Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác bồi dưỡng đại biểu quốc hội cơ sở lý luận và thực tiễn...

Tài liệu Công tác bồi dưỡng đại biểu quốc hội cơ sở lý luận và thực tiễn

.PDF
58
48
127

Mô tả:

Công tác bồi dưỡng Đại biểu Quốc hội - Cơ sở lý luận và thực tiễn Nguyễn Thị Thu Trang Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số 60 38 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lý luận của công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội. Làm rõ vai trò của công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội nói riêng và của Quốc hội nói chung. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội Keywords. Pháp Luật Việt Nam; Đại biểu Quốc hội; Luật Hiến pháp. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Để góp phần vào việc phát huy dân chủ, bảo đảm thực hiện chiến lược phát triển của đất nước, xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả; xác định rõ chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội luôn gắn liền với chất lượng, năng lực của mỗi đại biểu Quốc hội, tại Kết luận số 144-TB/TW ngày 28/3/2008, Bộ Chính trị khóa X đã khẳng định rõ nhiệm vụ của Quốc hội trong việc "tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội" [7]. Đây là công tác được Đảng ta đặc biệt quan tâm và coi đó là khâu then chốt trong công tác cán bộ của Đảng. Mỗi khóa Quốc hội, số lượng đại biểu Quốc hội được tái cử chiếm tỷ lệ không cao trong Quốc hội. Tại mỗi nhiệm kỳ Quốc hội chúng ta luôn có một số lượng lớn (khoảng trên 70%) người lần đầu tiên được bầu làm đại biểu Quốc hội và những người này chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đại biểu Quốc hội, cũng như chưa hiểu biết nhiều về các quy định, các quy trình, thủ tục trong hoạt động Quốc hội. Trong số các đại biểu Quốc hội, có những đại biểu hoạt động chuyên trách và có những đại biểu hoạt động kiêm nhiệm. Như vậy, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội họ còn đồng thời là những người lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, doanh nghiệp hoặc là các công chức, viên chức, người lao động… Do có nhiều trách nhiệm khác nhau nên quỹ thời gian các đại biểu này dành cho hoạt động của Quốc hội cũng không nhiều. Trước khi trở thành đại biểu Quốc hội, đa số các ứng cử viên đại biểu chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm đại biểu. Đây cũng là một điểm khác so với nghị viện của nhiều nước, nơi có sự cạnh tranh giữa các Đảng chính trị trong việc đưa ra các ứng cử viên của đảng mình và tập huấn, bồi dưỡng cho ứng cử viên nhằm mục đích giành thắng lợi cho đảng mình. Từ phân tích trên đây, có thể thấy rằng, trong cơ cấu đại biểu Quốc hội nước ta có nhiều đại biểu chưa có hiểu biết sâu cũng như chưa có kinh nghiệm, thực tiễn và kỹ năng đối với hoạt động Quốc hội. Hơn thế nữa, hiện nay, các cơ quan nhà nước nói chung và Quốc hội nói riêng đang đứng trước những thuận lợi đồng thời cũng có thách thức và yêu cầu trong bối cảnh quan hệ quốc tế có những đổi mới với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế. Trong quan hệ quốc tế, với chủ trương mở cửa và chủ động hội nhập, Việt Nam đã và đang tiếp tục trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Từ nay đến 2020, các nước ASEAN sẽ đẩy mạnh quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế Châu Á (AEC). Quá trình hội nhập này dẫn đến việc hình thành các nguyên tắc và chuẩn mực chung như: hình thành đồng tiền chung, sử dụng ngôn ngữ chung trong giao dịch và quan hệ ngoại giao, hành chính, tư pháp các tiêu chuẩn chung về hải quan, kiểm toán, kiểm dịch động thực vật, bảo vệ môi trường, giáo dục, đào tạo... Việc xây dựng, thực thi pháp luật, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong pháp luật, việc phê chuẩn các điều ước quốc tế song phương và đa phương thuộc thẩm quyền của Quốc hội trong nhiều lĩnh vực nhằm đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế… cũng đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa kiến thức, thông tin cho đại biểu Quốc hội. Hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử cũng nhận được sự quan tâm và đánh giá bước đầu rất tích cực của các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thể hiện qua các kết quả điều tra, khảo sát về hiệu quả hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử. Xuất phát từ các yêu cầu, đòi hỏi khách quan của thực tiễn và từ chính nhu cầu tự thân của các đại biểu Quốc hội, có thể thấy rằng việc tiến hành hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội là rất cần thiết. Đồng thời, đây cũng là hoạt động nhằm thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đại biểu Quốc hội, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực của mỗi đại biểu Quốc hội là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Quốc hội, tác giả xin nghiên cứu đề tài "Công tác bồi dưỡng Đại biểu Quốc hội - Cơ sở lý luận và thực tiễn" với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn được tổ chức nghiên cứu nhằm mục đích: + Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lý luận của công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội; + Làm rõ vai trò của công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội nói riêng và của Quốc hội nói chung; + Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay; + Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội. 2.2. Mục tiêu cụ thể Với mục tiêu tổng quát như trên luận văn có mục tiêu cụ thể như sau: + Phân tích vai trò của công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội. Tìm hiểu, nghiên cứu về cơ sở pháp lý của hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, các khái niệm có liên quan, các đặc điểm của hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội (về đối tượng đặc thù của hoạt động bồi dưỡng, nội dung và hình thức, phương pháp bồi dưỡng). + Cung cấp thông tin về hoạt động bồi dưỡng nghị viện một số nước trên thế giới, so sánh những nét tương đồng và khác biệt. + Nghiên cứu đánh giá những kết quả cũng như những tồn tại hạn chế trong công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội thời gian qua. + Đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội. 3. Tình hình nghiên cứu của đề tài Ở nước ta, do bản thân hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử mới được tiến hành chuyên biệt gần đây (từ khi Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử được thành lập năm 2005), cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về chủ đề này. Mới chỉ có một số báo cáo đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của đại biểu dân cử ở Việt Nam; một số bài báo trên các báo; một số chuyên đề nghiên cứu nhỏ. Trong điều kiện đổi mới đất nước, tình hình quốc tế có nhiều biến đổi lớn với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ cũng đòi hỏi phải phân tích, đánh giá và nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò cũng như đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội góp phần nâng cao năng lực của đại biểu Quốc hội nói riêng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội nói chung. Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu vào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao nhận thức về hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đồng thời tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội tại Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: - Các chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định tạo nên cơ sở pháp lý của hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội. - Các tài liệu về hoạt động bồi dưỡng nghị viện một số nước. - Các báo cáo, số liệu thống kê về bồi dưỡng đại biểu Quốc hội. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học, luận văn chủ yếu phân tích, tìm hiểu những đặc điểm về đối tượng, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, các mô hình bồi dưỡng Nghị viện của các nước trên thế giới; phân tích những thành công cũng như những hạn chế của công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội từ đó tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả bồi dưỡng đại biểu Quốc hội tại Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. - Các phương pháp khác: Phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Vai trò của công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội. Chương 2: Thực trạng công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội. Chương 3: Phương hướng và giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amelita A. Armit (2008), "Kinh nghiệm và các vấn đề trong tập huấn và phát triển nghị viện", Hội nghị AIPA: Tăng cường hợp tác nghị viện về bồi dưỡng đại biểu dân cử, Tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Arthur TR. & Orth (1999), "Các phương pháp nâng cao năng lực cho tương lai", Quản trị nguồn lực con người, (38). 3. Ban Công tác đại biểu - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2008), Quy chế làm việc, ngày 13/19, Hà Nội. 4. Ban Công tác đại biểu - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2011), Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ 2007-2011, Hà Nội. 5. Chương trình phát triển Liên hợp quốc - Văn phòng Quốc hội Việt Nam (2006), Hướng dẫn tập huấn về vai trò của người đại biểu dân cử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Sĩ Dũng (2005), "Đào tạo, bồi dưỡng cho đại biểu dân cử ở Việt Nam", Hội nghị AIPA: Tăng cường hợp tác nghị viện về bồi dưỡng đại biểu dân cử, Tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Kết luận số 144-TB/TW ngày 28/3 của Bộ Chính trị khóa X khẳng định rõ nhiệm vụ của Quốc hội trong việc tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội, Hà Nội. 8. Đảng Đoàn Quốc hội khóa XIII (2012), Hướng dẫn số 258HD/ĐĐQH13, ngày 04/5 hướng dẫn thực hiện Đề án quy hoạch đại biểu Quốc hội chuyên trách và cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan của Quốc hội, Hà Nội. 9. Đoàn nghiên cứu về công tác tập huấn đại biểu dân cử ở Trung Quốc và Nhật Bản (2003), Báo cáo kết quả nghiên cứu về kinh nghiệm bồi dưỡng đại biểu Quốc hội tại Trung Quốc và Nhật Bản, Hà Nội. 10. Đoàn nghiên cứu về công tác tập huấn đại biểu dân cử ở Úc, Hàn Quốc (2003), Báo cáo Kết quả chuyến nghiên cứu về công tác tập huấn đại biểu dân cử ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Hà Nội. 11. Genevieve Grant, Ken Coghill, Kevin Rozzoli, Peter Holland, Ross Donohue (2004), Các chương trình phát triển kỹ năng chuyên nghiệp cho các nghị sĩ, (Tài liệu dịch của Văn phòng Quốc hội), Hà Nội. 12. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 13. Hoàng Thị Kim Quế (Chủ biên) (2007), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 14. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội. 15. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội. 16. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội. 17. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 18. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 19. Quốc hội (2002), Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, Hà Nội. 20. Quốc hội (2003), Kỷ yếu đại biểu Quốc hội khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Quốc hội (2007), Luật Tổ chức Quốc hội, Hà Nội. 22. Quốc hội (2007), Kỷ yếu đại biểu Quốc hội khóa XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Quốc hội (2011), Kỷ yếu đại biểu Quốc hội khóa XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Richard Torbin (2007), "Theo dõi và đánh giá các chương trình bồi dưỡng và tăng cường năng lực", Hội thảo khoa học về Bồi dưỡng nghị viện, Tổ chức tại Hà Nội. 25. Rick Stapenhurst (2008), "Xây dựng năng lực nghị viện", Hội nghị AIPA: Tăng cường hợp tác nghị viện về bồi dưỡng đại biểu dân cử, Tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. 26. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử (2005), Báo kết Tổng kết công tác năm 2005, Hà Nội. 27. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử (2009), Báo kết Tổng kết công tác năm 2009, Hà Nội. 28. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu Quốc hội (2010), Báo cáo khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của đại biểu Quốc hội khóa XII, Hà Nội. 29. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử (2010), Báo kết Tổng kết công tác năm 2010, Hà Nội. 30. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử (2011), Báo kết Tổng kết công tác năm 2011, Hà Nội. 31. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử (2012), Báo kết Tổng kết công tác năm 2012, Hà Nội. 32. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2008), Nghị quyết số 575/UBTVQH ngày 31/01 về chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu, Hà Nội. 33. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2008), Nghị quyết số 591/UBTVQH ngày 03/3 về việc nâng cấp Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, Hà Nội. 34. Văn phòng Quốc hội (2004), Quyết định số 514/QĐ-VPQH, ngày 10/11 của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về việc thành lập Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, Hà Nội. 35. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan