Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý...

Tài liệu Chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý

.PDF
57
47
107

Mô tả:

Chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý Nguyễn Thị Ngọc Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Hoài Thu Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả của chấm dứt hợp đồng lao động. Phân tích các quy định pháp luật hiện hành về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả của nó: nêu các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, nghĩa vụ báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động , hình thức biểu lộ ý chí đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động. Tìm hiểu thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý cũng như các biện pháp nhằm bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện trên thực tế Keywords: Hợp đồng lao động, Luật lao động, Pháp luật Việt Nam Content Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho hợp đồng lao động trở thành hình thức pháp lý chủ yếu để các bên xác lập quan hệ lao động. Trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động, các bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng. Nghĩa vụ này chỉ chấm dứt khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng, công việc trong hợp đồng đã hoàn thành hoặc hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng hay trong một số trường hợp khác mà pháp luật cho phép. Tuy nhiên trên thực tế, không phải bao giờ các bên cũng tuân theo những quy định đó, tình trạng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và hiện tượng trốn tránh trách nhiệm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động xảy ra tương đối phổ biến ở các đơn vị sử dụng lao động kéo theo những hậu quả nặng nề về kinh tế – xã hội. Trong khi đó các quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó còn nhiều bất cập, vướng mắc gây không ít khó khăn, trở ngại trong việc áp dụng, thực hiện cũng như trong công tác giải quyết tranh chấp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác, chấm dứt hợp đồng lao động là một hiện tượng khách quan của nền kinh tế thị trường, nó chứa đựng cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Xét dưới phương diện tích cực, chấm dứt hợp đồng lao động là biện pháp, là cơ sở pháp lý để các bên chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động đã xác lập. Đồng thời nó còn là biện pháp đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc và lựa chọn đối tượng giao kết hợp đồng của người lao động; cũng như đảm bảo quyền tự do tuyển chọn, tăng giảm lao động của người sử dụng lao động. Xét dưới phương diện tiêu cực, hậu quả của chấm dứt hợp đồng lao động làm cho người sử dụng lao động rơi vào tình trạng bị động trong điều hành sản xuất kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, chấm dứt hợp đồng lao động còn gây ra những thiệt hại về vật chất, uy tín cho người sử dụng lao động. Đối với người lao động, hậu quả của chấm dứt hợp đồng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của bản thân và gia đình họ, từ đó kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực khác. Hơn nữa, xét trên phạm vi toàn xã hội, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là một trong những nguyên nhân có thể gây ra những bất ổn về kinh tế, chính trị và xã hội. Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu, tìm hiểu chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó trên phương diện lý luận và thực tiễn là rất cần thiết để từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động, hạn chế được các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật cũng như giải quyết tốt các chế độ, quyền lợi cho các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “Chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật lao động nói chung trong đó có vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết hậu quả pháp lý nói riêng. 2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn Nghiên cứu đề tài “Chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý”, một mặt góp phần luận giải, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về khái niệm, bản chất của chấm dứt hợp đồng lao động, các chế độ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, mặt khác cũng làm rõ thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó. Qua đó, luận văn góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó, luận văn không chỉ đề cập đến các quy định pháp luật mà còn nghiên cứu các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trong thực tiễn, góp phần nâng cao hoạt động quản lý, sử dụng lao động của các đơn vị sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. 3. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó không còn là một vấn đề mới mẻ trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học luật lao động nói riêng. Hiện đã có một số sách chuyên khảo và bài viết trên các tạp chí chuyên ngành có đề cập đến chấm dứt hợp đồng lao động như: “Pháp luật hợp đồng lao động Việt Nam - Thực trạng và phát triển” của Tiến sỹ Nguyễn Hữu Chí – Nhà xuất bản Lao động xã hội 2002. Hay “Quá trình duy trì và chấm dứt hợp đồng lao động” của TS. Lưu Bình Nhưỡng, tạp chí Luật học số 8/1997. Hoặc “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” của TS. Đào Thị Hằng, tạp chí Luật học số 4/2001 …Các bài viết này chủ yếu dưới dạng giải thích, bình luận các quy định cụ thể của pháp luật lao động hiện hành. Do vậy, cho đến nay dường như chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích của luận văn nhằm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý; phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về chấm dứt hợp đồng, thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động trên thực tế. Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo cho những quy định đó được thực hiện một cách có hiệu quả trên thực tế . Luận văn giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu một cách chung nhất về hợp đồng lao động - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả của chấm dứt hợp đồng lao động. - Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó. Qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá. - Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, luận văn phân tích thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động ở nước ta hiệ nay, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo cho các quy định đó được thực hiện trên thực tế. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Ngoài ra luận văn còn vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với từng nội dung nghiên cứu của đề tài như: Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê, … Các nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề lao động và việc làm, các quy định của Hiến pháp trong lĩnh vực lao động, các quy phạm pháp luật lao động…được sử dụng với tư cách là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn. Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chấm dứt hợp đồng lao động. - Chương 2: Chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật hiện hành và hậu quả pháp lý của nó - Chương 3: Thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động và một số kiến nghị nhằm bảo đảm cho việc chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. References I. Văn bản pháp quy 1. Bộ lao động Thương binh và Xã hội, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động. 2. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định số 44/2003/NĐCP ngày 09/05/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động. 3. Hồ Chí Minh (1947), Sắc lệnh số 29 4. Hồ Chí Minh (1950), Sắc lệnh số 77 5. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001). 6. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Bộ luật lao động Việt Nam 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007). 7. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự. 8. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp. Và một số văn bản pháp luật khác II. Sách giáo trình và các tài liệu tham khảo khác 9. Đại học Cần thơ, Giáo trình điện tử Luật lao động cơ bản, www.ctu.vn, tr.39 10. Nguyễn Hữu Chí (2002), “Chấm dứt hợp đồng lao động”, Nhà nước và pháp luật, 9 (173), tr.30-40. 11. Nguyễn Hữu Chí (2002), “Bàn về khái niệm hợp đồng lao động”, Luật học, (4), tr.3-8. 12. Nguyễn Hữu Chí (2002), Pháp luật hợp đồng lao động Việt Nam – Thực trạng và phát triển, Nxb Lao động xã hội. 13. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, NXb lao động xã hội. 14. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006. 15. Đào Thị Hằng (2001), “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”, Luật học, (4), tr.16-20 16. Đại học luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 17. Đại học luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (Luật Lao động, Luật Đất đai, Tư pháp quốc tế), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 18. Khoa luật – Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (1999), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 19.Báo điện tử Người lao động, “Hàng vạn lao động ba không”, ngày 21/03/2007 20. Báo điện tử Người lao động, “Những kiểu hành xử làm tổn hại quan hệ lao động”, ngày (16/01/2007) 21. Báo điện tử Người lao động, “Sa thải, kỷ luật chấm dứt hợp đồng lao động đều tuỳ tiện, ngày 02/08/2004. 22. .Lưu Bình Nhưỡng (1996), “Giao kết hợp đồng lao động”, Luật học, (12), tr.28-29. 23. Lưu Bình Nhưỡng (1999), “Quá trình duy trì và chấm dứt hợp đồng lao động”, Luật học, (5), tr.20-24 24. .Lê Thị Hoài Thu, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay – Phần hợp đồng lao động, Nxb Công an nhân dân.` 25. Toà lao động Toà án nhân dân tối cao (2006), Tham luận về công tác xét xử các vụ án lao động năm 2005 26. Toà lao động Toà án nhân dân tối cao (2004), Tham luận về xét xử các vụ án lao động năm 2004. 27. Toà lao động Toà án nhân dân tối cao (2003), Tham luận về công tác giải quyết, xét xử các vụ án lao động năm 2003 và một số kiến nghị. 28. Toà lao động Toà án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo công tác xét xử các vụ án lao động năm 2002 và một số ý kiến đề xuất 29.Toà lao động Toà án nhân dân tối cao (2004), 72 vụ án tranh chấp lao động điển hình Tóm tắt và bình luận, Nxb Lao động – xã hội 30. Phạm Công Trứ (1996), “Hợp đồng lao động - Một trong những chế định chủ yếu của luật lao động Việt Nam”, Nhà nước và pháp luật, (7), 19-23. 31. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê tóm tắt (Biểu số 53,54) 32.Tổ chức lao động quốc tế (1996), Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm liên quan, văn phòng lao động quốc tế Đông á (ILO/EASMAT), Băng Cốc. 33. Uỷ ban các vấn đề xã hội - Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10(2002), Báo cáo thẩm tra Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động. Tiếng anh 34. Labor Law of the People’s Rebublic of China july 5, 1994 35. Labor of Lao People’s Democractic Republic April 21, 1994 36. Labor standards act of Korane, No, 5039, Mar.13, 1997 37.Liliane Jung, (2001), National Labour Law Profile, http://www.ilo.org/public/english VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan