Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay​...

Tài liệu Chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay​

.PDF
109
151
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN ĐANG CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN ĐANG CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Hiến pháp – Luật hành chính Mã số: 838010102 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Xuân Đức HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung bản Luận văn này là của tôi. Trong quá trình viết bản luận văn này tôi có tham khảo một số tài liệu của một số tác giả và của các tổ chức, cơ quan có liên quan. Mọi số liệu, quan điểm, phân tích, kết luận từ tài liệu của các nhà nghiên cứu, cơ quan, tổ chức khác được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội về nội dung cam đoan của mình. Người thực hiện luận văn Nguyễn Văn Đang i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn: “Chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay” tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ các thầy, cô của Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đặc biệt là tác giả nhận được sự giúp đỡ từ Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS. Bùi Xuân Đức – Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Mặt trận về nhiều mặt trong việc định hướng khung nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, cung cấp các kinh nghiệm thực tiễn, đưa ra các luận điểm tiếp cận mới.... trong quá trình viết và hoàn thành đề tài. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Đang ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..........................................................................................................i Lời cảm ơn ............................................................................................................ ii Mục lục ................................................................................................................ iii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .............................................................. vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ...................................11 1.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và phản biện xã hội ...................................11 1.1.1. Vị trí, vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị ..11 1.1.2. Phản biện xã hội là một chức năng quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...............................................................................................................16 1.2. Khái niệm, ý nghĩa và các nguyên tắc phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ..............................................................................................17 1.2.1. Khái niệm phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .................17 1.2.2. Ý nghĩa phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam......................29 1.2.3. Các nguyên tắc phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.........32 1.3. Nội dung phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam .................36 1.3.1. Chủ thể phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .....................36 1.3.2. Đối tượng, phạm vi phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ..38 1.3.3. Hình thức phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ..................44 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................46 Chương 2. THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM .............................................................48 2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .............................................................................................................48 2.1.1. Xây dựng kế hoạch phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...48 2.2. Thực trạng triển khai các cuộc phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .............................................................................................................54 iii 2.2.1. Tổ chức các cuộc phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .....54 2.2.2. Những bất cập, hạn chế trong việc tổ chức các cuộc phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ..........................................................................60 2.3. Thực trạng tổng hợp và phản ánh ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .....................................................................................68 2.3.1. Tổng hợp và phản ánh ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ......................................................................................................................68 2.3.2. Những bất cập, hạn chế trong việc tổng hợp và phản ánh ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.......................................................72 2.4. Thực trạng tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ..............................................................................................75 2.4.1. Cơ chế tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...............................................................................................................75 2.4.2. Những bất cập, hạn chế trong việc tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam....................................................................78 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................82 Chương 3. HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC ...................................................................................83 3.1. Yêu cầu về tăng cường chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ....................................................................................................83 3.1.1. Yêu cầu về sự cẩn trọng trong việc ban hành các chính sách công ..........83 3.1.2. Yêu cầu về nâng cao nhận thức sự tham gia của Nhân dân đối với phản biện xã hội. ...........................................................................................................84 3.2. Giải pháp hoàn thiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ....................................................................................................85 3.2.1. Nhận thức đúng đắn về chức năng phản biện xã hội ...............................85 3.2.2. Hoàn thiện cơ chế pháp lý cho hoạt động phản biện xã hội....................87 3.2.3. Mở rộng đối tượng được phản biện xã hội...............................................89 3.2.4. Đổi mới hình thức trong phản biện xã hội ...............................................91 3.2.5. Đổi mới việc lập kế hoạch và tổ chức các cuộc phản biện xã hội ...........92 iv 3.2.6. Đảm bảo cơ chế tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội ...................94 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 100 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT - MTTQ: Mặt trận Tổ quốc - CT-XH: Chính trị - xã hội - ĐCSVN: Đảng cộng sản Việt Nam - PBXH: Phản biện xã hội - UBTWMTTQ: Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc - KHKT: Khoa học kĩ thuật - QLNN: Quản lý nhà nước - CNXH: Chủ nghĩa xã hội - QPPL: Quy phạm pháp luật vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam có một vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử hình thành nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội đã góp phần phát huy sự đoàn kết, trí tuệ của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng đất nước trong bối cảnh hiện nay. Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc đã được quy định trong các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và 2013. Với vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là trung tâm của sự đoàn kết dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bên cạnh sự kế thừa, phát huy các giá trị nhiệm vụ truyền thống, ngày nay tổ chức này đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, tiếp tục đổi mới trong tư duy, phương thức tổ chức và hoạt động để đáp ứng cao độ với tiến trình cải cách đất nước và hội nhập quốc tế. Đổi mới hệ thống chính trị có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước. Với đặc trưng của thể chế chính trị một đảng lãnh đạo, trên nền tảng xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Các yêu cầu về mở rộng dân chủ trong phản biện xã hội các chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng được đề cao và trở thành một lý thuyết mới, một định hướng cải cách mới cho tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Ngày 12/12/2013, lần đầu tiên trong lịch sử chính trị - pháp lý, Ban chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Quyết định số 217/-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Và cũng là lần 1 đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam chức năng phản biện xã hội được chính thức được hiến định trong Hiến pháp 2013. Chính những quy định này đã làm cơ sở pháp lý cho việc gia tăng các quyền năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Đồng thời các quy định này cũng mở đường cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển, đặc biệt là khoa học chính trị - pháp lý, khoa học mặt trận... tại các cơ sở đào tạo chính trị học, luật học, quản lý hành chính...trong và ngoài nước. Mặc dầu vậy, sau hơn 05 năm thực hiện các chính sách về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc bên cạnh những thành tựu đạt được thì hệ thống chính sách pháp luật đang bộc lộ nhiều nội dung bất cập, hạn chế. Các chế định còn nhiều mâu thuẫn, chưa có sự đồng bộ và thống nhất; các quy định hiện hành vẫn chưa tạo được động lực mạnh mẽ để huy động các nguồn lực về phản biện xã hội từ các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và các nhóm xã hội dân sự khác. Mặt khác, các tranh luận về chức năng phản biện xã hội vẫn tiếp tục xảy ra trong giới nghiên cứu, những người làm thực tiễn quản lý nhà nước và việc giảng dậy về khoa học chính trị - pháp lý ở Việt Nam. Có quan điểm cho rằng phản biện xã hội quy định trong Luật Mặt trận Tổ quốc 2015 có cách tiếp cận bó hẹp về tính chất, đối tượng, nội dung, hình thức... đang cản trở nhu cầu về sự mở rộng đối tượng được được phản biện xã hội. Một xu thế có thật của thực tiễn đòi hỏi không chỉ được phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách, pháp luật mà còn có nhu cầu đẩy mạnh hoạt động phản biện xã hội đối với cả các chủ trương, dự án, chính sách đã có hiệu lực thi hành mà có nguy cơ hoặc trên thực tế đã gây ra các tác động tiêu cực cho xã hội. Các vi phạm về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội nước ta. Hệ quả của việc phân cấp, phân 2 quyền cho địa phương bên cạnh sự phát huy tính chủ động sáng tạo nhưng lại tiềm ẩn các nguy cơ cục bộ địa phương, tham nhũng, lãng phí, vi phạm pháp luật.... trong việc lập, quy hoạch, phát triển các dự án kinh tế - xã hội công. Trong thời gian qua, ở nhiều địa phương là tình trạng các dự án đầu tư, kinh doanh, thương mại... gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng, hoạt động; tình trạng buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền; tệ nạn quan liêu, vô cảm, bao cấp, lợi ích nhóm... trong thực thi công vụ đã gây ra thực trạng lãng phí, thất thoát nguồn tài nguyên thiên nhiên và ngân sách của Nhà nước nhưng lại thiếu các cơ chế phản biện xã hội một cách kịp thời. Trong khi đó các công cụ giám sát, thanh tra, kiểm tra... trực thuộc bộ máy nhà nước lại thực hiện tương đối chậm chạp và ít nhiều mang tính khép kín, bộc lộ nhiều hạn chế và không thúc đẩy được quá trình tham gia kịp thời của nhân dân và cử tri trong việc phản biện lại các chính sách công. Đặc biệt một số dự án, chính sách đã có hiệu lực nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện đã gây ra những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng, tạo nên những làn sóng phản đối trong dư luận ở tại địa phương và lan rộng ra xã hội, dẫn đến các yêu sách về việc cần phải công khai thông tin, giải trình, đối thoại...giữa chính quyền, chủ đầu tư và nhân dân. Từ những tồn tại và thực trạng nêu trên đã thôi thúc tác giả đi đến lựa chọn đề tài: Chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay để thực hiện nghiên cứu ở chương trình đào tạo thạc sỹ của Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trong luận văn của mình, tác giả mong muốn sẽ đưa ra được các quan điểm, cách tiếp cận của mình về các phương diện lý luận cũng như thực tiễn về phản biện xã hội trên cơ sở nghiên cứu, dẫn chứng các luận điểm khoa học của các học giả trong nước, cũng như xem xét các quy định của Đảng và Nhà nước về phản biện xã hội để đánh giá mức độ tương thích của nó với yêu cầu của thực tiễn xã hội để từ đó đề ra các ý tưởng, giải pháp khoa học cho phù hợp. 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Trước và sau khi các nội dung của phản biện xã hội được chính thức quy định trong Hiến pháp 2013 thì đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các cá nhân liên quan đến vấn đề này như: - TS. Nguyễn Ngọc Điện (2006),“Phát huy vài trò phản biện xã hội của nhà khoa học đối với dự án pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8/2006”; - PGS.TS. Bùi Xuân Đức (2010), “Phản biện xã hội: Ý nghĩa, cơ chế và điều kiện thực thi”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp”, số 3/2010; - Nguyễn Trọng Bình (2010), “Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Thực trạng và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Mặt trận, số 81/2010; - Nguyễn Đăng Dung (2010), “Cơ sở pháp lý nào cho việc hoàn thiện chức năng giám sát và và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tạp chí Mặt Trận số 81/2010; - PGS.TS. Nguyễn Văn Động (2011), “PBXH - nhìn từ góc độ luật học”, Tạp chí Luật học, số 5/2011; - PGS.TS Trần Hậu (2015), Cơ sở khoa học của giám sát xã hội và PBXH; - Nguyễn Văn Pha (2016), Để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, tạp chí Xây dựng Đảng số 1+2/2016; - Luận văn thạc sỹ của Hoàng Thị Ánh (2015),“Giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng của Học viện khoa học xã hội; - Luận văn thạc sỹ của Trần Văn Thi (2018)“Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Uỷ ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam; 4 - Về công trình khoa học cấp bộ: Hiện có đề tài mới nhất của tác giả Ngô Sách Thực (2018), Các giải pháp để nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Luận văn của tác giả trên nền tảng kế thừa, chọn lọc các quan điểm khoa học tiêu biểu song đồng thời có những đánh giá và quan điểm khoa học riêng của mình về phản biện xã hội trong tình hình mới. Trong đề tài khoa học của học giả Ngô Sách Thực tác giả đã bắt đầu đề cập đến khía cạnh phản biện xã hội đối với các quy định đang có hiệu lực thi hành, nhưng lại chưa ủng hộ cho quan điểm phản biện xã hội đó vì tác giả cho rằng: điều này có thể sẽ gây cản trở đến việc thực hiện pháp luật. Tính đền thời điểm hiện tại vẫn chưa có đề tài luận văn nào đi sâu nghiên cứu về khía cạnh phản biện xã hội đối với những chính sách, quy định đang có hiệu lực thi hành. Tác giả nhận thấy đây là thời điểm cần thiết để xem xét và bổ sung lý luận về phản biện xã hội. Tác giả tiếp cận luận điểm khoa học của PGS.TS. Bùi Xuân Đức và học giả Ngô Sách Thực về phản biện xã hội đối với cả những chính sách, quy định đang có hiệu lực thi hành và mong muốn được tiếp tục làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề này trong luận văn của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục tiêu tổng quát Khi thực hiện luận văn này tác giả mong muốn làm sáng tỏ hơn nữa các vấn đề lý luận về chức năng phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay dưới giác độ của khoa học chính trị - pháp lý. Tổng kết và nghiên cứu việc tổ chức thực hiện các quy định về phản biện xã hội; đánh giá các ưu điểm, hạn chế, khuynh hướng vận động của lý luận cũng như thực tiễn trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội ở Việt Nam và trên thế giới cũng như yêu cầu cải cách hệ thống chính trị của Việt Nam. Sau 5 cùng là đưa ra các kiến nghị, giải pháp khoa học để góp phần làm cho hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày càng được kiện toàn và hiệu quả. 3.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được các mục tiêu chung luận văn sẽ đi vào nghiên cứu các mục tiêu cụ thể bao gồm: Mục tiêu thứ nhất là tiếp cận các vấn đề lý luận về phản biện xã hội để làm rõ nội hàm: tính chất, mục đích, nguyên tắc, chủ thể, nội dung, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể... tham gia vào quá trình phản biện xã hội; Mục tiêu thứ hai là khái quát được tình hình thực tiễn, thực trạng bất cập trong triển khai tổ chức các hoạt động phản biện xã hội trong thời gian đã qua để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị; Mục tiêu thứ ba là trên cơ sở các kết quả, thực trạng bất cập triển khai tổ chức thực hiện các hoạt động phản biện xã hội để đưa ra các dự báo về khuynh hướng vận động phát triển của phản biện xã hội trong thời gian tới. Từ đó có căn cứ đề xuất các giải pháp kiến nghị trong việc hoàn thiện các quy định của Đảng và Nhà nước cũng như việc tổ chức thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài Khi xác định lực chọn đề tài này, tác giả không có đặt ra tham vọng sẽ kiến giải được tất cả các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động phản biện xã hội hiện nay. Tác giả xác định tính mới của luận văn chính là đưa ra được các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc mở rộng nội hàm về phản biện xã hội như hiện nay không chỉ áp dụng cho các dự thảo chính sách, pháp luật mà còn có cơ sở để phản biện xã hội đối với cả những chính sách, pháp luật đang có hiệu lực thi hành với các tiêu chí áp dụng và điều kiện áp dụng chặt chẽ, cụ thể theo quy định của luật. 6 Trong nhóm các giải pháp tác giả không đưa ra các kiến nghị chung chung mà sẽ đề xuất các mô hình cụ thể, có tính mới, sáng tạo để làm cơ sở lý luận cho các nhà xây dựng chính sách tham khảo trong quá trình tổ chức thực hiện phản biện xã hội cũng như để tiến đến quá trình sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách quản lý trong tương lai. Tác giả mong muốn luận văn của mình sẽ có những đóng góp nhất định cho công tác lý luận và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tham gia quản lý xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, làm giàu thêm các tri thức về khoa học xã hội; góp phần hỗ trợ vào công tác đào tạo, giảng dậy khoa học chính trị - pháp lý tại Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội; Ở khía cạnh khác, tác giả cũng mong muốn đề tài còn góp phần thúc đẩy các ý tưởng nghiên cứu khác về phản biện xã hội của sinh viên, học viên, các học giả... trong và ngoài nước cũng như làm cơ sở ban đầu cho tác giả có những nghiên cứu chuyên sâu hơn trong tương lai. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu gồm các nội dung sau: Nghiên cứu các quy định định hiện hành về chức năng phản biện xã hội có trong Quyết định số 217/2013/QĐ–TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Hiến pháp 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015, Nghị quyết số 403/2017/NQLT Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá 14, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết về các hình thức giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; các Thông tri, các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ phản biện xã hội của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... Qua những nghiên cứu cụ thể các đối tượng này để đi đến xác định các nội hàm, định nghĩa, nguyên 7 tắc, đối tượng, nội dung, phạm vi...cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình thực hiện phản biện xã hội. Nghiên cứu các hoạt động thực tiễn trong tổ chức hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên cơ sở thu thập, tổng hợp các dữ liệu, báo cáo, tổng kết công tác của ngành, lĩnh vực Mặt trận Tổ quốc và đặc biệt là nghiên các báo cáo thường xuyên, báo cáo tổng kết hàng năm, 05 năm của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lựa chọn nghiên cứu cụ thể về các thành tựu của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng.... để có cơ sở khái quát và đánh giá các thực trạng bất cập của quy định hiện hành về phản biện xã hội. Nghiên cứu và dự báo khuynh hướng vận động của phản biện xã hội trong tình hình mới với các yêu cầu thúc đẩy từ các nhân tố chính trị - xã hội, yêu cầu về sự cẩn trọng trong việc đề ra các chính sách công; yêu cầu về nhận thức vai trò của nhân dân trong phản biện xã hội; yêu cầu cải cách hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; yêu cầu đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.... Nghiên cứu mô hình các giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của phản biện xã hội trong tình hình mới của đất nước. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các quy đinh về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ 2006 đến 2018 Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên phạm vi cả nước. 6. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Dự kiến các nội dung nghiên cứu bao gồm các vấn đề sau: Thứ nhất: Khái quát về quá trình hình thành, phát triển của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; khái quát các chức năng cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo Hiến pháp 2013; ý nghĩa của phản biện xã hội; giới thiệu về 8 chức năng phản biện xã hội, tính chất, phạm vi, nguyên tắc, đối tượng, chủ thể, hình thức... quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quá trình phản biện xã hội. Trong phần nội dung này có trích dẫn các quan điểm khoa học của các các học giả trong và ngoài nước về định nghĩa phản biện xã hội; phân biệt khái niệm phản biện xã hội với một số khái niệm khác như: phản đối, giám sát xã hội, dư luận xã hội...và cuối cùng đi đến khái quát định nghĩa về phản biện xã hội theo cả cấp độ nghĩa rộng và cấp độ nghĩa hẹp. Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện phản biện xã hội, những thành tựu và hạn chế. Trích dẫn các số liệu, báo cáo, tổng kết cụ thể về phản biện xã hội; nghiên cứu mô hình vụ việc điển hình về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc một số tỉnh, thành phố. Chỉ ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những tồn tại, yếu kém trong quá trình tổ chức, triển khai pháp luật về phản biện xã hội. Thứ ba: Nghiên cứu và chỉ ra các xu hướng vận động cũng như các yêu cầu đặt ra của thực tiễn cho việc hoàn thiện chức năng phản biện xã hội như: Yêu cầu về tính cẩn trọng trong việc ban hành chính sách công, nhận thức đầy đủ hơn về vai trò tham gia của Nhân dân đối với việc ban hành chính sách công; yêu cầu mở rộng dân chủ, cải cách phương thức và tổ chức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... Sau cùng là đưa ra các nhóm giải pháp về hoàn thiện các quy định của Đảng và Nhà nước cũng như hoàn thiện các yếu tố trong quá trình tổ chức thực hiện phản biện xã hội. 6.2. Về phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu từ: duy vật biện chứng, lịch sử, trích dẫn, tổng hợp, phân tích, đánh giá, đề xuất, nêu quan điểm riêng.... Cụ thể như sau: Đối với nghiên cứu về quá trình hình thành phát triển của tổ chức mặt trận sử dụng phương pháp: lịch sử, tổng hợp, khái quát.... chủ yếu đi vào khái quát các mốc thời gian chính, quan trọng; 9 Đối với nghiên cứu về quy định pháp lý và tổ chức thực hiện phản biện xã hội sử dụng phương pháp: tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh, liên hệ...; Đối với nghiên cứu giải pháp sử dụng phương pháp: duy vật biện chứng, logich, liên hệ. 6.3. Địa điểm nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu chính là Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của Luận văn gồm 03 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Chương 2. Thực trạng chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Chương 3. Hoàn thiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM 1.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và phản biện xã hội 1.1.1. Vị trí, vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam trong quá trình hình thành phát triển đã có nhiều tên gọi và hợp thành từ nhiều tổ chức tiền thân. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử cũng như yêu cầu của thực tiễn đất nước mà tổ chức này có những tên gọi khác nhau và theo thời gian đã có sự điều chỉnh, mở rộng các nội dung về chức năng hoạt động của mình. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức mang đặc điểm chính trị xã hội sâu sắc, có mối quan hệ khăng khít với Đảng cộng sản và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; song tồn cùng với quá trình ra đời, hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước hiện nay. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau trải qua các giai đoạn của đấu tranh giành và giữ chính quyền nhân dân như: “Hội phản đế đồng minh” (1930); “Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương” (1936); “Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương” (1938); “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương” (1939 -1950). Sau ngày cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, tổ chức Mặt trận vẫn tiếp tục các sứ mệnh chính trị của mình theo định hướng của quốc tế cộng sản và nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn này là sự chung sức, đồng lòng với nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ để xây dựng chính quyền nhân dân và tập trung cho các nhiệm vụ tuyên truyền cho công cuộc diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. 11 Năm 1951, Mặt trận Liên Việt được thành lập, nhằm tăng cường các nhiệm vụ cứu tế, đoàn kết dân tộc, các lực lượng tiến bộ trong và ngoài nước để tập hợp sức mạnh dân tộc phục vụ cho công cuộc chống Mỹ cứu nước và thống nhất đất nước. [15] Sau năm 1954, nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc. Ở miền Bắc vào ngày 10/9/1955 Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã chính thức ra đời. Ở miền Nam thành lập tổ chức Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và bên cạnh đó theo sự chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1968 còn thành lập thêm tổ chức: Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình cho Việt Nam nhằm tập hợp rộng rãi các lực lượng đại diện là các nhân sĩ, bác sĩ, nhà giáo, nhà văn, nhà báo, người tu hành, sinh viên, tư sản dân tộc, sĩ quan và công chức trong quân đội và chính quyền miền Nam ủng hộ chủ nghĩa dân tộc, dân chủ và hoà bình cho Việt nam. Năm 1976, sau khi nước nhà được thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam một ban trù bị của Mặt trận dân tộc thống nhất đã được chuẩn bị cho việc hợp nhất các tổ chức nói trên. Sau cùng hội nghị chính thức diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 31/01 đến ngày 04/02 năm 1977 đã đi đến biểu quyết và hợp nhất 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình cho Việt Nam thành một tổ chức lấy tên là: Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tên gọi này dùng cho đến ngày hôm nay. [11] Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được đề cập chính thức trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Theo yêu cầu của từng giai đoạn xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước mà có sự củng cố và mở rộng các quyền năng của MTTQ. Đặc biệt Hiến pháp 2013 được đánh giá là một văn bản pháp lý tương đối chuẩn mực, đã bổ sung thêm nhiều quyền năng mới cho MTTQ Việt Nam để phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước dân chủ, đáp ứng quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan