Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Điều khoản miễn trừ trong hợp đồng mua bán vaccine covid 19...

Tài liệu Điều khoản miễn trừ trong hợp đồng mua bán vaccine covid 19

.PDF
83
1
73

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ ĐINH HỒNG NGỌC MSSV: 1853801090048 ĐIỀU KHOẢN MIỄN TRỪ TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN VACCINE COVID-19 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Niên khóa: 2018 - 2022 Người hướng dẫn: ThS. Ngô Nguyễn Thảo Vy TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ ĐINH HỒNG NGỌC MSSV: 1853801090048 ĐIỀU KHOẢN MIỄN TRỪ TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN VACCINE COVID-19 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Niên khóa: 2018 - 2022 Người hướng dẫn: ThS. Ngô Nguyễn Thảo Vy TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN VACCINE COVID-19 VÀ ĐIỀU KHOẢN MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM TRONG HỢP ĐỒNG ......................................................................................................................... 7 1.1. Hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 ...........................................................7 1.1.1. Khái niệm của hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 ................................7 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 ..................................9 1.1.3. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 .....................11 1.2. Vi phạm nghĩa vụ ..........................................................................................13 1.3. Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng ...............................16 1.3.1. Khái quát về chế định miễn trừ trách nhiệm ............................................16 1.3.2. Điều khoản miễn trừ trong hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 ...........18 KẾT LUẬN CHƯƠNG I .....................................................................................21 CHƯƠNG II. CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG ĐIỀU KHOẢN MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC HỢP ĐỒNG MUA BÁN VACCINE COVID19 ............................................................................................................................... 22 2.1. Chiến lược xây dựng điều khoản miễn trừ trách nhiệm liên quan đến nghĩa vụ giao hàng ...............................................................................................22 2.1.1. Sử dụng “Nỗ lực tối đa hợp lý” ................................................................22 2.1.2. Thỏa thuận miễn trừ trực tiếp. ..................................................................31 2.1.3. Miễn trừ do bất khả kháng .......................................................................33 2.1.4. Biện pháp, chế tài áp dụng .......................................................................36 2.2. Chiến lược xây dựng điều khoản miễn trừ trách nhiệm liên quan đến việc sử dụng vaccine ............................................................................................40 2.2.1. Giám sát quy trình giải quyết tranh chấp của bên bán .............................43 2.2.2. Hành vi cố ý sai phạm ..............................................................................44 2.2.3. Tuân thủ các quy định áp dụng cho vaccine. ...........................................46 KẾT LUẬN CHƯƠNG II ...................................................................................49 CHƯƠNG III. KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM KHI ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG MUA BÁN VACCINE COVID-19 ........................................................... 50 3.1. Thực tiễn mua bán vaccine Covid-19 của Việt Nam .................................50 3.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam ..................................................................52 3.2.1. Pháp luật về dược .....................................................................................53 3.2.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ........................................................54 3.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam khi đàm phán các điều khoản miễn trừ ......55 3.3.1. Về vấn đề miễn trừ trách nhiệm liên quan đến nghĩa vụ giao hàng .........56 3.3.2. Về vấn đề miễn trừ trách nhiệm liên quan đến việc sử dụng vaccine ......60 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ..................................................................................63 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan nội dung khóa luận tốt nghiệp “Điều khoản miễn trừ trong hợp đồng mua bán vaccine Covid-19” là kết quả nghiên cứu tìm hiểu của bản thân dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS. Ngô Nguyễn Thảo Vy. Những thông tin, tài liệu tham khảo được sử dụng trong khóa luận này đều đảm bảo tính trung thực, tuân thủ đầy đủ các quy định về trích dẫn. Tác giả xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 6 năm 2022 Tác giả Đinh Hồng Ngọc LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Luật Quốc tế nói riêng và toàn thể quý thầy cô trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh nói chung đã luôn tận tình dạy bảo và giúp đỡ em trong suốt 4 năm học tập vừa qua. Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân với tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn ThS. Ngô Nguyễn Thảo Vy – người đã truyền động lực và dành thời gian cũng như tâm huyết dẫn dắt em thực hiện được đến cuối cùng khóa luận này. Và cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh chị, bạn bè vì đã luôn quan tâm chăm sóc, động viên, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt khóa luận của mình. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thiện đề tài bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, song với trình độ còn hạn chế nên khóa luận sẽ khó tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để khắc phục, sửa chữa. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung được viết tắt APA Thỏa thuận mua trước APA EC – AstraZeneca APA EC – CureVac APA UK – AstraZeneca Hợp đồng mua trước giữa Ủy ban châu Âu – Astrazeneca ngày 27/8/2020 Hợp đồng mua trước giữa Ủy ban châu Âu – CureVac ngày 19/11/2020 Hơp đồng cung ứng giữa Liên hiệp Vương quốc Anh – Astrazeneca ngày 28/8/2020 CISG Công ước mua bán hàng hóa quốc tế EC Ủy ban châu Âu EMA Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu EU Liên minh châu Âu GMP Thực hành tốt sản xuất PIC/S Hệ thống hợp tác thanh tra dược phẩm UK Vương quốc Liên hiệp Anh WHO Tổ chức Y tế thế giới 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc, chỉ sau một thời gian ngắn, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã bùng phát mạnh trong lãnh thổ đất nước tỷ dân và ngày càng có xu hướng lan rộng sang nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Và cũng giống như các bệnh truyền nhiễm khác, bên cạnh những biện pháp phòng chống sự lây lan của virus dựa trên nguyên tắc cắt đứt nguồn lây, thì tiêm vaccine là một biện pháp phòng bệnh mang tính quyết định1. Độ bao phủ vaccine đủ rộng để đạt miễn dịch cộng đồng là điều mà bất cứ Chính phủ nào cũng mong muốn. Cho nên ngay từ khi vaccine Covid-19 được phát triển, các nước đã bắt đầu tham gia vào cuộc chạy đua vaccine, nhằm giành lấy số lượng vaccine lớn trước làn sóng khan hiếm vaccine trên toàn cầu. Tuy nhiên, hoạt động mua bán vaccine Covid-19 trên thực tế lại không diễn ra đơn giản như những loại hàng hóa thông thường khác. Vaccine Covid-19 là một sản phẩm y tế còn rất mới, tiềm ẩn nhiều rủi ro xoay quanh việc sử dụng chúng. Quá trình nghiên cứu, sản xuất, vận chuyển vaccine trong điều kiện đại dịch phải gặp nhiều trở ngại là điều hoàn toàn có thể nhìn thấy trước. Do đó, nhà sản xuất sẽ không chấp nhận cung ứng vaccine nếu hợp đồng thiếu đi những điều khoản miễn trừ trách nhiệm dành cho họ. Lúc này, bên mua đang đứng giữa hai sự lựa chọn. Một là nhượng bộ các yêu cầu có phần vô lý của bên bán, như miễn trừ trách nhiệm liên quan đến việc sử dụng vaccine hay vi phạm nghĩa vụ giao hàng. Hai là xóa bỏ việc ký kết hợp đồng. Song, với mong muốn người dân được tiếp cận kịp thời với các loại vaccine phòng bệnh hiện nay, bên mua buộc phải lựa chọn phương án thứ nhất. Việc này ngay lập tức khiến cán cân thương mại giữa hai bên bị mất cân bằng nghiêm trọng. Khi giờ đây bên bán có thể dễ dàng trốn tránh khỏi những trách nhiệm mà đáng ra họ phải gánh chịu nếu có hành vi vi phạm, đồng thời đẩy phần hậu quả 1 Nguyễn Thị Hà và các cộng sự, “Một số yếu tố liên quan đến chấp nhận tiêm vắc xin phòng Covid-19 do Việt Nam sản xuất”, Tạp chí Y học Việt Nam, 510(1), 2022, tr. 250. 2 đó sang phía bên mua. Vậy làm thế nào để có thể bảo vệ được quyền lợi của bên mua, rộng hơn là bảo vệ quyền lợi người dân, khi tham gia vào quan hệ mua bán vaccine Covid-19? Trong trường hợp đối mặt với những yêu cầu miễn trừ mang tính đơn chiều thái quá như vậy, thì cần có những biện pháp gì để hạn chế tác động bất lợi của chúng? Chính những câu hỏi này là vấn đề mà tác giả quan tâm nghiên cứu. Vì vậy tác giả đã lựa chọn “Điều khoản miễn trừ trong hợp đồng mua bán vaccine Covid-19” là đề tài cho khóa luận tốt nghiệp, với hy vọng phần nào sẽ đóng góp kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia đàm phán mua bán vaccine Covid-19 trong tương lai. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Tính đến thời điểm hiện tại, do tính bảo mật của các hợp đồng vaccine Covid19 nên hoạt động nghiên cứu liên quan đến vấn đề miễn trừ trách nhiệm trong loại hợp đồng này còn hạn chế. Ở trong nước nổi bật nhất phải kể đến bài báo khoa học có giá trị tham khảo cao của tác giả Ngô Nguyễn Thảo Vy và Nguyễn Hoàng Thái Hy được đăng trên tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online vào năm 2021, với tựa đề “Tranh chấp hợp đồng giữa EC và AstraZeneca AB: Chiến lược soạn thảo hợp đồng trước nguy cơ bị độc chiếm nguồn vaccine”. Bài viết đã cung cấp cái nhìn bao quát về kỹ thuật soạn thảo hợp đồng mà Ủy ban châu Âu (EC) sử dụng để ngăn ngừa rủi ro đến từ việc miễn trừ trách nhiệm liên quan đến hành vi vi phạm nghĩa vụ giao hàng của bên bán. Từ đó hai tác giả cũng rút ra một số điểm cần lưu ý cho Việt Nam khi đàm phán điều khoản tương tự. Ngoài ra, còn một số bài viết khác liên quan đến vấn đề này như “Mua vaccine: Miễn trừ và trù trừ” của tác giả Yên Lam và “Cuộc chơi pháp lý của ma trận nhập vắc xin” của tác giả Ý Nguyên được đăng trên website báo Tuổi trẻ. Tuy nhiên, chúng mới chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu các điều khoản. 3 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, hoạt động tìm hiểu các khía cạnh xoay quanh điều khoản miễn trừ trách nhiệm đã bắt đầu được thực hiện ngay khi những thông tin liên quan đến hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 được công khai. Tuy nhiên, đối tượng này mới chỉ thực sự được chú tâm tới kể từ thời điểm tranh chấp hợp đồng giữa EC và AstraZeneca nổ ra. Một số tài liệu điển hình mà tác giả đã tìm đọc và tham khảo gồm: • Erich Schanze, “Best Efforts in the Taxonomy of Obligation – The Case of the EU Vaccine Contracts”, German Law Journal, 22(6), 2021: Bài viết phân tích, làm rõ cách định nghĩa thuật ngữ “Nỗ lực tối đa” và tác động của chúng đến nghĩa vụ giao hàng của bên bán trong hợp đồng mua vaccine Covid-19 mà EC ký kết; • Pascale Boulet et al., Advanced Purchase Agreements for Covid-19 vaccines: Analysis and Comments, The Left in the European Parliament, Belgium, 2021: Tài liệu đem đến cái nhìn tổng quan về các điều khoản miễn trừ trong những hợp đồng mua vaccine Covid-19 đã được công bố, để từ đó so sánh hiệu quả áp dụng của chúng với nhau. • Anna Isaac and Jillian Deutsch, “How the UK gained an edge with AstraZeneca’s vaccine commitments”, POLITICO, ngày 22/02/2021, xem tại: https://www.politico.eu/article/the-key-differences-between-the-eu-and-ukastrazeneca-contracts/: Bài viết so sánh cách thiết kế hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 của EC và Vương quốc Liên hiệp anh (UK). Đồng thời lý giải tại sao UK không gặp phải bất lợi từ điều khoản miễn trừ liên quan đến việc giao hàng giống như EC, cho thấy hiệu quả của một chiến lược soạn thảo hợp đồng đủ mạnh. Các tài liệu trên đây đều là những nguồn tham khảo có giá trị. Song chúng chỉ là bài viết khoa học nên chưa thể nghiên cứu kỹ hết tất cả các mặt của vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán vaccine Covid-19. Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu mới, toàn diện và chuyên sâu hơn để đánh giá tình hình áp dụng trên thực tế của điều khoản này. 4 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Không thể phủ nhận, quá trình thực hiện hợp đồng trong bối cảnh đại dịch còn gặp những khó khăn, trở ngại nhất định. Không chỉ riêng việc mua bán hàng hóa thông thường, mà cả loại hàng hóa y tế có tác dụng ngăn ngừa sự lây lan của virus như vaccine Covid-19 cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy mà vấn đề miễn trừ trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm hợp đồng được các bên giao kết hết mực quan tâm. Thậm chí còn xây dựng thêm trường hợp được miễn trừ theo thỏa thuận sao cho phù hợp với bối cảnh mua bán vaccine nhất. Song, việc soạn thảo ra những điều khoản này phải vô cùng chặt chẽ, bởi chúng tác động sâu sắc đến quá trình thực hiện hợp đồng và trở thành luật để phân xử cho các bên khi xảy ra tranh chấp. Hơn hết, dường như các trường hợp mà bên bán vaccine được miễn trừ trách nhiệm đang tạo ra một lợi thế quá lớn dành cho họ. Và bất cứ sai sót hoặc lỏng lẻo nào trong cách quy định điều khoản, điều kiện cũng có thể trở thành công cụ giúp bên bán trốn tránh khỏi những nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Do đó, thông qua đề tài này, tác giả muốn tổng hợp, phân tích, đánh giá kỹ thuật thiết kế điều khoản miễn trừ trong một số hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 của các quốc gia khác. Đồng thời, nhìn nhận những khó khăn của Việt Nam khi phải đối mặt với điều khoản miễn trừ tương tự, từ đó đề xuất một chiến lược soạn thảo hợp đồng hiệu quả cho các đơn vị, tổ chức trong nước áp dụng vào thương vụ mua bán vaccine Covid-19 sau này. 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng mà tác giả chú trọng nghiên cứu trong khóa luận là điều khoản miễn trừ trách nhiệm đặc thù trong những hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 hiện nay và chiến lược soạn thảo hợp đồng nhằm đối trọng được quyền và nghĩa vụ giữa bên mua và bên bán của họ. Phạm vi nghiên cứu là Công ước mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), những quy định có liên quan của một số khu vực, quốc gia như Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ,… điều chỉnh về vấn đề miễn trừ trách nhiệm. Đặc biệt tác giả sẽ tập trung nghiên cứu sâu vào những hợp đồng mua vaccine Covid-19 thực tế của EC và UK. 5 Về phương pháp nghiên cứu, khóa luận ““Điều khoản miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng mua bán vaccine Covid-19” sẽ dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng triết học Mác – Lê-nin, vận dụng kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp cụ thể để trả lời các câu hỏi nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về đối tượng nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, hệ thống hóa lại quy định của pháp luật và cả những điều khoản miễn trừ trách nhiệm tồn tại trên thực tế, từ đó phân tích, diễn giải, bình luận, đánh giá, so sánh nội dung của chúng. Đồng thời, làm nổi bật lên được chiến lược soạn thảo mà bên mua áp dụng khi đứng trước các yêu cầu miễn trừ trách nhiệm của bên bán. Qua đó, trên cơ sở tiếp thu, tham khảo có chọn lọc, tác giả muốn đóng góp ý kiến đề xuất cho đơn vị, tổ chức Việt Nam trong việc đàm phán mua bán vaccine Covid-19. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận 5.1. Ý nghĩa khoa học Khóa luận góp phần làm rõ được bản chất của hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 nói chung và vấn đề miễn trừ trách nhiệm liên quan đến nghĩa vụ giao hàng và việc sử dụng vaccine nói riêng. Từ đó xác định và đánh giá được chiến lược soạn thảo điều khoản miễn trừ đang được các quốc gia áp dụng nhằm cân bằng lợi ích giữa hai bên mua bán. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Những đề xuất trong khóa luận là kết quả của quá trình tiếp thu, học hỏi có chọn lọc từ thực tiễn áp dụng ở một số hợp đồng, sao cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh mua bán vaccine Covid-19 của Việt Nam. Do đó, có thể phần nào phát huy hiệu quả nếu như được các tổ chức, đơn vị trong nước cân nhắc sử dụng khi đàm phán, thương lượng, soạn thảo hợp đồng, nhằm bảo vệ lợi ích của Việt Nam trước các yêu cầu miễn trừ từ nhà sản xuất. Không chỉ đối với công tác mua vaccine Covid19 mà còn có thể là các loại vaccine, sản phẩm y tế sau này. Đồng thời, khóa luận có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho hoạt động học tập, nghiên cứu giảng dạy liên quan đến vấn đề miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng thương mại dưới tác động của đại dịch Covid-19. 6 6. Bố cục tổng quát của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận “Điều khoản miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng mua bán vaccine Covid-19” được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Khái quát chung về hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 và điều khoản miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng; Chương II: Chiến lược xây dựng điều khoản miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng mua bán vaccine Covid-19; Chương III: Kinh nghiệm cho Việt Nam khi đàm phán hợp đồng mua bán vaccine Covid-19. 7 CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN VACCINE COVID-19 VÀ ĐIỀU KHOẢN MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM TRONG HỢP ĐỒNG 1.1. Hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 1.1.1. Khái niệm của hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 Hợp đồng được xem là một sản phẩm của ý chí, thể hiện thỏa thuận có giá trị pháp lý giữa hai hoặc nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa – hình thức pháp lý của quan hệ mua bán cũng mang đầy đủ tính chất cơ bản của một hợp đồng2, cụ thể hơn thỏa thuận giữa các bên sẽ xoay quanh việc trao đổi và thanh toán, nhằm thực hiện hoạt động mua bán. Từ đây có thể khẳng định hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, có đối tượng riêng là hàng hóa vaccine Covid19. Theo đó, bên bán sẽ có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu vaccine cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu vaccine3. Như những hợp đồng mua bán khác, thì hợp đồng mua bán vaccine được xây dựng trên cơ sở ưng thuận, tức tại thời điểm giao kết các bên đã thống nhất được những vấn đề cơ bản của giao dịch. Song, việc này không nhất thiết phải diễn ra tại thời điểm hàng hóa đã được hình thành. Vì đối tượng được đưa vào thỏa thuận hoàn toàn có thể là hàng hóa ở hiện tại hoặc trong tương lai4. Với vaccine Covid-19, sẽ là vaccine vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển, chưa đi vào sản xuất. Những thỏa thuận có nội dung như vậy được gọi là thỏa thuận mua trước (APA) vaccine. APA vaccine về bản chất là một hợp đồng ràng buộc pháp lý, khi một bên, chẳng hạn như Chính phủ, cam kết mua từ nhà sản xuất số lượng hoặc tỷ lệ phần trăm 2 Phan Huy Hồng, Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, NXB Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr. 84. 3 Tham khảo Điều 430 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015. 4 Nguyễn Viết Tý, Giáo trình Luật Thương mại tập II, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2015, tr. 15. 8 liều vaccine cụ thể nếu nó được phát triển, cấp phép và tiến hành sản xuất theo mức giá mà cả hai bên thương lượng5. Một thỏa thuận song phương đôi bên cùng có lợi. Đối với bên mua, đây sẽ là phương thức hữu hiện để đảm bảo quyền tiếp cận ưu tiên đối với vaccine, giúp họ nhận được lượng hàng sớm hơn so với mặt bằng chung. Đối với bên bán, APA lại được coi như một biện pháp khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mà xã hội đang có nhu cầu6. Bởi các “đơn đặt hàng” sẽ giảm bớt mối lo về đầu ra tiêu thụ cho bên bán. Nhà sản xuất có cơ sở để tin rằng họ chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận sau khi sản phẩm được hoàn thiện và tung ra thị trường nên sẽ dồn sức cho việc nghiên cứu hơn cho dù quá trình này có thể mất nhiều năm. Việc này đã được chứng minh qua trường hợp của Vương quốc Anh với bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp vào năm 1994. Sở Y tế nước này đã cố gắng thực hiện nhiều hoạt động để kích thích việc nghiên cứu và thương mại vaccine, bao gồm cả tuyên bố sẽ mua bất kỳ loại vaccine hiệu quả nào được cung cấp. Ngay sau đó vaccine mới đã được đồng loạt phát triển và đưa vào tiêm chủng thường xuyên cho trẻ kể từ năm 19997. Trong vài trường hợp, bên mua còn hỗ trợ tài chính trực tiếp cho bên bán để tạo ra sản phẩm. Với những APA vaccine Covid-19 hiện nay, các công ty dược phẩm được cung cấp một số khoản thanh toán trả trước hoặc được hỗ trợ về nguồn cung thành phần thuốc và nguyên vật liệu nhằm tăng tốc độ, quy mô của giai đoạn phát triển và sản xuất về sau8. Điều này vô tình làm xuất hiện quan hệ sản xuất bên cạnh quan hệ mua bán hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, việc các bên hành động tương trợ lẫn nhau vì kết quả chung của hợp đồng, nhất là trong thời điểm đại dịch, là điều đương nhiên. Và cho dù họ có thỏa thuận để hỗ trợ sản xuất thì nội dung cốt lõi của 5 Alexandra L Phelan et al., “Legal agreements: barriers and enablers to global equitable COVID-19 vaccine access”, The Lancet Journal, 396, 2020, tr. 800. 6 Pascale Boulet et al., Advanced Purchase Agreements for Covid-19 vaccines: Analysis and Comments, The Left in the European Parliament, Belgium, 2021, tr. 10. 7 Michael Kremer, Adrian Towse and Heidi Williams, Briefing Note on Advance Purchase Commitments, Health Systems Resource Centre, London, 2005, tr. 14. 8 Pascale Boulet et al., tlđd (6), tr.10. 9 các hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 vẫn xoay quanh việc giao nhận – thanh toán hướng tới mục tiêu mua bán sản phẩm trên thị trường. Do đó, thể hiện rõ ràng bản chất của quan hệ mua bán hàng hóa. Từ những phân tích trên, ta rút ra khái niệm của hợp đồng mua bán vaccine: Hợp đồng mua bán vaccine là một thỏa thuận được xác lập trước hoặc sau khi vaccine được hình thành, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu vaccine tại thời điểm xác định hoặc trong tương lai cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán, nhận hàng và quyền sở hữu vaccine theo thỏa thuận. Trong trường hợp đặc biệt, hợp đồng mua bán vaccine có thể bao gồm cả cam kết của bên mua về việc hỗ trợ để đảm bảo tốc độ và quy mô sản xuất. 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 Ngoài những đặc điểm cơ bản của một hợp đồng mua bán như: (i) Là hợp đồng song vụ; (ii) Có tính đền bù; (iii) Nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ bên bán sang bên mua9, thì hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 còn có những đặc điểm riêng sau đây. Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng là vaccine Covid-19 – là động sản hữu hình, được tạo ra nhờ quá trình nỗ lực nghiên cứu và thử nghiệm lâu dài. Một vaccine thông thường mất từ 10 đến 15 năm để phát triển, cũng như thiết lập mức độ an toàn và hiệu quả của nó10. Nhưng đứng trước nhu cầu của xã hội, các loại vaccine Covid-19 mới hiện nay đang được phát triển với tốc độ chóng mặt, với thời gian có thể tính bằng tháng11, làm rấy lên mối lo ngại về chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy, vaccine cần phải được một cơ quan của Chính phủ phê duyệt trước khi đưa vào sản xuất và sử dụng rộng rãi ở người. Các cơ quan này sẽ làm nhiệm vụ đánh giá rủi ro của 9 Đinh Văn Thanh và Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập II, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2018, tr. 140-141. 10 https://www.ifpma.org/resource-centre/the-complex-journey-of-a-vaccine-final/, tham khảo ngày 23/6/2022. 11 Sau 6 tháng kể từ khi phát hiện ca bệnh mắc Covid-19 đầu tiên, vaccine CanSino đã được Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc chấp thuận cho quân đội sử dụng. https://www.reuters.com/article/us-health-coronavirus-china-vaccine-idUSKBN2400DZ, tham khảo ngày 23/6/2022. 10 vaccine dựa trên số liệu của các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Sau đó cấp giấy phép “thông hành” ra thị trường cho vaccine nếu xét thấy chúng đã đạt các tiêu chuẩn về an toàn. Đến thời điểm hiện tại, đã có 38 loại vaccine Covid-19 hoàn thiện và được ít nhất một Chính phủ phê duyệt12, đủ điều kiện được lưu thông thương mại. Thứ hai, chủ thể của hợp đồng. Bên bán thường là nhà phát triển tư nhân, bao gồm nhiều công ty đa quốc gia như Pfizer, Sanofi, Janssen và cả các nhà sản xuất quy mô nhỏ, thiếu kinh nghiệm hơn13. Về phần bên mua, đầu tiên họ phải là chủ thể được nhà nước cấp phép nhập khẩu vaccine vào trong lãnh thổ quốc gia hay thậm chí là chính những cơ quan có quyền lực công hoặc đại diện nhà nước. Song cần lưu ý rằng, để tham gia vào hợp đồng, những cơ quan này phải cam kết từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của mình. Ví dụ trong trường hợp của EC – một cơ quan thuộc nhánh hành pháp EU, khi ký kết APA với AstraZeneca, đã khéo léo từ bỏ quyền miễn trừ bằng cách ghi rõ ngay ở phần mở đầu APA rằng họ có “địa chỉ thương mại” (business address) tại “rue de la Loi 200, 1049 Brussels, Belgium”. Tức EC đã tự xem mình là một thương nhân – chủ thể tư ngang hàng với bên bán. Đồng thời, chấp nhận bị xem xét và đối xử như một bên mua thuần túy, chịu sự ràng buộc nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng và pháp luật áp dụng14. Thứ ba, có sự phụ thuộc lẫn nhau về nghĩa vụ giữa bên mua và bên bán. Hợp đồng song vụ vốn nổi bật về sự đối trọng giữa quyền và nghĩa vụ của cả hai bên. Tức quyền lợi một bên chỉ đạt được sau khi bên kia thực hiện xong nghĩa vụ đối lập tương ứng15. Dù vậy, trong một số hợp đồng mua bán vaccine Covid-19, vẫn sẽ có những nghĩa vụ khác mang tính hỗ trợ nhau, khiến kết quả thực hiện nghĩa vụ của một bên phần nào phụ thuộc vào bên còn lại. Ví dụ như việc bên mua thanh toán trước, hỗ trợ nguồn cung nguyên vật liệu giúp bên bán nghiên cứu và sản xuất vaccine; hoặc bên 12 https://covid19.trackvaccines.org/vaccines/approved/#vaccine-list, tham khảo ngày 23/6/2022. 13 Tung Thanh Le et al., “The COVID-19 vaccine development landscape”, Nature Reviews Drug Discovery, 19, 2020, tr. 306. 14 https://thesaigontimes.vn/tranh-chap-hop-dong-giua-ec-va-astrazeneca-ab-co-phai-van-de-bat-kha-tu-nghi/, tham khảo ngày 23/6/2022. 15 Đinh Văn Thanh và Nguyễn Minh Tuấn, tlđd (9), tr. 120. 11 mua chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực, hệ thống dây chuyền lạnh để tiếp nhận và bảo quản vaccine khi bên bán giao hàng tới16. Thứ tư, mục đích của hợp đồng. Trong bối cảnh đại dịch, vaccine Covid-19 được nghiên cứu, sản xuất, trao đổi nhằm mục tiêu chung quan trọng nhất là vì an toàn sức khỏe công cộng. Đối với bên mua, trước tiên là để phục vụ cho những chiến dịch tiêm chủng trong nước, giúp tăng khả năng miễn dịch cộng đồng, ngăn ngừa lây lan và giảm số người tử vong. Sâu xa hơn là hạn chế tác động của dịch bệnh lên đời sống xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Đối với nhà sản xuất, thì việc bán sản phẩm giúp họ thu được một khoản lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí trong quá trình nghiên cứu, phát triển và sản xuất vaccine. 1.1.3. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 Hiện nay, các bên mua bán mua bán vaccine Covid-19 thường thỏa thuận lựa chọn pháp luật của một quốc gia cụ thể áp dụng cho hợp đồng. Ví dụ như pháp luật Bỉ (laws of Beigium) sẽ được viện dẫn để điều chỉnh các hợp đồng mua bán vaccine của EC17. Việc này sẽ bao gồm cả những điều ước quốc tế mà nước này là thành viên và các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia khác như Bộ luật Dân sự. Do đó, nếu luật được dẫn chiếu tới là của một nước thành viên CISG, thì sẽ không loại bỏ khả năng áp dụng CISG cho hợp đồng này. Bởi về nguyên tắc thì các quy định của CISG cũng được coi như là một phần thuộc hệ thống pháp luật của quốc gia ký kết18. Song lại có hiệu lực áp dụng ưu tiên hơn so với các quy định còn lại (trừ hiến pháp) khi điều chỉnh cùng vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thuộc phạm vi của Công ước. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 có thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG không? 16 https://vnvc.vn/tu-van/tai-sao-den-nay-chi-co-vnvc-la-don-vi-dau-tien-dua-vaccine-covid-19-ve-viet-nam/, tham khảo ngày 23/6/2022. 17 Điều I.21.1 APA EC – Curevac và Điều 18.4 APA EC – AstraZeneca: “This Agreement shall be governed by the laws of Belgium.” 18 CISG AC, Opinion No 16: Exclusion of the CISG under Article 6, Monash University, Australia, 2014, tr. 8. 12 Phải khẳng định Vaccine Covid-19 là hàng hóa theo CISG. Bởi vaccine là một loại động sản hữu hình, không thuộc các trường hợp bị loại trừ tại Điều 2 CISG, như hàng hóa dùng cho cá nhân hay gia đình, thông qua đấu giá, chứng từ tài chính, tàu bay, điện năng,… Đồng thời cũng không thể bị coi là hàng hóa đi kèm dịch vụ gia công chế biến thuộc Điều 3.1 CISG, do bên mua không hề có nghĩa vụ “cung cấp đáng kể nguyên vật liệu” cho bên bán, mà chỉ hỗ trợ, tạo điều kiện để họ sản xuất dược phẩm, phục vụ cho mục tiêu chung của hợp đồng. Vì vậy, các hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 sẽ được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa theo CISG, bất kể đây là hàng hóa phục vụ mục đích công hay tư, có sự tham gia của chủ thể công hay không19. Xét về tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa. CISG yêu cầu các bên trong quan hệ hợp đồng cần phải có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau, bất kể nơi sản xuất hàng hóa hay nơi chúng được giao 20. Điều này sẽ loại trừ các hợp đồng mua vaccine từ nhà sản xuất trụ sở trong nước. Nhưng khi nhìn vào tương quan giữa số nhà sản xuất và số quốc gia có nhu cầu mua vaccine thì các hợp đồng mua vaccine từ nước ngoài vẫn chiếm đa số. Khi đó nếu hai bên cùng có trụ sở tại các quốc gia ký kết thì CISG sẽ được áp dụng trực tiếp cho hợp đồng. Những trường hợp còn lại, CISG sẽ được áp dụng một cách gián tiếp, nhờ vào những quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến luật của một quốc gia thành viên, miễn là quốc gia đó không bảo lưu Điều 1.1.b CISG và không có bất cứ thỏa thuận loại trừ Công ước nào được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng21. Như vậy, CISG hoàn toàn có khả năng được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 và các điều khoản chọn luật không đương nhiên làm mất đi hiệu lực của Công ước. 19 20 Ngô Nguyễn Thảo Vy và Nguyễn Hoàng Thái Hy, tlđd (14). https://conflictoflaws.net/2021/global-sales-law-in-a-global-pandemic-the-cisg-as-the-applicable-law-to- the-eu-astrazeneca-advance-purchase-agreement/, tham khảo ngày 23/6/2022. 21 Ngô Nguyễn Thảo Vy và Nguyễn Hoàng Thái Hy, Đọc hiểu CISG qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp tiêu biểu, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 39. 13 Ngoài ra, do nhận thấy xác suất CISG được sử dụng trong các hợp đồng mua bán vaccine Covid-19 quốc tế là rất cao khi hiện nay có 94 nước đang là thành viên Công ước; Hơn nữa, cách thiết kế điều khoản trong CISG rất phổ quát và hài hòa giữa các hệ thống pháp luật, nên khóa luận này sẽ sử dụng CISG để giả định và phân tích các điều khoản trong hợp đồng mua bán vaccine Covid-19. Lưu ý rằng CISG không điều chỉnh trách nhiệm của người bán nếu vaccine gây thiệt hại đến sức khỏe hoặc tính mạng con người. Trong trường hợp này, những quy định pháp luật trong nước sẽ chiếm ưu thế hơn. Nguyên do bởi vì tử vong hoặc thương tật cá nhân liên quan trực tiếp đến những quyền lợi ngoài hợp đồng, nên tốt hơn hết là để chúng được xử lý theo quyết định chính sách công của mỗi quốc gia ký kết22. 1.2. Vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng mua bán được lập ra sau một quá trình thương thảo kéo dài, sao cho tất cả các chủ thể đều đạt được lợi ích mà họ mong muốn. Để được hưởng lợi ích này, đòi hỏi đôi bên phải tuyệt đối tuân thủ các nghĩa vụ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp, vì những lý do vô tình hoặc cố ý, các bên đã phá vỡ những cam kết của mình, cấu thành vi phạm hợp đồng. Theo CISG, khái niệm “vi phạm hợp đồng” được hiểu là việc không thực hiện nghĩa vụ, bao gồm tất cả các trường hợp một bên không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ hoặc không phù hợp23; không phân biệt giữa nghĩa vụ chính hay phụ, bất kể nghĩa vụ đó do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, do pháp luật quy định hoặc do tập quán và thực tiễn mua bán giữa các bên xây dựng. Hành vi vi phạm hợp đồng sẽ là cơ sở để áp dụng các chế tài, nhưng trong vài điều kiện nhất định hành vi đó phải được coi là cơ bản. Tức nó phải gây thiệt hại cho bên kia đáng kể đến mức khiến họ không đạt được những gì mà họ có quyền mong 22 Secretariats of UNCITRAL, HCCH and UNIDROIT, Legal Guide to Uniform Instruments in the Area of International Commercial Contracts, with a Focus on Sales, UNITED NATIONS, Austria, 2021, tr. 30. 23 Liu Chengwei, Remedies for Non-performance, Perspectives from CISG, UNIDROIT Principles and PECL, SiSU on behalf of CISG Database, Pace Institute of International Commercial Law, China, 2003, tr. 17-18.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan