Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong hiến pháp 1946 của việt nam và nhữ...

Tài liệu Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong hiến pháp 1946 của việt nam và những gợi ý với việc sửa đổi, bổ sung chế định này trong hiến pháp 1992

.PDF
60
33
83

Mô tả:

Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam và những gợi ý với việc sửa đổi, bổ sung chế định này trong Hiến pháp 1992 Đặng Hải Yến Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Người hướng dẫn : TS. Vũ Công Giao Năm bảo vệ: 2014 102 tr . Abstract. Đưa ra một số vấn đề lý luận, thực tiễn về chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp. Tập trung phân tích nguồn gốc, nội dung và những giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của chế định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam. Đưa ra những đề xuất, khuyến nghị áp dụng những giá trị tiến bộ của Hiến pháp 1946 cho việc sửa đổi, bổ sung chế định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp 1992. Đồng thời, phân tích một số tồn tại, hạn chế của việc hiến định các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013. Keywords.Lịch sử nhà nước pháp luật; Pháp luật Việt Nam; Quyền công dân; Hiến pháp Việt Nam 1946 Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp 1946 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua ngày 09-11-1946. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến của nước ta. Bản Hiến pháp này gồm 7 chương và 70 điều. Trong số các bản Hiến pháp của nước ta từ trước tới nay, Hiến pháp 1946 được đánh giá là bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ bậc nhất, là sự kết tinh những giá trị cao cả của thời đại, thể hiện rõ tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Hiến pháp này đã đáp ứng khát vọng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đó về bảo vệ nền độc lập của dân tộc, bảo toàn lãnh thổ, đoàn kết toàn dân, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và xây dựng chính quyền nhân dân mạnh mẽ, sáng suốt. Nhận xét về bản hiến pháp năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Bản Hiến pháp chưa hoàn toàn, nhưng nó đã được làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới, nước Việt Nam độc lập. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới: phụ nữ đã được đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân... Hiến pháp đó cũng đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các dân tộc [25]. Hiến pháp 1946 có nhiều quy định về quyền con người, quyền công dân. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền tự do dân chủ của con người được đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm. Nội dung của quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân nhằm mục tiêu bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. "Con người không phải là một sinh vật trừu tượng ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội" [24]. Con người cũng như quyền con người phải được thừa nhận ở một quốc gia, một khu vực, hay trên phạm vi quốc tế, phải được bảo vệ bởi cơ chế quốc gia, khu vực hay quốc tế. Nội dung, tư tưởng của Hiến pháp 1946 được thể hiện ở các giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý và tính nhân văn cao cả, đặc biệt trong việc ghi nhận các quyền con người, đó là những giá trị lớn và bền vững nhất được tiếp thu và kế thừa trong các bản hiến pháp sau này. Trong bối cảnh nước ta đang ra sức thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là tiếp tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, thì việc nghiên cứu, nhìn nhận lại giá trị của Hiến pháp 1946 trong việc ghi nhận quyền con người là việc làm rất cần thiết. Ở đây, sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện đã đi vào chiều sâu, đòi hỏi các quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1992 cần được sửa đổi, bổ sung và thực thi một cách đầy đủ, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của người dân - trong đó có nhiều điều có thể học hỏi được từ chế định quyền công dân của Hiến pháp 1946. Xuất phát từ những lý do phân tích nêu trên, tác giải đã mạnh dạn chọn đề tài: "Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam và những gợi ý với việc sửa đổi, bổ sung chế định này trong Hiến pháp 1992" để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu Ở nước ta từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Hiến pháp 1946, trong đó tiêu biểu là những công trình sau: 1. Văn phòng Quốc hội (2009), Phát huy những giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách này phân tích chi tiết bối cảnh lịch sử cùng những nội dung cơ bản của Hiến pháp 1946. Tác phẩm đánh giá cao ý nghĩa về các phương diện lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp 1946 và khẳng định rằng bản hiến pháp này vẫn còn giá trị tham khảo với sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay. 2. GS.TS Vũ Đình Hòe (1998), "Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam: Một mô hình mới - Hiến pháp dân tộc và dân chủ", trong cuốn Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các hiến pháp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bài viết của tác giả tập trung phân tích thể chế chính trị trong Hiến pháp 1946, khẳng định rằng đó là một mô hình chính trị hoàn toàn mới, phản ánh tư tưởng dân tộc, dân chủ và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước ta thời kỳ đó. Tác giả cũng cho rằng mô hình thể chế trong Hiến pháp 1946 hiện vẫn còn một số giá trị tham khảo cho đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3. ThS. Bùi Ngọc Sơn, Lại bàn về bài học từ Hiến pháp 1946, Nguồn: http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/phap-luat/to-chuc-bo-may-nha-nuoc/laiban-ve-bai-hoc-tu-hien-phap-1946. Bài viết liệt kê một số bài học rút ra từ việc xây dựng Hiến pháp 1946, trong đó nhấn mạnh những đặc điểm về thể chế và quyền con người. Tác giả đánh giá cao mô hình thể chế và chế định quyền, nghĩa vụ công dân của bản hiến pháp này và cho rằng những kinh nghiệm xây dựng Hiến pháp 1946 là rất hữu ích cho việc sửa đổi hiến pháp 1992 của nước ta. 4. GS.TS Trần Ngọc Đường, Tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh về một bản Hiến pháp dân chủ, Nguồn: vienkhpl.ac.vn/index.php?cid=274. Bài viết phân tích tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện qua quá trình xây dựng và nội dung của Hiến pháp 1946. Tác giả bài viết khẳng định rằng Hiến pháp 1946 thể hiện rõ nét tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một thể chế dân chủ, pháp quyền, về việc xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Vì vậy, Hiến pháp 1946 là một nguồn tham khảo có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng và thực thi các bản hiến pháp về sau của nước ta. 5. TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Hiến pháp 1946 với tư tưởng pháp quyền, Nguồn: www.tutuonghochiminh.vn, ngày 10-10-2011 trong mục Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước. Bài viết khẳng định Hiến pháp 1946 đã phản ánh một cách toàn diện, sâu sắc những tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đó là những tư tưởng tiến bộ trên thế giới. Tác giả bài viết cho rằng một số tư tưởng pháp quyền trong Hiến pháp 1946 đã không được kế thừa trong các hiến pháp về sau của nước ta, và việc này cần được xem xét trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992. 6. Loạt bài đăng trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh điện tử tháng 8/2010: Hiến pháp 1946- Thành tựu độc đáo về tư tưởng, của các tác giả Nghĩa Nhân Thu Nguyệt… Loạt bài này tập trung phân tích những giá trị tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng pháp quyền, được thể hiện trong Hiến pháp 1946. Các tác giả loạt bài viết này cho rằng Hiến pháp 1946, mặc dù vẫn còn những hạn chế do điều kiện lịch sử, song đã thể hiện đỉnh cao tư tưởng lập hiến dân chủ, pháp quyền ở nước ta - hơn cả các hiến pháp về sau. Các tác giả cũng cho rằng những thành tựu độc đáo về tư tưởng của Hiến pháp 1946 cần được nghiên cứu để kế thừa trong lần sửa đổi Hiến pháp 1992. Những công trình nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin lớn về Hiến pháp 1946. Nhiều tri thức, thông tin trong các công trình đã nêu được kế thừa, trích dẫn trong luận văn này. Mặc dù vậy, các công trình nêu trên đều chưa tập trung phân tích toàn diện chế định quyền và nghĩa vụ công dân của Hiến pháp 1946, và đặc biệt là chưa chỉ ra những kinh nghiệm cụ thể trong việc sửa đổi chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1992. Chính vì vậy, việc thực hiện luận văn này vẫn là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh sửa đổi Hiến pháp 1992. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm rõ những nội dung và giá trị tiến bộ của chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc sửa đổi, bổ sung chế định này của Hiến pháp 1992. Luận văn chỉ tập trung phân tích chế định quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1992 mà không mở rộng sang các chế định khác của hai bản hiến pháp này. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về nhà nước, pháp luật và quan điểm của Liên hợp quốc về nhân quyền. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn này bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, và so sánh. 5. Tính mới và những đóng góp của luận văn Như đã đề cập, ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về Hiến pháp 1946 nhưng chưa có công trình nào phân tích một cách toàn diện những giá trị tiến bộ của chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong bản Hiến pháp này, và đặc biệt là đưa ra những đề xuất, khuyến nghị áp dụng những giá trị tiến bộ đó cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992. Luận văn này góp phần khỏa lấp khoảng trống đó. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, sửa đổi Hiến pháp 1992. Ngoài ra, luận văn còn có thể sử dụng như là tài liệu tham khảo trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu về luật hiến pháp và luật nhân quyền ở Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về chế định quyền con người, quyền công dân trong trong Hiến pháp trên thế giới. Chương 2: Chế định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam. Chương 3: Sửa đổi, bổ sung chế định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp 1992: Những gợi ý rút ra từ Hiến pháp 1946. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Báo (2012), "Chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp Việt Nam", Thông tin khoa học chính trị - hành chính, 2(08), tr. 12-14. 2. Nguyễn Thị Báo (2013), "Góp ý Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân", Lý luận chính trị, (3), tr. 34-36. 3. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, Tập 2, Nxb Thuận Hóa, Huế. 4. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, Tập 5, Nxb Thuận Hóa, Huế. 5. Vũ Hoàng Công (2012), "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước vào sửa đổi Hiến pháp", Lý luận chính trị, (12), tr. 19-25. 6. Nguyễn Đăng Dung (2013), "Bàn về mục tiêu, chủ thể ban hành và sửa đổi Hiến pháp năm 1992", Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở, (74), tr. 8-11. 7. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn (2013), ABC về Hiến pháp: 83 câu Hỏi- Đáp, Nxb Thế giới, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Động (2004), Các quyền hiến định về xã hội của công dân ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Trần Ngọc Đường (2013), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cần xem xét và giải quyết trong sửa đổi Hiến pháp 1992", Tạp chí Cộng sản, (844), tr. 50-55. 11. Vũ Công Giao (Chủ nhiệm đề tài) (2011), Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam và một số nước trên thế giới, Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 12. Vũ Công Giao (2013), "Vẫn tư duy đứng trên nhân dân", http://www.x-cafevn.org, ngày 03/5. 13. Vũ Công Giao (2013), "Phân tích và đề xuất hoàn thiện chế định quyền con người - quyền công dân của Dự thảo 3 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013", http://hienphap.net, ngày 11/8. 14. Hoàng Trí Hảo (2001), "Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con người, quyền công dân", Trong sách: Hiến pháp, pháp luật và quyền con người - Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 15. Hoàng Trí Hảo (2004), "Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con người, quyền công dân", Trong sách: Quyền con người: Lý luận và Thực tiễn ở Việt Nam và Ốtxtrây-lia, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 16. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ (2005), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 17. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, pháp chế và sự vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 18. Vũ Đình Hòe (1998), "Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam: Một mô hình mới Hiến pháp dân tộc và dân chủ", Trong sách: Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các hiến pháp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Hỏi - Đáp về quyền con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 20. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Tư tưởng về quyền con người Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 21. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 22. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình lý luật và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 23. Nguyễn Đình Lộc (2001), "Hiến pháp Việt Nam và quyền con người/Hiến pháp, pháp luật và quyền con người", Trong sách: Hiến pháp, pháp luật và quyền con người - Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 24. C. Mác - Ph. Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Hoàng Văn Nghĩa (2012), "Bảo đảm chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992", Thông tin quyền con người, (13), tr. 5-7. 30. Hoàng Văn Nghĩa (2013), "Góp ý hoàn thiện chế định về quyền con người, quyền công dân", Lý luận chính trị, (3), tr. 31-32. 31. Hoàng Thị Kim Quế (2013), "Một số vấn đề trong Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992", Tạp chí Cộng sản, (854), tr. 38-43. 32. Bùi Ngọc Sơn (Chủ nhiệm đề tài) (2010), Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 33. Nguyễn Duy Sơn (2012), "Bổ sung, sửa đổi một số quy định về quyền con người trong Hiến pháp 1992", Lý luận chính trị, (6), tr. 18-23. 34. Phan Đăng Thanh (1996), Tư tưởng lập hiến của một số phong trào đấu tranh giành độc lập trước Hiến pháp năm 1946, Luận án cao học luật, Thành phố Hồ Chí Minh. 35. Phan Châu Trinh (1995), Tuyển tập, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 36. Nguyễn Anh Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Xuân Tế, Bùi Ngọc Sơn (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 37. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội - Sở Tư pháp Hà Nội (2013), Tài liệu phục vụ việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân Thủ đô Hà Nội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 38. Văn phòng Quốc hội (2009), Phát huy những giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Văn phòng Quốc hội (2012), Tuyển tập Hiến pháp một số nước (Tài liệu tham khảo phục vụ sửa đổi Hiến pháp 1992), Hà Nội. 40. Văn phòng Quốc hội (2013), "Dự thảo hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2013", Duthaoonline.quochoi.vn, ngày 17/5. 41. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2009), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 42. Viện Nghiên cứu Quyền con người (2008), Bình luận và khuyến nghị chung của các ủy ban công ước thuộc Liên hợp quốc về quyền con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 43. Viện Nghiên cứu Quyền con người (2009), Một số văn kiện của Liên hợp quốc về quyền con người trong quản lý tư pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. TIẾNG ANH 44. Zachary Elkins, Tom Ginsburg and Beth Simmons (2008), "Constitutional Convergence in Human Rights? The Reciprocal Relationship between Human Rights Treaties and National Constitutions", UserFiles/File/paper1.pdf, December 10/12. http://www.globallawforum.org/ VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan