Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật việt nam...

Tài liệu Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật việt nam

.PDF
63
38
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ QUANG HẬU DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : LUẬT DÂN SỰ MÃ SỐ: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. PHẠM CÔNG LẠC HÀ NỘI -NĂM 2007 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khoa học khác. Tác giả Luận văn Lê Quang Hậu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Thờ cúng là một phong tục tín ngưỡng lâu đời trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là sự thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với tổ tiên của người Việt đối với các thế hệ trước. Thờ cúng là một hoạt động tinh thần đòi hỏi phải có những cơ sở vật chất, kinh tế đảm bảo cho hoạt động thờ cúng được thực hiện trên thực tế. Cơ sở vật chất, kinh tế đó chính là di sản dùng vào việc thờ cúng. Pháp luật của các triều đại phong kiến Việt Nam, cả trong thời kỳ Pháp thuộc như Luật Hồng Đức (Quốc Triều Hình Luật), Luật Gia Long (Hoàng Việt Luật Lệ) và hai bộ luật Dân sự Bắc kỳ, Trung kỳ đều đã ghi nhận về di sản thờ cúng qua các quy định "Phụng tự", "Hương hoả", "Lập thừa tự"... Trong tất cả các văn bản pháp luật được Nhà nước ta ban hành cho tới nay: Pháp lệnh thừa kế năm 1990, Bộ luật dân sự năm 1995 và gần đây là Bộ luật dân sự năm 2005 đều đã tiếp tục ghi nhận và bảo vệ phong tục, tín ngưỡng thờ cúng trong đời sống văn hóa của người Việt qua việc quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng (gọi tắt là di sản thờ cúng). Theo quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 thì chỉ có "di sản dùng vào việc thờ cúng" khi hội đủ hai điều kiện: thứ nhất, người để lại di sản trước khi chết có lập di chúc phân chia tài sản của mình; thứ hai, trong di chúc có định rõ một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế đặt ra những vấn đề cần giải quyết mà chỉ với nội dung Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 thì không đủ căn cứ, đó là, có cần phải quy định rõ trong luật một tỷ lệ nhất định di sản dùng vào việc thờ cúng trên tổng số di sản hay không; những người thừa kế có nghĩa vụ thờ cúng có thể chuyển nhượng di sản thờ cúng theo hợp đồng mua đứt bán đoạn mua bán kèm điều kiện chuộc lại, thế chấp, cầm cố di sản dùng vào việc thờ cúng không; vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do di sản dùng vào việc thờ cúng(cây cối...) đổ gây thiệt hại cho người thứ ba; trường hợp di sản thờ cúng là quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thời hạn (đất nông nghiệp trồng cây hàng năm), khi thời hạn sử dụng đất hết và người đang quản lý không thuộc đối tượng được giao tiếp Nhà nước thu hồi đất lại giao cho người khác, những người thừa kế có nghĩa vụ thờ cúng có phải bỏ tiền ra để lập nên một tài sản dùng vào việc thờ cúng khác nhằm đảm bảo cho việc thờ cúng hay không; trường hợp Nhà nước thu hồi đất và đền bù bằng một khoản tiền vậy di sản dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp này được xác định như thế nào; trường hợp người để lại di sản trước khi chết không để lại di chúc (thừa kế theo pháp luật) những người thừa kế hàng thứ nhất (thế hệ thứ hai) thoả thuận để lại một phần di sản để thờ cúng cha, mẹ và tổ tiên mình, người được giao quản lý phần di sản dùng vào việc thờ cúng đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thờ cúng, sau khi những người ở thế hệ thứ hai đều đã chết và cũng không có di chúc để lại, đến thế hệ thứ ba lại không muốn sử dụng phần di sản thờ cúng ấy để thờ cúng mà đề nghị đem chia, trường hợp này có nên xác định phần di sản ấy là di sản thờ cúng hoặc có nhất thiết phải quy định di sản thờ cúng luôn phải gắn với thừa kế theo di chúc. Mặt khác, ngay cả trong nhận thức của người dân nói chung và nhiều thẩm phán nói riêng về di sản thờ cúng khi xét xử cũng có sự không thống nhất với quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt Nam” với mong muốn làm sáng tỏ bản chất pháp lý, vai trò của di sản thờ cúng và chỉ ra những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài: Liên quan đến chế định thừa kế đã có nhiều người viết về các quy định chung với các đề tài về các vấn đề thừa kế thế vị, diện và hàng thừa kế, các điều kiện có hiệu lực của di chúc..., cụ thể như tác giả Phạm Văn Tuyết nghiên cứu về đề tài “Một số vấn đề về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự”. Tác giả Nguyễn Thị Vĩnh nghiên cứu đề tài “Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt Nam”, tác giả Nguyễn Minh Tuấn nghiên cứu đề tài “cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định chung về thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam”, tác giả Trần Thị Huệ với đề tài “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam”, tác giả Phùng Trung Tập với đề tài “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay”... tuy nhiên về di sản dùng vào việc thờ cúng thì chưa có ai thực hiện. Chính vì vậy, đề tài này lần đầu tiên sẽ tập trung phân tích một cách trực tiếp, toàn diện đến vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng trong khoa học pháp luật dân sự về thừa kế ở Việt Nam. 3. Phương pháp luận nghiên cứu Xuất phát từ nguyên lý của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Vật chất quyết định ý thức, đời sống kinh tế - xã hội quyết định đời sống chính trị, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và sự tác động trở lại của thượng tầng kiến trúc với hạ tầng cơ sở, pháp luật dân sự nói chung, chế định thừa kế và các quy định về di sản thờ cúng nói riêng thuộc phạm trù của kiến trúc thượng tầng nên tất yếu chịu sự chi phối của đời sống kinh tế, văn hoá xã hội. Do đó, việc nghiên cứu đề tài sẽ không tách rời khỏi nguyên lý trên. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu: - So sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật với tình huống thực tế, với quy định của các luật cổ để tìm ra những hợp lý và bất cập trong quy định pháp luật. - Tổng hợp, phân tích các vụ việc trong thực tiễn xét xử liên quan đến quy định của pháp luật hiện hành về di sản thờ cúng. 4. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài Là một trong nhiều người tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự nói chung và chế định thừa kế trong đó có vấn đề di sản thờ cúng nói riêng, bằng phương pháp phân tích, so sánh đã nói trên cùng với thực tiễn trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật thừa kế, di sản thờ cúng tại Toà án, Luận văn được nghiên cứu với mong muốn đưa ra được một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quy định về di sản thờ cúng, qua đó góp phần hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam nói chung, đồng thời góp phần vào việc giữ gìn những phong tục, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Với mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ tập trung phân tích, so sánh để tìm cơ sở văn hoá, nguồn gốc của việc thờ cúng tổ tiên, mối quan hệ giữa di sản thờ cúng với di sản thừa kế, vấn đề di sản thờ cúng đã được quy định trong lịch sử pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ; di sản thờ cúng có được quy định không và quy định như thế nào trong pháp luật dân sự của một số nước có nền văn hoá tương đồng với Việt Nam. Quy định của Bộ luật dân sự hiện hành về vấn đề di sản thờ cúng và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng tại tòa án khi giải quyết các tranh chấp, từ đó củng cố thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng. 6.Kết cấu của luận văn Luận văn được chia thành 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung gồm 3 chương và phần kết luận. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜ CÚNG VÀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG 1.1. Nguồn gốc và truyền thống thờ cúng Trên Thế giới, nhiều nơi cũng có phong tục thờ cúng tổ tiên hoặc thờ cúng người đã chết như ở Việt Nam. Các kết quả khảo cổ và nghiên cứu về dân tộc học cho thấy thờ cúng tổ tiên cổ truyền còn lưu lại nhiều dấu ấn ở vùng Công Gô (Châu Phi), ở các dân tộc vùng quần đảo Mê la nê di (Mélanessia), vùng Xi bê ri (Nga), ở các dân tộc Pô- ê-blô, Anh điêng, Mê hi cô, Pê ru (Mỹ la tinh), ở Trung Quốc, Mông Cổ và nhiều nơi khác. Ở Việt Nam, thờ cúng là một tín ngưỡng lâu đời trong văn hóa của người Việt. Phong tục thờ cúng là một nội dung trong đời sống tinh thần thuộc phạm trù ý thức xã hội nên tất yếu nó phải chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Do đó, việc tìm hiểu về nguồn gốc và truyền thống của phong tục thờ cúng tổ tiên cần phải xuất phát từ đời sống tự nhiên và đời sống xã hội. Về điều kiện tự nhiên: Việt Nam nằm trong khu vực bán đảo Đông Dương nhưng tính chất bán đảo của Việt Nam là rõ nét nhất, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều và có 2 mùa gió rõ rệt, gió mùa đông bắc thổi từ Trung Quốc vào làm cho không khí vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lạnh và khô hanh trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng dưới 18 độ; gió mùa hè từ Nam bán cầu vượt xích đạo qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có tính chất nóng ẩm, tạo nên những cơn mưa lớn. Do kiến tạo địa lý tự nhiên cùng với điều kiện khí hậu đã hình thành nên một đặc điểm tổng hợp của môi trường tự nhiên là môi trường nước. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên của môi trường nước này mà cư dân vùng đồng bằng thấy chỉ trồng lúa - loại cây lương thực cần nước và nắng là phù hợp nhất. Cũng chính từ phương thức canh tác này đã quyết định tới các hoạt động sinh hoạt tinh thần của người Việt, tạo cho người Việt những sở trường văn hoá gắn liền với nước: Ở Bắc Bộ, mùa lễ hội thường diễn ra vào đầu mùa xuân khi việc trồng cấy đã xong. Những trò chơi dân gian gắn liền với môi trường nước, như "Rối nước" là sản phẩm riêng chỉ của Việt Nam, hội thi "đua thuyền" có rất nhiều ở các vùng quê. Việc canh tác lúa đạt tới mức gần như là một nghệ thuật. Tuy nhiên, ở thời kỳ đầu của phương thức canh tác lúa nước người Việt cổ đã gặp nhiều khó khăn trong việc trị thuỷ và thường bất lực trước các hiện tượng thiên nhiên như lũ lụt, thiên tai. Khi bất lực trước những hiện tượng thiên nhiên mà ở thời kỳ sơ khai con người không giải thích được nên đã tìm đến lối thoát về tinh thần là "cầu xin trời đất", cho rằng những biểu hiện của thiên nhiên đều do sức mạnh của các vị thần, mỗi hành vi của con người đều do trời đất sắp đặt, quyết định. Nếu con người làm điều thiện thì sẽ được ban phúc, nếu làm điều ác sẽ bị trừng phạt. Do đó, trong nhiều lễ hội của người Việt không bao giờ là thiếu mục tế lễ cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Theo học giả Đào Duy Anh thì về phương diện tôn giáo, cứ theo các truyền kỳ đời trước thì ta có thể đoán rằng tổ tiên ta ở đời thượng cổ tín ngưỡng một thứ tự nhiên đa thần giáo, tin rằng phàm các hiện tượng và thế lực tự nhiên ở trong vũ trụ, như trời đất, mưa gió, núi sông đều có thần linh chủ trương. Có lẽ người ta tưởng rằng linh hồn người chết thường đi lại với người sống, nếu có cúng quẩy thì vong hồn phù hộ, nếu không thì vong hồn làm cho đau ốm ... Sự tế tự ở đời thượng cổ thì phần nhiều có tính chất nông nghiệp, cốt để kỷ niệm những thời thiết quan trọng về nghề nông ở trong một năm, nhất là mùa xuân và mùa thu [1, tr.143]. Do điều kiện về khí hậu, điều kiện tự nhiên và môi trường, tập quán sản xuất đã tác động quyết định đến việc hình thành phong tục thờ cúng nên người Việt thường tổ chức lễ hội, cầu trời đất mưa thuận gió hòa, đi lễ thường vào đầu năm mới và các lễ hội của người Việt đều được tổ chức vào đầu mùa xuân, như lễ Chùa Hương, lễ chùa Yên tử, lễ đền thờ Thánh Tản viên... Về mặt vị trí địa lý: Việt Nam nằm ở tâm điểm của đường giao lưu quốc tế theo hai trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Ở vị trí này, Việt Nam trở thành đầu cầu để tiến vào Đông Nam Á, nên có điều kiện giao lưu, tiếp thu những tinh hoa của các nền văn hoá khác, đặc biệt ở gần với hai trung tâm văn minh nhân loại là Ấn Độ và Trung Quốc. Song Việt Nam cũng gặp những khó khăn khi thường là mục tiêu của các thế lực muốn bành trướng. Bất cứ một sự bành trướng nào về mặt chính trị, quân sự, tôn giáo, văn hoá đều chọn Việt Nam làm bàn đạp khi tiến vào Đông Nam Á. Chính từ những điều kiện này đã tạo nên một đặc trưng của người Việt là truyền thống dựng nước và giữ nước. Do đó, về mặt văn hoá ngoài sự giao lưu bình thường với các nền văn hóa bên ngoài từ các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa theo đường biển của các thương nhân các nước mang lại, người Việt còn chịu ảnh hưởng của giao lưu văn hoá cưỡng bức từ những cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang. Tuy nhiên, dân tộc Việt vẫn đứng vững trước bất kỳ chính sách đồng hoá nào do các hệ tư tưởng ngoại bang được đưa vào Việt Nam bản sắc văn hoá người Việt đã được định hình và cố định. Tư tưởng Phật giáo hay Nho giáo truyền được vào Việt Nam là thông qua thái độ chủ động tiếp nhận của người Việt, người Việt tiếp thu, sửa đổi hoặc sáng tạo cho phù hợp trên cơ sở truyền thống bản địa, phù hợp môi trường văn hoá, thiên nhiên của người Việt. Hệ tư tưởng Nho giáo rất thịnh hành và phát triển ở Trung Quốc, khi được truyền vào Việt Nam, người Việt tiếp thu nhưng không sao chép y nguyên. Những khu biệt về điều kiện địa lý tự nhiên và môi trường sinh thái, khí hậu đã hình thành nên phương thức canh tác lúa nước tiểu canh. Từ phương thức sản xuất này đã tạo nên mô hình gia đình tiểu nông - những yếu tố trở thành nền tảng quyết định bản sắc văn hoá của người Việt. Nền văn minh trồng lúa nước cũng tồn tại ở Trung Quốc, nhưng cấu trúc gia đình của người Trung Quốc là những đại gia đình, những gia tộc rất lớn. Có sự khác biệt này là do điều kiện tự nhiên của Trung Quốc khác Việt Nam, có diện tích đồng bằng rất lớn, đòi hỏi phải tập trung nhiều nhân lực. Quan niệm về gia đình trong học thuyết Nho giáo đề cao vai trò tuyệt đối của người đàn ông trong gia đình, quyền thống trị tuyệt đối của tộc trưởng; sự phân biệt ngôi thứ trong hôn nhân và gia đình (vợ cả, vợ thứ), quyền thừa kế của trưởng nam, quan hệ và vị trí giữa các thành viên trong gia đình - giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà với cháu, giữa vợ và chồng, giữa con trưởng với con thứ, giữa con trai với con gái có sự phân biệt rõ ràng, khắc nghiệt. Song khi tư tưởng của Nho giáo vào Việt Nam thì nó đã bị bản sắc văn hoá người Việt biến đổi cho phù hợp. Người Việt chấp nhận tính quy củ, trật tự trên dưới và vai trò quyền trưởng nam, chấp nhận cấu trúc gia đình theo kiểu phụ hệ gia trưởng nhưng mối quan hệ giữa các thành viên gia đình gần gũi hơn, bởi vì, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình người Việt lấy quan hệ huyết thống là hạt nhân quyết định chứ không phải lợi ích kinh tế. Điều này cũng làm cho quan hệ giữa các thành viên trong gia đình người Việt gần gũi, chất phác, bình đẳng hơn. Vai trò của người con gái trong gia đình người Trung Quốc là "Nữ nhi ngoại tộc" thì người Việt vẫn để cho con gái có quyền thừa kế và được thờ cúng cha mẹ (Luật Hồng Đức). Do đó, "Hình thức thờ cúng tổ tiên ở Trung Hoa và Hàn Quốc chủ yếu và hầu như chỉ được tiến hành trong phạm vi dòng họ tại Từ Đường họ theo sự điều hành của Tộc trưởng (hầu như rất khó tìm bàn thờ tổ tiên trong các gia đình thành viên. Trong khi đó, ở Viêt Nam lại ngược lại hình thức Từ đường không phải là phổ biến (nếu có chỉ là những dòng họ lớn phát đạt - nghĩa là có tính chất tầng lớp trên và cũng chỉ thực hành thờ cúng theo quy định thời gian lễ tiết chủ yếu) mà phổ biến chủ yếu lại là hình thức thờ cúng tại từng tiểu gia đình thành viên với đối tượng chủ yếu là gia trưởng" [32, tr.30] và "Tục thờ cúng tổ tiên chưa bao giờ (và có lẽ không bao giờ) là độc quyền gia trưởng hoặc trưởng nam trong nội bộ gia đình người Việt" [32, tr.34]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Quan Hải Tùng Thư, Huế. 2. Toan Ánh (2005), Nếp cũ Tín ngưỡng (Quyển thượng), Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn học và tộc người, Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội. 4. Mai Thanh Hải (2006), Từ điển tín ngưỡng tôn giáo Thế giới và Việt Nam, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Huyên (2006), Văn minh Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 6. http://www.laocai.gov.vn/home/view.asp?id=201&id_tin=15588 7. http://www.namdinh.vn/default.aspx?tabid=186&ItemID=1654 8. http://www3.thanhnien.com.vn/xahoi/2005/4/468110.tno 9. Bùi Xuân Mỹ (2001), Tục thờ cúng của người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 10. Trần Đăng Sinh (2001), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ Triết học, Hà Nội. 11. Tòa án nhân dân tối cao (1982), Luật lệ cần thiết cho việc xét xử (1945 -1982), Nxb Pháp lý, Hà Nội. 12. Toà án nhân dân tối cao (1995), Báo cáo tổng kết công tác năm 1994 và phương hướng nhiệm vụ năm 1995, Hà Nội. 13. Toà án nhân dân tối cao (1996), Báo cáo tổng kết công tác năm 1995 và phương hướng nhiệm vụ năm 1996, Hà Nội. 14. Toà án nhân dân tối cao (1997), Báo cáo tổng kết công tác năm 1996 và phương hướng nhiệm vụ năm 1997, Hà Nội. 15. Toà án nhân dân tối cao (1998), Báo cáo tổng kết công tác năm 1997 và phương hướng nhiệm vụ năm 1998, Hà Nội. 16. Toà án nhân dân tối cao (1999), Báo cáo tổng kết công tác năm 1998 và phương hướng nhiệm vụ năm 1999, Hà Nội. 17. Toà án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết công tác năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ năm 2000, Hà Nội. 18. Toà án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết công tác năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ năm 2001, Hà Nội. 19. Toà án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kết công tác năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2002, Hà Nội. 20. Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết công tác năm 2004; Phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2005 và đề xuất một số vấn đề về đường lối giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao, Hà Nội 21. Tòa án nhân dân tối cao (1993), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 22. Tòa án nhân dân tối cao (1995), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 23. Tòa án nhân dân tối cao (1996), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 24. Tòa án nhân dân tối cao (1998), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 25. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 26. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 27. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 28. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 29. Toà án nhân dân tối cao (2006), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 30. Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng. 31. Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc triều Hình luật, Nxb Pháp Lý, Hà Nội. 32. Shin Chi Yong (1997), Thờ cúng tổ tiên với bản sắc hòa đồng của người Việt Hà Nội và vùng phụ cận, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học Lịch sử, Hà Nội. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan