Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm căn bệnh ung khí thán...

Tài liệu đặc điểm căn bệnh ung khí thán

.DOCX
3
331
133

Mô tả:

1. Đặc điểm căn bệnh Bệnh Ung khí thán là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của trâu bò. Gây ra do trực khuẩn yếm khí Clostridium chanvoei, thể hiện bằng sưng các bắp thịt có khí, là một bệnh nhiễm khuẩn có độc tố. Bệnh có nhiều nơi trên thế giới, phát ra lẻ tẻ có tính chất địa phương. Song cũng có lưu hành mạnh ở nhiệt đới, chủ yếu vào mùa mưa. Là trực khuẩn yếm khí có nha bào, có hình thẳng to hai đầu tròn, kích thước 0,6 x 2,8µ, Gram dương di động được. Nha bào hình thành ngoài cơ thể và tổ chức của bệnh. Không mọc được trong nước thịt và thạch thường ở điều kiện hiếu khí. Mà nó mọc được trong nước thịt có gan yếm khí. Trâu, bò mắc nhiều, dê cừu mắc ít, gia súc non nhiễm bệnh nhiều hơn gia súc già. Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng chuột lang là loại mẫn cảm. Vi khuẩn có sức kháng cao. Dưới ánh sáng mặt trời nó sống được 24 giờ. Khi đã hình thành nha bào, nó sống được từ 10-18 năm. Trong xác chết Vi khuẩn sống được khoảng 3 tháng. Nếu đem canh khuẩn đun nóng ở 700C thì phải mất trong vòng 30 phút mới diệt được nó. Nhưng khi đun đến nhiệt độ 100 0C thì phải mất 10-15 phút. Khi đã hình thành nha bào thì phải mất 120 phút mới diệt được nó. Các chất sát trùng như Formol 1% thì 15 phút. 2. Truyền nhiễm học Bệnh không lây trực tiếp từ con ốm sang con khoẻ, mà chủ yếu là nha bào từ xác chết, phân của con vật bị bệnh bài tiết ra ngoài đất, súc vật ăn phải hoặc ăn thịt của con vật bị bệnh. Dã thú, người ăn thịt súc vật ốm là mắc bệnh. 2.1. Cách sinh bệnh Nha bào vào cơ thể theo thức ăn, nước uống, vào dạ dày hoặc ruột bị tổn thương do ký sinh trùng. Nếu không bị thực bào thì bệnh phát ra. Khi Vi khuẩn vào máu phát triển và sinh bệnh. Vi khuẩn sinh độc tố tác động vào cơ thể, chống lại thực bào. Khi Vi khuẩn vào máu phát triển nhiều, làm cho huyết quản bị tổn thương, rồi từ máu đi vào các bắp thịt, làm sưng lên các khối ung, trong khối ung sản sinh ra nhiều khí. Vì vậy, khi ta ấn vào khối ung có tiếng lạo xạo. 2.2. Điều kiện sinh nha bào Nha bào hình thành với hai điều kiện. (1) thiếu không khí (yếm khí), (2) Được bảo vệ bởi bạch huyết cầu (không bị thực bào). 3. Triệu chứng Tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh mà có các triệu chứng khác nhau, thể hiện qua các thể sau: 3.1. Thể quá cấp Bệnh tiến triển nhanh trong vòng 3-6 giờ, vật chết nhanh, cũng có con sưng mình. Sưng nhiều nơi khác nhau trên cơ thể, khi chúng ta lấy ngón tay ấn vào chỗ sưng thì vết lõm vẫn giữ nguyên trong một thời gian dài và có tiếng kêu lạo xạo. Khi chết bụng chướng to, hậu môn loìi phân ra ngoài. 3.2. Thể cấp tính Bệnh tiến triển từ 1-3 ngày, có con 24-48 giờ, cũng có trường hợp kéo dài 1 tuần. Thân nhiệt 390C-39,50C, ít khi tăng lên 400C. Thường con vật vẫn ăn uống bình thường cho đến khi chết. Sau một thời gian ngắn, xuất hiện khối ung trên mình. Nhất là ở các bắp thịt, khối ung có thể di chuyển được từ nơi này sang nơi khác, từ trên lưng xuống dưới bụng, từ đùi trước ra đùi sau. Lúc đầu nóng, đau, về sau to dần, bên trong ung sưng nhiều khí. Về sau ít nóng ít đau, sờ vào giữa lạnh, xung quanh da cứng tạo thành vùng thuỷ thũng, bùng nhùng như có nước, màu da thâm tím lại. Có những ung sưng to nứt ra như quả dưa bở, trơng dịch chảy ra thành giọt, thường là trong, nhưng có khi láøn mũ và màu. Sau một thời gian dài thì xẹp xuống, thân nhiệt hạ vật chết sau 2-3 ngày. 4. Bệnh tích Xác chết chậm thối, mổ xác có mùi bơ ôi. Bệnh tích chủ yếu của bệnh này là khối ung (ở giữa những khối ung thịt thâm tím, đen xám hoặc nâu xám, có khi bị hoại tử như chín, cắt vào sâu sùi bọt và có hơi). Hạch ở những vùng có ung thường sưng to tụ máu, có trường hợp thấm máu và tương dịch. Nếu ở ngực thì thường tim tụ máu, ngoại tâm mạc viêm, có nước màu vàng. Phổi tụ máu và sưng. Nếu ở bụng thì dạ dày và ruột tụ máu. Gan có những vết trắng hoại tử. Mặt sưng, máu màu sẩm nhưng không đen , không có bọt như bệnh Nhiệt thán. 5. Chẩn đoán 5.1. Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào tình hình dịch bệnh, dựa vào triệu chứng, bệnh tích, có ung trên cơ thể, xác có mùi bơ ôi. 5.2. Chẩn đoán phân biệt 5.2.1. Bệnh Tụ huyết trùng Bệnh Tụ huyết trùng sưng hầu, cổ bị què khó thở, lưỡi thè ra ngoài, ấn tay vào những chỗ sưng trên cơ thể bị lõm xuống, nhưng không có tiếng kêu, thường là thuỷ thũng, cắt ra có nước màu vàng nhạt, lách sưng tụ máu, xuất huyết rõ, viêm ngoại tâm mạc và viêm phúc mạc. 5.2.2. Bệnh Nhiệt thán Bệnh Nhiệt thán có sưng họng, cổ bụng, chỗ sưng nóng, cứng ấn tay vào không có tiêng kêu lạo xạo, ít thuỷ thũng hơn Tụ huyết trùng, sưng cuống lưỡi. Khi chết các lỗ tự nhiên xuất huyết đen, hậu môn lòi rom, lách sưng nát, phủ tạng tụ máu, lây sang người gây mụn ác tính. 5.3. Chẩn đoán Vi khuẩn Lấy bệnh phẩm làm tiêu bản bằng cách phét kính nhuộm Gram. Nuôi cấy phân lập trên môi trường nước thịt yếm khí. Thạch VF cấy 24 giờ sinh hơi và nứt thạch. Cấy vào thạch máu có Gluco, Vi khuẩn dung huyết, khuẩn lạc màu trắng tro. Lên men sinh hơi đường Gluco, Saxcaro, Manto, không lên men đường Salicin, sinh H2S. 5.4. Tiêm động vật thí nghiệm Lấy 0,5 đến 1ml canh khuẩn tiêm vào bắp cho chuột lang, chuột chết sau 24 giờ, chỗ tiêm sưng, ứ máu, thịt thâm đen thuỷ thũng đỏ sẩm lan tràn. 5.5. Chẩn đoán huyết thanh học Làm phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính. Kháng thể là huyết thanh chuột lang miễn dịch cao độ, bằng cách tiêm Vi khuẩn chết có 5% Formol 1 đến 2ml. Kháng nguyên là canh khuẩn nước thịt yếm khí 48 đến 72 giờ, hoặc máu súc vật ốm chắt lấy huyết thanh. 6. Phòng trị 6.1. Vệ sinh phòng bệnh Cách ly gia súc, tiêu độc tiêm phòng Vaccine. Thành lập ban chống dịch, công bố dịch, tìm biện pháp dập tắt dịch, công bố hết dịch sau khi đã làm đầy đủ thủ tục phòng, chống dịch, thì công bố hết dịch sau 14 ngày con vật ốm cuối cùng khỏi, hoặc chết. 6.2. Điều trị Dùng huyết thanh trị bệnh Ung khí thán chế từ bò, hay ngựa, liều dùng: lần đầu n thứ hai (12 giờ sau) 25-50ml và một lần thứ 3 nữa. Cả 3 lần tiêm 150-200ml. Penicilline 400.000 500.000UI, cứ 4 đến 6 giờ tiêm 1 lần, ngày tiêm 3 lần, liều trung bình có thể dùng 10.000 UI/1kgP. Huyết thanh kết hợp Penicilline. Tiêm 150-200ml huyết thanh + 1-2 triệu đơn vị Penicilline (mỗi lần 20 đơn vị cách nhau 4-6 giờ một lần). Tiêm tĩnh mạch Oreomycine 10mg/1kgP mỗi ngày. Chữa triệu chứng dùng Urotrofin 40% ngày 4-10gam, 2-3 ngày liền. Hoá chất sát trùng Acide fenic 5%, thuốc tím 3-5%, Lizon 5%.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan