Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe máy điện vinfast của người dân trên địa b...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe máy điện vinfast của người dân trên địa bàn thành phố hồ chí minh

.PDF
79
1
89

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ ________________________ NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XE MÁY ĐIỆN VINFAST CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ ________________________ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH HỌC: QUẢN TRỊ KINH DOANH TÊN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XE MÁY ĐIỆN VINFAST CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GV HƯỚNG DẪN: NGUYỄN QUỐC PHONG SV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG LỚP: CLCQTKD43 MÃ SỐ SINH VIÊN: 1853401010133 TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy Nguyễn Quốc Phong Người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt khoảng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Không chỉ giải đáp thắc mắc và góp ý các vấn đề liên quan đến khóa luận giúp đề tài của em có thể hoàn thành một cách trọn vẹn, Thầy còn chỉ dạy em rất nhiều bài học quý giá về kỹ năng mềm không chỉ hỗ trợ trong học tập mà còn giúp ích trong cuộc sống và điều đó giúp em dần trưởng thành hơn. Để có được nguồn kiến thức từ cơ bản đến chuyên ngành nhằm phục vụ cho việc thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp, em cũng không thể không dành lời cảm ơn và sự biết ơn đến thầy cô Khoa Quản trị - những “Người đưa đò” luôn tận tâm và tận tình chỉ dạy cùng hỗ trợ chúng em vô điều kiện. Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô, các đồng chí cán bộ Đoàn Hội và những người bạn tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng hành và hỗ trợ em trong suốt 4 năm đại học qua. Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn từ tận đáy lòng đến ba mẹ những Người đã, đang và mãi luôn đồng hành, tin tưởng và hỗ trợ con vô điều kiện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần trong suốt mọi hành trình mà con lựa chọn. Đây là lần đầu tiên em thực hiện nghiên cứu khoa học cùng lượng kiến thức còn hạn chế của mình nên ít nhiều sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì điều đó, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để em được hoàn thiện hơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 6 năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương i CÁC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt THPT Trung học phổ thông XMĐ Xe máy điện NC Nghiên cứu TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index -) AQI WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới EPI The Environmental Performance Index Chỉ số hiệu quả môi trường TRA Theory of Reasoned Action Lý thuyết về hành vi hợp lý TPB Theory of planned behavior Lý thuyết hành vi có kế hoạch EFA Exploratory Factor Analysis KMO Kaiser - Meyer - Olkin Sig. Phân tích nhân tố khám phá Significance Level SPSS Statistical Package for the Social Sciences VIF Variance Inflation Factor ii Gói thống kê cho các ngành khoa học xã hội DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng hợp các phương pháp trong phân tích định lượng ..........................21 Bảng 2.2. Thang đo nghiên cứu chính thức ..............................................................25 Bảng 2.3. Đặc điểm các biến nhân khẩu học ............................................................26 Bảng 2.4. Hệ số đánh giá thang đo của nghiên cứu ..................................................29 Bảng 2.5. Kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập ..........................................30 Bảng 2.6. Ma trận các nhân tố trong kết quả xoay nhân tố EFA ..............................31 Bảng 2.7. Kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc ......................................31 Bảng 2.8. Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc ...............................................32 Bảng 2.9. Ma trận nhân tố phụ thuộc ........................................................................32 Bảng 2.10. Bảng phân tích tương quan Spearman ....................................................33 Bảng 2.11. Kết quả hồi quy OLS ..............................................................................34 Bảng 2.12. Bảng Model Summary ............................................................................37 Bảng 2.13. Bảng Coefficients ...................................................................................38 iii DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu “Phát triển xe điện ở Bắc Kinh: Phân tích ý định mua hàng của người tiêu dùng) ...........................................................................................5 Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu “Hành vi tiêu dùng xe máy điện trong xu hướng tiêu dùng xanh của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” ..............................5 Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe máy điện VinFast của người dân trên địa bàn TP.HCM” ...........................................................6 Hình 1.4. Mô hình nghiên cứu “Nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM” ......................................................................................................7 Hình 1.6. Mô hình hành vi có kế hoạch (TPB) .........................................................10 Hình 1.7. Mô hình hành vi người tiêu dùng ..............................................................11 Hình 1.7. Mô hình nghiên cứu “Sử dụng lý thuyết mở rộng về hành vi có kế hoạch (TPB) để dự đoán ý định sử dụng xe điện ở Ấn Độ ” ...............................................12 Hình 1.8. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................17 Hình 2.1. Minh họa thang đo Likert 5 cấp bậc .........................................................20 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................................39 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ giới tính của đáp viên ..................................................................27 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ độ tuổi của đáp viên ....................................................................27 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ trình độ học vấn của đáp viên .....................................................28 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ thu nhập của đáp viên ..................................................................28 Biểu đồ 2.5. Biểu đồ Histogram ................................................................................35 Biểu đồ 2.6. Biểu đồ Normal P-P Plot ......................................................................36 Biểu đồ 2.7. Biểu đồ Scatterplot ...............................................................................37 iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ ii DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... iii DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ................................................ iv MỤC LỤC ..................................................................................................................v LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3 6. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................4 6.1. Nghiên cứu nước ngoài: ...............................................................................4 6.2. Các nghiên cứu trong nước: .........................................................................5 7. Kết cấu: ..............................................................................................................7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................8 1.1. Các khái niệm .................................................................................................8 1.1.1. Ý định mua ................................................................................................8 1.1.2. Xe máy điện ..............................................................................................8 1.2. Lý thuyết nghiên cứu .....................................................................................9 1.2.1. Lý thuyết về hành vi hợp lý (TRA)...........................................................9 1.2.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) .......................................................9 1.2.3. Mô hình hành vi người tiêu dùng ............................................................11 1.3. Lý thuyết nghiên cứu mở rộng: ..................................................................11 1.4. Các giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................12 1.4.1. Thái độ - Mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm và ý định mua xe máy điện VinFast ......................................................................................................12 1.4.2. Chuẩn chủ quan - Mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan và ý định mua xe máy điện VinFast ..............................................................................................13 v 1.4.3. Nhận thức về môi trường - Mối quan hệ giữa Nhận thức về môi trường và ý định mua xe máy điện VinFast ......................................................................14 1.4.4. Sức khỏe - Mối quan hệ giữa Sức khỏe và ý định mua xe máy điện VinFast ...........................................................................................................................16 1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................18 2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................18 2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp ......................................................................18 2.1.2. Xử lý dữ liệu định tính ............................................................................18 2.1.3. Phỏng vấn nhóm......................................................................................19 2.1.4. Khảo sát sơ bộ .........................................................................................19 2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .........................................................19 2.2.1. Xác định quy mô mẫu .............................................................................19 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu ...........................................................................19 2.2.3. Thiết kế bảng khảo sát ............................................................................20 2.2.4. Phương pháp phân tích định lượng .........................................................20 2.2.5. Thiết kế thang đo.....................................................................................25 2.3. Kết quả nghiên cứu định lượng ..................................................................26 2.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu.............................................................................26 2.3.2. Kiểm định độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha .................................29 2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA............................................................30 2.3.4. Phân tích tương quan Spearman .............................................................33 2.3.5. Kiểm tra vi phạm.....................................................................................35 2.3.6. Kiểm định sự khác biệt: ..........................................................................38 2.3.7. Mô hình nghiên cứu chính thức ..............................................................39 2.4. Đánh giá kết quả...........................................................................................40 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................44 3.1. Giải pháp .......................................................................................................44 3.1.1. Giải pháp đối với yếu tố “Nhận thức về môi trường” .............................45 3.1.2. Giải pháp đối với yếu tố “Chuẩn chủ quan” ...........................................46 3.1.3. Giải pháp đối với yếu tố “Sức khỏe” ......................................................47 3.1.4. Giải pháp đối với yếu tố “Thái độ” .........................................................47 vi 3.2. Kiến nghị .......................................................................................................48 3.2.1. Đối với Chính phủ ...................................................................................48 3.2.2. Đối với người tiêu dùng ..........................................................................48 3.3. Hạn chế đề tài và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ........49 KẾT LUẬN ..............................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51 vii LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong số hai thành phố lớn ở Việt Nam luôn phải đối mặt với tình trạng không khí bị ô nhiễm. Nguyên nhân lớn nhất đến từ khí thải phương tiện giao thông và điều này hoàn toàn hợp lý với con số phương tiện giao thông đã lên tới gần 10 triệu, trong đó có hơn 7,6 triệu xe máy (PGS,TS Hồ Quốc Bằng, 2021)1. Sự ô nhiễm không khí tại TP.HCM đã nhiều lần vượt ngưỡng đáng báo động khi hiện tượng bụi mịn càng xuất hiện nhiều và bụi mịn là nguyên nhân gây ra một loạt căn bệnh, trong đó bao gồm cả ung thư (WHO).2 Nhìn chung, khí thải là một trong những yếu tố chính gây ra sự ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. Không khí bị ô nhiễm không còn là vấn đề quá xa lạ, nhất là đối với Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh bởi lượng phương tiện lưu thông chủ yếu là xe máy. Theo báo cáo từ WHO được Tiến sĩ Nguyễn Thị Yến Liên trích dẫn trong Tọa đàm Biến đổi khí hậu và phát triển giao thông, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lần lượt đứng thứ 214 & 279 trong danh sách 500 Thành phố có nồng độ bụi mịn trung bình năm cao nhất trong giai đoạn 2008 – 20173. Ngoài ra, các chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index - AQI) đo được từ phần mềm Airvisual (Mỹ) nhằm theo dõi tình trạng ô nhiễm không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (CDC) cũng nhận thấy địa bàn TP.HCM hiện ở mức trên 109 - mức cảnh báo có hại cho sức khỏe4. Hiện tượng ô nhiễm bụi mịn xảy ra vào những lần đầu đã khiến nhiều người dân nhầm tưởng thành sương mù thông thường và điều này sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe người tham gia giao thông nếu không mang khẩu trang đạt chuẩn khi tham gia giao thông, đặc biệt vào những giờ cao điểm. Chính vì những nguy hiểm khôn lường không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà sức khỏe con người cũng bị tác động tiêu cực bởi khí thải từ xe máy, các phương 1 https://tuoitre.vn/han-che-xe-ca-nhan-de-giam-khi-thai-20201103094901871.htm 2 https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tim-hieu-bui-min-pm-10-va-pm25-trong-khong-khi-o- nhiem/?link_type=related_posts 3 https://kinhtedothi.vn/khi-thai-phuong-tien-la-thu-pham-chinh-gay-o-nhiem-moi-truong.html 4 https://www.htv.com.vn/canh-bao-bui-min-tai-tphcm-dang-o-muc-cao 1 tiện xanh dần được người tiêu dùng lựa chọn để thay thế cho xe xăng thông thường. Cùng với sự ra đời mẫu xe máy điện đầu tiên vào cuối năm 2018, VinFast như đã đặt lại nền móng vững chắc cho thị trường xe điện Việt. Điều đó không chỉ thu hút nhiều người tiêu dùng trong nước thay đổi thói quen bỏ hẳn xe xăng để chuyển sang dùng xe điện mà còn trở thành thị trường phát triển xe điện tiềm nănng trong mắt các hãng xe nước ngoài. Dù các vấn đề về xe điện luôn là một trong những chủ đề thu hút trên các trang mạng xã hội hay các diễn đàn thảo luận tại Việt Nam nhưng theo số liệu cho thấy, lượng xe máy điện bán ra tăng 30 – 35% so với năm trước (Bộ Công Thương, 2020) 5 và nhiều người tiêu dùng chần chừ bởi những mối lo ngại về dung lượng pin không phù hợp với quãng đường dài, vận tốc chậm, quãng đường ngắn cùng vấn đề về trạm sạc pin. Tuy nhiên, với sự nắm bắt tâm lý tốc độ và luôn đi trước một bước của mình, 5 mẫu xe máy điện mới ra mắt vào tháng 5 gần đây của VinFast không chỉ khắc phục những hạn chế của mẫu xe cũ mà còn đầu tư thứ vũ khí giúp xe có thể di chuyển lên đến 200km – công nghệ pin LFP – dòng pin ưu thế tuổi thọ và có sự ổn định hơn pin Lithium-ion. Hơn nữa, chiến lược VinFast hợp tác cùng Petrolimex lắp các trạm sạc điện tại những cây xăng này lại càng tạo động lực để người tiêu dùng đưa ra quyết định mua bởi dung lượng pin luôn là mối quan ngại khiến người tiêu dùng chần chừ trong việc mua xe máy điện. Tuy nhiên, cùng với sự cố gắng trong công cuộc hướng đến xu hướng dịch chuyển sang phương tiện xanh của VinFast thì dường như, xe máy điện chỉ thật sự trở thành sự lựa chọn phù hợp với nhiều người khi giá xăng quá cao6. Và điều này đặt ra câu hỏi, liệu nhận thức và ý thức về thực trạng của môi trường có thật sự đang được quan tâm hay nhận thức về phương tiện xanh vẫn không chống nổi sự mong đợi về lợi ích mà sản phẩm mang đến cho mình (Ottman, 2008). Không chỉ người tiêu dùng mà đa số các nghiên cứu đều căn cứ vào những yếu tố bên ngoài để làm căn cứ giúp doanh nghiệp dự đoán xu hướng tiêu dùng nhằm mang lại lợi ích thiết thực chứ không đặc biệt chú trọng đến những yếu tố tâm lý (Wu và cộng sự, 2014) có khả năng tạo sự vững chắc trong ý định. Chính vì những điểm bất cập đó, 5 https://vinfastauto.com/vn_vi/nhu-cau-thi-truong-xe-dien-va-xu-huong-phat-trien-tai-cac-quoc-gia 6 https://vietnamnet.vn/tphcm-xang-tang-gia-lien-tuc-xe-may-dien-gap-thoi-823063.html 2 tác giả đã quyết định chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe máy điện VinFast của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung: Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe máy điện VinFast trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.  Mục tiêu cụ thể:  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe máy điện VinFast của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.  Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe máy điện VinFast của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.  Kiểm định sự khác biệt để so sánh mối quan hệ giữa các nhóm đối tượng trong mỗi yếu tố nhân khẩu học so với ý định mua xe máy điện VinFast.  Đánh giá và đưa ra giải pháp, kiến nghị cho VinFast và Chính phủ không chỉ hướng đến mục tiêu chung của nghiên cứu mà còn hướng đến những giải pháp thay thế khác có thể giúp bảo vệ môi trường. 3. Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe máy điện VinFast trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.  Đối tượng khảo sát: Cá nhân thỏa mãn 2 đặc điểm sau:  Đang có ý định hoặc đã mua xe máy điện VinFast.  Hiện đang cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phạm vi nghiên cứu  Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.  Thời gian thu thập: Dữ liệu được thu thập trong thời gian cụ thể như sau  Dữ liệu sơ cấp: Từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 5 năm 2022.  Dữ liệu thứ cấp: Trong giai đoạn từ 2018 - 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu định tính được áp dụng để khám phá, sàng lọc dữ liệu từ những công trình liên quan để hiệu chỉnh thang đo mô hình nghiên cứu đề xuất. Nghiên cứu định tính gồm 2 bước: 3  Nghiên cứu, thu thập cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu có liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết.  Tiến hành thảo luận nhóm cùng 5 cá nhân có ý định mua xe máy điện VinFast và 1 chuyên gia trong lĩnh vực xe điện để thu thập ý kiến đóng góp về thang đo sơ bộ được xây dựng từ dữ liệu định tính trước đó nhằm khám phá thêm các thành phần mới phục vụ cho quá trình hiệu chỉnh giúp thang đo hợp lý hơn về mặt nội dung và từ ngữ. Tác giả dựa trên kết quả nghiên cứu định tính để đưa ra thang đo thu thập dữ liệu định lượng.  Nghiên cứu định lượng được sử dụng với mục đích đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe máy điện VinFast của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trước khi bước vào giai đoạn phân tích định lượng thì dữ liệu định lượng sẽ được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát chính thức với 2 phần: phần thông tin cá nhân với những câu hỏi được lượng hóa bằng thang đo định danh và phần nội dung chính với yêu đầu đánh giá trong thang điểm từ 1 đến 5 tương đương từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” trong thang đo gồm 15 câu hỏi đóng liên quan đến vấn đề tác giả nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu phán đoán gồm 140 mẫu thỏa mãn 2 điều kiện về đối tượng khảo sát và thu được 136 mẫu sau quá trình lọc những mẫu không có giá trị. Dữ liệu định lượng thu thập từ khảo sát chính thức được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 gồm các bước kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), Phân tích tương quan Pearson, chạy mô hình hồi quy tuyến tính đa bội và kiểm định vi phạm các giả định hồi quy, kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng thuộc biến định danh với ý định mua xe máy điện VinFast. 6. Tổng quan nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu nước ngoài: (1) Theo (Huang và Ge, 2019), các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe điện gồm Thái độ, Kiểm soát hành vi nhận thức, Trạng thái nhận thức, Cảm nhận về sản phẩm và các biện pháp chính sách khuyến khích tiền tệ có tác động tích cực đáng kể đến ý định mua xe điện ở Bắc Kinh. 4 Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu “Phát triển xe điện ở Bắc Kinh: Phân tích ý định mua hàng của người tiêu dùng) (Nguồn: Huang và Ge, 2019) 6.2. Các nghiên cứu trong nước: (1) Kết quả nghiên cứu của (Hùng & Hương, 2021) cho thấy 6 tác động đến hành vi tiêu dùng xe máy điện trong xu hướng tiêu dùng xanh của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), bao gồm: (1) Nhận thức về môi trường; (2) Hiệu quả giảm ô nhiễm, (3) Chất lượng cảm nhận; (4) Mức độ quan tâm đến chi phí; (5) Ảnh hưởng của truyền thông và (6) Mức độ kiểm soát hành vi. Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu “Hành vi tiêu dùng xe máy điện trong xu hướng tiêu dùng xanh của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” (Nguồn: Cường & Hương, 2021) 5 (2) Nghiên cứu bằng phương pháp lấy mẫu phi xác suất với 153 người tham gia khảo sát đang cư ngụ tại TP.HCM và kiểm định thang đo, phân tích định lượng trên SPSS. Kết quả nghiên cứu của (Thảo & Linh, 2021) cho thấy có 6 yếu tố tác động đến ý định mua xe máy điện Vinfast của người dân trên địa bàn TP.HCM, bao gồm: Nhận thức về môi trường, Thái độ, Nhận thức kiểm soát hành vi, Sự hấp dẫn của phương tiện khác, Chuẩn chủ quan và Chính sách khuyến mãi. Trong đó biến Thái độ tác động mạnh nhất. Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe máy điện VinFast của người dân trên địa bàn TP.HCM” (Nguồn: Thảo & Linh, 2021) (3) Với nghiên cứu của Khải và Anh (2016), 5 yếu tố tác động đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM gồm Sự quan tâm đến các vấn đề môi trường, Nhận thức các vấn đề môi trường, Lòng vị tha, Ảnh hưởng xã hội và Cm nhận tính hiệu quả đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM. 6 Hình 1.4. Mô hình nghiên cứu “Nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM” (Nguồn: Khải & Anh, 2016) 7. Kết cấu: Khóa luận được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng về vấn đề nghiên cứu Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị. 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Ý định mua Ý định hành vi được hiểu là một kế hoạch hoặc khả năng mà một người nào đó nghĩ sẽ hành xử theo một cách đặc biệt trong tình huống cụ thể nào đó hoặc sẵn lòng nỗ lực để thực hiện một hành vi nào đó (Fishbein & Ajzen, 1975) và được xem là một hành động của con người bị ảnh hưởng bởi sự tác động của nhân tố niềm tin vào hành vi (thái độ), niềm tin vào chuẩn mực (chuẩn chủ quan) và niềm tin vào sự kiểm soát (nhận thức kiểm soát hành vi) (Ajzen, 1991). Khi các niềm tin này càng mạnh thì ý định hành động của con người càng lớn. Ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong trương lai (Blackwell và cộng sự, 2001) và là một chỉ dẫn tốt cho hành vi mua của khách hàng (Venkatesh và cộng sự, 2003). Một vài kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi con người có cảm giác lớn hơn về nghĩa vụ đạo đức và sự hối tiếc khi dự đoán về một hành vi không thực hiện sẽ góp phần làm tăng khả năng thực hiện hành vi đó (Sheeran & Webb, 2016). Có thể nói, nếu những ý định hành vi, cụ thể là ý định mua có khả năng dẫn đến hành vi mua cao hơn nếu ý định có mục đích hướng đến tập thể, được xuất phát từ nghĩa vụ đạo đức và bản thân sẽ thấy hối tiếc nếu không thực hiện hành vi đó. Nhưng đôi khi, ý định sẽ được dựa trên cảm giác về việc thực hiện hành vi (thái độ tình cảm) hơn là suy nghĩ về hậu quả có thể xảy ra của hành động (thái độ nhận thức). Và có nhiều ý định sẽ thể hiện sự mâu thuẫn giữa những gì họ muốn làm và điều họ thấy nên làm (Milkman và cộng sự, 2012). 1.1.2. Xe máy điện Sau khi sử dụng phần nghĩa được Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT 7giải thích về “xe gắn máy” nhằm làm rõ hơn cho khái niệm “xe máy điện” ở Nghị Định 46/2016/NĐ 8- CP hơn thì ta có thể định nghĩa rằng: xe máy 7 https://luatvietnam.vn/giao-thong/quy-chuan-viet-nam-qcvn-41-2016-bgtvt-bo-giao-thong-van-tai-163135- d3.html 8 https://vbpl.vn/bogiaothong/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?dvid=315&ItemID=105829 8 điện là một loại xe gắn máy, sử dụng động cơ điện kèm điều kiện về công suất ở mức tối đa 4 kW và vận tốc thiết kế tối đa 50 km/h. 1.2. Lý thuyết nghiên cứu 1.2.1. Lý thuyết về hành vi hợp lý (TRA) Fishbein (1967) đã nghiên cứu ra Lý thuyết về hành vi hợp lý (TRA) và cùng Ajzen sửa đổi, mở rộng vào năm 1975. Lý thuyết tập trung vào ý định của một người không bị ảnh hưởng bởi bất cứ tác nhân nào nên có thể dùng mối tương quan giữa các yếu tố niềm tin, thái độ, ý định và hành vi để dự đoán những gì mà một người nào đó có thể làm hay không làm. 1.2.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) Vì nhiều tranh cãi cho rằng, TRA không thích hợp với thực tế vốn luôn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xung quanh nên Ajzen (1991) đã cho ra đời Lý thuyết hành vi có kế hoạch như một phiên bản mở rộng dựa trên cơ sở TRA với giả định về một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các ý định để thực hiện hành vi đó. Điểm mới của nghiên cứu này chính là sự bổ sung của yếu tố “Nhận thức hành vi kiểm soát” và đây cũng là yếu tố có thể tác động gián tiếp đến . Trong lý thuyết này, ý định có thể bị tác động bởi 3 yếu tố sau: (1) Thái độ: Đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của một cá nhân đối với kết quả nhận được từ việc thực hiện một hành vi nào đó. (2) Chuẩn chủ quan: Ảnh hưởng từ áp lực của xã hội, từ người thân quen, những người có khả năng tác động đến việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi nào đó. (3) Nhận thức kiểm soát hành vi: Cảm nhận mức độ dễ dàng hoặc khó khăn của cá nhân đối với việc thực hiện hành vi nào đó. 9 Thái độ Chuẩn chủ quan Ý định hành vi Thực hiện hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi Hình 1.5. Mô hình hành vi có kế hoạch (TPB) (Nguồn: Ajzen, 1991) Theo tổng hợp của (Shalender & Sharma, 2020) về một số nghiên cứu đã sử dụng mô hình TPB để khám phá về những hành vi có trách nhiệm với môi trường của người mua như một bằng chứng khẳng định - TPB khá hiệu quả trong việc dự đoán các hành vi có ý thức về môi trường hoặc các ý định hành vi như “Nayum và Klockner (2014) đã sử dụng mô hình TPB để thiết lập mối quan hệ giữa lòng trung thành với thương hiệu, quy mô hộ gia đình và thu nhập với việc mua xe điện; Lia và cộng sự. (2015) kết nối mối quan tâm về môi trường với việc mua xe điện sử dụng mô hình TPB,…Liu et al. (2018) đã thực hiện nghiên cứu để đánh giá hành vi xanh của người tiêu dùng sử dụng TPB, trong khi Li et al. (2018) đã sử dụng TPB để tìm hiểu hành vi đằng sau việc giảm thiểu chất thải xây dựng ở Trung Quốc” – (Theo Shalender & Sharma, 2020). 10 1.2.3. Mô hình hành vi người tiêu dùng “Hộp đen” ý thức Các nhân tố kích thích của người mua Marketing Môi trường Đặc điểm Quá trình ra người mua quyết định mua Các phản ứng đáp lại của người mua ▪ Nhận thức vấn đề  ▪ Sản phẩm ▪ Kinh tế ▪ Văn hóa ▪ Lựa chọn sản phẩm  ▪ Lựa chọn nhãn hiệu ▪ Tìm kiếm thông ▪ Giá cả ▪ Công nghệ ▪ Xã hội ▪ Vị trí ▪ Pháp luật ▪ Cá nhân ▪ Chiêu thị ▪ Văn hóa ▪ Tâm lý tin ▪ Đánh giá ▪ Quyết định ▪ Hành vi mua ▪ Lựa chọn nơi mua ▪ Định thời gian mua ▪ Số lượng mua, tần suất mua. Hình 1.6. Mô hình hành vi người tiêu dùng (Nguồn: Philip Kotler, 2007) Tuy mô hình về hành vi mua của Kotler không đề cập cụ thể “ý định mua” trong quá trình ra quyết định mua nhưng khi xét tổng thể thì tác giả nhận thấy “ý định mua” vẫn thuộc nhóm “quá trình ra quyết định mua” bởi khi cá nhân có nhận thức về sự cần thiết về dịch vụ hoặc sản phẩm nào đó đủ lớn thì thường sẽ có xu hướng tự tìm kiếm thông tin và trong quá suy xét đánh giá có thể hình thành nên ý định mua để đưa ra quyết định tiến đến hành vi mua. Vì thế, các nhân tố kích thích thuộc 2 nhóm marketing và môi trường cũng ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng. Đó cũng là căn cứ để tác giả đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe máy điện VinFast, đồng thời cũng là cơ sở tham khảo cho quá trình đưa ra giải pháp và đề xuất theo mục tiêu mà nghiên cứu hướng tới. 1.3. Lý thuyết nghiên cứu mở rộng: Nghiên cứu sử dụng mô hình TPB mở rộng để thảo luận về các tác động ảnh hưởng đến việc áp dụng xe điện ở Ấn Độ. Trải qua quá trình dự đoán ý định chấp nhận của 326 khách hàng đối với việc mua xe điện, qua đó (Shalender & Sharma, 2020) cho thấy thái độ (attitude), chuẩn chủ quan (subjective norm), kiểm soát hành vi nhận thức (Perceived behavioral control), chuẩn mực đạo đức (moral norm) và mối quan tâm đến môi trường (environment concern) có mối quan hệ tích cực với ý định 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan