Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố tác động đến tỷ số roa của các doanh nghiệp thuộc ngành vận tải đang ...

Tài liệu Các yếu tố tác động đến tỷ số roa của các doanh nghiệp thuộc ngành vận tải đang niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp. hồ chí minh và sở giao dịch chứng khoán hà nội

.PDF
76
1
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH HỌC: QUẢN TRỊ KINH DOANH TÊN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SỐ ROA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH VẬN TẢI ĐANG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH VÀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI GV HƯỚNG DẪN: VŨ ĐỨC NGHĨA HƯNG SV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THÙY TRANG LỚP: QTKD43B2 MÃ SỐ SINH VIÊN: 1853401010184 TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2022 LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của quý thầy cô Khoa Quản Trị, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, sau khoảng thời gian ba tháng thực hiện em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Các yếu tố tác động đến tỷ số ROA của các doanh nghiệp thuộc ngành Vận tải đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”. Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy Ths. Vũ Đức Nghĩa Hưng đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành khóa luận này. Nhờ những góp ý chi tiết của thầy đã giúp em có thêm nhiều phát hiện để chỉnh sửa, hoàn thiện bài làm ttrong thời gian làm khóa luận. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được đóng góp ý kiến cũng như chỉ bảo thêm của quý thầy cô để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! ii LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu độc lập của bản thân tôi cùng với sự cố vấn của Giảng viên hướng dẫn Th.S Vũ Đức Nghĩa Hưng. Tất cả các nguồn tài liệu đã được công bố đầy đủ và nội dung khóa luận là trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 6 năm 2022 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thùy Trang iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Số lượng, vốn, lao động của doanh nghiệp lĩnh vực vận tải kho bãi đăng ký thành lập mới 9 tháng năm 2021 so cùng kỳ năm 2020................................................. 19 Bảng 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty qua 05 năm 2017 - 2021 .. 21 Bảng 2.3. Tỷ lệ ROA trung bình ngành vận tải từ năm 2017 - 2021 ............................. 22 Bảng 2.4. Thống kê tỷ lệ ROA từ năm 2017 đến năm 2021 .......................................... 23 Bảng 3.1. Chỉ số đo lường và dấu kỳ vọng của các biến ............................................... 33 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến ................................................................................ 36 Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến ................................................................. 37 Bảng 4.3. Kết quả chạy hồi quy OLS, FEM, REM........................................................ 38 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Hausman ......................................................................... 40 Bảng 4.5. Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................... 41 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định phương sai số thay đổi .................................................... 42 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định tự tương quan .................................................................. 42 Bảng 4.8. Mô hình hiệu chỉnh ........................................................................................ 43 Bảng 4.9. Kết luận các giả thuyết mà tác giả đặt ra ....................................................... 44 Bảng 5.1. Tổng hợp chỉ tiêu trung bình phản ánh chung các doanh nghiệp nghiên cứu giai đoạn 2017 – 2021 .................................................................................................... 48 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ ROA trung bình ngành vận tải từ năm 2017 - 2021......................... 23 Sơ đồ 1.1. Phương trình Dupont của tỷ số ROA.............................................................. 8 Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 26 Sơ đồ 3.2. Mô hình các yếu tố tác động đế tỷ số ROA .................................................. 31 iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung 1 CP Chi phí 2 DN Doanh nghiệp 3 DT Doanh thu 4 HOSE Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh 5 HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 6 LNST Lợi nhuận sau thuế 7 LN Lợi nhuận 8 NTTS Nợ trên tài sản 9 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 10 TTCK Thị trường chứng khoán 11 TSCĐ Tài sản cố định 12 VSCH Vốn chủ sở hữu v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii LỜI CAM KẾT ............................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ ......................................................................iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................... v MỤC LỤC ......................................................................................................................vi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 3 5. Kết cấu của khóa luận .............................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ TỶ SỐ ROA VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SỐ ROA CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................ 4 1.1 Tổng quát về tỷ số ROA của doanh nghiệp ........................................................... 4 1.1.1 Định nghĩa và công thức ................................................................................. 4 1.1.2 Ý nghĩa và vai trò của tỷ số ROA ................................................................... 5 1.1.3 Phân tích Dupont của tỷ số ROA .................................................................... 6 1.2 Tổng quan một số nghiên cứu thực nghiệm có liên quan về tỷ số ROA của doanh nghiệp ........................................................................................................................... 9 1.2.1 Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................... 9 1.2.2 Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 12 1.2.3 Kết quả nghiên cứu tổng quan ...................................................................... 13 1.3 Các yếu tố tác động đến tỷ số ROA ..................................................................... 13 1.2.1 Quy mô doanh nghiệp ................................................................................... 14 1.2.2 Tỷ lệ tài sản cố định ...................................................................................... 14 1.2.3 Tỷ lệ nợ trên tài sản ....................................................................................... 15 1.2.4 Biên lợi nhuận ròng ....................................................................................... 16 1.2.5 Số ngày thu tiền bình quân ............................................................................ 16 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 18 vi CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỶ SỐ ROA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH VẬN TẢI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .............................................................................................................................. 19 2.1 Khái quát chung về ngành vận tải ........................................................................ 19 2.1.1 Giới thiệu về ngành vận tải ........................................................................... 19 2.1.2 Đánh chung về tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty vận tải niêm yết ........................................................................................................................... 21 2.2 Thực trạng Tỷ số ROA của các doanh nghiệp ngành Vận tải niêm yết trên sàn HOSE và HNX ........................................................................................................... 22 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 25 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 26 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 26 3.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................... 27 3.3 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 27 3.3.1 Thống kê mô tả: ............................................................................................ 28 3.3.2 Phân tích hệ số tương quan Pearson ............................................................. 28 3.3.3 Ước lượng mô hình hồi quy .......................................................................... 28 3.3.4 Kiểm định mô hình........................................................................................ 29 3.4 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 30 3.5 Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 32 3.5.1 Quy mô doanh nghiệp (SIZE) ....................................................................... 32 3.5.2 Tỷ lệ tài sản cố định (TANG) ....................................................................... 32 3.5.3 Tỷ lệ nợ trên tài sản (TDTA) ........................................................................ 33 3.5.4 Biên lợi nhuận ròng (NPM) .......................................................................... 33 3.5.5 Số ngày thu tiền bình quân (RETURN) ........................................................ 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 36 4.1 Thống kê mô tả các biến ...................................................................................... 36 4.2 Hệ số tương quan giữa các biến ........................................................................... 36 4.3 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 38 4.4 Kiểm định khuyết tật mô hình .............................................................................. 41 4.5. Kết luận với giả thuyết đặt ra: ............................................................................. 43 vii TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................... 46 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 47 5.1 Kết luận về các kết quả nghiên cứu ..................................................................... 47 5.1.1. Đánh giá chung về tình hình các doanh nghiệp nghiên cứu ........................ 47 5.1.2. Kết luận từ kết quả hồi quy .......................................................................... 48 5.2 Một số giải pháp và đóng góp khuyến nghị ......................................................... 49 5.3 Hạn chế và hướng đi nghiên cứu tiếp theo........................................................... 50 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 53 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 58 viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vận tải là ngành có vị trí quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Hoạt động vận tải có yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội được liên tục thông qua việc cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm của các ngành kinh tế khác. Bên cạnh hỗ trợ vận chuyển hàng hóa Vận tải không những đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa mà còn đáp ứng nhu cầu di chuyển của con người. Theo Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng trị giá xuất khẩu tăng 18,8% và tổng trị giá nhập khẩu tăng 30,5%. Còn theo Tổng cục thống kê, mặc dù chịu tác động lớn từ dịch Covid-19, song tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2021 vẫn đạt hơn 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Từ báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16%. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%. Từ các báo cáo ở trên có thể khẳng định nhu cầu dịch vụ Vận tải, logistics trong nền kinh tế ngày càng cao, từ đó cho thấy vai trò quan trọng của của ngành Vận tải trong nền kinh tế. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản - Return on Assets (ROA) là một chỉ số đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. ROA tích cực chỉ ra rằng tổng tài sản được công ty sử dụng trong hoạt động kinh doanh đã đem lại lợi nhuận cho công ty. Ngược lại, ROA tiêu cực chỉ ra việc sử dụng tổng tài sản kém hiệu quả khiến công ty bị mất mát. Một công ty có ROA cao tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tiếp cận các nguồn vốn, gia tăng đầu tư, đem lại cơ hội phát triển cho công ty và ngược lại. Chỉ tiêu này cũng giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình sử dụng tài sản theo thời gian song song với việc theo dõi hoạt động của doanh nghiệp so với tình hình chung của ngành. Đồng thời, hiện nay chưa có nhiều bài nghiên cứu định lượng nghiên cứu về “các yếu tố tác động đến Tỷ số ROA của các doanh nghiệp Ngành Vận tải niêm yết trên HOSE và HNX”. Các nghiên cứu có sử dụng tỷ số ROA làm chỉ tiêu nghiên cứu cũng chủ yếu liên quan đến các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề như: bất động sản, ngân hàng, xây 1 dựng… Nghiên cứu liên quan như “nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, có sử dụng tỷ số ROA làm thước đo cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng chỉ đang nghiên cứu ở giai đoạn 2013 – 2017. Từ các lý do ở trên, nghiên cứu về “Các yếu tố tác động đến Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) của các doanh nghiệp Ngành Vận tải niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội” là cần thiết và đáp ứng được các khoảng trống nghiên cứu trước đó. Đồng thời còn có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về chỉ số ROA đối với ngành Vận tải ở Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Một là: tổng hợp và trình bày các cơ sở lý luận về tỷ số ROA và hình thành mô hình các nhân tố tác động đến tỷ số ROA của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Hai là: dựa vào các số liệu thống kê thực tế đã thu thập, xem xét thực trạng về tỷ số ROA tại các công ty, đồng thời nghiên cứu và tìm ra các yếu tố tác động đến tỷ số ROA của các Doanh nghiệp ngành vận tải niêm yếu trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Sau đó kiểm định sự phù hợp của mô hình và đưa ra kế luận về các yếu tố tác động đến tỷ số ROA của các doanh nghiệp. Ba là: trên cơ sở kết quả phân tích, đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm tăng tỷ số ROA trong các doanh nghiệp Vận tải. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến tỷ số của các doanh nghiệp thuộc ngành Vận tải đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). 2 Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu trên 41 công ty thuộc lĩnh vực Vận tải đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn năm 2017 – 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, tác giải sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ số ROA của các doanh nghiệp thuộc ngành Vận tải đang niêm yết trên sàn HOSE và HNX. Khóa luận sử dụng một số phương pháp xử lý số liệu như sau: phương pháp thống kê mô tả nhằm xác định các thuộc tính cơ bản như giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn; phân tích hệ số tương quan Pearson (r) để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến; phương pháp sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến nhằm phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (ROA) với các biến độc lập từ đó xác định mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến ROA. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 05 chương: CHƯƠNG 1: Tổng quát về tỷ số ROA và các yếu tố tác động đến tỷ số ROA của doanh nghiệp. CHƯƠNG 2: Thực trạng tỷ số ROA của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu. CHƯƠNG 4: Kết quả nghiên cứu. CHƯƠNG 5: Kết luận và kiến nghị. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ TỶ SỐ ROA VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SỐ ROA CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quát về tỷ số ROA của doanh nghiệp 1.1.1 Định nghĩa và công thức Theo Mardiyanto (2009: 196) ROA là một tỷ lệ được sử dụng để đo lường khả năng của công ty để tạo ra lợi nhuận vì tỷ lệ này thể hiện lợi nhuận của hoạt động của công ty. Theo Kasmir (2012: 202) tỷ số lợi nhuận trên tài sản là tỷ lệ cho biết kết quả (lợi nhuận) của số lượng tài sản được sử dụng trong công ty. Ngoài ra, ROA cung cấp một thước đo hiệu quả quản lý trong việc quản lý đầu tư. Theo Hery (2014: 193) ROA là tỷ lệ cho thấy tài sản đóng góp bao nhiêu để tạo ra thu nhập ròng. Tỷ suất ROA càng lớn, mức độ lợi nhuận đạt được của công ty càng lớn và vị trí của công ty càng tốt về việc sử dụng tài sản. Theo Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield & Jeffrey Jaff1, ROA là chỉ tiêu đo lường lợi nhuận trên mỗi đô la tài sản, có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng định nghĩa phổ biến nhất là: ROA = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản Theo định nghĩa tại sách Phân tích tài chính doanh nghiệp2: tỷ số ROA đo lường hiệu quả hoạt động của một công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận sau thuế, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu. ROA là suất sinh lời của công ty sau tác động thuế nhưng chưa có tác động của nợ. ROA = (LN ròng + CP lãi vay đã khấu trừ thuế thu nhập)/ Tổng tài sản bình quân 1 Sách: Tài chính doanh nghiệp - Corporate Finance, 10th edition, Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tr.61. Ngô Kim Phượng và tgk (2016), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Tái bản lần thứ 3, Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tr.258. 2 4 Còn nghiên của của Jewell, J. J., & Mankin, J.A. (2011) cho thấy có tới 11 phiên bản công thức tính tỷ số ROA khác nhau trong các sách giáo khoa kinh tế hiện hành. Nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi phiên bản trong 11 phiên bản ROA có thể phù hợp cho từng trường hợp nhất định và không có phiên bản nào được trình bày là phiên bản duy nhất của ROA và nghiên cứu cũng cho rằng không nên coi ROA là một tỷ số đơn lẻ mà là một “phạm trù tỷ số”. Như vậy, trên thực tế có nhiều cách để định nghĩa về tỷ số ROA. Tuy nhiên, trong khóa luận này tỷ số ROA hay tỷ số lợi nhuận trên tài sản được hiểu là tỷ số tài chính thể hiện tỷ suất sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Xuất phát định nghĩa trên về ROA ta có: ROA = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 1.1.2 Ý nghĩa và vai trò của tỷ số ROA Phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty (Al-Matari et al., 2014). Vì tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ 02 nguồn chính là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn đi vay. Do đó, chỉ tiêu này vừa cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn vay. Vừa giúp chủ nợ đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng có thể cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp và ngược lại. Cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đoàn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn. Tỷ số ROA sẽ cung cấp các thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư. Số chênh lệch giữa ROA và chi phí sử dụng nợ vay sau thuế (lãi vay 5 sau khi đã khấu trừ thuế) dương thể hiện công ty sử dụng nợ vay có hiệu quả vì nợ vay có khả năng làm gia tăng lợi nhuận sau thuế cho CSH3. Bên cạnh đó, thông qua ROA các nhà quản trị tài chính có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng các tài sản đầu tư, phục vụ cho công tác quản trị tài chính doanh nghiệp của mình. Nghiên cứu về tỷ số ROA của Patricia Fairfield và Teri Lombardi Yohn cũng đã chứng minh được rằng, phân tích sự thay đổi của ROA có vai trò quan trọng trong việc dự báo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. 1.1.3 Phân tích Dupont của tỷ số ROA Mô hình phân tích tài chính Dupont được phát minh bởi F. Donaldson Brown (một kỹ sư điện) vào năm 1918, nhằm giải quyết tình trạng tài chính đang rất lộn xộn của Tập đoàn General Motor (GM)4. Brown chỉ ra mối quan hệ giữa ROA với biên lợi nhuận ròng và vòng quay tổng tài sản từ đó xây dựng nên mô hình Dupont, góp phần không nhỏ vào những thành công của GM (Nguyễn Tuyết Khanh, 2016). Mô hình này ban đầu không được chấp nhận rộng rãi lúc bấy giờ. Nhưng những thành công nối tiếp của GM đã đưa mô hình Dupont được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích tài chính trong các tập đoàn lớn tại Mỹ sau đó. Hiện tại, nó đã trỡ thành một kỹ thuật phân tích tài chính cố điển phổ biến (Horrigan, 1968). Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời (ROE, ROA, ROS) của doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống, tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán5. Mô hình Dupont hiện nay cũng được biết đến bởi nhiều tên khác như: phân tích Dupont, phương pháp Dupont, mô hình lợi nhuận chiến lược… Phương trình Dupont nguyên thủy do Brown phát hiện có dạng như sau: Sách: Phân tích tài chính doanh nghiệp, Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM tr258 – 259 Công ty chuyên sản xuất xe hơi lớn nhất của Mỹ, được mua lại 23% cổ phiếu bởi Tập đoàn hóa học Dupont lúc bấy giờ. 5 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Mục Đào tạo, Phần Kiến thức tài chính: Mô hình Dupont, truy cập ngày 15/5/2022 [http://www.ssc.gov.vn/] 3 4 6 ROA = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 = 𝑥 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆 ROA = Tỷ suất sinh lời của doanh thu x Vòng quay tổng tài sản Dựa vào phương trình Dupont trên ta thấy, ROA phụ thuộc vào 02 yếu tố: lợi nhuận ròng của doanh nghiệp trên 1 đồng doanh thu và 1 đồng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Dựa trên phương trình Duopnt nguyên thủy, ta có: ROA = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 x 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 Cho thấy, ROA cũng có thể được cấu thành từ 03 thành tố là lợi nhuận ròng, doanh thu thuần và tổng tài sản. Tuy nhiên mỗi thành tố này lại chịu ảnh hưởng hay được tạo nên bởi các yếu tố khác, do đó các yếu tố này cũng có khả năng tác động đến ROA. Cụ thể, khi xem xét lần lượt đối với thành tố: • Doanh thu thuần: Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần là khoản thu sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu thông thường như: chiếu khấu bán hàng, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán hay thuế gián thu. Do đó, tổng doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu là 02 thành tố cơ bản tạo nên DTT nên chúng đều có khả năng tác động đến tỷ số ROA. • Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu thuần – Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và tổng các khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra để hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, tổng chi phí bao gồm: chi phí cho hoạt động sản kinh doanh, chi phí lãi vay (nếu có) và thuế thu nhập doanh nghiệp… Vì vậy, doanh thu thuần và tổng chi phí có khả năng tác động đến tỷ số ROA. 7 • Tổng tài sản: Tổng tài sản = Tài sản dài hạn + Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản thể hiện tất cả các nguồn lực mà một doanh nghiệp đang kiểm soát. Tổng tài sản được tạo thành từ 02 thành tố là tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Trong đó, tài sản dài hạn thường được hiểu là những tài sản có đơn vị thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi dài (thường >12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) như: tài sản cố định, bấtt động sản cố định…; còn tài sản ngắn hạn là những tài sản có đơn vị thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi dài (thường <12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) như: tiền, hàng tốn kho… Do đó, các yếu tố về tài sản dài hạn hay ngắn hạn cũng đều có khả năng tác động đến ROA. Phân tích Dupont của tỷ số ROA được minh họa ngắn gọn trong sơ đồ sau đây. Sơ đồ 1.1. Phương trình Dupont của tỷ số ROA ROA Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thần Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thần/ Tổng tài sản Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản Doanh thu Tài sản dài hạn Chi phí Tài sản ngắn hạn Trong phân tích tài chính, khi sử dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Cụ thể, khi sử dụng mô hình Dupont để phân tích tỷ số ROA, tác giả nhận thấy tỷ số ROA chịu tác động bởi nhiều yếu tố tài chính khác nhau. 8 Từ đó, trong pham vi khóa luận này, tác xem xét: các yếu tố về doanh thu, lợi nhuận và tài sản sẽ là là các yếu tố cơ bản khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ số ROA của doanh nghiệp ngành Vận tải. 1.2 Tổng quan một số nghiên cứu thực nghiệm có liên quan về tỷ số ROA của doanh nghiệp 1.2.1 Nghiên cứu nước ngoài R. Zeitun, G.G. Tian (2007) đã tiến hành nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu suất và giá trị thị trường của các công ty. Nghiên cứu sử dụng tỷ số ROA làm một trong hai đại diện cho biến phụ thuộc “Hiệu suất kế toán của công ty". Trên cơ sở dữ liệu được thu thập từ 167 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán AmmanJordan bao gồm 16 lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong lĩnh vực phi tài chính trong giai đoạn từ năm 1989 – 2003. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn của một công ty có tác động tiêu cực đáng kể đến các thước đo hiệu suất của công ty. Trong đó: tỷ lệ nợ và tỷ lệ tài sản cố định có tác động tiêu cực với ROA; tốc độ tăng trưởng tổng tài sản; quy mô DN và thuế suất có tác động tích cực đến ROA. Bên cạnh đó yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động đáng kể đến ROA của các công ty trong một số lĩnh vực: bất động sản, dịch vụ giáo dục, hóa học và dầu khí và thuốc lá. Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010), nhằm đo lường tác động của các yếu tố tác động đến hiệu suất của 30 công ty phi tài chính được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nigeria từ năm 2001 – 2007. Nghiên cứu sử dụng ROA và ROE đại diện cho hiệu suất của công ty, sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng, với mô hình hồi quy OLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố sau: tỷ lệ nợ, quy mô (tài sản), tỷ lệ tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng (tài sản), vòng quay tài sản, thời gian hoạt động của công ty và ngành nghề kinh doanh có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến hiệu suất hoạt động của các công ty. Tỷ lệ nợ và tỷ lệ tài sản cố định có tác động tiêu cực đến ROA, trong khi vòng quay tài sản cho thấy tác động tích cực đến ROA. Các ngành nghề kinh doanh yếu tố như các lĩnh vực rượu, thực phẩm và đồ uống, hóa học, in ấn và xuất bản, thuốc lá, máy tính và ngành công nghiệp thiết bị văn phòng cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất của công ty. 9 Nghiên cứu của Pouraghajan, A., Malekian, E., Emamgholipour, M., Lotfollahpour, V., & Bagheri, M. M. (2012), nhằm điều tra tác động của cơ cấu vốn đối với hiệu quả tài chính của các công ty được niêm yết trong Sở giao dịch chứng khoán Tehran. Nghiên cứu và thử nghiệm theo mẫu 400 năm hoạt động của một trong số các công ty được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tehran dưới dạng 12 nhóm công nghiệp trong những năm 2006 - 2010. Trong nghiên cứu này, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu doanh nghiêp (ROE) được sử dụng để đo lường hiệu quả tài chính của các công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ nợ tác động tiêu cực tới ROA còn tỷ lệ vòng quay tổng tài sản, quy mô công ty (doanh thu), cấu trúc tài sản công ty (TSCĐ/ Tổng tài sản) và cơ hội tăng trưởng có tác động tích cực lên ROA. Hai nhân tố thời gian hoạt động và ngành nghề kinh doanh không có tác động tới ROA. Sheikh & Wang (2013) đã nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đối với hiệu suất của các công ty niêm yết phi tài chính ở Pakistan giai đoạn 2004 - 2009. Nghiên cứu cũng sử dụng ROA làm biến phụ thuộc, đại diện cho hiệu suất của công ty. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả các yếu tố về cấu trúc vốn (nghĩa là tổng tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ dài và ngắn hạn) có liên quan tiêu cực đến ROA. Tỷ lệ TSCĐ cũng có quan hệ tiêu cực đến ROA còn quy mô doanh nghiệp có quan hệ tích cực đến ROA. Tiếp theo là bài nghiên cứu của Khidmat, W. B., & Rehman, M. (2014) về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng thanh toán đối với hiệu suất các công ty hóa học niêm yết của Pakistan. Nghiên cứu sử dụng cat chỉ số ROA và ROE là các chỉ số đại diện cho khả năng sinh lời của công ty. Dựa trên dữ liệu tài chính của 10 công ty hóa chất được chọn ngẫu nhiên trong số 36 công ty ngành hóa học giai đoạn 2001-2009. Trong đó: tỷ số khả năng thanh toán nhanh và tỷ số khả năng thanh toán hiện hành thể hiện cho biến tính thanh khoản; tỷ số nợ trên tài sản, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ số khả năng thanh toán thể hiện cho biến khả năng thanh toán. Kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy cho thấy: tính thanh khoản có tác động cùng chiều còn khả năng thanh toán có tác động ngược chiều đến ROA. 10 Nghiên cứu của Khamidah, A., Gagah, E., & Azis. (2018) nhằm mục đích phân tích sự ảnh hưởng của: biên lợi nhuận gộp (GPM), lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER), biên lợi nhuận ròng (NPM) lên tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) của các công ty bất động sản được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indoesia giai đoạn 2012 – 2016. Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu có chủ đích và phân tích hồi quy bội, kết quả cho thấy: tất cả các biến đều có ảnh hưởng đáng kể lên ROA. Trong đó, chỉ có biến NPM có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến ROA. Một nghiên cứu khác về sự tác động của 16 yếu tố tài chính lên ROA của Kamruzzaman, Md (2019). Mười sáu yếu tố tài chính gồm: tài sản lưu động, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh khoản nhanh, biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng, số vòng quay tổng tài sản, hệ số vòng quay tài sản, vòng quay tài sản lưu động, vòng quay tài sản cố định, vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, số ngày tồn kho, nợ trên VCSH, nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ, ROE, thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Nghiên cứu được thực hiện trên ACME Laboratories Ltd, một công ty dược phẩm hàng đầu được niêm yết trên sở chứng khoán Dhaka. Sử dụng dữ liệu 18 năm để hoàn thành phân tích. Nghiên cứu phát hiện rằng hầu hết các yếu tố đều có tác động tích cực lên ROA. Tuy nhiên, có 06/16 yếu tố có tác động tiêu cực lên ROA lần lượt là: tài sản lưu động, vòng quay tài sản lưu động, vòng quay tài sản cố định, nợ phải trả trên VCSH, ROE và EPS. Sanjaya, Surya., sipahutar,RP (2019) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và hệ số vòng quay tổng tài sản lên ROA của 13 công ty ô tô được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia giai đoạn 2012 – 2016. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghên cứu cho thấy: tỷ lệ nợ trên tài sản có tác động cùng chiều với ROA. Nghiên cứu của N.V. Hậu, N.T.T. Cúc, N.V. Thụ, Đ.Đ. Tài (2021) nhằm đo lường các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty đối với các công ty thực phẩm và đồ uống (F&B). Nghiên cứu có sử dụng chỉ số ROA, ROE và ROS làm đại diện cho hiệu quả hoạt động của các công ty. Trên cơ sở dữ liệu được thu thập từ 15 công ty F&B đã niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) giai đoạn 2015 - 2019. Thông 11 qua phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ nợ ngắn hạn thành tổng nợ phải trả, tỷ lệ tài sản nợ trên tổng tài sản thuộc biến cấu trúc vốn và tổng tài sản thuộc biến quy mô công ty có tác động ngược chiều lên ROA. Tăng trưởng của tổng tài sản thuộc yếu tố tăng trưởng có tác động cùng chiều ROA. 1.2.2 Nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của Ngô Thị Kim Hòa, Ngô Thị Minh (2019) nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các DN kinh doanh dịch vụ vận tải niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017. Nghiên cứu đã sử dụng tỷ số ROA làm chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. Dựa trên dữ liệu 30 DN kinh doanh dịch vụ vận tải niêm yết trên sàn HOSE và HNX. Thông qua ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng và thực hiện kiểm định liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lê nợ/tài sản (thuộc nhân tố cấu trúc vốn) và kỳ thu tiền bình quân (thuộc nhân tố công tác quản trị nợ phải thu) có ảnh hưởng ngược chiều với ROA. Các biến: tỷ lệ nợ/ vốn CSH, tỷ lệ nợ/ tài sản, tỷ lệ nợ ngắn hạn/tài sản (các biến thuộc nhân tố cấu trúc vốn); tổng doanh thu (thuộc nhân tố tổng doanh thu); tổng tài sản (thuộc biến tổng tài sản) không ảnh hưởng đến ROA. Nghiên cứu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty vận tải niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 của Nguyễn Thị Hương Mai (2014) cũng sử dụng ROA làm thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty. Dựa trên số liệu từ các báo cáo tài chính của 15 công ty kinh doanh dịch vụ vận tải đã niêm yết trên sàn HOSE hoặc HNX trong đó 04 công ty đại diện cho nhóm DN vận tải đường bộ, 05 công ty đại diện cho nhóm DN vận tải thủy và 06 công ty đại diện cho nhóm DN đặc thù (kinh doanh nhiều loại hình vận tải). Kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy cho thấy: tỷ suất TSCĐ và tỷ suất nợ có tác động ngược chiều với ROA còn tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp có tác động cùng chiều với ROA. Nghiên cứu của Hà Minh Tâm và các cộng sự (2021) về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2019 cũng sử dụng thước đo khả năng sinh lời 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan