Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các vấn đề pháp lý của phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (l c) – lưu ý dà...

Tài liệu Các vấn đề pháp lý của phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (l c) – lưu ý dành cho doanh nghiệp việt nam

.PDF
108
1
80

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ TRẦN NGUYỄN SƠN GIANG MSSV: 1853801090017 CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG (L/C) – LƯU Ý DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Niên khóa: 2018 - 2022 Người hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Hiền TP.Hồ Chí Minh – Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của bản thân, dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Phạm Thị Hiền. Các thông tin, dữ liệu được đề cập trong khóa luận là trung thực và chính xác. Những thông tin, quan điểm mang tính chất tham khảo từ tác giả khác đã được trích dẫn đầy đủ, liệt kê cụ thể tại Danh mục tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 6 năm 2022 Tác giả khóa luận Trần Nguyễn Sơn Giang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt UCP UCC Tiếng Anh Tiếng Việt The Uniform Customs and Quy tắc và Thực hành thống Practice for Documentary Credits nhất Tín dụng chứng từ Uniform Commercial Code Bộ luật Thương mại thống nhất L/C Letter of credit Thư tín dụng NXK Exporter Người xuất khẩu NNK Importer Người nhập khẩu ISBP International Standard Banking Tiêu chuẩn thực hành Ngân Practice for the Examination of hàng Quốc tế Documents Under Documentary Credits eUCP The Supplement to the Uniform Bản Phụ trương Quy tắc và Customs and Practice for Thực hành thống nhất Tín Documentary Credits for dụng chứng từ Electronic Presentation B/L Bill of lading Vận đơn đường biển MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG (L/C) VÀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA L/C VỚI HỢP ĐỒNG .................7 1.1. Khái quát về phương thức thanh toán bằng thư tín dụng .........................7 1.1.1. Khái niệm về thư tín dụng .........................................................................7 1.1.2. Nguồn luật điều chỉnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ..........8 1.1.3. Nội dung cơ bản của thư tín dụng ...........................................................11 1.1.4. Phân loại thư tín dụng.............................................................................14 1.2. Quy trình thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ ..................................16 1.2.1. Các bên trong thanh toán tín dụng chứng từ ..........................................16 1.2.2. Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng trong giao dịch thương mại quốc tế ........................................................................................................................17 1.3. Tính độc lập của thư tín dụng đối với hợp đồng .......................................18 1.3.1. Tính độc lập của thư tín dụng .................................................................18 1.3.2. Hệ quả của việc áp dụng nguyên tắc độc lập .........................................20 1.3.3. Ngoại lệ ‘‘gian lận’’ liên quan đến tính độc lập của thư tín dụng .........21 1.3.4. Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến tính độc lập của thư tín dụng và việc áp dụng ngoại lệ ..........................................................................22 1.4. Lưu ý dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi lựa chọn thanh toán bằng thư tín dụng ................................................................................................31 CHƯƠNG II: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG GIAI ĐOẠN XUẤT TRÌNH, KIỂM TRA CHỨNG TỪ VÀ LƯU Ý DÀNH CHO DOANH NGHIỆP ...........35 2.1. Các yêu cầu pháp lý trong giai đoạn xuất trình và kiểm tra chứng từ ...35 2.1.1. Nguyên tắc “tuân thủ nghiêm ngặt’’ của phương thức thanh toán bằng thư tín dụng .......................................................................................................35 2.1.2. Yêu cầu của UCP 600 khi xuất trình và kiểm tra chứng từ ....................37 2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến xuất trình và kiểm tra thư tín dụng.................................................................................................................42 2.2.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến xuất trình và kiểm tra L/C tại Việt Nam.......................................................................................................42 2.2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến xuất trình và kiểm tra L/C tại Hoa Kỳ .........................................................................................................47 2.2.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến xuất trình và kiểm tra L/C tại Vương quốc Anh...........................................................................................51 2.3. Các lưu ý dành cho doanh nghiệp liên quan đến việc xuất trình và kiểm tra thư tín dụng ...................................................................................................54 CHƯƠNG III: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ............58 3.1. Trách nhiệm của nhà xuất khẩu – nhà nhập khẩu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ............................................................................58 3.1.1. Trách nhiệm của nhà xuất khẩu – nhà nhập khẩu khi lựa chọn thanh toán bằng tín dụng thư ..............................................................................................58 3.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của nhà xuất khẩu – nhà nhập khẩu khi thanh toán tín dụng chứng từ .................................62 3.1.3. Lưu ý dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam để đảm bảo trách nhiệm trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ..................................66 3.2. Trách nhiệm của ngân hàng trong phương thức thanh toán bằng thư chứng từ ...............................................................................................................67 3.2.1. Trách nhiệm pháp lý của ngân hàng trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng .......................................................................................................67 3.2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của ngân hàng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .............................................69 3.2.3. Lưu ý dành cho các ngân hàng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.............................................................................................................73 KẾT LUẬN ..............................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của thương mại quốc tế, thể hiện qua tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ngày một lớn, đạt 668,54 tỷ USD vào năm 2021 (tăng 22,6% so với năm 2020)1. Thực tế này đã kéo theo nhu cầu đa dạng hóa các hình thức thanh toán quốc tế, để việc mua bán hàng hóa xuyên biên giới của doanh nghiệp được diễn ra tiện lợi và an toàn hơn. Một trong những hình thức thanh toán phổ biến nhất mà họ lựa chọn là phương thức thanh toán bằng L/C – với sự cam kết thanh toán của ngân hàng – được đánh giá là an toàn nhất khi cân bằng lợi ích giữa người bán và người mua, giúp họ yên tâm thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, thực tiễn thanh toán quốc tế tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã chứng minh rằng, sử dụng L/C không phải lúc nào cũng là một biện pháp “toàn thắng”. Theo Thống kê của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, từ năm 2013-2016, đã có khoảng 22 nghìn vụ lừa đảo diễn ra ở 79 quốc gia liên quan đến thanh toán quốc tế, gây thiệt hại trên 3 tỷ USD2. Trong đó, không ít vụ xuất phát từ việc kẻ gian trục lợi từ lỗ hổng của quy trình thanh toán bằng L/C, gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu – mà doanh nghiệp Việt Nam không phải là ngoại lệ. Khi thiếu kiến thức, kinh nghiệm cũng như làm việc khinh suất, chủ quan, doanh nghiệp nước ta sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng, rủi ro pháp lý, rủi ro về hàng hóa, v.v… bất chấp việc sử dụng một phương thức thanh toán quốc tế có độ an toàn cao như L/C. Trước sự gia tăng và phức tạp hóa của các hành vi lừa đảo trong thanh toán quốc tế, tác giả đã lựa chọn thực hiện khóa luận với đề tài: “Các vấn đề pháp lý của phương thức thanh toán bằng L/C – Lưu ý dành cho doanh nghiệp Việt Nam”, 1 Tổng cục thống kê, “Vượt qua khó khăn, xuất, nhập khẩu năm 2021 về đích ngoạn mục”, Tổng cục thống kê, ngày 17/01/2022, xem tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/01/vuot-qua-kho-khanxuat-nhap-khau-nam-2021-ve-dich-ngoan-muc/ (truy cập ngày 24/06/2022). 2 Phạm Thị Thanh Lê, “Thanh toán thương mại quốc tế - Bài học từ những rủi ro”, Tạp chí Con số sự kiện, ngày 10/05/2022, xem tại: https://consosukien.vn/thanh-toan-thuong-mai-quoc-te-bai-hoc-tu-nhung-ruiro.htm (truy cập ngày 24/06/2022). 2 nhằm tìm ra bản chất và những rủi ro tìm ẩn đằng sau phương thức thanh toán này. Thông qua đó, khóa luận sẽ trang bị kiến thức cũng như đưa ra những giải pháp khả thi, giúp doanh nghiệp phòng ngừa và xử lí hiệu quả rủi ro phát sinh khi lựa chọn tham gia vào giao dịch L/C. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài Trên thế giới đã có một số bài nghiên cứu của các học giả về rủi ro pháp lý của phương thức thanh toán bằng L/C dưới sự điều chỉnh của UCP 600, điển hình là: Yanan Zhang, “Documentary Letter of Credit Fraud Risk Management”, Journal of Financial Crime, 2012, Vol.19 No.4, p. 343 – 354. Bài viết đề cập sơ lược đến rủi ro xuất phát từ hành vi gian lận trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C; đồng thời đưa ra những giải pháp cơ bản nhất cho NNK – NXK – Ngân hàng để phòng ngừa thiệt hại, dựa trên quy định của UCP 600. Hamed Alavi, “Risk Analysis In Documentary Letter Of Credit Operation”, Financial Law Review, 2016, No.1(4)/2016, p. 28 – 44. Tác giả đã nghiên cứu về nguyên tắc “tuân thủ nghiêm ngặt” và nguyên tắc độc lập của phương thức thanh toán bằng L/C dưới sự điều chỉnh của UCP 600; liên hệ với ngoại lệ “gian lận” để phân tích những rủi ro mà bên mua – bên bán – ngân hàng có thể gặp phải khi các bên tham gia vào phương thức thanh toán quốc tế này. Tuy nhiên, bài viết không đề cập đến giải pháp đối với các rủi ro được tìm thấy. Yunus Emre Ay, “Legal Aspect of Documentary Letter of Credit Fraud in International Commerce Section I: Human Rights and European Union”, LawTeises Apzvalga Law Review, 2021, No.1 (23), p. 130 – 143. Bài viết nghiên cứu việc ứng dụng nguyên tắc “tuân thủ nghiêm ngặt” trong việc xử lý tranh chấp về L/C tại các quốc gia Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Thổ Nhĩ Kỳ. Song, tác giả chỉ dừng lại ở việc kết luận các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trên thực tế khi gặp phải hành vi “gian lận”trong thanh toán quốc tế bằng L/C, mà không đưa ra giải pháp tương ứng. 2.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước 3 Với cơ sở pháp lý là UCP 600, các tác giả trong nước đã có các nghiên cứu liên quan đến phương thức thanh toán bằng L/C. Sau đây là một số công trình tương ứng được thực hiện tại Trường Đại học TP. HCM: Nguyễn Thu Hương, “Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP. HCM, 2013. Khóa luận đã khái quát được những thông tin cơ bản nhất về phương thức thanh toán bằng L/C, đặc biệt là vấn đề áp dụng phát luật dựa trên quy định của UCP 600 – bản quy tắc mới nhất đang được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, đề tài được khai thác chủ yếu ở góc độ lý luận, chưa làm nổi bật được thực tiễn xử lý tranh chấp cũng như chưa rút ra kinh nghiệm cụ thể cho các bên trong phương thức thanh toán này. Nguyễn Thị Kim Yến, “Thực tiễn phát sinh tranh chấp từ hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng – kinh nghiệm cho nhà xuất nhập khẩu Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2014. Phạm vi đề tài nghiên cứu về các tranh chấp thực tiễn liên quan đến phương thức thanh toán bằng L/C tại Việt Nam, qua 3 giai đoạn ký kết hợp đồng cơ sở, giao hàng và thanh toán. Từ đó, phân tích nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm cho nhà xuất nhập khẩu Việt Nam. Huỳnh Thị Điều, “Quy trình kiểm tra trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ - nhìn từ thực tiễn tranh chấp”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2015. Nghiên cứu đề cập đến vấn đề pháp lý trong việc kiểm tra sự phù hợp của L/C so với hợp đồng; dẫn chiếu đến một số vụ tranh chấp thực tế và rút ra nguyên nhân. Hạn chế của đề tài nằm ở việc đề xuất giải pháp hoàn thiện khá chung chung, không hướng đến từng đối tượng cụ thể. Nhận thấy hoạt động thương mại quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng có những biến đổi không ngừng, cũng như các đề tài nghiên cứu trước đây bộc lộ một số hạn chế nhất định; tác giả mong muốn trong dung lượng cho phép, thiết kế khóa luận đề cập đến các vấn đề pháp lý trọng yếu của L/C, đảm bảo đầy đủ yếu tố về lý luận, thực tiễn lẫn tính liên hệ quốc tế. Từ đó, đưa ra những giải pháp cụ thể và có khả năng áp dụng cao cho doanh nghiệp Việt Nam để phòng ngừa, xử lý rủi ro khi 4 là một bên trong phương thức thanh toán bằng L/C. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu, khóa luận tập trung nghiên cứu đối tượng là các vấn đề pháp lý của phương thức thanh toán bằng L/C, bao gồm: tính độc lập của L/C so với hợp đồng, yêu cầu về “tuân thủ nghiêm ngặt” trong giai đoạn xuất trình - kiểm tra chứng từ và trách nhiệm của các bên trong quy trình thanh toán này. Về phạm vi nghiên cứu, khóa luận tập trung phân tích các vấn đề pháp lý đã nêu dưới sự điều chỉnh của thông lệ, tập quán quốc tế như UCP, ISBP. Đồng thời, khóa luận cũng khai thác thực tiễn áp dụng UCP, ISBP vào việc giải quyết tranh chấp liên quan đến từng vấn đề pháp lý tương ứng tại Việt Nam, cũng như một số quốc gia khác đại diện cho hệ thống thông luật (Vương quốc Anh, Hoa Kỳ) và dân luật (Pháp). Các quy định pháp luật có liên quan tại 4 quốc gia nêu trên cũng được đề cập, phân tích khi cần thiết, nhằm bổ trợ việc nghiên cứu đối tượng mà khóa luận hướng đến. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu cốt lõi của khóa luận là làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý cơ bản của phương thức thanh toán bằng L/C, dưới sự điều chỉnh của thông lệ quốc tế và pháp luật một số quốc gia. Từ đó, khóa luận rút ra rủi ro mà các bên có thể gặp phải, đồng thời đưa ra lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm ngăn ngừa, xử lý rủi ro khi lựa chọn, tham gia vào phương thức thanh toán quốc tế này. Để đạt được mục đích trên, khóa luận sẽ có các nhiệm vụ sau: - Khái quát những kiến thức cơ bản về L/C, nghiên cứu các vấn đề lí luận về nguyên tắc độc lập, nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt và trách nhiệm của các bên trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. - Phân tích các quy định của UCP, ISBP và một số quốc gia về những vấn đề lí luận đã đề cập; từ đó đánh giá rủi ro đối với các bên trong phương thức thanh toán L/C trên lý thuyết. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp tương ứng trong phương thức thanh toán bằng L/C tại Việt Nam và một số quốc gia; trên cơ sở 5 đó đưa ra giải pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận bao gồm: Phương pháp diễn giải để đưa ra các khái niệm và thông tin tổng quát nhất về phương thức thanh toán bằng L/C và vấn đề pháp lý liên quan, đi từ tư duy tổng quát đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể, từ giả thiết, tiền đề đến dẫn chứng và lập luận. Phương pháp phân tích logic dùng để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, các quy định của UCP, ISBP trên cơ sở lý luận chung về những nguyên tắc, vấn đề pháp lý của phương thức thanh toán bằng L/C. Phương pháp so sánh pháp lý được vận dụng để tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt trong quy định pháp luật và quan điểm của Tòa án Việt Nam và các quốc gia khi giải quyết tranh chấp liên quan đến phương thức thanh toán L/C. Khóa luận sử dụng phương pháp này tại phần thực trạng ở tất cả các chương, từ đó đúc kết kinh nghiệm để đưa ra lưu ý hiệu quả, thiết thực cho doanh nghiệp tại phần sau. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp được sử dụng sau khi đã thực hiện các phương pháp khác nhằm tổng hợp, phân tích, phân loại thông tin và kiến thức lý luận lẫn thực tiễn nhằm rút ra kết luận, gợi mở giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng ở mục nội dung cuối cùng của từng chương. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Với mục đích nghiên cứu một cách tổng quát, có hệ thống và cụ thể về những vấn đề pháp lý trong phương thức thanh toán bằng L/C, khóa luận mang lại ý nghĩa về mặt khoa học và ứng dụng như sau: Việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý sẽ chỉ ra những rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải khi tham gia và hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C. Các lưu ý, giải pháp mà khóa luận đưa ra có giá trị tham khảo và áp dụng với doanh nghiệp nhằm ngăn chặn và giải quyết yếu tố rủi này. Đồng thời, khóa luận cũng thể hiện được sự khác biệt trong việc giải quyết tranh chấp về L/C tại các quốc gia trong đó có Việt Nam, để doanh nghiệp ý thức về vấn đề này và ứng xử phù hợp khi tham 6 gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế với đối tác nước ngoài. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của khóa luận cũng gián tiếp chỉ ra điểm bất cập, thiếu sót của pháp luật nước ta khi điều chỉnh phương thức thanh toán quốc tế bằng L/C, từ đó tạo động lực cho Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam. 7. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được thiết kế thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) và tính độc lập của L/C với hợp đồng. Chương 2: Các vấn đề pháp lý trong giai đoạn xuất trình, kiểm tra chứng từ và lưu ý dành cho doanh nghiệp. Chương 3: Các vấn đề pháp lý về trách nhiệm của các bên trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 7 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG (L/C) VÀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA L/C VỚI HỢP ĐỒNG 1.1. Khái quát về phương thức thanh toán bằng thư tín dụng 1.1.1. Khái niệm về thư tín dụng Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, L/C xuất hiện từ rất sớm trong nền văn minh cổ đại (Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp)3, tồn tại qua thời kỳ Trung Cổ tại Châu Âu4 và trở thành một công cụ thanh toán phổ biến trong kinh doanh quốc tế ngày nay. Theo Điều 2 UCP 600, L/C được hiểu là “một thỏa thuận, dù cho được mô tả hay được đặt tên như thế nào, nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về một thanh toán cho một xuất trình phù hợp”. Như vậy, bản chất của L/C là một “cam kết trả tiền” được lập thành văn bản bởi ngân hàng theo yêu cầu của NXK, ghi nhận nghĩa vụ thanh toán khi và chỉ khi NNK (người thụ hưởng L/C) xuất trìnhbộ chứng từ (BCT) phù hợp với những điều khoản mà L/C quy định. Khi các bên trong hợp đồng xuất nhập khẩu lựa chọn phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, L/C đảm bảo chắc chắn rằng NXK - nếu hoàn thành việc giao hàng - sẽ được ngân hàng thanh toán ngay, trả chậm hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát (với điều kiện có BCT hợp lệ). Đây là yếu tố bắt buộc trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, được ghi nhận tại UCP 600 như sau: - Trả ngay khi xuất trình, nếu tín dụng có giá trị thanh toán ngay; - Cam kết trả sau và trả tiền khi đáo hạn, nếu tín dụng có giá trị thanh toán về sau; - Chấp nhận hối phiếu đòi nợ do người thụ hưởng ký phát và trả tiền khi đáo hạn, nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận5. 3 Trimble R.F., “The Law Merchant and the Letter of Credit”, Harvard Law Review, 1948, No. 96, p. 986. Koudriachov.SA, “Documentary Credits in the International Commercial Transaction with Special Focus on Fraud Rule”, Current International Trade Law Journal, 2001, No. 37, p. 37. 5 Điều 2, UCP 600. 4 8 Với sự tồn tại có ràng buộc của L/C, NXK và NNK sẽ yên tâm hơn khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng – thanh toán khi tiến hành mua bán xuyên biên giới (hàng hóa - tiền hàng không được trao đổi cùng một lúc). Nhờ vào ưu điểm này, L/C ngày càng được ưa chuộng trong thanh toán quốc tế, là “giải pháp mang tính cách mạng” giúp các bên khắc phục rủi ro trước xu hướng gia tăng, phức tạp hóa của giao dịch kinh doanh quốc tế. 1.1.2. Nguồn luật điều chỉnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.1.2.1. Nguồn luật điều chỉnh ở góc độ quốc tế Từ thế kỷ XX trở về trước, nguồn luật chủ yếu điều chỉnh phương thức thanh toán bằng L/C là các tập quán thương mại6. Cho đến ngày nay, chúng ta cũng chưa thể tìm thấy một điều ước quốc tế nào chính thức điều chỉnh L/C. Song, để có thể chuẩn hóa thông lệ trong thanh toán tín dụng chứng từ, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã ban hành bộ Quy tắc Thực hành thống nhất Tín dụng Chứng từ, gọi tắt là UCP. Đồng thời, ICC cũng ICC soạn thảo và thông qua Tiêu chuẩn thực hành Ngân hàng Quốc tế (ISBP) nhằm hướng dẫn cho các chủ thể cách thức áp dụng UCP trong thanh toán quốc tế. Trong xu hướng phát triển của hoạt động thanh toán trực tuyến, Bản Phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử (eUCP) cũng được ICC công bố, tạo thuận lợi cho việc xử lý các loại hồ sơ điện tử. a. UCP UCP được phát hành lần đầu vào năm 1933, là “bộ quy tắc tư nhân về thương mại thành công nhất từ trước đến nay”7 khi được áp dụng bởi các hệ thống ngân hàng đến từ hơn 175 quốc gia, điều chỉnh các vấn đề về tín dụng chứng từ trong giao dịch thương mại với tổng giá trị trên 1 tỷ USD8. Sau 06 lần sửa đổi, UCP 600 - phiên bản mới nhất ra mắt vào năm 2007 – đang là “luật mềm” dưới hình thức tập quán thương 6 Charles Clark trong vụ tranh chấp East Girard Sav. Ass’n v. Citizen Nat’l Bank & Trust Co. [1979]. Dẫn từ: Hamed Alavi (2018), Exception to the Principle of Independence in Documentary Letters of Credits, Thesis for the degree of the Doctor of Philosophy in Law, Autonomous University of Barcelona, p. 43. 7 Chữ dùng trong Lời nói đầu của UCP 600. 8 “Global Rules”, ICC, xem tại: https://iccwbo.org/global-issues-trends/banking-finance/global-rules/ (truy cập ngày 18/05/2022) 9 mại quốc tế và thường xuyên được áp dụng khi các bên liên quan thỏa thuận chọn trong hợp đồng9. Mặc dù UCP có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế, các bên trong giao dịch thương mại quốc tế không bị ràng buộc phải áp dụng UCP, bởi lẽ (i) UCP không phải là Điều ước Quốc tế, và (ii) ICC là một tổ chức tư nhân, không phải là cơ quan chính phủ hay tổ chức liên chính phủ (như Liên Hợp Quốc), do đó không thể ban hành các văn kiện pháp lý có giá trị ràng buộc. Nói cách khác, UCP được xem là tập quán thương mại quốc tế, và chỉ được điều chỉnh các giao dịch thanh toán khi các bên thỏa thuận sẽ áp dụng nó trong hợp đồng của họ10. b. eUCP Để phục vụ cho nhu cầu thanh toán và xuất trình chứng từ điện tử, UCP đã ban hành Bản phụ trương eUCP, có hiệu lực chính thức từ ngày 01/04/2002. Bản Diễn giải 1.1 (Version 1.1) là phiên bản mới nhất được ICC công bố vào năm 2007. Nội dung eUCP xoay quanh việc điều chỉnh các chứng từ điện tử, đưa ra định nghĩa, điều kiện xuất trình, kiểm tra, sửa đổi chứng từ điện tử, v.v… Cần phải nhấn mạnh rằng, với vai trò là bản bổ sung (“phụ trương”) cho quy định trong UCP, eUCP có mối quan hệ không thể tách rời với UCP gốc. Nếu có L/C tham chiếu eUCP thì “cũng là tham chiếu UCP mà không cần phải diễn đạt thêm là bộ phận của UCP” 11. Như vậy, khi các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng eUCP trong một L/C, thì L/C này đương nhiên chịu sự điều chỉnh đồng thời của eUCP và UCP. c. ISBP Trước khi ISBP ra đời, có tới 60 - 70% lần xuất trình chứng từ đầu tiên đòi tiền theo L/C bị từ chối thanh toán, vì vậy ICC thấy cần thiết ban hành một tập quán quốc tế để diễn giải và hướng dẫn áp dụng các điều khoản của UCP12. Theo đó, ISBP 9 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hồ Chí Minh, 2020, tr. 367. 10 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (9), tr. 365. 11 Mục b Điều e1 eUCP: “eUCP sẽ được áp dụng như là bản phụ trương của UCP, nếu Thư tín dụng nêu rõ là tham chiếu eUCP”. 12 Đinh Xuân Trình và Đặng Thị Nhàn, “Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý khi sử dụng Tập quán ngân hàng Tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo UCP 600 (ISBN745 ICC 2013)”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, 10 lần đầu được công bố vào 2002, với 185 mục nội dung, nhằm giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy tắc của UCP vào thực tiễn thanh toán bằng L/C, tạo nên một hành lang pháp lý cho các ngân hàng tiến hành kiểm tra chứng từ. Cho đến khi UCP 600 - phiên bản UCP mới nhất xuất hiện, ICC tiếp tục ban hành ISBP 681 vào năm 2007, và sau đó là ISBP 745 vào năm 2013 “nhằm diễn giải và hướng dẫn áp dụng các điều khoản của UCP600, trong phạm vi của các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng hoặc bất cứ các sửa đổi thư tín dụng kèm theo”13, gắn liền và không sửa đổi hay hủy bỏ các điều khoản của UCP600. Trên tinh thần đó, văn bản này đã trở thành nguồn trợ giúp đắc lực cho các ngân hàng, doanh nghiệp, chuyên gia logistics và công ty bảo hiểm trên phạm vi toàn cầu, hạn chế tranh chấp không đáng có phát sinh từ giao dịch thanh toán quốc tế mà UCP điều chỉnh. 1.1.2.2. Nguồn luật điều chỉnh ở góc độ quốc gia Bên cạnh các bộ quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế, pháp luật quốc gia cũng là một trong những nguồn luật điều chỉnh trực tiếp phương thức thanh toán bằng L/C. Tuy nhiên, vì bản chất của giao dịch kinh doanh quốc tế là sự thỏa thuận, tự nguyện giữa các chủ thể, pháp luật quốc gia thường hạn chế điều chỉnh về vấn đề này14; cho phép các bên được tự do lựa chọn luật áp dụng (ghi nhận trong L/C). Một trong các quốc gia sớm ban hành luật điều chỉnh phương thức thanh toán bằng L/C là Hoa Kỳ. Điều 5 Đạo luật Thương mại Thống nhất (UCC) của Hoa Kỳ quy định một cách chi tiết đối với các vấn đề liên quan đến L/C; được tiếp nhận bởi tất cả các Bang của Hoa Kỳ và được áp dụng phổ biến khi giải quyết tranh chấp về L/C, trên cơ sở có sự điều chỉnh để tương thích với điều kiện của từng Bang15. Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một văn bản quy phạm chính thức điều chỉnh các vấn đề về L/C. Tuy nhiên, trong Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt 2014, số 61/2014, tr. 22. Chữ dùng trong Lời nói đầu của UCP 600. 14 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (9), tr. 366. 15 Frank R. H. Mueller, “Letters of Credit with focus on the UCP 600 and the exceptions to the Principle of Autonomy with emphasis on the “Fraud Rule” under the laws of the USA, the UK and the RSA”, Mini Thesis for the degree of L.L.M, University of the Western Cape, 2013, p. 18. 13 11 động thanh toán qua các tổ chức tín dụng thanh toán, khoản 2 Điều 4 đã quy định: “Các bên tham gia hoạt động thanh toán quốc tế có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế nếu tập quán đó không trái pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”16. Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định rằng: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự”. Trên cơ sở đó, thực tiễn xét xử tại Việt Nam đã cho thấy Tòa án công nhận rằng UCP 600 “không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, và cho phép áp dụng nó như một tập quán quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến phương thức thanh toán bằng L/C17. 1.1.3. Nội dung cơ bản của thư tín dụng UCP 600 không quy định một cách cụ thể về các nội dung bên trong một L/C. Tuy nhiên, Điều 6 UCP 600 đã đề cập đến một số thông tin bắt buộc như “Tín dụng phải quy định nó có giá trị thanh toán với ngân hàng nào đó hoặc với bất kỳ ngân hàng nào”; “Một Tín dụng phải quy định hoặc là nó có giá trị trả tiền ngay, trả tiền sau, chấp nhận hoặc là có giá trị chiết khấu thanh toán” và “Tín dụng phải quy định ngày hết hạn xuất trình.” Bên cạnh đó, UCP 600 cũng đưa ra những quy định cụ thể về tiêu chuẩn lập các loại chứng từ mà người thụ hưởng cần đáp ứng. Trên cơ sở đó, NNK có thể thêm vào L/C các nội dung sao cho phù hợp, thống nhất với hợp đồng mua bán đã ký kết với NXK. Sau đây là một số nội dung chính mà mỗi L/C cần phải đáp ứng. 1.1.3.1. Số hiệu, địa điểm và ngày mở thư tín dụng, loại thư tín dụng Về số hiệu, tất cả L/C đều phải có một số hiệu riêng, bao gồm năm nhóm: (1) ký hiệu mã số thị trường; (2) ký hiệu mã số ngân hàng mở L/C; (3) ký hiệu mã số 16 Quy định này tương tự với khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. 17 Đỗ Văn Đại, “Giá trị pháp lý của UCP và tính độc lập của L/C”, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, 2018, số 03(115)/2018, tr. 75. 12 nhân viên; (4) ký hiệu năm mở L/C; (5) ký hiệu và số L/C18. Số hiệu này được ghi trong các chứng từ trong BCT thanh toán của L/C; đồng thời dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C19. Về ngày mở L/C, đây là ngày mà L/C bắt đầu có hiệu lực, ngân hàng phát hành bị ràng buộc về với người thụ hưởng L/C – có hiệu lực; cũng như là căn cứ để NNK xác nhận NXK có thực hiện việc mở L/C đúng hạn như hợp đồng, từ đó tiến hành giao hàng. Về địa điểm mở L/C, đây là nơi ngân hàng phát hành L/C cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, có thể sử dụng để tham chiếu pháp luật điều chỉnh cho L/C đó, ví dụ như L/C không dẫn chiếu luật áp dụng nhưng lại phát sinh tranh chấp20. Về loại L/C, tùy thuộc vào tính chất, nội dung, nhu cầu sử dụng mà các bên có thể thỏa thuận chọn một loại L/C đặc thù, được NNK ghi rõ trong đơn yêu cầu mở L/C. Loại L/C phổ biến nhất hiện nay là L/C không hủy ngang, bên cạnh đó còn có L/C giáp lưng, L/C đối ứng, L/C tuần hoàn, L/C hủy ngang, v.v… 1.1.3.2. Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến thư tín dụng Những người có liên quan đến L/C (phân tích cụ thể trong mục 1.3.1) bao gồm hai nhóm sau: thương nhân và ngân hàng. Trong đó, thương nhân là NNK (người yêu cầu mở L/C) và NXL (người thụ hưởng L/C); phía ngân hàng có ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền (nếu có), ngân hàng xác nhận (nếu có). 1.1.3.3. Số tiền của thư tín dụng Đây là một trong những nội dung quan trọng, được quy định chặt chẽ trong L/C (số tiền vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và phải phù hợp, không được mâu thuẫn với nhau21, tên của đơn vị tiền tệ phải ghi rõ ràng để tránh nhầm lẫn, v.v…). Bên cạnh đó, số tiền nên được ghi dưới dạng giới hạn tối đa của NXK), để 18 Lê Văn Tề, Thanh toán quốc tế (Tái bản lần thứ 6 và có bổ sung sửa chữa), NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 269. 19 Trần Hoàng Ngân, Thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2001, tr. 147. 20 Trường Đại học Ngoại Thương, Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 338. 21 Lê Văn Tề, tlđd (18), tr. 270. 13 tránh gây khó khăn trong việc giao hàng và nhận thanh toán.22 1.1.3.4. Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng Về thời hạn hiệu lực của L/C, thời hạn này được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C, là thời hạn mà ngân hàng cam kết trả tiền cho NXK nếu xuất trình được BCT phù hợp23. Xác định thời hạn hiệu lực hợp lý giúp NNK không bị đọng vốn; NXK không gặp khó khăn khi xuất trình BCT vì thời hạn eo hẹp. Về thời hạn trả tiền, trong hợp đồng các bên sẽ lựa chọn trả tiền ngay hay trả tiền chậm. Thời hạn trả tiền phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu chọn trả ngay; có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nếu chọn trả chậm (nhưng hối phiếu phải được gửi để chấp hận trong thời hạn L/C có hiệu lực). Khi đòi tiền bằng hối phiếu, thời hạn trả tiền được quy định ở yêu cầu ký phát hối phiếu. Về thời hạn giao hàng, tính từ thời điểm L/C có hiệu lực, trong khoảng thời gian này NXK phải giao hàng cho NNK. Thời hạn này được ghi trong L/C và do hợp đồng thương mại quy định24, có thể gia hạn theo thỏa thuận của các bên. Trong một số tường hợp, thời hạn này thay đổi không ảnh hưởng đến thời hạn hiệu lực của L/C. 1.1.3.5. Các nội dung khác Ngoài những nội dung chính nêu trên, L/C còn ghi nhận những nội dung như: nội dung về hàng hóa (tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, bao bì, ký hiệu, v.v…); nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa (điều kiện cơ sở giao hàng như FOB, CIF, CER; nơi gửi, giao hàng, cách vận chuyển, giao hàng từng phần hay toàn phần, v.v…); các chứng từ cần xuất trình (BCT phải phù hợp với quy định của L/C, là cơ sở để ngân hàng tiến hành thanh toán tiền cho NXK sau khi họ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng25); cam kết trả tiền của ngân hàng; chữ ký của ngân hàng mở L/C và các điều khoản bổ sung nếu cần thiết (như ai trả phí ngân hàng, hướng dẫn đối với ngân 22 23 24 25 Trần Hoàng Ngân, tlđd (19), tr. 148. Điều 6 UCP 600 quy định ngày hết hạn thanh toán cũng là ngày hết hạn xuất trình BCT. Trần Hoàng Ngân, tlđd (19), tr. 150. Trường Đại học Ngoại Thương, tlđd (20), tr. 347. 14 hàng chiết khấu, số UCP thống nhất áp dụng26, v.v…). 1.1.4. Phân loại thư tín dụng 1.1.4.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable Letter of Credit) L/C có thể hủy ngang là loại L/C mà sau khi phát hành, ngân hàng phát hành được quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nó bất kỳ lúc nào, trên cơ sở có yêu cầu từ phía người mở L/C (NNK), mà không cần sự đồng ý từ người thụ hưởng (NXK). Việc sửa đổi, hủy bỏ này phải được tiến hành trước khi NXK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và xuất trình BCT phù hợp cho ngân hàng thông báo27. L/C có thể hủy ngang rất ít khi trở thành lựa chọn của các bên trong thương mại quốc tế bởi tính rủi ro cao đối với NXK (đã chuẩn bị hàng, giao hàng đi nhưng L/C bị hủy đột ngột nên không được thanh toán). Vì vậy, Điều 3 UCP 600 ghi nhận rằng: “Một chứng từ là không thể hủy bỏ ngay cả khi không có quy định về việc đó” (L/C được xem là không thể hủy ngang nếu các bên không thỏa thuận về loại L/C). 1.1.4.2. Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit) L/C không hủy ngang là loại L/C mà sau khi đã được phát hành, ngân hàng phát hành không được phép sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần nội dung L/C một cách đột ngột28. Mọi sự thay đổi, tu chỉnh L/C (nếu có) đều phải được thông qua người thụ thưởng (NXK), bao gồm vấn đề chấm dứt hiệu lực. L/C không hủy ngang đảm bảo quyền được thanh toán của người thụ hưởng sau khi giao hàng và xuất trình BCT, kể cả khi NNK không còn đủ khả năng chi trả khoản tiền này. Nhờ tính chất “chia đôi” rủi ro và cân bằng về lợi ích, loại L/C này thường xuyên được lựa chọn trong kinh doanh quốc tế. 1.1.4.3. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable Letter of Credit) L/C không hủy ngang có xác nhận mang bản chất của một L/C không hủy 26 Lê Văn Tề, tlđd (18), tr. 272. Lê Văn Tề, tlđd (18), tr. 282. 28 Trường Đại học Ngoại Thương, tlđd (20), tr. 355. 27
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan