đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người được ghi nhận tại Điều 19, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 mà còn đảm bảo ý chí của các bên trong việc sẵn sàng đón nhận việc mang thai hộ. Thứ hai, thông qua việc xây dựng các điều kiện mang thai hộ, các nhà lập pháp đang hướng đến việc đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi của trẻ em. Điển hình là pháp luật chỉ cho phép mang thai hộ bằng cách kết hợp giao tử của cặp vợ chồng hiếm muộn với nhau thông qua kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để tạo thành phôi và cấy vào tử cung của người phụ nữ mang thai hộ để người này mang thai và sinh con. Như vậy đứa trẻ sinh ra sẽ mang gen di truyền của cặp vợ chồng hiếm muộn nhờ mang thai hộ nhằm hạn chế tối đa trường hợp họ từ chối nhận con. Ngoài ra điều kiện tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ trước khi tiến hành cũng là tiền đề để đảm bảo sức khỏe và quyền lợi cho trẻ em sinh ra từ việc mang thai hộ. Bởi lẽ thủ tục tư vấn nêu trên sẽ giúp người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ hình dung được toàn bộ quá trình mang thai hộ, những vấn đề phát sinh xung quanh việc mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ này, từ đó, họ sẽ quyết định có thực hiện việc mang thai hộ hay không nhằm tránh các trường hợp như người mang thai hộ không giao đứa trẻ cho người nhờ mang thai hộ; người nhờ mang thai hộ từ chối nhận con hoặc người mang thai hộ không tiếp tục mang thai trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;… Thứ ba, việc đặt ra các điều kiện mang thai hộ mang ý nghĩa quan trọng giúp hạn chế các trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại và tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết khi có tranh chấp. Việc cụ thể hóa các điều kiện mà mỗi đối tượng cần thỏa mãn để được phép tham gia vào quá trình mang thai hộ, cùng với đó là những chế tài áp dụng khi có hành vi vi phạm giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cơ sở để quản lý, điều hành hoạt động mang thai hộ ở nước ta thực hiện đúng trong khuôn khổ pháp luật, trừng trị các đối tượng vi phạm pháp luật, từ đó hạn chế hành vi thương mại hóa mang thai hộ trên thực tế. Ngoài ra, quy định về mang thai hộ nói chung và điều kiện mang thai hộ nói riêng còn là căn cứ pháp lý không thể thiếu để cơ quan có thẩm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan