Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá tình hình tài chính của công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận trong giai đo...

Tài liệu Đánh giá tình hình tài chính của công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012

.DOCX
21
9462
138

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN............4 1.1. Quá trình hình thành và phát triển........................................................................4 1.2. Thông tin công ty..................................................................................................6 Chương 2: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUY PHÚ NHUẬN (PNJ).................................................................................7 2.1. Đánh giá khái quát về biến động về tài sản và nguồn vốn.......................................7 2.1.1. phân tích biến động tài sản...............................................................................7 2.1.1.1. Biến động tài sản ngắn hạn.......................................................................7 2.1.1.2. Biến động tài sản dài hạn...........................................................................9 2.1.1.3. Nhận xét....................................................................................................9 2.1.2. Phân tích biến động nguồn vốn......................................................................10 2.1.2.1. Phân tích biến động nợ phải trả...............................................................10 2.1.2.2. Phân tích biến động vốn chủ sở hữu........................................................11 2.1.2.3. Nhận xét..................................................................................................12 2.2. Đánh giá kết quả kinh doanh.................................................................................12 2.2.1. Phân tích biến động........................................................................................12 2.2.2. Phân tích tỷ trọng...........................................................................................15 2.2.3. Nhận xét.........................................................................................................16 2.3. Đánh giá một số tỷ số tài chính.............................................................................17 2.3.1. Nhóm các tỷ số khả năng thanh toán..............................................................17 2.3.1.1. Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền......................................................17 2.3.1.2. Khả năng thanh toán hiện thời.................................................................18 2.3.1.3. Khả năng thanh toán nhanh.....................................................................18 2.3.2. Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động......................................................................18 2.3.2.1. Vòng quay tổng tài sản............................................................................19 2.3.2.2. Vòng quay hàng tồn kho..........................................................................19 2.3.2.3. Vòng quay Tài sản ngắn hạn...................................................................19 2.3.2.4. Vòng quay Tài sản dài hạn......................................................................20 2.3.3. Nhóm tỷ số cơ cấu tài chính...........................................................................20 2.3.3.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản........................................................................20 2.3.3.2. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu...............................................................20 2.3.4. Nhóm tỷ số hiệu quả sử dụng vốn..................................................................21 2.3.4.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ( ROE)....................................21 2.3.4.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ( ROA).........................................21 2.3.4.3. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu................................................................22 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Báo cáo tài chính (BCTC) là sự phản ánh trung thực nhất về tình hình hoạt động tài chính cũng như thực trạng vốn hiện thời của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính là vấn đề hết sức quan trọng trong việc đánh giá tình hình Doanh nghiệp.Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính cho phép đánh giá được khái quát và toàn diện các mặt hoạt động của Doanh nghiệp, thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu và những tiềm năng của của Doanh nghiệp. Đối với Doanh nghiệp thì việc phân tích báo cáo tài chinhs giúp doanh nghiệp Đánh giá tình hình Tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra các dự báo và kế hoạch Tài chính cùng các quyết định tài chính thích hợp và kiểm soát các mặt hoạt động của Doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp Quản lý thích ứng để thực hiện các mục tiêu của Doanh nghiệp. Đối với người ngoài Doanh nghiệp là những người cho vay và các nhà đầu tư... thì thông qua việc phân tích báo cáo tài chính Doanh nghiệp để đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có quyết định cho vay, hu hồi nợ hoặc đầu tư vào doanh nghiệp. Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) là một trong 3 doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực vàng bạc đá quý Việt Nam năm 2012. Trong thời gian gần đây thì thị trường vàng bạc, đá quý có rất nhiều biến động, điều này ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận công ty PNJ như thế nào? Các báo cáo tài chính của công ty bị ảnh hưởng như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi này thì em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài “Phân tích báo cáo tài chính công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận” Bài Tiểu luận dựa trên bảng cân đối kế toán, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm là 2010, 2011 và 2012. Do thời gian và trình độ có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong những ý kiến đóng góp của thầy để bài viết của em hoàn thiện hơn. 2. Đối tượng phân tích Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ Bảng cân đối kế toán công ty PNJ 2010, 2011, 2012 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty PNJ 2010,2011,2012 3. Mục đích phân tích Đánh giá được tình hình tài chính của công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. Qua đó thấy được xu hướng biến động tài sản, nguồn vốn và những khó khăn tài chính mà công ty gặp phải Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận được thành lập ngày 28/04/1988 với tên gọi Cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận, trực thuộc UBND Quận Phú Nhuận. Đến năm 1990, được nâng cấp với tên gọi là Công ty Vàng bạc Mỹ nghệ Kiều hối Phú Nhuận. Năm 1992 chính thức đổi tên thành Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận - PNJ. Đến năm 1994 được UBND Quận Phú Nhuận chuyển giao về cho Ban Tài chính Quản trị Thành ủy quản lý. Đến tháng 1/2004, PNJ đã được cổ phần hóa và trở thành Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận cho đến hôm nay. Công ty PNJ ra đời vào thời điểm ngành kim hoàn Việt Nam còn non trẻ, thị trường còn khó khăn, và có thể nói trong chặng đường hình thành và phát triển của mình, PNJ đã biến từ “cái không thể thành có thể". Từ một cửa hàng kinh doanh nhỏ ban đầu chỉ có 20 nhân sự, tài sản vỏn vẹn 7,4 lượng vàng, nhưng hôm nay PNJ đã trở thành một doanh nghiệp có tổng tài sản hoạt động trên gần 2.000 tỷ đồng, với đội ngũ nhân sự gần 2.000 người, sở hữu một xí nghiệp sản xuất nữ trang quy mô lớn, là một trong 3 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực vàng bạc đá quý ở Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế với công nghệ hiện đại, qui trình sản xuất tiên tiến theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và gần 1.000 thợ kim hoàn lành nghề, thương hiệu PNJ trở thành thương hiệu nữ trang hàng đầu Việt Nam với các nhãn hiệu trang sức uy tín, đủ sức cạnh tranh với nhãn hiệu nữ trang nổi tiếng quốc tế, được phân phối rộng khắp cả nước với hệ thống gần 100 cửa hàng trên toàn quốc. Sản phẩm nữ trang PNJ cũng đã được xuất khẩu sang các nuớc thuộc Châu Âu, Mỹ , Úc… Năm 2007 PNJ được Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP xếp vào top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Khác với các doanh nghiệp đi trước PNJ đã không chọn con đường phát triển bằng cách hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp tư nhân để tận dụng thế mạnh của họ về kinh nghiệm và thị trường mà ngay từ đầu tập thể lãnh đạo đã quyết tâm xây dựng mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành kim hoàn VN bằng chính nguồn lực của mình, đây là một thử thách lớn nhưng chính nhờ đó mà Cty đã có một chiến lược phát triển căn cơ và bền vững. Công ty đã nhanh chóng tập hợp đội ngũ thợ kim hoàn có tâm huyết với nghề, tổ chức các lớp đào tạo nghề cho thanh niên và bộ đội xuất ngũ tại địa phương làm nguồn nhân lực nền tảng cho Công ty và từ đó các lớp thợ và nghệ nhân của PNJ cũng lớn dần theo đà phát triển của Công ty. Vào năm 1992 khi tiếp cận được với những thông tin và doanh nghiệp nước ngoài về công nghệ sản xuất nữ trang công nghiệp, công ty đã mạnh dạn đầu tư về máy móc thiết bị, đưa người đi đào tạo ở nước ngoài và liên tiếp trong nhiều năm thuê các chuyên gia nước ngoài về đào tạo tại Cty, đã mang đến kết quả PNJ luôn là doanh nghiệp kim hoàn đứng đầu cả nước cả về sản lượng và chất lượng nữ trang. PNJ tự hào đang sở hữu các nhãn hiệu trang sức có uy tín và đẳng cấp tại Việt Nam. Đó là thương hiệu trang sức vàng PNJ truyền thống ra đời ngay những năm đầu tiên thành lập; trang sức bạc PNJSilver ra đời từ năm 2001; là nhãn hiệu trang sức cao cấp CAO Fine Jewellery ra đời từ năm 2005 và nhãn hiệu vàng miếng Phượng Hoàng ra đời từ 1991 và được tái tung thành thương hiệu vàng miếng Phượng Hoàng PNJ – ĐongA Bank vào năm 2008. Với việc áp dụng công nghệ sản xuất và công nghệ thông tin hiện đại, có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp và thợ kim hoàn lành nghề, công tác tiếp thị, xây dựng thương hiệu một cách chuyên nghiệp, cùng với hệ thống phân phối rộng khắp và đội ngũ nhân viên bán hàng tận tình, chu đáo, PNJ luôn đem đến cho khách hàng sự hài lòng bằng những sản phẩm, những nữ trang rất tinh tế, độc đáo và chất lượng. Những giải thưởng mà PNJ đã đạt được trong suốt nhiều năm qua đã minh chứng cho uy tín và đẳng cấp của thương hiệu PNJ như: Gải thưởng về thiết kế nữ trang Quốc tế tại Ý năm 2002, danh hiệu Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á TBD từ 2004 đến nay, danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao 11 năm liền từ năm 1998, giải thưởng Chất lượng VN, thương hiệu VN tốt nhất, Thương hiệu mạnh, Sao vàng đất Việt… PNJ còn là đơn vị tiên phong trong việc xuất khẩu trang sức Việt Nam ra thị trường quốc tế. Từ năm 1995 sản phẩn nữ trang PNJ đã có mặt tại hội chợ nữ trang Hongkong và đến nay sản phẩn PNJ đã có mặt tại Đan Mạch, Đức , Hoa kỳ, Úc và đang bắt đầu thâm nhập thịtrường Dubai. Không dừng lại ở hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề cốt lõi, PNJ đã chứng tỏ năng lực của mình trên các lĩnh vực khác, trong đó, việc sáng lập ra Ngân hàng Đông Á vào năm 1992 và trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn và có uy tín tại Việt Nam như hôm nay là một thành tựu đáng tự hào của PNJ. Đây cũng là sự kiện mở đầu các hoạt động đầu tư tài chính, mở rộng ngành nghề hoạt động về sau như: kinh doanh xe máy của hãng Honda, xây dựng thương hiệu Vinagas năm 1995 và trở thành Top 10 thương hiệu gas lớn tại Việt Nam. Đến nay, PNJ đã tham gia sáng lập hoặc góp vốn vào nhiều công ty khác như Công ty CP Địa ốc Đông Á, Công ty CP năng lượng Đại Việt, Công ty CP S.G Fisco, Công ty Hong Vi Na, Công ty CP năng lượng Sài Gòn SFC, Công ty Kinhdo Land, Công ty Sài Gòn MC, Công ty Cổ phần khách sạn Quê hương… Hàng năm, hoạt động đầu tư tài chính này đã đem lại những hiệu quả kinh doanh đáng kể cho PNJ.Qua 21 năm xây dựng và phát triển, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, sự năng động, sáng tạo, PNJ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chăm lo hết mình cho cộng đồng xã hội, đóng góp nhiều mặt cho ngành kim hoàn Việt Nam nói riêng và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Những thành tích đó được Đảng và Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý cho tập thể CB.CNV PNJ và các cá nhân xuất sắc. Mà đỉnh cao là PNJ vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng ba do Nhà nước ban tặng khi PNJ vừa tròn 20 tuổi vào năm 2008. 1.2. Thông tin công ty Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN Tên Tiếng Anh: PhuNhuan Jewelry Joint Stock Company Tên viết tắt: PNJ Địa chỉ: 170E Phan Đăng Lưu – Phường 3 – Quận Phú Nhuận – Tp HCM Điện thoại: 08.9951703 - Fax: 08.9951702 Giấy chứng nhận ĐKKD số: 4103002026. Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Người đại diện theo pháp luật: Bà CAO THỊ NGỌC DUNG - Chức vụ: Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị - Tổng giám đốc Vốn điều lệ: 600 tỷ VND Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ kiểm định kim cương và đá quý. Sản xuất, kinh doanh trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, vàng miếng, đồng hồ, phụ kiện thời trang. Cho thuê nhà theo luật kinh doanh bất động sản. Chương 2: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUY PHÚ NHUẬN (PNJ) 2.1. Đánh giá khái quát về biến động về tài sản và nguồn vốn 2.1.1. phân tích biến động tài sản Bảng 1: Phân tích biến động tài sản công ty PNJ ( đơn vị: 1.000.000 VND) TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Tài sản cố định II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn III . Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2010-2011 Tuyệt % đối 2011-2012 Tuyệt % đối 2010 2011 2012 1,091,212 1,525,468 1,330,782 434,256 39.80% 317,023 426,301 466,279 109,278 34.47% - 70,000 - 70,000 41,956 69,401 53,304 27,445 65.41% (16,097) -23.19% 718,714 941,077 782,976 222,363 30.94% (158,101 ) -16.80% 13,517 18,686 28,221 5,169 38.24% 9,535 51.03% 1,110,647 1,159,064 1,157,957 48,417 4.36% (1,107) -0.10% 293,887 381,763 430,783 87,876 29.90% 49,020 12.84% 797,419 761,041 720,375 (36,378) -4.56% (40,666) -5.34% 19,340 1,625 6,798 (17,715) -91.60% 5,173 318.34 % 2,201,860 2,684,532 2,488,740 482,672 21.92% (195,792) -7.29% (194,686) -12.76% 39,978 9.38% (70,000) 2.1.1.1. Biến động tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn công ty có biến động qua các năm. Về khoản mục này tăng khá mạnh trong giai đoạn 2010-2011. Cụ thể trong giai đoạn này tài sản ngắn hạn tăng 434,256 triệu đồng tương đương với 39,8 % và đạt 1,525,468 triệu đồng. Nhưng trong giai đoạn 2011-2012 thì có sự suy giảm. Tính đến cuối năm 2012 tài sản ngắn hạn của công ty chỉ còn 1,330,782 triệu đồng và giảm 12,76 % tương đương với 39,978 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân chính do các nguyên nhân sau: - Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và khoản mục tài sản ngắn hạn khác đều có sự tăng đều trong 3 năm từ 2010 đến 2012. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 tăng trưởng 34,47% và năm 2012 là 9,38 % các khoản này chủ yếu là vàng miếng và vàng tồn kho trong năm trước. trong khi đó thì tài sản ngắn hạn khác tăng 38,24% trong năm 2011 và 51.03% năm 2012. Tuy nhiên tỷ trọng của 2 khoản mục này trong tài sản ngắn hạn là không lớn và mức độ thay đổi nhỏ. Qua thay đổi có thể thấy chính sách dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền để tạo tính thanh khoản và tránh rủi ro cho công ty do thị trường vàng bạc thế giới có nhiều biến đổi. - Trong năm 2011 công ty thực hiện khoản đầu tư ngắn hạn có tổng giá trị 70 tỷ. Số tiền này được gửi vào ngân hàng HSBC là số tiền gửi tài khoản phong tỏa để hoàn tất thủ tục bán Công ty Cổ phần Năng lượng Đại Việt theo Hợp đồng mua bán. Đến 2012 thì hoàn tất hợp đồng nên công ty chuyển số tiền này vào kinh doanh làm đầu tư ngắn hạn giảm 70 tỷ. - Các khoản phải thu năm 2011 tăng 65.41% so với cuối năm 2010, chủ yếu do tăng các khoản tiền bán vàng và khoản phải thu cổ tức Ngân hàng Đông Á của PNJ. Nhưng đến năm 2012 giảm 23.19% so với năm 2011 do các khoản tiền bán ra giảm. - Hàng tồn kho chiếm trên 33% tổng tài sản vào thời điểm cuối năm 2011, tăng 30.94%so với đầu năm chủ yếu do tăng hàng hóa dự trữ để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết và các ngày lễ đầu năm của PNJ và các công ty con. Đồng thời, giá vàng tăng cũng là một yếu tố làm tăng giá trị hàng tồn kho ( Đầu năm 2011 khoảng 36 triệu đồng/ lượng, cuối năm 2011 khoảng 41 triệu đồng / lượng). Đến 2012 thì giảm 16.80%. Thời điểm 31/12/2012 Hàng tồn kho chiếm trên 31.1% tổng tài sản và giá vàng thời điểm này khoảng 43 triệu 681 ngàn đồng / lượng. PNJ đã sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn của mình trong điều kiện phải dự trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết và các ngày lễ đầu năm như thường lệ. Biểu đồ 1: Xu hướng biến động tài sản của công ty PNJ 3,000,000 2,500,000 2,000,000 1,500,000 1,000,000 500,000 0 2010 2011 TSNH TSDH 2012 TTS 2.1.1.2. Biến động tài sản dài hạn Về tài sản ngắn hạn thì công ty có biến động nhẹ trong các năm. Về khoản mục này thì có sự tăng nhẹ trong giai đoạn 2010-2011. Cụ thể trong giai đoạn này thì tài sản ngắn hạn tăng 48,417 triệu đồng tương đương với 4.36%. Nhưng trong giai đoạn 2011-2012 thì có sự suy giảm. Tính đến cuối năm 2012 thì tài sản ngắn hạn của công ty chỉ còn 1,157,957 triệu đồng và giảm 0,1 % so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân chính do các nguyên nhân sau: - Tài sản cố định (bao gồm Tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố định vô hình và chi phí xây dựng cơ bản dở dang) so với thời điểm 31/12/2010 tăng 29,9 chủ yếu do phát sinh tại PNJ. Trong năm, PNJ đầu tư thêm nhà 174 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM, sửa chữa và đưa vào sử dụng nhà 123 Hùng Vương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng; đầu tư thêm một số máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh,... Đồng thời, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng thêm khoảng 19,5 tỷ gồm chi phí thiết kế, xây dựng nhà xưởng và hệ thống cửa hàng của PNJ. Đến năm 2012 thì tài sản cố định của công ty cũng tăng 12,84% nhưng tỷ trọng của tài sản cố định nhỏ nên xu hướng của tài sản cố định không ảnh hưởng đến xu hướng của tài sản dài hạn - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty giảm đều qua 3 năm do PNJ thực hiện đầu tư an toàn, không đầu tư thêm và chuyển nhượng lại một số khoản đầu tư cụ thể trong năm 2011 công ty đã: Chuyển nhượng toàn bộ số cổ phiếu công ty địa ốc Kinh Đô trị giá 23 tỷ đồng, thanh lý một công ty liên kết là công ty TNHH Bình khí đốt Hong Vi Na với giá trị thanh lý hơn 10,7 tỷ đồng, Trích bổ sung dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn thêm 23,3 tỷ đồng. Có thể thấy xu hướng của công ty là cắt giảm các khoản đầu tư tài chính dài hạn qua các năm và thực hiện đầu tư vào tài sản dài hạn nhưng tổng tài sản dài hạn thì có xu hướng thay đổi không nhiều. Công ty đang đầu tư vào những lĩnh vực chính mang lại doanh thu cho doanh nghiệp và thực hiện đầu tư an toàn. 2.1.1.3. Nhận xét Việc đánh giá biến động tài sản của công ty cho ta cái nhìn tổng quan về tình hình biến động tài sản của công ty. Qua phân tích ta thấy tài sản biến động theo hướng bất lợi. Tài sản của công ty biến động mạnh trong giai đoạn từ 2010-2012. Nhìn chung thì biến động này thế hiện rằng công ty đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh thể hiện qua việc giảm tài sản trong năm 2012 thông qua giảm các khoản đầu tư ngắn hạn và các tài sản ngắn hạn khác đồng thời tăng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền để tránh rủi ro cho công ty. Có thể lý giải cho sự khó khăn mà công ty gặp phải là do cơ chế quản lý và sự can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực vàng bạc đá quý. 2.1.2. Phân tích biến động nguồn vốn 2.1.2.1. Phân tích biến động nợ phải trả Bảng 2: Biến động nguồn vốn của công ty PNJ (đơn vị: 1.000.000 VND) 2011/2010 tuyệt đối % 2012/2011 tuyệt đối % 2,488,740 482,672 21.92% (195,792) 1,310,396 414,280 34.60% (301,074) -18.68% 892,489 1,139,615 (241,590 ) -21.30% 247,126 27.69% 63,110 718,980 170,781 655,870 1039.25 % (548,199 ) -76.25% 1,004,67 0 1,073,06 3 1,178,343 68,392 6.81% 105,281 9.81% NGUỒN VỐN 2010 2011 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2,201,86 0 1,197,19 0 1,134,07 9 2,684,53 2 1,611,47 0 NỢ PHẢI TRẢ Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn VỐN CHỦ SỞ HỮU 2012 -7.29% Cũng giống như biến động tài sản, nguồn vốn của công ty cũng tăng trong năm 2011 và giảm trong năm 2012. Cụ thể như sau: năm 2011 tăng 482,672 triệu đồng tương đương với 21,92 % đến năm 2012 giảm đi 195,792 triệu đồng tương đương với 7,29%. Nguyên nhân chủ yếu là: - Nợ phải trả công ty tăng lên trong năm 2011 và giảm đi trong năm 2012. Năm 2010 công ty nợ 1,197 tỷ đồng và đến năm 2011 tăng lên 34,6% tương đương với 1,611 tỷ - - đồng nhưng đến 2012 thì giảm đi 7,29% so với 2011 và số nợ còn lại là 2,684 tỷ đồng. Năm 2011 công ty Vay ngắn hạn giảm do tăng vay bằng USD khoảng 46 tỷ đồng; PNJ và các công ty con tăng vay VND khoảng 94 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn khác tăng 28,11% chủ yếu là tăng một số khoản mục như: Phải trả người bán, Thuế và các khoản phải nộp khác, Phải trả người lao động,… trong điều kiện kinh doanh bình thường của PNJ và các công ty con. Nợ dài hạn tăng 1039.25% chủ yếu do PNJ tăng vay vàng dài hạn (thay cho vàng ngắn hạn vì quy định không còn cho phép vay vàng ngắn hạn theo Thông tư11/2011/TT-NHNN). Cuối năm 2011, tỷ trọng Nợ dài hạn/ Tổng nguồn vốn của Tập đoàn PNJ tăng từ 6,1% lên 27,24%. Nhưng đến 2012 thì PNJ giảm vay bằng vàng gần 600 tỷ đồng. Điều này tác động đến nợ dài hạn của công ty giảm đến 76,25% Vốn chủ sở hữu của công ty cũng có nhiều thay đổi song không thay đổi nhiều nên không ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi của nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu của công ty tăng liên tuc sau 3 năm. Năm 2011 tăng 68,392 triệu đồng tương đương với 6,38% so với năm 2010. Đến năm 2012 tăng thêm 9,82% so với năm 2011 và đạt 1,178,343 triệu đồng Ta nhận thấy rằng tỷ trọng của nợ trong tổng nguồn vốn của công ty thay đổi qua 3 năm. Năm 2010 thì nợ chiến 54,37% trong tổng nguồn vốn, đây là một tỷ lệ thích hợp bởi công ty sử dụng tốt đòn bẩy tài chính để tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy nhiên tỷ trọng nợ quá lớn dễ dẫn đến nguy cơ phá sản do biến động thị trường. Đến năm 2011 thì công ty có tăng nợ lên thêm 34,60% và đạt 1,611,470 triệu đồng nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh do thị trường phát triển và điều này làm cho tỷ trọng nợ tăng lên đến 60,03%. Và điều này cho thấy công ty đang tận dụng tốt đòn bẩy nợ để tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Đến năm 2012 thì tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn của công ty giảm xuống chỉ còn 52,65%. Tỷ lệ này đảm bảo cho một cơ cấu nợ trên vốn chủ sở hữu hợp lý nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời trong năm 2012 thì nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Cùng với đó Thông tư 12/2012/TT-NHNN về chấm dứt huy động vàng được ban hành gần như cùng một thời điểm đã chia thị trường vàng năm 2012 ra thành 2 giai đoạn. Biểu đồ 2: Xu hướng biến động nguồn vốn công ty PNJ 3,000,000 2,500,000 2,000,000 1,500,000 1,000,000 500,000 0 2010 2011 NPT VCSH 2012 TNV 2.1.2.2. Phân tích biến động vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu tăng đều qua 3 năm. Năm 2010 tổng vốn chủ sở hữu của công ty là 1,004,670 triệu đồng đến năm 2011 con tăng lên 6.81% và đạt đến 1,073,063 triệu đồng. Đến năm 2012 thì vốn chủ là 1,073,063 triệu đồng đạt 109.81% so với năm 2011. Mặc dù công ty cắt giảm các khoản nợ nhưng vốn chủ sở hữu vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Điều này làm thay đổi cơ cấu nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty. Điều này làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm đi tuy nhiên nó lại bảo đảm cho công ty tránh khỏi rủi ro phá sản và áp lực trả lãi vay. Và với thị trường nhiều biến động như năm 2012 thì đây là điều cần thiết 2.1.2.3. Nhận xét Việc đánh giá biến động nguồn vốn của công ty giúp ta có cái nhìn tổng quan về cơ cấu nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty và sự thay đổi của các yếu tố này. Qua đó nhận thấy được sự bất hợp lý trong cơ cấu và rủi ro có thể xảy đến với công ty. Ta thấy quy mô công ty đang giảm nhưng vốn chủ sở hữu vẫn tăng đều qua các năm. Đây là dấu hiệu tốt bởi việc cắt giảm quy mô và giảm nợ để tránh rủi ro xảy ra với doanh nghiệp đồng thời giảm đi các khoản nợ để giảm áp lực trả lãi vay. 2.2. Đánh giá kết quả kinh doanh 2.2.1. Phân tích biến động Bảng 3: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh (đơn vị: 1.000.000.000) CHỈ TIÊU Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại Lợi nhuận sau thuế TNDN 2010 2011 2012 2010-2011 Tỷ % đồng 2011-2012 Tỷ % đồng 13078 17335 6428 4257 32.55% 10907 -62.92% 43 71 59 -28 64.74% 12 -17.49% 13034 17264 6370 4229 32.45% 10894 -63.10% 12582 16630 5819 4048 32.17% 10810 -65.01% 452 634 550 182 40.17% -84 -13.20% 78 74 117 4 -4.57% 42 56.81% 55 129 107 73 132.38% -22 -17.05% 54 95 97 42 77.67% 2 2.24% 167 212 217 45 27.08% 5 2.51% 60 77 8 17 27.93% -69 -89.99% 248 291 266 43 17.28% -25 -8.54% 22 12 31 -10 -44.06% 19 154.40% 12 1 17 -11 -91.70% 16 1624.69% 10 11 14 1 13.00% 3 25.02% 258 302 280 44 17.12% -22 -7.31% 51 60 55 9 17.52% -6 -9.67% 327 207 242 225 327 35 17.02% -17 -6.85% Nhận xét: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng 32,55% vào năm 2011 nguyên nhân chính là thị trường vàng đang trên đà tăng trưởng mạnh và tăng giá liên tục trong 10 quý kể từ 2008, nhưng đến năm 2012 thì doanh thu giảm mạnh. Giảm đến 62,92% so với năm 2011 và xuống chỉ còn 6,428 tỷ đồng. Thậm chí thấp hơn so với doanh thu năm 2010. Các nguyên nhân chính giảm doanh thu năm 2012 gồm: - PNJ chú trọng tăng giá trị gia tăng trong từng sản phẩm bán ra, nhằm tìm kiếm lợi nhuận tăng nhanh và cao hơn trên một đơn vị doanh thu hoặc sản phẩm bán ra. - Năm 2012 không phát sinh DT Vàng xuất khẩu, tương đương làm giảm DT gần 4,967 tỷ đồng (số DT này chiếm 28.65% trong cơ cấu DT 2011). - DT vàng miếng (nội địa) giảm 6,030 tỷ đồng do tác động của chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng từ phía NHNN (Nghị định 24/2012/NĐCP). Nhà đầu tư thận trọng và cắt giảm đầu cơ vào vàng miếng do bị tác động về giá và lãi suất gửi vàng. - Nhận thấy năm 2012 là năm khó khăn về nhiều mặt, để biến lợi thế thành lợi nhuận đòi hỏi phải có sự quản lý linh hoạt trong các chính sách kinh doanh, Ban lãnh đạo Công ty không ngừng đánh giá tình hình thị trường và đưa ra các chính sách bán hàng, chính sách thu mua, chăm sóc khách hàng và chiến lược marketing mới, phù hợp hơn với từng điều kiện thị trường. Do đó, trong bối cảnh hầu hết các ngành thời trang sụt giảm mạnh về doanh thu, doanh thu trang sức vàng của PNJ vẫn ổn định và tăng trưởng. - Riêng xuất khẩu, do tình hình kinh tế khó khăn kéo dài tại hai thị trường chính là Châu Âu và Châu Mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các công ty nữ trang lớn, vốn là khách hàng của PNJ. Chính vì vậy, doanh thu của công ty cũng bị sụt giảm đáng kể. Bằng những nỗ lực của mình, mảng kinh doanh xuất khẩu không những giữ được niềm tin, sự gắn bó từ các khách hàng cũ, thông qua hoạt động marketing, PR, PNJ đã đón nhận thêm nhiều đơn hàng từ các khách hàng mới. Ngay trong các tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013, số lượng đơn đặt hàng đã tăng lên, hứa hẹn cho một năm 2013 sôi động hơn. - Sự biến động của thị trường năm 2012 có nhiều chuyển biến: Theo quy định của Nghị định 24, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng với đầu mối đại diện Nhà nước để sản xuất vàng miếng là Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, thương hiệu SJC. Các doanh nghiệp đã từng được cấp giấy phép sản xuất vàng miếng trước kia giờ đây đều bắt buộc phải ngừng sản xuất. Tuy nhiên, cách thức triển khai cũng như công tác tuyên truyền không đầy đủ đã khiến thị trường trở nên rối loạn. - Trong 3 tháng cuối năm 2012, thị trường vàng tiếp tục chứng kiến nhiều bất ổn - cả mới và cũ. Chỉ trong thời gian chưa đầy 2 tháng (tính từ tháng 9.2012 đến nửa cuối tháng 10.2012), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn đã phát hiện được 463 lượng vàng nhái thương hiệu SJC. Con số này cao gần gấp 6 lần số lượng vàng nhái đã được các cơ quan chức năng phát hiện trong thời gian 20 năm (20 năm qua chỉ phát hiện được 80 lượng vàng nhái). Thông tin này đã khiến người có vàng hoang mang và đổ xô mang vàng đi kiểm định và ép lại bao bì, chấp nhận mất phí 5.000 đ/lượng tại TP Hồì Chí Minh và 30.000 đ/lượng tại Hà Nội. Mỗi ngày theo ghi nhận của SJC, có khoảng 15.000 lượng vàng được mang đến kiểm định tại các cửa hàng của công ty này. Như vậy cũng có nghĩa là ít nhất mỗi ngày người dân có vàng phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng để kiểm định lại tài sản tài chính mà mình đang nắm giữ. Đáng nói hơn cả là trong trường hợp bị phát hiện là vàng nhái thì người dân chỉ có thể bán lại cho công ty theo giá vàng nguyên liệu (tức là thấp hơn giá thị trường khoảng 3 triệu đồng/lượng). Nếu không chấp nhận, số vàng đó sẽ bị công ty lập biên bản, thu giữ và báo cơ quan công an giải quyết. - Giá vàng trong nước vượt xa thế giới là một lý do khiến người dân trở nên “dè chừng” với vàng, khiến lực mua vàng trong dân ảm đạm.Tính đến thời điểm ngày 25/12, giá vàng trong nước đang cao hơn thế giới quy đổi khoảng 4,75 triệu đồng/lượng. Trước đó ít ngày, khoảng cách này thậm chí lên mức 5 triệu đồng/lượng, cao chưa từng có trong lịch sử. Giá vốn hàng bán cũng biến động mạnh trong 3 năm từ 2010 đến 2012. Biến động cùng chiều với doanh thu. Giá vốn hàng bán năm 2010 là 12.582 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán năm 2011 là 16.630 tăng 32,17% tương đương với 4.048 tỷ đồng và năm 2012 giảm 65,01% tương đương với 10.810 tỷ đồng và xuống chỉ còn 5.819 tỷ đồng. Việc giá vốn hàng bán năm 2012 giảm mạnh hơn so với tốc độ giảm của doanh thu hứa hẹn một mức lợi nhuận thu được sẽ không giảm nhiều so với năm trước đó. Tỷ trọng của giá vốn hàng bán so với doanh thu cũng có sự biến động. Năm 2010 tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu là 96,21%, đến năm 2011 tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 95,93% và đến năm 2012 giảm xuống đạt 90,52%. Việc giảm tỷ trọng của giá vốn hàng bán cũng như các khoản giảm trừ doanh thu đảm bảo cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp không giảm mạnh như doanh thu và điều này thể hiện các chiến lược ứng phó với suy thoái kinh tế của công ty có hiệu quả tốt. Lợi nhuận thuần công ty năm 2011 là 291 tỷ đồng. Tăng 43 tỷ đồng so với năm 2010 và đến năm 2012 thì lợi nhuận giảm đi 25 triệu. Mặc dù nền kinh tế đang gặp khó khăn và điều này ảnh hưởng đến doanh thu hoạt động kinh doanh làm cho doanh thu giảm mạnh nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chỉ giảm nhẹ cho thấy tín hiệu khả quan về việc phân bổ nguồn lực và tổ chức kinh doanh của công ty. Xem xét tỷ trọng lợi nhuận thuần cũng như lợi nhuận gộp thì đều cho thấy kết quả khả quan của công ty. Năm 2010 lợi nhuận thuần chỉ chiếm 1,97% doanh thu và đến năm 2011 thì con số này giảm xuống còn 1,74 % doanh thu nhưng do doanh thu tăng mạnh nên vẫn đảm bảo được lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng cao. Đến năm 2012 thì lợi nhuận thuần của doanh nghiệp chiếm đến 4,36% cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên một đồng doanh thu tăng mạnh. Sự tăng này đã bù đắp được phần nào vào sự sụt giảm nghiêm trọng của doanh thu. Đảm bảo lợi cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp không bị giảm quá mạnh. Năm 2012 lợi nhuận trước thuế giảm 7.31% và lợi nhuận sau thuế giảm 6.85% so với năm 2011, tuy có sự giảm sút nhưng sự nỗ lực tập trung vào quản trị những khu vực và hoạt động có thể tạo ra lợi nhuận để bù đắp khoản lợi nhuận do sụt giảm về doanh thu rất mạnh trong năm 2012 tỏ ra rất hiệu quả cho PNJ. 2.2.2. Phân tích tỷ trọng Bảng 4: Phân tích tỷ trọng các yếu tố so với doanh thu ( đơn vị: 1.000.000.000 VND) Tỷ Tỷ 2010 2011 2012 CHỈ TIÊU trọng trọng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch 13,07 100% 17,335 100% 6,428 8 vụ 43 0.33% 71 0.41% 59 Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và cung 99.66 13,034 17,264 99.59% 6,370 % cấp dịch vụ Giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại Lợi nhuận sau thuế TNDN Tỷ trọng 100% 0.92% 99.10 % 12,58 2 96.21 % 16,630 95.93% 5,819 90.53 % 452 3.46% 634 3.66% 550 8.56% 78 55 54 167 60 0.60% 0.42% 0.41% 1.28% 0.46% 74 129 95 212 77 0.43% 0.74% 0.55% 1.22% 0.44% 117 107 97 217 8 1.82% 1.66% 1.51% 3.38% 0.12% 248 1.90% 291 1.68% 266 4.14% 22 12 10 258 51 0.17% 0.09% 0.08% 1.97% 0.39% 0.00% 1.58% 12 1 11 302 60 0.07% 0.01% 0.06% 1.74% 0.35% 0.00% 1.40% 31 17 14 280 55 327 225 0.48% 0.26% 0.22% 4.36% 0.86% 5.09% 3.50% 207 242 Năm 2012 đánh dấu một năm đầy biến động của thị trường vàng bạc đá quý Việt Nam với những thay đổi về sự quản lý của nhà nước và các quy định ràng buộc mới của chính phủ để bình ổn thị trường. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của PNJ, tuy nhiên với chính sách thích hợp thì công ty cũng đã giảm được ảnh hưởng của các yếu tố này. Cụ thể là tỷ lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 6,85% mặc dù doanh thu của công ty giảm đến 62,69%. Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2010 chiến 96.21% doanh thu nhưng qua năm 2011 giảm xuống chỉ còn 95.93%. Năm 2013 thì giá vốn chỉ chiếm 90.53% trong tổng doanh thu. Tỷ trọng giá vốn càng thấp thì khả năng thu được doanh thu trên một đồng lợi nhuận càng cao. Điều này thể hiện rằng công ty đang quản trị tốt các yếu tố đầu vào Với việc cắt giảm được các khoản chi phí đầu vào và giảm tỷ trọng giá vốn hàng bán của công ty thì lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty thu được cũng chiếm tỷ trọng cao hơn. Năm 2012 thì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty chiến 4.14% tổng doanh thu. Có nghĩ là với 100 đồng doanh thu công ty sẽ thu về 4.14 đồng. 2.2.3. Nhận xét Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cho ta thấy tình hình hoạt động của công ty đang gặp bất lợi. Qua phân tích ta thấy doanh thu của công ty giảm rất mạnh đến mức doanh thu 2012 thấp hơn so với 2010. Giảm 62.92% so với năm 2011. Điều này do sự thắt chặt trong cơ chế quản lý của nhà nước và các chính sách mới làm giảm nhu cầu của người dân. Tuy nhiên công ty đã cắt giảm các chi phí không cần thiết và tập trung vào các sản phẩm chính nên lợi nhuận thu được tuy có giảm nhưng không đáng kể và đây là tín hiệu khả quan cho thấy năng lực của ban quản trị công ty. 2.3. Đánh giá một số tỷ số tài chính Bảng 5: Đánh giá một số tỷ số tài chính PNJ giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền Khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán nhanh Vòng quay tổng tài sản Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay Tài sản ngắn hạn Vòng quay Tài sản dài hạn Tổng nợ/ Tổng tài sản Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu 0.28 0.96 0.33 8.52 21.87 13.35 13.81 0.54 1.19 21.10 % 0.48 1.71 0.65 7.10 20.89 13.25 15.28 0.60 1.50 0.41 1.17 0.48 2.49 7.46 4.50 5.55 0.53 1.11 20.00 % Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu (ROE) 23.27% 20112010 0.20 0.75 0.32 -1.43 -0.99 -0.10 1.47 0.06 0.31 20122011 -0.07 -0.54 -0.17 -4.61 -13.43 -8.75 -9.73 -0.07 -0.39 2.16% -3.27% Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản (ROA) 10.50 % 9.89% 8.70% Lợi nhuận ròng/ Doanh thu 1.58% 1.40% 3.53% 0.60% 0.18% -1.19% 2.13% 2.3.1. Nhóm các tỷ số khả năng thanh toán Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền Khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán nhanh 0.28 0.96 0.33 0.48 1.71 0.65 0.41 1.17 0.48 20112010 0.20 0.75 0.32 20122011 -0.07 -0.54 -0.17 2.3.1.1. Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền là tỷ số đo lường số tiền hiện có tại công ty có đủ thanh toán các khoản nợ phải trả ngắn hạn hay không. Tỷ số này cho biết ngay sự khủng hoảng về tài chính của công ty. Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền = tiền và các khoản tương đương tiền/ nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền của công ty năm 2010 là 0.28 và năm 2011 là 0.48 điều này cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của công ty được cải thiện tốt hơn nhiều tuy nhiên việc này đồng nghĩa với lượng dự trữ tiền khá cao nên hiệu quả tài chính các khoản tiền dự trữ này không cao. Năm 2012 tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền giảm đi 0.07 và xuống còn 0.41. tỷ lệ này vẫn đảm bảo an toàn cho công ty trước các khoản nợ mặc dù giảm đi so với 2011. 2.3.1.2. Khả năng thanh toán hiện thời Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền là tỷ số đo lường số tiền hiện có tại công ty có đủ thanh toán các khoản nợ phải trả ngắn hạn hay không. Tỷ số thanh toán hiện thời R c thể hiện mối tương quan giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Là thước đo được sử dụng rộng rãi. Rc cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn của công ty sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán. Rc = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn Năm 2010 tỷ số thanh toán hiện thời của công ty là 0.96 đến năm 2010 tăng lên đến 1.71. điều này cho thấy công ty đang đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn khá tốt bằng các tài sản ngắn hạn. Năm 2012 tỷ số này xuống còn 1.17 điều này cho thấy thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty giảm đi tuy nhiên tỷ số này vẫn lớn hơn 1 cho thấy công ty vẫn có khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn bởi hàng tồn kho của công ty cũng là những sản phẩm có tính thanh khoản rất cao khi cần huy động tiền để trả nợ 2.3.1.3. Khả năng thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh ( R q) cho biết khả năng thanh toán nợ thực sự của các công ty trước những khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản thấp hơn cả tồn kho nên sử dụng tỷ số này đánh giá chưa hiệu quả. Rq = (Tài sản ngắn hạn- Tồn kho) / Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2010 là 0.33 và tăng lên 0.65 trong năm 2011. Điều này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của công ty đang ở mức tốt. Đến năm 2012 thì giảm xuống chỉ còn 0.48. Tuy giảm sút nhưng tỷ số này vẫn đảm bảo được khả năng trả nợ của công ty. Tuy nhiên đánh giá theo tỷ số thanh toán nhanh vẫn chưa thực sự phản ánh được khả năng của công ty bởi khoản tồn kho vẫn có tính thanh khoản cao hơn một số khoản mục khác trong tài sản ngắn hạn. 2.3.2. Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Vòng quay tổng tài sản Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay Tài sản ngắn hạn Vòng quay Tài sản dài hạn 8.52 21.87 13.35 13.81 7.10 20.89 13.25 15.28 2.49 7.46 4.50 5.55 20112010 -1.43 -0.99 -0.10 1.47 20122011 -4.61 -13.43 -8.75 -9.73 2.3.2.1. Vòng quay tổng tài sản Vòng quan tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản mà không phân biệt đó là tài sản dài hạn hay ngắn hạn. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu/ Bình quân tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản của công ty giảm dần qua 3 năm từ 2010 đến 2012. Năm 2010 với một đồng tài sản tạo ra 8,52 đồng doanh thu nhưng đến năm 2011 chỉ còn tạo ra 7.1 đồng và đến năm 2012 thì chỉ còn tạo ra 2.49 đồng. Điều này cho thấy công ty sử dụng tài sản chưa hiệu quả và có dấu hiệu suy yếu. Cần có các biện pháp hợp lý để tăng hiệu quả hoạt động hơn. 2.3.2.2. Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho cho biết mối quan hệ giữa hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong một kỳ. Được sử dụng để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty. Chỉ số này cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Vòng qua hàng tồn kho = Doanh thu/ Bình quân hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm mạnh qua 3 năm. Năm 2010 chỉ số này là 21.87 đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 20.89 và năm 2012 chỉ còn 7.46 điều này cho thấy công ty quản lý không hiệu quả các khoản tồn kho. Việc vòng quay hàng tồn kho quá thấp làm các chi phí phát sinh đến hàng tồn kho tăng lên và việc này sẽ làm giảm doanh thu của công ty. 2.3.2.3. Vòng quay Tài sản ngắn hạn Vòng quay hàng tài sản ngắn hạn đo lường hiệu quả dử dụng tài sản ngắn hạn. Nó phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty. Vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu/ Bình quân tài sản ngắn hạn Tỷ số vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty PNJ có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2011 giảm nhẹ so với 2010 nhưng đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 4.5 điều này cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn của công ty tạo ra 4.5 đồng doanh thu trong khi 2010 thì con số là 13.35. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty chưa tốt. 2.3.2.4. Vòng quay Tài sản dài hạn Vòng quay hàng tài sản dài hạn đo lường hiệu quả dử dụng tài sản dài hạn. Chủ yếu quan tâm đến tài sản cố định. Nó phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty. Vòng quay tài sản dài hạn= Doanh thu/ Bình quân tài sản dài hạn Vòng quay tài sản dài hạn của công ty năm 2011 tăng lên 1.47 đơn vị so với năm 2010 đạt mức 15.28 tương đương với 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra cho công ty doanh thu là 15.28 đồng. Đây là một tín hiệu tốt tuy nhiên đến năm 2012 thì con số này sụt giảm nghiêm trọng. Với 1 đồng tài sản dài hạn công ty chỉ tạo ra 5.55 đồng doanh thu. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty không tốt và cần cải thiện. 2.3.3. Nhóm tỷ số cơ cấu tài chính Chỉ tiêu 2010 2011 2012 20112010 20122011 Tổng nợ/ Tổng tài sản Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu 0.54 1.19 0.60 1.50 0.53 1.11 0.06 0.31 -0.07 -0.39 2.3.3.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để đầu tư vào tài sản. Có nghĩa là số tài sản hiện tại của công ty được tài trợ bởi bao nhiêu phần trăm là nợ. Sử dụng để đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy nợ D/A = Tổng nợ / Tổng tài sản Năm 2010 công ty được tài trợ bởi 54% là nợ. Đến năm 2011 tỳ con số này là 60%. Điều này cho thấy công ty đang tận dụng tốt đòn bẩy tài chính. Và dựa và việc tăng các khoản nợ để tăng EPS, tạo lợi nhuận cao cho các cổ đông. Tuy nhiên đến năm 2012 thì lượng nợ của công ty giảm xuống chỉ còn 53%. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay của công ty cao. Tuy nhiên nó lại cho thấy công ty không tận dụng được đòn bẩy tài chính và đánh mất cơ hội tiết kiệm thuế. 2.3.3.2. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu thể hiện mức độ sử dụng nợ so với mức độ vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy công ty sử dụng nợ lớn hơn so với chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Nhìn chung trong 3 năm thì năm 2011 công ty sử dụng tốt đòn bẩy tài chính nhất bởi tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu cao nhất đạt 1.50 nhưng qua năm 2012 con số này giảm xuống chỉ còn 1.11. Tuy nhiên với việc giảm đi này thì công ty không chịu áp lực về các khoản nợ cũng như chủ động hơn về tài sản của công ty đồng thời tránh được rủi ro cho công ty. 2.3.4. Nhóm tỷ số hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận ròng/ Doanh thu 2010 21.10 % 10.50 % 1.58% 2011 2012 20112010 20122011 23.27% 20.00 % 2.16% -3.27% 9.89% 8.70% 1.40% 3.53% 0.60% 0.18% -1.19% 2.13%
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng