Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách và pháp luật nông nghiệp việt nam và hiệp định nông nghiệp của tổ chứ...

Tài liệu Chính sách và pháp luật nông nghiệp việt nam và hiệp định nông nghiệp của tổ chức thương mại thế giới ( wto)

.PDF
61
36
118

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM QUANG MINH CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2006 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM QUANG MINH CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến HÀ NỘI - 2006 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Về mặt lý luận Trƣớc sự phát triển của nền kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới luôn tự thích nghi và điều chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật của nƣớc mình phù hợp với pháp luật quốc tế. WTO là một tổ chức thƣơng mại lớn nhất hành tinh, gồm các Hiệp định và quy tắc về kinh tế, thƣơng mại v.v..., trong đó các quy định về tổ chức và thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế chiếm một số lƣợng lớn. Đặc biệt các quy tắc về nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của WTO, có thế nói rằng, nông nghiệp là một trong các trụ cột chính của WTO do tích phức tạp ảnh hƣởng đến hàng tỷ nông dân và ngƣời tiêu dùng trên toàn thế giới. Việc đƣa ra các nghiên cứu Hiệp định nông nghiệp cũng nhƣ các đáng giá thực hiện Hiệp định này trong nƣớc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ban hành chính sách pháp luật nông nghiệp quốc gia. Để thực hiện đƣợc Hiệp định và các nguyên tắc này, nhằm đem lại hiệu quả cao cho sự phát triển của quốc gia, rất cần có một nghiên cứu về Hiệp định và nguyên tắc về nông nghiệp của WTO, nhằm: 1. Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định về nông nghiệp của Hiệp định nông nghiệp trong WTO ở một số quốc gia. 2. Nhằm hiểu biết sâu sắc các quy định trong Hiệp định nông nghiệp; 3. Trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn quản lý đối với nền kinh tế trong nƣớc và các hoạt động chuyên ngành; 4. Đƣa ra các giải pháp về sửa đổi, bổ sung những thiếu sót trong hệ thống pháp luật. Với các mục đích trên, đề tài "Chính sách và pháp luật nông nghiệp Việt Nam và Hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)" sẽ giải quyết đƣợc một số vấn đề cơ bản nhƣ: Formatted: Indent: First line: 1.5 cm, Space Before: 6 pt, After: 0 pt, Line spacing: Exactly 23 pt 1. Các kiến thức cơ bản về WTO. 2. Đƣa ra các nghiên cứu, phân tích về Hiệp định nông nghiệp của WTO. 3. Hệ thống chính sách, pháp luật hiện tại về nông nghiệp của Việt Nam. 1.4. Các đề xuất nhằm nội địa hóa Hiệp định này, thông qua việc xây dựng các chính sách, pháp luật phù hợp với sự phát triển của Việt Nam Về mặt thực tiễn Hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay đang là một vấn đề đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam quan tâm sâu sắc. Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng và Nhà nƣớc ta đã coi hợp tác kinh tế quốc tế là nhiệm vụ hàng đầu. Nhƣng mãi gần 10 năm sau, năm 1995, Nhà nƣớc Việt Nam mới chính thức nộp đơn gia nhập WTO. Năm 1997, Việt Nam đã trở thành nƣớc thành viên của ASEAN-Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, năm 1998 trở thành thành viên của APEC (Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng), và đến nay, qua hơn 10 năm đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đang đứng trƣớc vận hội mới trở thành quốc gia thành viên của tổ chức thƣơng mại lớn nhất hành tinh này. WTO là một tổ chức thƣơng mại lớn nhất thế giới, với sự góp mặt của 149 quốc gia và lãnh thổ trên toàn cầu, tiền thân của WTO là GATT - một hiệp định về thƣơng mại và thuế quan đƣợc các quốc gia thiết lập năm 1947 nhằm thúc đầy thƣơng mại kinh tế giữa các quốc gia sau thế chiến thế giới thứ II. Sau này, do GATT không đủ khả năng điều chỉnh sự phát triển kinh tế của các quốc gia, WTO đã đƣợc thành lập với phạm vi và mục đích rộng hơn rất nhiều. Tham gia vào WTO sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thông qua các hình thức đầu tƣ, thuế quan, tài chính, ngân hàng v.v... tạo điều kiện cho pháp luật quốc gia hội nhập vào pháp luật quốc tế. Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển với nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, với dân số trên 80 triệu dân, trong đó hơn 80% dân số sống ở khu vực nông thôn và hơn 70% lực lƣợng lao động làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Do đó, sản xuất nông nghiệp có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, nông Formatted: Indent: First line: 1.5 cm, Space Before: 6 pt, After: 0 pt, Line spacing: Exactly 22.2 pt nghiệp là một lĩnh vực rất nhậy cảm đối với các tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vào năm 2010, khi các rào cản thuế quan và phi quan thuế bị loại bỏ, nền nông nghiệp Việt Nam, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ và tƣ liệu sản xuất lạc hậu sẽ phải đối mặt với cạnh tranh tự do gay gắt của nền kinh tế thị trƣờng quốc tế. Một trong các hiệp định chính của WTO là Hiệp định nông nghiệp. Hiệp định nông nghiệp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến các chính sách, luật pháp của các quốc gia thành viên nhƣ: Các quy định về tiếp cận thị trƣờng, hỗ trợ trong nƣớc, và trợ cấp xuất khẩu. Các quy định trong Hiệp định này tƣơng đối phức tạp và cũng rất khó trong việc thực hiện vì nó liên quan trực tiếp đến việc sửa đổi luật pháp trong nƣớc trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì thế, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang tiến hành nhiều nghiên cứu, và đƣa ra các biện pháp, giải pháp để làm hài hoà chính sách, luật pháp trong nƣớc phù hợp với Hiệp định này. Tuy nhiên, đây là vấn đề không đơn giản không chỉ với các quốc gia đang phát triển mà ngay cả đối với các quốc gia phát triển, làm thế nào để thực hiện đƣợc Hiệp định này cũng là điều hết sức phức tạp. Phức tạp ở chỗ phải tiến hành sửa đổi luật pháp trong nƣớc theo hƣớng phù hợp với các quy định trong Hiệp định, nhƣng ngƣợc lại, việc sửa đổi này cũng nhằm bảo vệ thị trƣờng nông sản trong nƣớc, đảm bảo an ninh lƣơng thực, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của ngƣời nông dân trong quá trình hội nhập. Cơ hội đối với ngành nông nghiệp khi tham gia WTO Minh bạch hoá chính sách pháp luật: Trƣớc hết phải nói rằng việc tham gia vào Hiệp định Nông nghiệp buộc các nƣớc thành viên phải tiến hành cải cách chính sách pháp luật trong nƣớc của mình phù hợp với các quy định của Hiệp định. Các vấn đề cải cách chính sách pháp luật tập trung vào chính sách luật pháp về thuế quan, phi thuế quan, bảo hộ, cạnh tranh v.v… do đó, pháp luật về nông nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn đối với việc sửa đổi chính sách phù hợp với quốc tế và trong nƣớc. Khả năng mở rộng thị trường: Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ đƣợc các nƣớc thành viên khác dành cho quy chế tối huệ quốc quy chế không phân biệt đối xử có mức thuế nhập khẩu ƣu đãi hơn. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản, mở rộng hạn ngạch thuế quan, giảm dần thuế đối với hàng nông sản chế biến và xoá bỏ các rào cản phi thuế khác sẽ tạo điều kiện cho hàng nông sản của các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam thâm nhập vào thị trƣờng các nƣớc phát triển. Thị trƣờng tiêu thụ đƣợc mở rộng không những trong khu vực mà cả trên thế giới. Về đầu tư: Môi trƣờng kinh tế - xã hội ổn định, kết hợp với triển vọng hội nhập quốc tế đã có tác động tích cực tới đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều nƣớc đã đầu tƣ lớn vào Việt Nam nhƣ: Đài Loan, Hồng Kông, Pháp, Trung Quốc. Gia nhập WTO, hệ thống pháp lý sẽ đƣợc điều chỉnh theo hƣớng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc bình đẳng, khuyến khích đƣợc mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp tƣ nhân vừa và nhỏ tham gia đầu tƣ vào ngành nông nghiệp. Thị trƣờng tiêu thụ nông sản đƣợc mở rộng cũng là điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam hơn. Về khoa học công nghệ: Hoạt động hợp tác khoa học kỹ thuật, công nghệ và xây dựng năng lực là nội dung bao trùm tất cả các lĩnh vực của WTO. Các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam hy vọng đƣợc tham gia nhiều hơn các chƣơng trình hợp tác về khoa học công nghệ cũng nhƣ tăng thêm các nguồn hỗ trợ kỹ thuật, tăng cƣờng năng lực khi gia nhập WTO. Nông nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn công nghệ mới, góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng nông sản hàng hoá và khả năng cạng tranh của hàng nông sản. Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước: Gia nhập WTO, Việt Nam không những đƣợc hƣởng quyền lợi mà các nƣớc thành viên dành cho nhau, ngƣợc lại, Việt Nam cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dành ƣu đãi cho các nƣớc thành viên khác. Việt Nam cũng phải mở cửa thị trƣờng hàng nông sản nhiều hơn, chính sách pháp luật minh bạch và bình đẳng hơn, các chính sách, pháp luật trợ cấp hoặc hỗ trợ cho nông nghiệp không phù hợp với WTO phải dần bị loại bỏ. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp Nhà nƣớc không còn ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nƣớc đƣợc nữa. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chấp nhận cạnh tranh. Áp lực này buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự vƣơn lên nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và các doanh nghiệp. Thách thức Xuất phát điểm khi gia nhập WTO của Việt Nam nói chung và nền nông nghiệp nói riêng là quá thấp, lại thêm những quy định của WTO đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn, chắc chắn sẽ đem lại cho nông nghiệp Việt Nam những thách thức lớn, cụ thể: - Khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản nƣớc ta còn thấp do năng suất, chất lƣợng thấp, thiết bị và công nghệ chế biến lạc hậu nên giá thành sản phẩm cao nhƣ mía đƣờng, ngô, đậu tƣơng… khi giảm thuế nhập khẩu và bỏ các rào cản phi thuế sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với hàng nông sản nhập khẩu. - Mặc dù nƣớc ta đã đạt đƣợc khá nhiều thành tựu về nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nhƣng do quy mô sản xuất quá nhỏ bé (bình quân cả nƣớc là 0,8 ha đất nông nghiệp/hộ gia đình) nên năng suất lao động rất thấp. Thu nhập của hộ gia đình nông dân thấp dẫn đến nông dân không có vốn tái đầu tƣ mở rộng và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Chất lƣợng nông sản hàng hoá nhìn chung còn thấp và không đồng đều cũng là một thách thức rất lớn đối với cả thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. - Song song với quá trình đàm phán gia nhập WTO, nƣớc ta cũng đang tham gia tích cực vào quá trình tự do hoá thƣơng mại khu vực nhƣ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc (AC-FTA) v.v… Các cam kết về mở cửa thị trƣờng trong nƣớc sẽ đem lại nhiều thách thức cho nông lâm sản nói chung, nhất là đối với ngành hàng có khả năng cạnh tranh yếu nhƣ ngành chăn nuôi (thịt, trứng, sữa), mía đƣờng, ngô, bông vv… Kể cả trong những ngành hàng có khả năng cạnh tranh khá thì cũng có nhiều doanh nghiệp yếu kém, làm ăn thua lỗ triền miên. Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp. Nhƣ đã đề cập ở trên, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, từ chỗ là một nƣớc thiếu đói triền miên, Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu trong khu vực về xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp nhƣ: gạo, cà phê, chè, hồ tiêu cao su...Đứng trƣớc bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp cũng đang tích cực triển khai thực hiện đƣờng lối đổi mới phù hợp với quá trình hội nhập chung của đất nƣớc. Xuất phát từ nhu cầu trên, cần thiết phải có các nghiên cứu, đề tài về vấn đề thực hiện Hiệp định này, làm thế nào có thể hài hoà các chính sách, luật pháp trong nông nghiệp với các quy định của Hiệp định theo hƣớng có lợi cho Việt Nam, làm thế nào để điều tiết nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam đem lại nhiều lợi ích hơn cho nông dân, và các giải pháp đƣa ra nhằm giúp cho các nhà làm chính sách luật pháp tham khảo và áp dụng, đề tài "Chính sách và pháp luật nông nghiệp Việt Nam và Hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)" về cơ bản sẽ góp phần giải quyết đƣợc vấn đề này. 2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài 1. Cung cấp các khái niệm cơ bản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các tác động của quá trình này đối với lĩnh vực nông nghiệp. 2. Nghiên cứu các nội dung chính của hiệp định nông nghiệp WTO và việc thực hiện hiệp định này. 3. Nghiên cứu chính sách pháp luật nông nghiệp của Việt Nam trong quá trình thực hiện Hiệp định này và đƣa ra một số định hƣớng chính sách xây dựng pháp luật nông nghiệp Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Hợp tác kinh tế quốc tế là một khái niệm rộng, do đó đề tài chỉ giải quyết các vấn đề về: 1. Khái niệm cơ bản của quá trình hội nhập trong lĩnh vực nông nghiệp 2. Áp dụng, thực hiện Hiệp định nông nghiệp. 3. Chính sách, pháp luật nông nghiệp của Việt Nam trong thực hiện, áp dụng Hiệp định này và các giải pháp. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên một số tài liệu tham khảo của các Bộ, ngành nhƣ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Thƣơng mại, Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Đại học Quốc gia Hà Nội…, Formatted: Justified, Indent: Left: 0 cm, First line: 1.5 cm, Space Before: 6 pt, After: 0 pt, Line spacing: Exactly 22.45 pt, Numbered + Level: 1 + Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: Left + Aligned at: 1.27 cm + Tab after: 1.9 cm + Indent at: 1.9 cm đồng thời trong quá trình nghiên cứu, hệ thống pháp luật quốc gia về lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, về chính sách pháp luật nông nghiệp nói riêng đã đƣợc sử dụng theo phƣơng pháp thông kê, phân tích, tổng hợp nhằm đƣa ra những nhận xét cụ thể về từng lĩnh vực. Dựa trên những tài liệu có đƣợc từ việc thông kê, những nhận định từ việc phân tích, tổng hợp, và thực tế của Việt Nam, đề tài đã đƣa ra một số khuyến nghị về việc xây dựng chính sách pháp luật nông nghiệp cho phù hợp với các quy định trong Hiệp định nông nghiệp của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). 4. Kết cấu của luận văn Formatted: Indent: First line: 1.5 cm, Space Before: 6 pt, After: 0 pt, Line spacing: Exactly 22 pt Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề chung về nông nghiệp trong Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chương 2: Hiệp định nông nghiệp và việc thực thi tại một số nước. Chương 3: Thực trạng bảo hộ nông nghiệp Việt Nam, định hướng chính sách xây dựng pháp luật nông nghiệp trong khuôn khổ WTO. Formatted: Indent: First line: 1.27 cm, Space Before: 6 pt, After: 0 pt, Line spacing: Exactly 22 pt DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tƣ tƣởng - Văn hoá Trung ƣơng (2005), Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội. 2. Bộ Ngoại giao - Vụ Hợp tác kinh tế đa phƣơng (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá, vấn đề - giải pháp, Hà Nội 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Thông báo về hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp, Hà Nội. Formatted: Centered, Indent: Left: -0.01 cm, Hanging: 0.01 cm, Space Before: 6 pt, After: 0 pt, Line spacing: Exactly 21 pt 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Sổ tay cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính (2002), Thông tư 86/2002/TT-BTC ngày 27/9 về việc hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu theo chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, Hà Nội. 6. Bộ Tài chính (2005), Thông tư 48/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia, Hà Nội. 7. Bộ Thƣơng mại (2003), Quyết định 1116/2003/QĐ-BTM ngày 9/9 về quy chế thưởng xuất khẩu đối với phần kim ngạch xuất khẩu năm 2003 vượt so với năm 2002, Hà Nội. 8. Bộ Thƣơng mại (2005), Kết quả vòng đàm phán Urugoay về hệ thống thương mại đa biên, Hà Nội. 9. Chính phủ (2001), Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, Hà Nội. 10. Chính phủ (2002), Quyết định số 110/2002/QĐ-TTg ngày 21/8 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng, Hà Nội. Formatted: Justified, Indent: Left: -0.01 cm, Hanging: 1.8 cm, Space Before: 6 pt, After: 0 pt, Line spacing: Exactly 21 pt, Numbered + Level: 1 + Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: Left + Aligned at: 1.27 cm + Tab after: 1.9 cm + Indent at: 1.9 cm, Tab stops: 0.71 cm, List tab + Not at 1.9 cm 10.11. Chính phủ (2002), Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Hà Nội. 12. Chính phủ (2004), Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh dự trữ quốc gia, Hà Nội. 11.13. Chính phủ (2005), Nghị định số 56/NĐ-CP ngày 26/4 về khuyến nông - khuyến ngư, Hà Nội. 12.14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết 07-NQ/TM ngày 27/11 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội. 13.15. Trần Thanh Hải (2002) Hỏi đáp về WTO, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14.16. Bùi Xuân Lƣu (Chủ biên) (2004), Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. Formatted: Indent: Left: -0.01 cm, Hanging: 1.8 cm, Space Before: 6 pt, After: 0 pt, Line spacing: Exactly 21 pt, Numbered + Level: 1 + Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: Left + Aligned at: 1.27 cm + Tab after: 1.9 cm + Indent at: 1.9 cm, Tab stops: 0.71 cm, List tab + Not at 1.9 cm 15.17. MUTRAP (2004), Những vấn đề cơ bản về pháp luật thương mại quốc tế và quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá, Hà Nội. 16.18. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội. 17.19. Quốc hội (2005), Luật đầu tư, Hà Nội 18.20. Tổ chức thƣơng mại thế giới (1994), Hiệp định nông nghiệp. 19.21. Tổng cục thuế (2003), Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, Hà Nội. 20.22. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia - Ngân hàng thế giới (2005), Việt Nam sẵn sàng gia nhập WTO, Kỷ yếu diễn đàn Hà Nội tổ chức ngày 3 4/6. 21.23. Ủy ban Quốc gia hợp tác kinh tế quốc tế, Tìm hiều tổ chức thương mại thế giới (WTO). trang web 22.24. www.wto.org. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan