Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và đề xuất giải pháp nâng cao hiệ...

Tài liệu đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội

.PDF
112
258
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Đỗ Thị Thùy ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Đỗ Thị Thùy ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Chuyên ngành: Quản lý đất đai. Mã số: 60850103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS.TS. Phạm Quang Tuấn NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Đắc Nhẫn Hà Nội – Năm 2018 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành chƣơng trình sau đại học và viết luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Địa lý trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp các kiến thức quý báu, hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn này. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Đắc Nhẫn ngƣời đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của lãnh đạo UBND, các đồng chí công chức địa chính, các đồng chí chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp 3 xã nghiên cứu; các đồng chí phòng Kinh Tế, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Văn phòng UBND huyện Chƣơng Mỹ, Chi cục thống kê huyện Chƣơng Mỹ đã tạo rất nhiều điều kiện giúp đỡ để tôi có đầy đủ dữ liệu, số liệu nghiên cứu. Cảm ơn sự động viên nhiệt tình, ủng hộ của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng để có thể hoàn thiện luận văn bằng tất cả khả năng của mình nhƣng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn. Hà Nội, tháng 2 năm 2018 Học viên Đỗ Thị Thùy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện không trùng với bất kỳ luận văn, đề tài nào đã công bố. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 2 năm 2018 Học viên Đỗ Thị Thùy MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................i DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... ii 1. Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu. ...........................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ..........................................................................................3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. ....................................................................................3 5.1 Phƣơng pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp. ....................................3 5.2 Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu. ................................................................3 5.3 Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu. ................................................................4 5.4 Phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng.............5 5.5 Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích. .....................................................................6 6. Cơ sở, tài liệu thực hiện luận. ..............................................................................6 7. Cấu trúc luận văn. ................................................................................................6 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................7 1.1 Tổng quan về chủ trƣơng, chính sách, quy định pháp lý của Đảng và Nhà nƣớc, thành phố Hà Nội, huyện Chƣơng Mỹ trong công tác dồn điền đổi thửa. ....7 1.1.1. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc.............................................7 1.1.2. Chủ trƣơng, chính sách của thành phố Hà Nội, huyện Chƣơng Mỹ trong công tác dồn điền đổi thửa. ..................................................................................8 1.2. Các quan điểm trong sử dụng đất nông nghiệp. ................................................9 1.2.1. Tích tụ, tập trung đất đai. ...........................................................................9 1.2.2 Những vấn đề về manh mún đất đai. .........................................................11 1.2.3 Nhu cầu dồn điền đổi thửa ở nƣớc ta. .......................................................15 1.2.4 . Mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới và DĐĐT. ........................16 1.3. Dồn điền đổi thửa ở một số nƣớc trên thế giới. ..............................................17 1.4. Tình hình dồn điền đổi thửa tại một số tỉnh của Việt Nam. ............................19 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất. ...........................................27 1.5.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên. .........................................................28 1.5.2. Nhóm các yếu tố kinh tế – xã hội. ............................................................30 1.5.3. Nhóm các yếu tố cơ sở hạ tầng, kỹ thuật. ................................................31 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ........................................33 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội. ...............................................................................................................33 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. ...................................................................................33 2.1.2. Các yếu tố kinh tế – xã hội. .....................................................................37 2.1.3. Dân số và lao động. ..................................................................................41 2.2. Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Chƣơng Mỹ. ...........................................................................................................44 2.2.1 Tình hình giao đất sản xuất nông nghiệp. .................................................44 2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Chƣơng Mỹ năm 2016. ......................45 2.2.3. Tình hình quản lý đất đai huyện Chƣơng Mỹ. .........................................48 2.3. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ. .......51 2.3.1 Tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa. ........................................................51 2.3.2. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp. ..............68 2.4. Tác động của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.....................................................................................................................78 2.4.1. Tác động của chính sách dồn điền đổi thửa đến cơ cấu thu nhập và đa dạng hóa cây trồng. ............................................................................................78 2.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất trƣớc và sau dồn điền đổi thửa. ..81 2.4.3. Dồn điền đổi thửa góp phần nâng cao hiệu quả xã hội . ..........................85 2.4.4. Dồn điền đổi thửa góp phần bảo vệ môi trƣờng. ......................................85 2.4.5. Tác động của công tác dồn điền đổi thửa đến công tác quản lý đất sản xuất nông nghiệp. ...............................................................................................86 2.5. Những tồn tại sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. .........................86 CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ..................................................90 3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách. .....................................................................90 3.2. Giải pháp về cơ cấu cây trồng. .......................................................................90 3.3. Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất. ..............................................................92 3.4. Giải pháp về đầu tƣ. ........................................................................................92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................95 I. Kết luận. .............................................................................................................95 II. Kiến nghị ...........................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................97 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nƣớc năm 1997. .........13 Bảng 1.2 Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH năm 2003. ........14 Bảng 2.1: Bảng thống kê các nhóm đất của huyện Chƣơng Mỹ năm 2012..............36 Bảng 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Chƣơng Mỹ từ năm 2014 – 2016 ...............................................................................................................38 Bảng 2.3: Phân loại độ tuổi dân số của huyện Chƣơng Mỹ năm 2016 .....................42 Bảng 2.4: Tình hình dân số và lao động của huyện Chƣơng Mỹ thời kỳ 2014 – 2016 ...................................................................................................................................43 Bảng 2.5 Thực trạng ruộng đất của huyện sau khi giao đất năm 1993. ....................45 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất đai của Huyện Chƣơng Mỹ các năm 2012, 2016.. ...................................................................................................................................47 Bảng 2.3 Tình hình ruộng đất của huyện Chƣơng Mỹ năm 2003.............................69 Bảng 2.4 Tổng hợp kết quả DĐĐT trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ đến tháng 02/2013 ......................................................................................................................71 Bảng 2.5 Báo cáo kết quả thực hiện DĐĐT tại xã Tân Tiến, Văn Võ, Đại Yên năm 2013. ..........................................................................................................................76 Bảng 2.6 Kết quả thực hiện DĐĐT tại 3 xã điều tra. ................................................77 Bảng 2.7 Sự thay đổi cơ cấu thu nhập trƣớc và sau DĐĐT. .....................................79 Bảng 2.8 Sự thay đổi về diện tích qua DĐĐT ở các xã điều tra năm 2013. ............80 Bảng 2.9 Mức chi phí trung bình cho 1 ha 2lúa – 1 cà chua/năm.............................83 Bảng 2.10 Hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá – vịt. ..................................................84 DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1: Sơ đồ hành chính huyện Chƣơng Mỹ năm 2012 .....................................33 Hình 2. 3: Cơ cấu sử dụng đất huyện Chƣơng Mỹ năm 2016. .................................48 Hình 2. 4: Sơ đồ các bƣớc thực hiện dồn điền đổi thửa. ...........................................52 Hình 2. 5: Sơ đồ cánh đồng xã Văn Võ trƣớc và sau khi DĐĐT. ............................75 i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích từ viết tắt DĐĐT Dồn điền đổi thửa GCN Giấy chứng nhận HĐND Hội đồng nhân dân NN Nông nghiệp NTM Nông thôn mới QH Quy hoạch QSDĐ Quyền sử dụng đất UBND Ủy ban nhân dân CN – TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông – lâm nghiệp, là một trong những nguồn lực quan trọng cho chiến lƣợc phát triển nền nông nghiệp quốc gia nói riêng cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển nền kinh tế nói chung. Trƣớc đây thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về “Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”. Việc giao đất đƣợc chia bình quân có ruộng tốt, có ruộng xấu, có gần, có xa. Do vậy rất phân tán, manh mún, bình quân 10 – 12 thửa/hộ, cá biệt có nơi tới 30 – 40 thửa/hộ, diện tích bình quân 150m2/thửa, có nơi diện tích mạ chỉ có 5 – 7m2/thửa. Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phân mảnh đất đai cao nhất so với khu vực và Thế giới. Ruộng đất manh mún đã không còn phù hợp với tình hình sản xuất nhƣ hiện nay vì không thể đầu tƣ thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi không đƣa đƣợc cơ giới hóa vào gây lãng phí công lao động rất lớn. Đồng thời cũng dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai đƣợc sử dụng làm ranh giới, bờ bao, con số này không dƣới 4% diện tích canh tác. Mặt khác ruộng đất manh mún, ô thửa nhỏ còn gây khó khăn cho việc lập hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất, quản lý đất đai… Nhận thức đƣợc những ảnh hƣởng bất lợi của tình trạng manh mún ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp, Chính phủ ta đã ban hành Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg ngày 20/02/1998 và Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 01/07/1999 và theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, để tiến hành xây dựng nông thôn mới, điều quan trọng là phải quy hoạch lại ruộng đồng theo hƣớng quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, làm tăng năng suất lao động. Thực hiện theo chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, Hà Nội cùng với nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc đã tiến hành công tác chuyển đổi ruộng đất hay còn gọi 1 là công tác “dồn điền đổi thửa” với sự tham gia tự nguyện của hộ nông dân và sự chỉ đạo sát sao của Chính quyền các cấp. Chƣơng Mỹ là một huyện nằm ở phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 20km. Huyện tổng diện tích tự nhiên 232,94 km2, là địa phƣơng có diện tích lớn thứ ba của thành phố; huyện gồm 32 đơn vị hành chính (30 xã và 2 thị trấn). Địa hình chia thành ba vùng: vùng đồi gò, vùng “núi sót” và vùng đồng bằng với ba con sông: sông Bùi, sông Tích và sông Đáy bao bọc, rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp. Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã hƣởng ứng và làm theo chủ trƣơng của Nhà nƣớc đó là thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. Việc thực hiện dồn điền dổi thửa diễn ra với sự hƣởng ứng nhiệt tình từ chính quyền các cấp đến nhân dân địa phƣơng. Công tác DĐĐT trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ đã có những kết quả thành công đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác DĐĐT còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc, bất cập dẫn đến hiệu quả của công tác DĐĐT ở một số địa phƣơng còn hạn chế. Việc nghiên cứu quá trình thực hiện công tác DĐĐT trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, giúp ta có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất, đồng thời nắm bắt đƣợc hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó, đƣa ra những mô hình phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.” 2. Mục tiêu nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng công tác DĐĐT trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. 2 3. Phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: đất sản xuất nông nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Thu thập tài liệu, số liệu về công tác dồn điển đổi thửa. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác dồn điển đổi thửa. - Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trƣớc và sau dồn điển đổi thửa. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 5.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp. Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, số liệu, văn bản tại các cơ quan Nhà nƣớc và chuyên môn có liên quan tại huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội. Nhƣ Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện DĐĐT của huyện Chƣơng Mỹ, các định hƣớng, chính sách, niêm giám thông kê…các báo cáo về điều kiện kinh tế – xã hội của huyện. Sử dụng phƣơng pháp điều tra nhanh nông hộ trong vấn đề thực hiện DĐĐT, hiệu quả kinh tế, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp sau DĐĐT. 5.2 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Chọn lọc tài liệu, số liệu và tiến hành phân tích, tổng hợp các số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu. Thống kê tình hình dân số, lao động, hiện trạng sử dụng đất, diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sau khi thực hiện DĐĐT; thống kê diện tích trung bình trên/thửa đất, số thửa trung bình/hộ trƣớc và sau khi thực hiện DĐĐT, từ đó đánh giá mức độ thành công của công tác. Thống kê hiệu quả kinh tế sử dụng đất trƣớc và sau DĐĐT, đánh giá mức độ thành công trong mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp sau DĐĐT. 3 5.3 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu. Tiến hành khảo sát điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu. Theo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 của huyện Chƣơng Mỹ, TP Hà Nội, phân vùng kinh tế chung của huyện, tiềm năng đất đai, lao động, kinh tế, tập quán canh tác, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, loại đất, địa hình, thành phần cơ giới, chế độ tƣới, chế độ tiêu, hiện trạng kiểu sử dụng đất nông nghiệp, huyện Chƣơng Mỹ có thế chia thành 3 vùng chính gồm: Vùng bãi; vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa. Vùng bãi gồm 8 xã: Phụng Châu, TT. Chúc Sơn, Thụy Hƣơng, Lam Điền, Hoàng Diệu, Thƣợng Vực, Văn Võ, Phú Nam An. Cây trồng chính của vùng này là lúa, cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ lạc, đậu tƣơng. Vùng đồng bằng gồm 12 xã: Tiên Phƣơng, Hòa Chính, Trƣờng Yên, Ngọc Hòa, Trung Hòa, Tốt Động, Đại Yên, Hợp Đồng, Quảng Bị, Hồng Phong, Đồng Phú và Phú Nghĩa. Vùng này có hệ thống cây trồng gần giống với vùng 1, tuy nhiên có diện tích đất thấp, trũng trồng lúc vụ xuân cho năng suất cao nhƣng vụ mùa hay bị ngập nƣớc nên năng suất thấp hơn vùng 1. Do đặc điểm địa hình của vùng nên có thêm mô hình lúa – cá và chuyên cá. Vùng bán sơn địa gồm 12 xã còn lại của huyện nằm dọc quốc lộ 6 và vùng Hữu Bùi. Đây là vùng bán sơn địa có địa hình phức tạp nhất huyện. Qua quá trình điều tra nghiên cứu, đã tiến hành lựa chọn 3 điểm nghiên cứu gồm 3 xã với các đặc điểm tự nhiên đặc trƣng cho từng vùng: Vùng bãi lựa chọn xã Văn Võ là địa bàn nghiên cứu. Xã Văn Võ là xã nằm ở phía Nam của huyện Chƣơng Mỹ, giáp danh với huyện Thanh Oai, toàn xã có diện tích tự nhiên là 451,69 ha. Văn Võ là xã có địa hình đất trũng, phần lớn diện tích đất canh tác của xã đều đƣợc gieo trồng 2 – 3 vụ/năm với công thức chủ yếu là 2 lúa hoặc 2 lúa – 1 màu. Nguồn thu nhập chính của xã là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra ngành nghề phụ đƣợc phát triển. 4 Vùng đồng bằng chọn xã Đại Yên là địa bàn nghiên cứu. Xã Đại Yên có diện tích đất tự nhiên là 435,81ha, trong đó đất nông nghiệp là 288,5ha chiếm 86,19%. Đại Yên là xã thuần nông nghiệp, nằm sát với thị trấn Chúc Sơn, cách trung tâm Huyện 2km, có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội và giao lƣu hàng hóa. Vùng bán sơn địa lựa chọn xã Tân Tiến là địa bàn nghiên cứu. Xã Tân Tiến có diện tích tự nhiên là 1.322,54ha, trong đó đất nông nghiệp 857,54ha chiếm 65,38%. Tân Tiến là xã bán sơn địa, địa hình không bằng phẳng, ngặp úng, nắng hạn xảy ra thƣờng xuyên, gây ra những khó khăn, ảnh hƣởng nhất định cho sản xuất và đời sống, nhƣng cũng tạo điều kiện cho địa phƣơng phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, phong phú. 5.4 Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng. Thu thập số liệu từ việc điều tra, khảo sát các hộ gia đình, cá nhân tham gia công tác DĐĐT. Thông tin đƣợc thu thập thông qua mẫu phiếu điều tra soạn sẵn. Nội dung thông tin thu thập đƣợc bao gồm: Tên đối tƣợng sử dụng đất, tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, sự thay đổi mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau khi thực hiện DĐĐT; mức độ hài lòng về chủ trƣơng chính sách cũng nhƣ mong muốn của hộ gia đình sau khi thực hiện DĐĐT. Số lƣợng phiếu điều tra là 200 phiếu đƣợc phân bổ nhƣ sau: xã Tân Tiến 53 phiếu, xã Đại Yên 77 phiếu và xã Văn Võ 70 phiếu. Sau khi tiến hành điều tra nhanh các hộ gia đình đã thu đƣợc các thông tin về chủ sử dụng đất, diện tích các thửa đất trƣớc và sau khi thực hiện DĐĐT, chi phí sản xuất cũng nhƣ năng suất cho mỗi mô hình sử dụng đất có thay đổi so với trƣớc khi thực hiện DĐĐT. Các ý kiến cũng nhƣ nguyện vọng của nông dân sau khi thực hiện DĐĐT. Từ các kết quả điều tra đƣợc, đã tiến hành phân tích, tổng hợp số liệu để so sánh đƣợc số thửa và diện tích trên thửa của các hộ nghiên cứu trƣớc và sau DĐĐT, làm cơ sở đánh giá hiệu quả công tác DĐĐT. 5 5.5 Phương pháp tổng hợp, phân tích. Tổng hợp các số liệu, tài liệu, kết quả điều tra…từ đó phân tích, đánh giá quá trình thực hiện và hiệu quả của công DĐĐT; phân tích các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng đất trƣớc và sau khi thực hiện DĐĐT trên địa bàn nghiên cứu. Từ những phân tích, tổng hợp đó làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 6. Cơ sở, tài liệu thực hiện luận. - Luật đất đai năm 2013 và các Nghị định của Chính phủ, Thông tƣ của các Bộ, Quyết định của UBND thành phố Hà Nội và các văn bản của địa phƣơng về hƣớng dẫn thực hiện Luật Đất đai. - Các quyết định, kế hoạch, chỉ thị, hƣớng dẫn, nghị quyết liên quan đến công tác dồn điền đổi thửa. - Báo cáo tổng kết, đồ án quy hoạch trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội. - Các đề án, phƣơng án thực hiện dồn điền đổi thửa của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội. - Các luận văn, tạp chí khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7. Cấu trúc luận văn. Chương I: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. Chương II: Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện. Chương III: Tác động của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội. 6 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về chủ trƣơng, chính sách, quy định pháp lý của Đảng và Nhà nƣớc, thành phố Hà Nội, huyện Chƣơng Mỹ trong công tác dồn điền đổi thửa. 1.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong văn kiện Đại hội Đảng khóa IX cho thấy, trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010, phần định hƣớng phát triển các ngành kinh tế và các vùng kinh tế đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp và kinh tế nông thôn có nêu: Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút lao động ở nông thôn… Đồng thời trong phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2001 – 2005 nêu rõ: “Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm năng lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, địa phƣơng”. Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg, ngày 17/7/2002 về chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX, tại điểm 1 mục II Quyết định 94/2002/QĐ-TTg nêu: “Trong quý IV của năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Tổng cục địa chính, Bộ tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng hƣớng dẫn việc “dồn điền đổi thửa” trên nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận và các bên cùng có lợi kết hợp tổ chức quy hoạch lại ruộng đồng, tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hóa, mở mang ngành nghề”. Hội nghị lần 7 Ban chấp hành TW khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26NQ/ TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Trong phần nhiệm vụ và giải pháp có nêu rõ: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất NN trên cơ sở nhu cầu thị trƣờng và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, 7 duy trì diện tích đất lúa đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia trƣớc mắt và lâu dài. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trƣờng. 1.1.2. Chủ trương, chính sách của thành phố Hà Nội, huyện Chương Mỹ trong công tác dồn điền đổi thửa. Trƣớc năm 2008, huyện Chƣơng Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây (cũ), các chủ trƣơng chính sách của huyện nằm trong khuôn khổ của tỉnh Hà Tây. Nhằm đẩy mạnh sản xuất trên cơ sở chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, ngày 10/02/1997 Tỉnh uỷ Hà Tây đã ban hành Chỉ thị số 14 - CT/ TU của Ban Thƣờng vụ tỉnh Hà Tây. Thƣờng vụ Huyện ủy Chƣơng Mỹ có Chỉ thị 15-CT/HU ngày 17/3/1997 về việc DĐĐT nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn gắn với cấp GCN QSDĐ nông nghiệp cho các hộ sản xuất nông nghiệp. - Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 14/6/2006 của Ban thƣờng vụ tỉnh Hà Tây về việc đẩy nhanh tiến độ DĐĐT gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; - Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về xây dựng NTM thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 4 năm 2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 4 về việc thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất NN, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016; - Xét đề nghị của Liên Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Tài chính – Kế hoạch và Đầu tƣ tại Tờ trình số 77/LS: NN&PTNT-TC-KH&ĐT ngày 06 tháng 6 năm 2012; - Với mục đích khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tƣ phát triển sản xuất NN, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội nhằm phát triển NN theo hƣớng sản xuất hàng hóa, chất lƣợng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, hoàn thành chỉ tiêu xây dựng NTM Thành phố đã đề ra đến năm 2015 thông qua Quyết định số 16/2012/ QĐ-UBND, ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội 8 về ban hành Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất NN, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016; - Kế hoạch số 68/ KH-UBND, ngày 09/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội về kế hoạch thực hiện DĐĐT đất sản xuất NN trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012 – 2013; - Hƣớng dẫn số 29/HD-SNN, ngày 14/5/2012 của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội về hƣớng dẫn quy trình thực hiện công tác DĐĐT đất sản xuất NN trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Hƣớng dẫn số 4791/STC-NSQH ngày 12/10/2012 của Sở Tài chính Hà Nội về thực hiện chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa; xây dựng kiên cố đƣờng giao thông thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới; - Chƣơng trình số 06-CTr/HU của Huyện ủy Chƣơng Mỹ về phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới, từng bƣớc nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 – 2015; - Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 27/6/2012 của UBND huyện Chƣơng Mỹ về thực hiện dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện năm 2012 – 2013; - Nghị quyết số 19-NQ/HU ngày 04/7/2012 của Huyện ủy Chƣơng Mỹ về việc tiếp tục lãnh đạo thực hiện dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp; - Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 về dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp năm 2012 – 2013. Đây là hành lang pháp lý để chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ. 1.2. Các quan điểm trong sử dụng đất nông nghiệp. 1.2.1. Tích tụ, tập trung đất đai. a) khái niệm tích tụ, tập trung đất đai. “Tích tụ và tập trung tƣ bản là sự gia tăng quy mô tiền vốn kinh doanh của một doanh nghiệp bằng cách chuyển một phần lợi nhuận thu đƣợc hằng năm vào 9 tiền vốn và sát nhập nhiều doanh nghiệp nhỏ thành một doanh nghiệp duy nhất. Tích tụ và tập trung tƣ liệu sản xuất nói chung và ruộng đất nói riêng, là sự biểu hiện bằng hiện vật của tích tụ và tập trung tƣ bản. Trong nông nghiệp, do ruộng đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, chƣa có gì thay thế đƣợc, nên tích tụ, tập trung ruộng đất là yếu tố quan trọng nhất của quá trình tích tụ, tập trung tƣ bản để mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doạnh nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô”.[1] Có thể hiểu đơn giản tích tụ, tập trung ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp là làm tăng quy mô diện tích của thửa đất, của chủ sử dụng đất thông qua các hình thức: chuyển nhƣợng, tặng cho, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp… Tích tụ, tập trung ruộng đất diễn ra qua hai hình thức: hình thức thứ nhất là hợp nhất ruộng đất của nhiều chủ sở hữu nhỏ thành một chủ sở hữu lớn thông qua hoạt động chuyển quyền sở hữu đất; hình thức thứ hai là sát nhập ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ thành ruộng đất với quy mô lớn nhƣ hợp tác xã. Việc tập trung ruộng đất tạo điều kiện phát triển kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Tuy nhiên, nếu quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất không đƣợc quản lý, kiểm soát một cách chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng “Ngƣời cày không có ruộng”. Một bộ phận nông dân sẽ rơi vào tình trạng không có đất canh tác, phải đi làm thuê cho các ông chủ về “ruộng đất”. Phần lợi họ đƣợc hƣởng từ sản phẩm sinh ra từ đất đai là rất ít, sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt. Ngƣời nông dân đi làm thuê có thể bị bần cùng hóa do mất tƣ liệu sản xuất là đất đai, tạo ra mối nguy hại cho xã hội. b) Sự cần thiết tích tụ, tập trung đất đai. Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất mang tính chất đặc thù, tƣ liệu sản xuất quan trọng nhất và không thể thiếu đƣợc là đất đai. Hay nói cách khác, không có đất đai thì không thể sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, quy mô và trình độ phát triển sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tính chất cũng nhƣ mức độ tập trung về đất đai cho sản xuất. 10 Việc tích tụ, tập trung ruộng đất có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện hƣớng tới nền nông nghiệp hiện đại công nghệ cao. Khi hoạt động tập trung ruộng đất đƣợc diễn ra đúng cách, có sự quản lý chặt chẽ sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho nền nông nghiệp hiện đại. Giảm tình trạng manh mún đất đai, manh mún là một trong những rào cản của nền kinh tế nông nghiệp khi hạn chế khả năng thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. 1.2.2 Những vấn đề về manh mún đất đai. a) khái niệm manh mún ruộng đất. Manh mún đất đai (Land fragmentation) nghĩa là một nông hộ canh tác từ 2 thửa đất riêng lẻ trở lên.[2] b) Thực trạng manh mún đất đai ở Việt Nam. Ngày 05/4/1988 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết có quy định: “Nhà nƣớc công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể, tƣ nhân trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội; thừa nhận tƣ cách pháp nhân, bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trƣớc pháp luật, bảo hộ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể, tƣ nhân và quyền thừa kế sử dụng doanh nghiệp của con cái họ…Ở các vùng còn nhiều đất đai, mặt nƣớc chƣa khai thác, tùy tình hình cụ thể mà Nhà nƣớc có thể cho thuê hoặc giao quyền sử dụng một số ruộng đất, đất rừng và mặt nƣớc cho các hộ cá thể, tƣ nhân để họ tổ chức sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật. Đối với đất trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày, có thể giao quyền sử dụng từ 1 đến 2 chu kì kinh doanh. Đối với đất mặt nƣớc và đất trồng cây lƣơng thực, cây công nghiệp hàng năm, thời gian đó có thể từ 15 đến 20 năm. Trong thời gian này, họ đƣợc giao quyền thừa kế sử dụng cho con cái và trong trƣờng hợp chuyển sang làm nghề khác đƣợc chính quyền cho phép chuyển nhƣợng quyền tiếp tục sử dụng cho chủ khác”. 11 Sự ra đời của Nghị quyết 10-NQ/TW hay còn gọi là khoán 10 đã giao quyền sử dụng đất cho nông dân, trao cho ngƣời nông dân quyền đƣợc thừa kế, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất. Giao khoán đất đai đến từng hộ cá thể, cá nhân, đã khuyến kích nông dân yên tâm đầu tƣ sản xuất. Điều này mang lại những hiệu quả đáng kể cho nền kinh tế nông nghiệp nƣớc nhà lúc bấy giờ. Tuy nhiên cũng chính vì lý do này đã dẫn đến tình trạng tiêu cực khi diện tích đất đai bị chia nhỏ khi giao cho hộ cá thể, cá nhân. Luật Đất đai năm 1993 quy định “hộ gia đình cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất”. Khi đƣợc nhà nƣớc trao các quyền nói trên, biến động quyền sử dụng đất diễn ra mạnh mẽ hơn. Đến ngày 27/9/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 64-CP về việc ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Nghị định có quy định: “Hộ gia đình và cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất nông nghiệp để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”. Với chủ trƣơng giao đất theo nguyên tắc tốt có, xấu có, xa có, gần có để đảm bảo công bằng cho nông dân. Cũng chính sự công bằng này đã dẫn đến tình trạng manh mún đất đai ở nƣớc ta. Việt Nam hiện là một trong những nƣớc có mức độ manh mún đất đai rất cao theo tiêu chuẩn của thế giới, số liệu thống kê năm 2004 cho thấy nƣớc ta có khoảng 75 – 100 triệu mảnh đất (Hung .ccs 2004; World Bank 2003), trung bình một hộ sở hữu 5 mảnh khác nhau và khoảng 10% số mảnh đất có diện tích nhỏ hơn 100m2. Diện tích đất canh tác trung bình của một hộ khác nhau giữa các vùng, tuy nhiên hầu hết các hộ nông thôn Việt Nam có diện tích đất ít hơn 1 héc ta, một số tỉnh nhƣ Hà Tây cũ diện tích đất nông nghiệp trung bình của một hộ chỉ là 2400m2.[3] Theo số liệu của Tổng cục Địa chính năm 1998, bình quân 1 hộ vùng đồng bằng sông Hồng có khoảng 7 mảnh trong khi ở vùng núi phía Bắc con số này còn 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng