Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Di truyền quần thể

.DOC
11
378
132

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ Stt Họ và tên Đơn vị Nhiệm vụ 1 Huỳnh Văn Hoài CV SGD Xác định mạch kiến thức 2 Nguyễn Thành Công THPT Trần Văn Ơn 3 Nguyễn Văn Mến Xác định mục tiêu, hệ thống năng lực, tiến trình thực hiện THPT Võ Trường Toản chủ đề 4 Nguyễn Hoài Anh THPT Che Guevara 5 Nguyễn Văn Lý THPT Trần Trường Sinh Xác định ma trận & Hệ thống câu hỏi I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Mô tả chuyên đề Chuyên đề này gồm các bài trong chương III, thuộc Phần 5. Di truyền học Sinh học 12 THPT. Bài 16, Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể 2. Mạch kiến thức của chuyên đề 2.1. Tìm hiểu các đặc trưng của quần thể 2.1.1. Quần thể (tự phối, ngẫu phối) 2.1.2. Tần số alen. 2.1.3. Tần số kiểu gen 2.1.4. Cấu trúc di truyền của quần thể 2.2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn, giao phối gần 2.2.1. Sự biến đổi về thành phần kiểu gen của quần thể qua các thể hệ 2.2.2. Công thức xác định tần số kiểu gen 2.2.3. Ứng dụng (trong chăn nuôi, trồng trọt, luật HNGĐ) 2.3. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối 2.3.1. Định luật Hacdi- Vanbec 2.3.2. Điều kiện nghiệm đúng- Ý nghĩa 2.3.3. Phương pháp xác đinh quần thể cân bằng 2.3.4. Ứng dụng (tính số loại kiểu gen của quần thể, ứng dụng di truyền quần thể người) 3. Thời lượng Số tiết học trên lớp: 2 tiết II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: 1. Mục tiêu Sau khi học xong chuyên đề nầy học sinh có khả năng 1.1. Kiến thức - Nêu được các khái niệm: Quần thể, tự phối, ngẫu phối, tần số alen, tần số kiểu gen, cấu trúc di truyền của quần thể - Xác định được cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và ngẫu phối; - Xác định được điều kiện cân bằng di truyền của quần thể giao phối: - Phát biểu và vận dụng được định luật Hacđi – Vanbec; - Vận dụng kiến thức để giải thích được: * Cơ sở luật hôn nhân gia đình 1 * Ứng dụng di truyền quần thể người * Cở sở của thoái hóa giống do giao phối gần trong chăn nuôi, trồng trọt 1.2. Kỹ năng - Kỹ năng quan sát, mô tả kết quả về năng suất, phẩm chất ở sinh vật do tự phối hoặc ngẫu phối - Kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề - Kỹ năng khoa học: quan sát. phân loại, định nghĩa - Kỹ năng học tập: tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp, tính toán. - Kỹ năng vận dụng kiến thức quần thể tự phối và ngẫu phối vào thực tiễn 1.3. Thái độ - Hiểu biết pháp luật và tuyên truyền luật hôn nhân gia đình - Hiểu biết cơ sở của hiện tượng thoái hóa giống trong chăn nuôi trồng trọt 1.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHUYÊN ĐỀ 1.4.1. Các năng lực chung 1.4.1.1. Năng lưc tự học - Học sinh xác định được mục tiêu học tập chuyên đề là di truyền học ở cấp độ quần thể - Học sinh thực hiện được kế hoạch học tập chuyên đề ở chương III - Xác định được công thức tính kiểu gen ở quần thể tự phối, điều kiện cân bằng của quần thể ngẫu phối. - Vận dung được ý nghĩa thực tiển của quần thể tự phối và ngẫu phối. 1.4.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề - Học sinh xác định được tần số alen, tần số kiểu gen của quần thể. - Học sinh vận dụng qui luật phân li để xác định tỉ lệ kiểu gen ở các thế hệ sau - Học sinh vận dụng được các kiến thức di truyền học quần thể để giải thích hiện tượng thoái hóa giống và luật hôn nhân gia đình 1.4.1.3. Năng lực tư duy sáng tạo - Học sinh xây dựng được các công thức tổng quát tính tần số alen. - Học sinh xây dựng được các công thức tổng quát tính tỉ lệ kiểu gen của quần thể tự phối - Học sinh xây dựng được các công thức tổng quát tính 1.4.1.4. Năng lực tự quản lý - Nhận thức được nhiệm vụ phân công trong thảo luận nhóm - Học sinh biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch - Học sinh biết lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập. 1.4.1.5. Năng lực giao tiếp Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận, tuyên truyền 1.4.1.6. Năng lực hợp tác Làm việc cùng nhau, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp giải bài tập về quần thể. 1.4.1.7. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT) Sử dụng thành thạo internet và công nghệ thông tin để sưu tầm hình ảnh và tư liệu về thoái hóa giống, hậu quả kết hôn gần trong phả hệ ở một số dòng họ về bệnh bạch tạng 2 1.4.1.8. Năng sử dụng ngôn ngữ - Diễn đạt các thuật ngữ về tần số alen, tần số kiểu gen, tự phối, giao phối, cấu trúc di truyền - Phát biểu được định luật Hacdi- Vanbec - Xác định được các điều kiện để quần thể cân bằng - Giải thích, tuyên truyền về tác hại của giao phối gần, kết hôn gần. - Học sinh sử dụng được các từ chuyên môn để phát biểu được các khái niệm, nội dung định luật 1.4.1.9. Năng lực tính toán - Rèn luyện kỹ năng tính toán tần số alen và tần số kiểu gen, xác định được quần thể cân bằng, quần thể chưa cân bằng - Học sinh tính được xác suất xuất hiện các alen gây bệnh trong quần thể người 1.4.2. Các năng lực chuyên biệt 1.4.2.1. Quan sát Học sinh quan sát hình ảnh về vật nuôi, cây trồng về hiện tượng thoái hóa giống 1.4.2.2. Đưa ra các tiên đoán, nhận định - Dự đoán được tỉ lệ xuất hiện kiểu gen, kiểu hình của quần thể - Dự đoán được xu thế thay đổi kiểu gen của quần thể trong tương lai 2. Chuẩn bị 2.1. Chuẩn bị của GV - Nội dung chuyên đề di truyền học quần thể - Kế hoạch thực hiện chuyên đề (2 tiết) - Phiếu học tập (02) - Tranh về thoái hóa giống do giao phối gần, tranh về một số bệnh do kết hôn gần 2.2. Chuẩn bị của HS - Xem lại qui luật phân li - Tham khảo SGK bài 16,17 3. Tiến trình dạy học chuyên đề Nội dung hoạt động Mục tiêu GV tạo tình huống dẫn đến chuyên đề - GV cho học sinh xem tranh thoái hóa giống do tự thụ phấn, giao phối gần, tranh về một số bệnh ở người do kết hôn gần - GV đặt vấn đề: Kích thích học sinh tập trung * Trong luật hôn nhân và gia đình, cấm những người trong dòng họ thân thuộc kết hôn, Cơ sở khoa học của vấn đề trên? * An được Bình tặng 1 cặp gà tre rất đẹp về nuôi, An hy vọng từ cặp gà này sẽ nhân nhanh giống gà trên sau 3 năm tới. Điều ước muốn của An có thể thực hiện được không? Hoạt động 1: Tìm hiểu các đặc trưng di truyền của quần thể 3 vào nội dung chuyên đề 1. GV yêu cầu học sinh căn cứ vào VD SGK trang 68 để giải bài tập sau (trên cơ sở hoạt động các nhóm nhỏ) - Một đàn bò có 400 con lông đen, 400 con lang trắng đen, 200 con lông trắng; biết rằng A lông đen trội không hoàn toàn so với a qui đinh lông trắng. Hãy xác định - Tự học - Làm việc nhóm a. Tần số kiểu gen AA, Aa, aa? - Phân tích & tổng hợp b. Tần số các alen A và a? - Diễn đạt c. Lập công thức tổng quát xác định tận số các alen vói cấu trúc di truyền: P dAA + hAa+ raa = 1 (với d, h, r >0) - Suy luận & khái quát hóa 2. Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày các khái niệm * Vốn gen của quần thể? * Tần số alen là gì? * Tần số kiểu gen ? * Cấu trúc di truyền của quần thể 3. Phiếu học tập 1 Vấn đề Nội dung cụ thể các nhóm Quần thể? Tần số alen? Tần số kiểu gen Vốn gen của quần thể Cấu trúc di truyền của QT Công thức tính tần số alen 3. Các nhóm đóng góp => GV chốt lại bằng nội dung trong phiếu học tập Vấn đề Nội dung cụ thể các nhóm Quần thể? Quần thể: là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản duy trì nòi giống. Tần số alen? Tần số alen: được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định (tỉ lệ giao tử mang alen đó trong q/thể tại thời điểm xác định) Tần số kiểu gen Tần số kiểu gen: được tính bằng tỉ lệ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể tại một thời điểm xác định. 4 Vốn gen của quần thể Vốn gen: là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể tại một thời điểm xác định Cấu trúc di truyền của QT Cấu trúc di truyền của quần thể là tập hợp về tần số kiểu gen của quần thể vào một thời điểm xác định Công thức tính tần số alen P: d AA + h Aa + r aa = 1 => Tần số tương đối p(A) = d + h/2 ; q(a) = r + h/2 Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn (tự phối) 1 GV yêu cầu học sinh làm BT sau: Ở một quần thể tự thụ phấn, thế hệ xuất phát có 100% thế dị hợp Aa, Xác định cấu trúc di truyền ở - Tự học - Thế hệ F1? - Làm việc nhóm - Thế hệ F2, F3? - Phân tích & tổng hợp - Thế hệ Fn? GV phân công nhóm hoạt động - Diễn đạt 2. GV yêu cầu học sinh làm BT sau: Ở một quần thể tự thụ phấn, thế hệ xuất phát P: dAA + hAa + raa = 1. - Suy luận & khái quát hóa - Xác định cấu trúc di truyền ở thế hệ Fn bằng công thức tổng quát? 3. GV yêu cầu học sinh nhận xét xu hướng thay đổi tần số các kiểu gen của quần thể tự phối ở thể hệ Fn? 3. Phiếu học tập số 2 Đời Tỉ lệ phân bố kiểu gen (%) AA Aa Kết quả ( %) aa Dị hợp Đồng hợp P F1 F2 Fn => GV chốt lại: Trong quần thể tự phối, giao phối gần thì tỉ lệ dị hợp ngày càng giảm, tỉ lệ đồng hợp ngày càng tăng, các gen lặn có dịp xuất hiện dẫn đến thoái hóa giống 5 Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối 1. GV yêu cầu học sinh làm BT sau: Một quần thể ngẫu phối ở thế hệ xuất phát có P: 0,2AA + 0,4Aa + 0,4aa = 1. Xác định: - Tự học - Tần số alen A và a? - Làm việc nhóm - Cấu trúc di truyền ở thế hệ F1, F2, Fn? - Phân tích & tổng hợp 2. GV yêu cầu học sinh làm xây dựng phương trình Hacdi- Vanbec - TH1: Một gen có 2 alen: A= p; a = q (với p, q >0 và p+q = 1) - Diễn đạt - TH2: Một gen có 3 alen: A= p; a = q; r = 0 (với p, q ,0 >0 và p+q +0 = 1) - Suy luận & khái quát hóa 3. GV yêu cầu học sinh phát biểu: - Nội dung định luật Hacdi- Vanbec - Điều kiện định luật Hacdi- Vanbec - Ý nghĩa của định luật Hacdi- Vanbec * Lý thuyết * Thực tiển 4. GV yêu cầu học sinh xác định công thức để biết quần thể cân bằng 5. GV gợi ý học sinh hoàn thiện 2 câu đặt vấn đề ban đầu 6. GV khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng câu lệnh trang 73 SGK => GV chốt lại ý nghĩa thực tiễn, lí luận của định luật Hacdi Vanbec của trạng thái cân bằng => Không kết hôn gần, thường xuyên lai tạo giống mới để nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng 4. Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chủ đề MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nội dung NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU Các đặc trưng di truyền của quần thể - Nêu được khái niệm quần thể, vốn gen, tần số alen, tần số kiểu gen [1][2] - Xác định được cấu trúc di truyền của quần thể [3] Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn, giao phối gần - Trình bày được quần thể tự thụ phấn và giao phối gần [4][5] -Xác định đươc tần số alen, tần số kiểu gen.[6] VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO Các NL hướng tới - Năng lực tư duy - Năng lực tính toán - Xác định đươc cấu trúc di truyền của quần thể qua các thế hệ[7] 6 - Tính xác suất xuất hiện kiểu gen và kiểu hình của quần thể qua các thế hệ[8] - Năng lực tư duy - Năng lực tính toán Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối - Trình bày đươc khái niệm và điều kiện của Định luật HacdiVanbec.[9] - Xác định được quần thể đạt cân bằng di truyền[10] - Xác định được tần số alen, tần số kiểu gen của quần thể khi biết kiểu hình lặn.[12] - Tính số loại kiểu gen trong quần thể[13] - Phân biệt được [14] quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối[11] - Tính xác suất xuất hiện alen, kiểu gen và kiểu hình trong quần thể[15][16] - Năng lực tư duy - Năng lực tính toán. - Kỹ năng phân loại. - Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn 5. Công cụ đánh giá Bài 1. Bệnh Tay-Sachs Tay-Sachs là một bệnh di truyền ở người do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Các tế bào não của trẻ bị bệnh Tay-Sachs không có khả năng chuyển hóa được các loại lipit nhất định vì một enzym quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa lipit không hoạt động. Vì vậy, các loại lipit nhất định bị tích lại trong các tế bào não làm cho bệnh nhân bị chứng co giật, mù và thoái hóa dây thần kinh vận động, suy giảm trí tuệ và chết trong vòng một vài năm. Chỉ có trẻ em có hai alen Tay-Sachs mới bị bệnh. Khi nghiên cứu kĩ, người ta thấy rằng mức hoạt tính của enzym chuyển hóa lipit ở cá thể dị hợp ở mức độ trung gian giữa các mức độ ở các cá thể đồng hợp có các alen bình thường và cá thể đồng hợp về các alen Tay-Sachs. May mắn thay, người dị hợp không bị bệnh vì chỉ cần hoạt tính của enzym bằng một nửa mức của người mang hai alen bình thường cũng đủ ngăn chặn tình trạng tích tụ lipit trong các tế bào não.Tần số người bị bệnh Tay-Sachs là khá cao chỉ ở những người Do Thái Ashkenazic và những người Do Thái có tổ tiên sống ở vùng Trung Âu. Trong những quần thể người này, tần số người bị bệnh Tay-Sachs là 1/3600 trẻ sơ sinh, một tần số cao gấp 100 lần so với những quần thể người không phải Do Thái hoặc người Do Thái Trung Cận Đông. Sự phân bố không đồng đều như vậy là kết quả của lịch sử di truyền khác nhau của các nhóm người trên thế giới trong thời đại công nghệ thấp, phương tiện di chuyển chưa hiện đại. Nguồn câu hỏi tự luận của TS Ngô Văn Hưng cung cấp Câu hỏi 1:Các kết luận sau đây được rút ra từ thông tin trong đoạn văn ở trên. Khoanh tròn "Đúng" hoặc "Sai" ứng với mỗi trường hợp. (giống câu tài liệu trang 87, 91) Kết luận Đúng hay sai? Bệnh Tay-Sachs là bệnh di truyền phân tử, phát sinh do đột biến nhiễm sắc thể. Đúng / Sai Ở mức độ cơ thể, alen Tay-Sachs được xem như alen lặn. Đúng / Sai Ở mức độ cơ thể, alen bình thường là trội không hoàn toàn so với alen Tay-Sachs. Đúng / Sai 7 Ở mức độ nghiên cứu hóa sinh, kiểu hình trung gian được thể hiện đặc trưng cho hiện tượng trội không hoàn toàn. Đúng / Sai Alen được xem là trội hoàn toàn hay trội không hoàn toàn tùy thuộc vào việc chúng ta xem xét kiểu hình ở mức độ nào. Đúng / Sai Đáp án theo thứ tự: Sai/Đúng/Sai/Đúng/Đúng. Câu hỏi 2: Với tần số người bị bệnh Tay-Sachs là 1/3600 trẻ sơ sinh, theo lý thuyết, tần số alen Tay-Sachs ở quần thể người Do Thái Ashkenazic và quần thể người Do Thái có tổ tiên sống ở vùng Trung Âu sẽ xấp xỉ với tỉ lệ nào dưới đây? A. 1/36 B. 1/360 C. 1/60 D. 1/600 Câu hỏi 3 : Việc dự tính được xác suất bắt gặp thể đột biến trong quần thể hoặc có thể dự đoán được sự tiềm tàng các gen đột biến có hại trong quần thể là rất có ý nghĩa trong y học. Từ các thông tin ở đoạn văn trên, có thể dự đoán được số người bình thường nhưng mang alen Tay-Sachs trong những quần thể người không phải Do Thái hoặc người Do Thái Trung Cận Đông sẽ gần giống với phương án nào dưới đây? A. Cứ trong 360.000 người bình thường thì có khoảng 1200 người mang alen gây bệnh. B. Cứ trong 360.000 người bình thường thì có khoảng 3600 người mang alen gây bệnh. C. Cứ trong 360.000 người bình thường thì có khoảng 600 người mang alen gây bệnh. D. Cứ trong 360.000 người bình thường thì có khoảng 2400 người mang alen gây bệnh. Câu hỏi 4: Ở phần cuối của đoạn văn trên có nói: " Sự phân bố không đồng đều như vậy là kết quả của lịch sử di truyền khác nhau của các nhóm người trên thế giới trong thời đại công nghệ thấp, phương tiện di chuyển chưa hiện đại". Tại sao thời đại công nghệ thấp và phương tiện di chuyển chưa hiện đại lại dẫn đến sự di truyền khác nhau về bệnh Tay-Sachs trong các nhóm người trên? Đáp án: Do điều kiện địa lý khác nhau dẫn đến sự hình thành những quần thể có vốn gen khác nhau Câu hỏi 5: Trong các dự đoán sau đây, dự đoán nào không được xây dựng dựa trên căn cứ khoa học? A. Tuổi thọ của người bị bệnh Tay-Sachs thấp hơn so với người bình thường. B. Các tế bào não của những người bị bệnh Tay-Sachs tích lũy nhiều lipit hơn so với người bình 93 thường. C. Những thanh niên bị mù và co giật là những người bị bệnh Tay-Sachs. D. Tần số những người bình thường nhưng mang alen Tay-Sachs trong những quần thể người không phải Do Thái hoặc người Do Thái Trung Cận Đông ít hơn so với trong những quần thể người Do Thái Ashkenazic và những người Do Thái có tổ tiên sống ở vùng Trung Âu. Bài 2: Bệnh hồng cầu liềm Bệnh di truyền phổ biến nhất trong số những người có nguồn gốc châu Phi là bệnh hồng cầu liềm, bắt gặp với tần số 1 trong 400 người Mỹ gốc Phi. Bệnh hồng cầu liềm gây nên bởi sự thay thế một amino axit trong phân tử hemoglobin của các tế bào hồng cầu. Khi lượng oxy trong máu của người bệnh bị giảm, các phân tử hemoglobin hồng cầu liềm liên kết với nhau thành dạng sợi dài làm biến dạng hình dạng tế bào hồng cầu thành dạng lưỡi liềm. Các tế bào hình liềm lại co cụm, lắng đọng trong các mạch máu làm tắc nghẽn các mạch máu nhỏ và thường dẫn đến các triệu chứng toàn thân khác như đau, thể chất yếu, tổn thương các cơ quan và thậm chí bị liệt. 8 Truyền máu thường xuyên ở trẻ bị bệnh hồng cầu liềm giúp làm giảm tổn thương não. Việc sử dụng các thuốc mới có thể ngăn ngừa và chữa trị một số rối loạn khác nhưng tuyệt nhiên không thể chữa trị khỏi bệnh được. Mặc dù để biểu hiện bệnh thì người bệnh phải có hai alen hồng cầu hình liềm. Tuy nhiên, chỉ cần có một alen hồng cầu liềm cũng làm ảnh hưởng đến kiểu hình. Bởi vậy, ở mức độ cơ thể, alen bình thường là trội không hoàn toàn so với alen hồng cầu liềm. Các cá thể dị hợp tử được xem là những người có tính trạng hồng cầu liềm, thường là những người khỏe mạnh nhưng họ cũng có thể mắc một số triệu chứng hồng cầu liềm trong trường hợp lượng oxy trong máu bị giảm một thời gian dài. Nguồn câu hỏi tự luận của TS Ngô Văn Hưng cung cấp Câu hỏi 6: Bệnh hồng cầu liềm bắt gặp với tần số 1 trong 400 người Mỹ gốc Phi. Theo lý thuyết, tần số alen hồng cầu liềm ở những quần thể người này sẽ xấp xỉ với tỉ lệ nào dưới đây? A. 1/40 B. 1/20 C. 1/400 D. 1/200 Câu hỏi 7: Bệnh hồng cầu liềm gây nên bởi sự thay thế một amino axit trong phân tử hemoglobin của các tế bào hồng cầu. Dạng đột biến nào có thể là nguyên nhân của hiện tượng trên? Đáp án: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác dẫn đến thay thế một amino axit này bằng một amino axit khác trong phân tử hemoglobin của các tế bào hồng cầu. Câu hỏi 8: Tại sao những người dị hợp tử về alen hồng cầu liềm không nên lao động thể chất nặng hoặc ở vùng núi cao trong một thời gian dài? Đáp án: Vì lao động thể chất nặng hoặc ở vùng núi cao trong một thời gian dài sẽ làm lượng oxy trong máu bị giảm một thời gian dài. Điều này làm xuất hiện các triệu chứng hồng cầu liềm (các phân tử hemoglobin hồng cầu liềm liên kết với nhau thành dạng sợi dài làm biến dạng hình dạng tế bào hồng cầu thành dạng lưỡi liềm). Câu hỏi 9: Theo những mô tả trong đoạn văn thứ nhất, bệnh hồng cầu liềm có thể được nêu ra làm ví dụ cho kiểu di truyền nào sau đây? A. Tương tác bổ sung B. Gen đa hiệu C. Trội không hoàn toàn. D. Tương tác át chế Câu hỏi 10: Trong đoạn văn thứ hai có nói: " Việc sử dụng các thuốc mới có thể ngăn ngừa và chữa trị một số rối loạn khác nhưng tuyệt nhiên không thể chữa trị khỏi bệnh được". Tại sao lại như vậy? Đáp án: Vì bệnh hồng cầu liềm do đột biến gen nên không thể chữa khỏi được. Câu 11: Theo lý thuyết, tính xác suất để hai người bình thường trong quần thể trên lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bệnh hồng cầu hình liềm Đáp án: 1/4.[2pq/(p2 + 2p.q)]2 = 0.0022 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO 9 Câu 1: Tần số tương đối của 1 alen nào đó được tính bằng A. tỉ lệ số kiểu gen chứa alen đó trong quần thể. B. tỉ lệ số alen đó trên tổng số kiểu gen chứa alen này trong quần thể. C. tỉ lệ số alen đó trên tổng số alen của gen này trong q/thể. D. tỉ lệ số cá thể có chứa alen đó trong quần thể. Câu 2: Vốn gen của quần thể là gì? A. Là tập của tất cả các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định. B. Là tập của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. C. Là tập của tất cả các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. D. Là tập của tất cả các alen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. Câu 3: Một quần thể thực vật lưỡng bội, ở thế hệ xuất phát (P) gồm toàn cá thể có kiểu gen Aa. Nếu tự thụ phấn bắt buộc thì theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ F3 là A. 0,75AA : 0,25aa. B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. C. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa. D. 0,25AA : 0,75aa. Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là đúng với quần thể tự phối? A. Tần số tương đối của các alen không thay đổi nên không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế hệ sau. B. Tần số tương đối của các alen không đổi nhưng tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng dần qua các thế hệ. C. Tần số tương đối của các alen thay đổi nhưng không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế hệ sau. D. Tần số tương đối của các alen thay đổi tuỳ từng trường hợp, do đó không thể có kết luận chính xác về tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ sau. Câu 5: Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi A. số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể trong quần thể. B. tần số tương đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể. C. số lượng các cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể. D. số lượng các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội của quần thể. Câu 6 Một quần thể thực vật giao phấn ở thế hệ F 1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự thụ phấn bắt buộc, thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là: A. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. B. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa. C. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa. D. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa. Câu 7 : Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa. Qua tự thụ phấn bắt buộc, tính theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu gen AA ở thế hệ F3 là: A. 1/16 B.7/16 C.1/8 D. 1/2 Câu 8: Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F 3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là A. 0,1AA + 0,6Aa +0,3aa = 1 B. 0,3AA + 0,6Aa +0,1aa = 1 C. 0,6AA + 0,3Aa +0,1aa = 1 D. 0,7AA + 0,2Aa +0,1aa = 1 10 Câu 9: Định luật Hacđi – Vanbec không cần có điều kiện nào sau đây để nghiệm đúng? A. Có sự cách li sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. B. Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau ngẫu nhiên.. C. Không có đột biến và cũng như không có chọn lọc tự nhiên. D. Khả năng thích nghi của các kiểu gen không chênh lệch nhiều. Câu 10: Quần thể ngẫu phối nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. B. 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. C. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. D. 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa. Câu 11: Đặc điểm di truyền học giúp phân biệt quần thể này với quần thể khác trong loài giao phối là gì? A. Khu vực phân bố của mỗi quần thể. B. Thành phần kiểu gen của mỗi quần thể. C. Khả năng thích ứng của mỗi quần thể. D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể. Câu 12 : Một quần thể gia súc đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 84% số cá thể lông vàng, các cá thể còn lại có lông đen. Biết gen A quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Tần số của alen A và alen a trong quần thể này lần lượt là: A. 0,7 và 0,3 B. 0,4 và 0,6 C. 0,3 và 0,7 D. 0,6 và 0,4 Câu 13: Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội, xét một gen có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Biết không có đột biến mới xảy ra, số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra trong quần thể này là A. 4. B. 6. C. 15. D. 10. Câu 14: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,6AA : 0,4Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta thu được ở đời con 8000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là A. 7680. B. 2560. C. 5120. D. 320. Câu 15: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là A. 0,25%. B. 0,025%. C. 0,0125%. D. 0,0025%. Câu 16: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là A. 36%. B. 16%. C. 25%. 11 D. 48%.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan