Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng CHUYÊN ĐỀ CÁC HỘI NGHỊ CỦATRUNG ƯƠNG ĐẢNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945...

Tài liệu CHUYÊN ĐỀ CÁC HỘI NGHỊ CỦATRUNG ƯƠNG ĐẢNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

.DOCX
9
10339
120

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA CHUYÊN ĐỀ: CÁC HỘI NGHỊ CỦATRUNG ƯƠNG ĐẢNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 Người thực hiện: NGUYỄN THỊ DUNG Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc XUÂN HÒA, NĂM 2014 PHẦN MỘT: HỆ THỐNG CÁC KIẾN THỨC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ 1. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 2. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp Hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam tháng 10 – năm 1930 3. Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7 – năm 1936 4. Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11 – năm 1939 5. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 5 – năm 1941 I. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam *Hoàn cảnh lịch sử: - Năm 1929: ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức cộng sản…phong trào cách mạng có nguy cơ bị chia rẽ lớn. - Với tư cách là đặc phái viên của quốc tế cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, Hội nghị bắt đầu họp từ 6/01/2014 tại Cửu Long – Hương Cảng – Trung Quốc. *Nội dung hội nghị: - Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. - Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. + Đường lối chiến lược cách mạng: tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa CM để đi tới xã hội cộng sản. + Nhiệm Vụ: Đánh đổ ĐQ Pháp, PK tay sai và TS phản động giành độc lập, tự do... Tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ, địa chủ…chia cho dân cày nghèo. + Lực lượng cách mạng: công – nông là lực lượng chính của cách mạng; trí thức, TTS, TS dân tộc, trung –tiểu địa chủ. + Lãnh đạo: g/c cn – ĐCSVN => là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo * Ý nghĩa: + Hội nghị mang tầm vóc lịch sử của một đại hội thành lập Đảng. + Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa 3 nhân tố: chủ nghĩa Mác-Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. + Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử, là sự chuẩn bị tất yếu cho những thắng lợi sau này. II. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp Hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam tháng 10 – năm 1930 * Hoàn cảnh lịch sử: - Phong trào cách mạng 1930-1931 đang diễn ra quyết liệt - T10-1930: BCHTƯ lâm thời ĐCSVN họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng – TQ. * Nội dung hội nghị: - Đổi tên Đảng thành ĐCS Đông Dương - Cử BCHTƯ chính thức do Trần Phú làm tổng bí thư • Thông qua luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo: + Xác định tính chất cách mạng Đông Dương là CMTSDQ, sau khi hoàn thành tiến thẳng lên CNXH + Nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ pk và ĐQ + Động lực cách mạng: nông dân và công nhân + Lãnh đạo cách mạng: ĐCS ĐD. CMĐD là một bộ phận của CMTG • Hạn chế: + Chưa thấy được mâu thuẫn cơ bản của một dân tộc thuộc địa, nặng về đấu tranh g/c và cách mạng ruộng đất + Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của các giai tầng khác III. Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7 – năm 1936 * Hoàn cảnh lịch sử: - Tình hình thế giới + Đầu những năm 30 CNPX ra đời và chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới + T7 – 1935: quốc tế cộng sản họp ĐH lần thứ VII. ĐH xác định: nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là chống CNPX …và nguy cơ chiến tranh + T6- 1936 chính phủ MTND Pháp lên nắm quyền và thực hiện 1 số chính sách tiến bộ + T7-1936 HN BCHTW ĐCS Đông Dương họp ở Thượng Hải (TQ) * Nội dung hội nghị: - Xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng lúc này là: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống PX, chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ cơm áo và hòa bình - Phương pháp đấu tranh: kết hợp hình thức đấu tranh công khai hợp pháp và bí mật bất hợp pháp - Chủ trương thành lập MTDT thống nhất phản đế Đông Dương 3-1938 đổi thành MTDC Đông Dương - Ý nghĩa: Thể hiện sự nhạy bén sáng suốt của Đảng, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử. IV. Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11 – năm 1939 * Hoàn cảnh lịch sử: - Ngày 1-9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ngày 3-9-1939, Pháp tuyên chiến với Đức. Chính phủ Pháp thực hiện chính sách thù địch đối với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng ở các thuộc địa. - Tháng 11-1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn – Gia Định) do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. *Nội dung hội nghị: - Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai…làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. - Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất... Khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công, nông, binh được thay thế bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa. - Về phương pháp cách mạng: từ hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp. - Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. - Ý nghĩa:Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 11-1939 “đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược”, thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng. VI. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 5 – năm 1941 *Hoàn cảnh lịch sử: - Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bước sang năm thứ ba, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô, Nhật mở rộng xâm lược... - Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật... mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc, phát xít gay gắt... - Ngày 28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước và triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII, họp từ ngày 10 đến 19-5-1941 tại Pắc Bó (Cao Bằng) *Nội dung hội nghị: - Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc - Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức - Chủ trương thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh - Xác định hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. - Ý nghĩa:Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh được đề ra từ hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11-1939), nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo thực hiện mục tiêu ấy. PHẦN HAI: HỆ THỐNG CÁC DẠNG BÀI TẬP 1. Dạng bài tập nhận biết – thông hiểu (bài tập nhận thức) nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng ghi nhớ, tái hiện lịch sử. 2. Dạng bài tập vận dụng kiến thức ở cấp độ thấp (phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử) 3. Dạng bài tập vận dụng kiến thức ở cấp độ cao ( Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát). 4. Dạng bài tập thực hành: vẽ bản đồ, lập bảng biểu… PHẦN BA: HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIẢI BÀI TẬP 1. Đọc kĩ bài tập, xác định yêu cầu của bài tập. 2. Khoanh vùng kiến thức, ghi nhớ và tái hiện sự kiện lịch sử liên quan đến bài tập 3. Phân tích, tổng hợp sự kiện lịch sử 4. Làm việc với SGK, tài liệu tham khảo để so sánh, khái quát, đánh giá vấn đề 5. Giải bài tập theo yêu cầu PHẦN BỐN: VÍ DỤ MINH HỌA 1. Dạng bài tập nhận biết – thông hiểu (bài tập nhận thức) nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng tái hiện lịch sử. • Câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung ương ĐCS Đông Dương tháng 5 - 1941? - HS đọc kĩ câu hỏi, xác định nội dung kiến thức cần trình bày đó là: + Hoàn cảnh triệu tập hội nghị + Nội dung hội nghị + Ý nghĩa của hội nghị Sau khi khoanh vùng được nội dung kiến thức như trên HS bắt đầu tái hiện lại các sự kiện lịch sử và giải bài tập theo yêu cầu. - Lời giải: *Hoàn cảnh lịch sử: - Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bước sang năm thứ ba, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô, Nhật mở rộng xâm lược... - Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật... mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc, phát xít gay gắt... - Ngày 28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước và triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII, họp từ ngày 10 đến 19-5-1941 tại Pắc Bó (Cao Bằng) *Nội dung hội nghị: - Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc - Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức - Chủ trương thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh - Xác định hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. - Ý nghĩa:Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh được đề ra từ hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11-1939), nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo thực hiện mục tiêu ấy. 2. Dạng bài tập vận dụng kiến thức ở cấp độ thấp (phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử) • Câu hỏi: Thông qua hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung ương ĐCS Đông Dương tháng 5 – 1941 em hãy rút ra tầm quan trọng của Hội nghị này? • HS đọc kĩ câu hỏi, xác định nội dung kiến thức cần trình bày đó là: ý nghĩa của hội nghị. - HS Khoanh vùng kiến thức, ghi nhớ và tái hiện ý nghĩa của hội nghị sau đó phân tích, tổng hợp sự kiện lịch sử. Trả lời câu hỏi theo yêu cầu. • Tầm quan trọng của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 + Động viên toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám. + Với chủ trương của Hội nghị, Mặt trân Việt Minh ra đời, qua đó Đảng xây dựng được khối đoàn kết toàn dân vững chắc. Tiếp đó lực lượng vũ trang lần lượt ra dời, căn cứ địa cách mạng thành lập, phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. 3. Dạng bài tập vận dụng kiến thức ở cấp độ cao ( Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát). - Câu hỏi: Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung ương ĐCS Đông Dương tháng 5 – 1941 - HS đọc kĩ câu hỏi, xác định nội dung kiến thức cần trình bày đó là: vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với hội nghị. - HS Khoanh vùng kiến thức, ghi nhớ và tái hiện hội nghị sau đó phân tích, đánh giá vai trò của Người - Lời giải: • Sau 30 năm bôn ba ở hải ngoại, đến ngày 28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người đã tổ chức và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 195-1941. • Tại Hội nghị này, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được đề ra trong Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11-1939). Hội nghị đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp thiết hơn bao giờ hết. • Quyết định thành lập Mặt trậnViệt Minh để chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. • Quyết định xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Coi đó là nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại. • Như vậy, đến Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã chuẩn bị xong về đường lối để tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là người trực tiếp chủ trì và quyết định những vấn đề cơ bản của Hội nghị. • Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh tiếp tục chuẩn bị để tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. • Ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22-12-1944). Tổ chức xây dựng căn cứ địa cách mạng, ban đầu là căn cứ Cao Bằng, đến tháng 6-1945, thành lập Khu giải phóng Việt Bắc. Năm 1942, Người đi Trung Quốc liên tiếp tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng đồng minh. 4. Dạng bài tập thực hành: vẽ bản đồ, lập bảng biểu… • Câu hỏi: Lập bảng so sánh cương lĩnh chính trị và luận cương về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng. • HS đọc kĩ câu hỏi, xác định nội dung kiến thức cần trình bày đó là: nhiệm vụ, lực lượng cách mạng trong cương lĩnh và luận cương. • HS Khoanh vùng, ghi nhớ và tái hiện kiến thức, tiến hành lập bảng biểu: Nội dung so sánh Cương lĩnh Luận cương Nhiệm vụ Đánh đổ ĐQ Pháp, PK tay sai và TS phản động giành độc lập, tự do... Tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ, địa chủ…chia cho dân cày nghèo. Đánh đổ pk và ĐQ Lực lượng Công – nông là lực lượng chính của cách mạng; trí thức, TTS, TS dân tộc, trung –tiểu địa chủ. Nông dân và công nhân PHẦN NĂM: CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI . Nguyên nhân dẫn đến hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Tại sao nói Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịc sử cách mạng Việt Nam? 3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? 4. Trình bày những nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị. Vấn đề nhiệm vụ và lực lượng cách mạng được giải quyết như thế nào trong cương lĩnh đầu tiên của ĐCSVN, luận cương Tháng 10-1930 và hội nghị tháng 11-1939? 6. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng được thể hiện như thế nào qua hội nghị T11-1939 và T5-1941? -------------000------------
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan