Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Biểu mẫu Chuyên đề những giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi của trường thcs...

Tài liệu Chuyên đề những giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi của trường thcs

.DOC
7
149
87

Mô tả:

Phßng Gd - ®t lÖ thñy Trêng THCS hång thñy céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc Hång Thñy, ngµy 25 th¸ng 3 n¨m 2013 CHUY£N §Ò NH÷NG GI¶I PH¸P N¢NG CAO CHÊT lîng häc sinh giái cña trêng THCS Hång Thñy NĂM HỌC 2012 - 2013 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Những ý tưởng thực hiện chuyên đề. Người xưa từng quan niệm: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các bậc thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc “bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí là việc đầu tiên”. Tiếp nối truyền thống ấy, ngày nay Đảng và Nhà nước ta luôn xác định mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Hiện nay công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm không phải bất cứ một nhà trường nào cũng làm tốt được, đặc biệt là những trường đóng trên địa bàn đặc biệt khó khăn, xa trung tâm huyện lị, nơi mà dẫn trí còn thấp, người dân phải vất vã với cuộc sống hằng ngày, việc đầu tư học tập cho con em còn hạn chế đặc biệt là đầu tư cho những học sinh giỏi. Nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò tầm quan trọng của nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có khả năng theo học bồi dưỡng các môn Văn hóa của nhà trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Với trách nhiệm của người trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường từ năm học 2008 – 2009 đến nay, từ những thăng trầm của những này đầu chỉ đạo công tác bồi dưỡng đến những kết quả đạt được khá tự hào trong hai năm trở lại đây, tôi đã rút ra “Một số giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường thuộc xã vùng đặc biệt khó khăn” đó là tên của Chuyên đề mà tôi muốn chia sẽ cùng đồng nghiệp trong địa bàn huyện và trên mọi miền đất nước. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 1.1. Thực trạng về công tác học sinh giỏi trong giai đoạn hiện nay. Đồng chí Lê Khả Phiêu nguyên Bí thư trung ương Đảng đã từng nói : "Về nhân tài một mặt phải tìm được những cách thích hợp để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đồng thời cũng cần lưu ý là nhân tài sẽ có điều kiện xuất hiện trên một nền dân trí rộng và trên cơ sở việc tổ chức đào tạo nhân lực tốt và nhân tài là người có trí tuệ sắc bén và những người có bàn tay vàng có những kỹ năng đặc biệt ". Gần đây theo điều tra về chỉ số trí tuệ của người Việt nam người ta thấy có từ 2- 5 % là những người xuất sắc, Khoảng 25- 30 % là khá, Khoảng 25- 30% trung bình yếu, 2- 5 % yếu. Số còn lại là Trung bình. Trang 1 Về học sinh : 3- 5 % là học sinh giỏi (Trong 20 vạn học sinh) Vì thế việc phát hiện bồi dưỡng sử dụng các năng khiếu và tài năng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhà trường và xã hội và sự phát triển của đất nước. Khắp nơi trong các tỉnh thành trên cả nước đều đẩy mạnh các phong trào thi đua trong ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong các phong trào đó chúng ta luôn đề cao công tác bồ dưỡng nhân tài cho đất nước. Điều đó thể hiện qua các cuộc thi học sinh giỏi quốc tế, cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện, thể hiện qua các cuộc thi qua mạng Internet… Tất cả các cuộc thi đó đều có một mục tiêu chung là tìm kiếm và phát triển tài năng cho đất nước. Qua các cuộc thi đó, chúng ta dễ nhận thấy rằng, những học sinh giỏi không phải lúc nào cũng đến từng vùng thuận lợi, dân trí cao mà còn có những tấm gương đến từ những miền đất còn khó khăn về kinh tế cũng như địa hình cách trở. 1.2. Đặc điểm tình hình nhà trường. 1.2.1. Những thuận lợi: Trường THCS Hồng Thủy đóng trên địa bàn rộng, xã có truyền thống về học sinh giỏi. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường trong suốt thời gian qua được sự quan tâm sâu sát của các cấp uy Đảng, chính quyền địa phương và phòng Giáo dục - Đào tạo huyện. Ban Giám Hiê ̣u nhà trường cùng với sự đồng thuâ ̣n của ác bâ ̣c cha ṃ học sinh và lòng nhiê ̣t tình say mê khoa học của thầy và trò. Ban giám Hiê ̣u trường đã đưa ra kế hoạch từ rất sớm (đầu năm học và được định hướng từ năm học trước) nên giáo viên và học sinh có đủ thời gian để ren luyê ̣n và bồi dưỡng. Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường tiếp tục trên cơ sở của việc dạy học đại trà, việc dạy của thầy và học của trò theo một nguyên tắc: học thật, thi thật, chất lượng thật. Đội ngũ giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng HSG, đa số tâm huyết với nghề, với trường, có năng lực chuyên môn khá tốt. Chi bộ, hội đồng nhà trường đoàn kết thống nhất, môi trường sư phạm trong lành. 1.2.2. Những khó khăn Trường đóng trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn nên có rất nhiều vấn đề đặt ra, đó là: Phụ huynh tuy rất quan tâm đến việc học hành của con em, nhưng đa số là nông dân ngheo, việc dạy học chủ yếu nhờ sự tâm huyết của giáo viên, hầu như không có việc dạy gia sư hay một hình thức dạy thêm nào khác. Hoàn cảnh gia đình học sinh còn khó khăn, nhà xa nên viê ̣c đi lại ảnh hưởng đến thời gian học. Trường ở xa trung tâm của huyện (15 km), nên học sinh đi học bồi dưỡng khó khăn đặc biệt về mùa mưa lụt. Kinh phí cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi theo qui định của nhà nước không có, vì vậy giáo viên bồi dưỡng chỉ được bố trí dựa trên số tiết dôi dư, nên thành tích làm được chủ yếu bằng tinh thần trách nhiệm, bằng sự cống hiến, bằng sự khích lệ danh dự, uy tín của giáo viên tâm huyết. Tư liê ̣u bồi dưỡng do ngành cung cấp còn ít. Phần lớn giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự tìm mua và tự nghiên cứu tài liê ̣u. Trang 2 Học sinh thường không yên tâm khi được chọn vào lớp bồi dưỡng HSG vì phải mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến sức khoẻ và kết quả học tâ ̣p chung. 2. Các giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. 2.1. Các giải pháp chung trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi áp dụng vào vùng khó khăn. 2.1.1. Tuân thủ sự chỉ đạo của lãnh đạo Phòng GD - ĐT: Là một huyện có truyền thống học sinh giỏi của tỉnh nhà, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn là một nhiệm vụ hàng đầu được mọi ban ban ngành quan tâm. Đặc biệt lãnh đạo Phòng GD - ĐT đã đưa ra các giải pháp kĩ thuật về công tác bồi dưỡng học sinnh giỏi cấp tỉnh, những giải pháp đó như liều thuốc hữu hiệu cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho từng giai đoạn, đồng thời các giải pháp đã huy động tất cả các lực lượng bồi dưỡng vào cuộc. Từ những giáo viên tuyến 1 (giáo viên chính) đến những giáo viên tuyến 2 (ở các trường), tuyến 3 (các giáo viên đã nghỉ hưu) và đặc biệt là sự liên kết của các tuyến này tạo một nền tảng vững chắc cho việc truyền thụ, tiếp sức cho học sinh. Song song giải pháp về con người, ban chỉ đạo học sinh giỏi của huyện đã có những nổ lực tham mưu tăng chế độ bồi dưỡng cho giáo viên dạy và tăng trưởng cơ sở vật chất, tài liệu cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thi tỉnh. Do đó việc nắm bắt tốt chỉ đạo của cấp trên một cách sâu sát, hợp lí và áp dụng đúng đã làm nên hơn 50% sự thành công. Để làm được điều đó, ban giám hiệu các trường phải bám sát kế hoạch, sử dụng những giải pháp phù hợp vời nhà trường của mình, sau đó xây dựng kế hoạch sát đúng với tình hình của trường mình, trong quá trình thực hiện cần có sự kiểm tra, theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch. 2.1.2. Công tác tuyển chọn học sinh. Chỉ đạo trong giáo viên về công tác tuyển chọn học sinh, cụ thể: a. Các tiêu chuẩn : Thông minh, trí tuệ: Là những học sinh có năng lực tư duy tốt ở mọi vấn đề, có hiểu biết và khá thông tuệ mọi vấn đề. Có khả năng nhớ lâu, khả năng suy diễn, giải quyết xử lý tình huống linh hoạt hiệu quả cao. Khả năng sáng tạo: Luôn có phát hiện mới mẻ độc đáo, luôn chủ động độc lập trong tư duy, có khả năng tự học và tự tìm tòi. Tinh thần say mê ham học: Là những học sinh có chính kiến, biết bảo vệ chính kiến, trung thực, điềm đạm và nhạy cảm, khiêm tốn học hỏi. Say mê và yêu thích môn học. Có ý chí vươn lên để khẳng định mình. b. Tổ chức phát hiện và tuyển chọn Bước 1: Căn cứ vào điểm và kết quả của năm học trước, nhất là điểm qua các kỳ thi mà nhà trường tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc và trung thực. Tìm hiểu về học sinh lớp 5 trên địa bàn xã nhà thông qua sự trao đổi, tìm hiểu từ ban giám hiệu trường Tiểu học và các giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 để có cách nhìn tốt nhất, cách tuyển chọn tốt nhất để bố trí vào các đội tuyển trong năm học ở lớp 6 của nhà trường. Tất nhiên điểm số không phải là cơ sở và căn cứ chủ yếu càng không phải là điều kiện quyết định để lựa chọn học sinh có năng khiếu nhưng nó vẫn là kết quả trực quan ban đầu để đánh giá và đưa các em vào danh sách tuyển chọn. Trang 3 Bước 2: Xem xét kết quả của quá trình học tập ở nhà trường . Một học sinh liên tục cả năm và nhiều năm đạt học sinh giỏi trong các kỳ thi thì đó chính là một căn cứ tin cậy và nó cũng thể hiện đầy đủ những khả năng phẩm chất đáng quí của một học sinh có năng khiếu. Việc tìm hiểu từ giáo viên đã từng giảng dạy ở các lớp, dựa vào thực tế quá trình học tập bồi dưỡng. Đây là những cơ sở thực tiễn có chiều sâu chính xác và sác xuất cao vì qua đó các em được bộc lộ và thể hiện đầy đủ những khả năng của mình. Bước 3: Tuyển chọn bằng cách trực tiếp phỏng vấn trao đổi đối với từng cá nhân học sinh. Qua thực tế thì cách này mang lại hiệu quả khá cao bởi vì người dạy sẽ phát hiện được những học trò thích và ham mê bộ môn của mình bởi trong quá trình học tập và giảng dạy giữa thầy và trò bao giờ cũng có sự đồng cảm và ăn ý với nhau. (Cách đặt câu hỏi có thể là : Bộ môn học trong nhà trường mà em yêu thích nhất? Vì sao? Điều mà em thấy lý thú và hấp dẫn ở bộ môn này?... ) Bước 4 : Kiểm tra đánh giá sau thời gian bồi dưỡng và tổ chức điều chỉnh thành lớp đội tuyển. Bước này được coi là bước cuối cùng trong khâu tuyển chọn. Cuối mỗi kỳ các lớp đội tuyển được kiểm tra khảo sát chất lượng bằng một bài thi chuẩn bị cho các đội tuyển của năm học tiếp theo. Sau khi lựa chọn được học sinh, lập đội tuyển, lập kế hoạch một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện pháp mà chúng tôi thấy đó là hữu hiệu nhất. Trong các chuyên đề giáo viên phải lựa chọn được nội dung bồi dưỡng vừa nhắc lại kiến thức cơ bản vừa có kiến thức nâng cao, mở rộng; dành nhiều thời gian cho học sinh luyện các dạng đề học sinh giỏi trên cơ sở xác định các đơn vị kiến thức cần thiết trong bài làm để từ đó giúp học sinh nhận dạng đề, xác định các đường hướng cơ bản cho một đề bài… 2.1.3. Công tác chọn giáo viên giảng dạy. Là khâu hết sức quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả các lớp đội tuyển vì phải có thầy giỏi thì mới có trò giỏi . Chính vì vậy cần chú ý đến các tiêu chuẩn sau: Phải là giáo viên có phẩm chất tốt. Có trình độ năng lực chuyên môn và sư phạm giỏi. Phải có trách nhiệm cao nhiệt tình say mê với công việc, có kiến thức và hiểu biết sâu rộng. Có kinh nghiệm và phương pháp dạy phù hợp. Thầy phải biết hướng cho các em động cơ thái độ học tập đúng đắn tạo niềm say mê yêu thích và niềm hứng thú trong học tập cho các em. Người thầy giỏi là người thầy dạy cho các em biết cách học. Thầy phải biết trò cần gì? Thiếu gì trong kiến thức và phương pháp học tập để biết cách giúp các em lấp đầy lỗ hổng và thiếu sót. 2.1.4. Công tác tổ chức và điều kiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng Sau khi tuyển chọn học sinh giáo viên thực hiện giảng dạy theo qui định của nhà trường do Hiệu trưởng quyết định thành lập cho từng khối môn. Phân công giáo viên trực tiếp dạy ở các lớp. Hiệu phó phụ trách chuyên môn trực tiếp phụ trách. Xây dựng thời khóa biểu bồi dưỡng hợp lý. Các điều kiện như tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo và các điều kiện khác phải đầy đủ công tác giảng dạy. Trang 4 Với lựa chọn sách tham khảo nhà trường giao cho những giáo viên trực tiếp giảng dạy đề xuất mua các tài liệu cho từng bộ môn mình đảm nhiệm trên cơ sở nhất trí của ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn. 2.2. Các giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở vùng khó khăn. 2.2.1. Công tác tư tưởng và động viên: Việc tham gia ôn thi học sinh giỏi khiến học sinh phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho môn học này do đó it nhiều sẽ ảnh hưởng đến các môn học khác. Đã không ít học sinh có ý định bỏ cuộc giữa chừng khi các em đang tham gia ôn tập. Để các em có thái độ tích cực ngoài giờ học cần tâm sự phân tích cho các em hiểu về lợi ích sau này của việc ôn thi học sinh giỏi chứ không đơn thuần là ôn tập để thi là xong. Đặc biệt học sinh vùng khó khăn, sự nhận thức chưa thấu đáo về công tác bồi dưỡng và tương lai học tập của các em sau này, do đó việc thông tư tưởng cho các em, để các em bồi dưỡng những môn Sử, Địa thi cấp tỉnh cần có sự động viên không những từ giáo viên giảng dạy mà từ ban giám hiệu nhà trường. Thấy được tiềm năng to lớn của trường là số lượng học sinh đông, nguồn bồi dưỡng có nhiều nên BGH nhà trường đã mạnh dạn, thống nhất quan điểm, tư tưởng để xin phép Phòng GD bồi dưỡng tại trường môn Lịch Sử và Địa lí. Động viên giáo viên có năng lực tham gia giảng dạy thể hiện sự ưu tiên hàng đầu cho các giáo viên dạy dạy Sử, Địa 9 tại trường, đồng thời ưu tiên cho họ tuyển chọn những học sinh có năng lực học tập tốt để bồi dưỡng. Động viên học sinh tham gia học về tinh thần cũng như vật chất: Về tinh thần, thể hiện hàng tuần BGH đã gặp mặt các học sinh bồi dưỡng tại trường cũng như học sinh bồi dưỡng tập trung tại trung tâm huyện để nắm bắt tình hình, học sinh trao đổi về những khó khăn của mình, từ đó nhà trường có các biện pháp giúp đỡ. Về vật chất, thể hiện qua việc dành những suất học bổng của các tổ chức, của đại phương cho các em học sinh này. Giáo viên tuyến 2 khoảng 1 tháng 1 lần đưa học sinh đi học ở trung tâm nhằm động viên, khích lệ các em. 2.2.2. Thực hiện tốt công tác phối hợp: Phân công các thầy cô giáo giỏi trực tiếp phụ trách bồi dưỡng các đội HSG. Tạo mọi điều kiện để các thầy cô giáo trẻ tích luỹ kiến thức, học hỏi phương pháp và kinh nghiệm, nâng cao trình độ, nhanh chóng đảm nhận được nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi với chất lượng ngày càng cao. Dành nhiều thời gian, lập kế hoạch triển khai sớm và phù hợp, bố trí phòng học. Tôn vinh các thầy cô giáo và học sinh đạt nhiều thành tích xuất sắc. Coi bồi dưỡng đội HSG mỗi môn là nhiệm vụ chung của tổ chuyên môn. Lấy nỗ lực của bản thân là chính, coi việc học hỏi vốn kiến thức, kinh nghiệm của các thế hệ đi trước là quan trọng trong việc định hướng tìm tòi, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng, phương pháp để đạt được hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất. Phối hợp tốt với giáo viên tuyến 1 để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên. Giáo viên tuyến 2 tại trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng của Phòng GD và cụ thể hóa công tác BD trong nhà trường để sát đúng với tình hình thực tế. Trang 5 Các đoàn thể xây dựng kế hoạch hành động của mình coi trọng việc đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Công đoàn tổ chức thi đua, động viên. khen thưởng; đoàn TN tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, đưa đón, cổ vũ động viên học sinh khi học sinh tham gia thi tuyển chọn hoặc học bồi dưỡng giai đoạn cuối. 2.2.3. Vận dụng môi trường dạy bồi dưỡng trong điều kiện khó. Nhà trường không có phòng học dôi dư phục vụ cho công tác bồi dưỡng nên việc bố trí các phòng chức năng bồi dưỡng là một bài toán khó (vì các phòng này vừa dành học các buổi thực hành, học BD HSG lớp 6,7,8 và của tuyến 2). Do đó nhà trường phải tận dụng tối đa các địa điểm dạy học như phòng đọc của giáo viên, phòng truyền thống, thậm chí cả phòng trực ban, phòng y tế… Giáo viên bồi dưỡng trong mọi giai đoạn đều tận dụng hết thời gian để đầu tư tiếp sức cho học sinh. Nhà trường bố trí các giáo viên không phải chuyên môn nhưng có điều kiện về thời gian giúp các giáo viên bồi dưỡng trong việc quản lí truy bài của học sinh, coi kiểm tra… 2.2.4. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài cũng như phát huy tính tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh ở vùng khó khăn. Cần phát hiện sớm các em HSG và bồi dưỡng sớm, tốt nhất từ lớp 6,7 để có thể đạt kết quả cao. Cách tốt nhất bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt cho các em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu chưa bộ lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng thành rất vững chắc và đạt thành tích cao. Để đạt hiệu quả cao, cần phải phải tăng cường hướng dẫn học sinh tự tìm đọc các tài liệu có định hướng theo những chuyên đề. Đặc biệt là nghiên cứu thông tin từ mạng Internet, các tài liệu tham khảo từ thư viện. Nhà trường bố trí máy nối mạng để hướng dẫn học sinh truy cập lấy tài liệu. Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh mượn tài liệu ở thư viện nhà trường. Sách là công cụ ôn tập quan trọng: Việc ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi cần phải cho học sinh thực hành làm thật nhiều các dạng bài tập nâng cao khác nhau do vậy nhà trường và giáo viên bồi dưỡng đã sưu tầm rất nhiều loại sách nâng cao qua từng năm học. Qua nhiều năm sưu tầm, lựa chọn và tìm mua những sách dùng để ôn tập và nâng cao cho mỗi khối lớp. Ngoài ra Ban giám hiệu nhà trường có sự liên hệ với các nhà hảo tâm để hỗ trợ nguồn kinh phí cho việc mua tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi. Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc: dựa vào những mặt mạnh của từng học sinh có thể giao chuyên đề cho từng học sinh làm sau đó trao đổi với các bạn khác trong đội. III. PHẦN KẾT LUẬN Trong nhà trường THCS ngoài nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh còn phải chú ý đến nhiệm vụ "mũi nhọn " phát hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu để nhanh chóng tạo nguồn đào tạo cán bộ tri thức và tay nghề lao động cao cho cộng đồng để hoàn thành công cuộc CNH - HĐH đất nước đúng như điều Bác Hồ đã từng nói: "Kiến thiết cần có nhân tài, nhân tài ở nước ta tuy chưa Trang 6 thật nhiều lắm, nhưng nếu chúng ta khéo léo chọn lựa, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển thêm nhiều". Như vậy, nhân tài là những bông hoa tiềm ẩn trong mọi vùng miền, chờ những bàn tay phát hiện, chăm sóc, bồi dưỡng để tạo ra những hiền tài cho đất nước. Để chỉ đạo thực hiện công tác này cho nhiều năm tiếp theo tốt hơn nữa phù hợp với qui luật hình thành và phát triển những tài năng thật sự, phù hợp với truyền thống dân tộc và xu thế phát triển của thời đại với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội con người trước hết là những yêu cầu về phát triển đất nước. Đặc biệt tạo ra các thế học sinh giỏi ở những vùng còn khó khăn để các em có những bước phát triển học lên để xây dựng quê hương sau này, rút ngắn khoảng cách về dân trí cũng như đới sống với những vùng thuận lợi. Với những giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi vùng khó khăn đã mang lại kết quả to lớn, không những thu ḥp về thành tich học sinh giỏi của các trường trong đại bàn huyện mà còn khẳng định một điều rằng, học sinh giỏi là những tài năng tiềm tàng trong các đại phương, vấn đề chúng ta phải có sự khai thác, khích động, bồi dưỡng một cách khoa học những mầm xanh tài năng năng này. Các đội tuyển bồi dưỡng tại trường (Sử, Địa) cần có sự giúp đỡ nhiều hơn từ giáo viên bồi dưỡng tuyến 1 về tài liệu ôn tập. Phòng giáo dục cần có kế hoạch hỗ trợ một phần kinh phí cho giáo viên bồi dưỡng tại trường hai môn Lịch sử và Địa lí. Hồng Thủy, ngày 20 tháng 5 năm 2013 NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Đình Lý Trang 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan